1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn triết học mác lênin đề tài quan điểm của triết học mác lênin về bản chất con người và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu học tập và rèn luyện của sinh viên

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

_ * _ 

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài: “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất conngười và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập và

rèn luyện của sinh viên”

Họ và tên: Nguyễn Quốc Anh / 11216633Mã số sinh viên: 3

Lớp TC: Triết học Mác – Lênin(221)_37GV hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

_ * _ 

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀBẢN CHẤT CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG QUANĐIỂM ĐÓ TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP VÀ RÈN

LUYỆN CỦA SINH VIÊN

Trang 3

L iờ m đầầuở

Con người là một khách thể hết sức phong phú được rất nhiều ngànhkhoa học nghiên cứu như sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hộihọc, y học, triết học… Mỗi khoa học có cách tiếp cận và phương pháp giảiquyết khác nhau về vần đề con người Các khoa học cụ thể nhận thức conngười ở những mặt, những khía cạnh riêng biệt, cụ thể Triết học, với đặctrưng trừu tượng hóa, khái quát hóa các tri thức khoa học cụ thể về con người,để nghiên cứu con người về mặt thế giới quan, hệ tư tưởng, lối sống…Bằngcách này hay cách khác, triết học bao giờ cũng phải giải đáp những vấn đềchung nhất của con người như : Bản chất của con người ? Vị thế của conngười như thế nào trong thế giới : Tự nhiên và lịch sử hoạt động phát triểncủa con người ? Ý nghĩa cuộc sống của con người là gì ? Thực chất, đó là sựphản tư, là đặc trưng của tư duy triết học : Con người lấy chính bản thân mìnhlàm đối tượng nhận thức Từ góc độ triết học, con người được nghiên cứu trêncả hai bình diện : Bản thể luận và nhận thức luận Triết học Mác ra đời đãkhắc phục tính chất trừu tượng, duy tâm, siêu hình trong quan niệm bản chấtcon người với cách tiếp cận mới.Hoàn toàn khác so với các tư tưởng triết họccổ điển

Các Mác đã đưa ra một luận đề nổi tiếng : “Bản chất của con ngườikhông phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tínhhiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.Từ tiếp cận con người hiện thực, triết học Mác đã chỉ ra rằng con người làmột chỉnh thể sinh vật – xã hội, là thực thể song trùng tự nhiên – xã hội Vìvậy nghiên cứu triết học Mác theo em ta tìm hiểu được về bản chất con người.

Trang 4

Nội dung

Phầần 1: Con người

Từ rất sớm trong lịch sử đã quan tâm đến con người và không ngừngnghiên cứu về nó Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa riêng đối với sựhiểu biết và làm lợi cho con người Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnhvực triết học lại có nhiều mâu thuẫn trong quan điểm, nhận thức và nó đãgây nên sự đấu tranh không biết khi nào dừng Những lập trường chính trịtrình độ nhận thức và tâm lý của những người nghiên cứu khác nhau và do đóđã đưa ra những tư tưởng hướng giải quyết khác nhau.

1.1 Con người theo quan đi m c a m t sốố nhà triếốt h cểủộọtrước Mác

Các nhà triết học cổ điển đức, từ Cartơ đến Heghen đã phát triển quan điểm triêt học về con người theo hướng của chủ nghĩa duy tâm Đặc biệt Heghen quan niệm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là con người ý thức và do đó đời sống con người chỉ được xem xét vè mặt tinh thần Song Heghen cũng là người đầu tiên thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần cá nhân Đồng thời Heghen cũng đã nghiên cứu bản chất quá trình tư duykhái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm Heghen, phơ bách đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan niệm triết học Heghen, ông quan niệm con người là sản phẩm của tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con người sinh học trực quan, phụ thuộc vào hoàn cảnh, ông đã sử dụng thành tựu của khoa học tự nhiên để chứng minh mối liên hệ không thể chia cắt của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người, song khi giải thích con người trong mối liên hệ cộng đồng thì phơ bách lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tâm.

Con người được chia làm hai phần là phần xác và phần hồn Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thì cho rằng: Phần hồn là do thượng đế sinh ra; quy định, chi phối mọi hoạt động của phần xác, linh hồn con người tồn tại mãi mãi Chủ

2

Trang 5

nghĩa duy vật thì ngược lại họ cho rằng phần xác quyết định và chi phối phần hồn, không có linh hồn nào là bất tử cả, và quá trình nhận thức đó không ngừng được phát hiện.

Các quan điểm nói trên đều tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác con người , tuyệt đối hoá mặt sinh học mà không thấy mặt xã hội của con người Càng ngày các nhà triết học tìm ra được bản chất của con người và không ngừng khắc phục lý luận trước đó.

1.2 Con người theo quan đi m c a Triếốt h c Mác–Lếninểủọ

Triết học Mac đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học Với triết học Mac Lenin, lần đầu tiên vấn đề con người được giải quyết một cách đúng đắn trên quan điểm biện chứng duy vật Theo CacMac, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ cao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của vănminh và văn hoá.

1.2.a Con người là th c th sinh h c ựểọ

Con người là một thực thể sinh vật, vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động chính của bản thân con người.Con người không thể sống thoát ly khỏi tự nhiên nhưng con người cũngcó thể là chủ giới tự nhiên Con người là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.

“ Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” Vì vậy, con người phải luôn đấu tranh để sinh tồn, cũng như tồn tại và phát triển Và theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin, con người không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia Hay nói cách khác, tiền đề vật chất đầu tiên quyết định cho sự tồn tại của con người là giới tự nhiên.

“ Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với tự nhiên” Con người tồn tại được trước tiên phải có cơ thể sống, trong khi đó, cơ thể sống là một bộ phận của giới tự nhiên, là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên Con người là mộtphần đặc biệt, quan trọng trong giới tự nhiên, biến đổi giới tự nhiên và chính

Trang 6

bản thân mình, dựa vào các quy luật của tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hoá sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên.

1.2.b Con người là m t th c th xã h i – có các ho t ộựểộạđ ng xã h iộộ

Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất Nhờ có lao động sản xuất mà về mặt sinh học, con người trở thành thực thể xãhội, chủ thể có lý tính, chủ thể của lịch sử và có “bản năng xã hội”.

“ Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần tuý là loài vật” Vì vậy, ta có thể hoàn toàn khẳng định: Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người Mặt khác, tính xã hội của con người chỉ có trong xã hội loài người, con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điều cơ bản làm chocon người khác với con vật Các hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội, không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho xã hội như: ngôn ngữ giao tiếp, lương tâm, ý thức con người,…Xã hội biến đổi thì con người cũng do đó mà có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.

Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội.Hai mặt này vừa đối lập nhau, vừa quy định ràng buộc và làm tiền đề cho nhau, trong đó mặt tự nhiên quyết định sự tồn tại của con người, còn mặt xã hội quyết định bản chất của con người.

Phầần 2: B n chầất c a con ngảủười theo quan đi m c a mác – leninểủ

2.1 B n chấốt c a con ngảủười là t ng hòa c a các quan ổủh xã h iệộ

Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người có mối quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển Có thể nói, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả 3 phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người.

“ Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà

4

Trang 7

các mối quan hệ xã hội” Mac cho rằng xem xét yếu tố cấu thành bản chất conngười phải vạch ra bản chất con người trong tính hiện thực của nó Luận đề trên của Mac đã khẳng định không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điềukiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Bản chất con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể, sống trong những điều kiện lịchsử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống xã hội đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình Tất cả các quan hệ đó đều góp phần vào việc hình thành bản chất con người, tùy theothời gian cường độ tác động mà mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng suy chocùng thì các quan hệ kinh tế hiện tại, trực tiếp, ổn định sẽ giữ vai trò quyết định Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Mác về bản chất con người.

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống xã hội đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình Tất cả các quan hệ đó đều góp phần vào việc hình thành bản chất con người, tùy theothời gian cường độ tác động mà mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng suy chocùng thì các quan hệ kinh tế hiện tại, trực tiếp, ổn định sẽ giữ vai trò quyết định Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Mác về bản chất con người.

Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chấtcon người cũng sẽ thay đổi theo Quan hệ xã hội tác động đến con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành chiếm một vị trí nào đó trong xã hội thì con người không ngừng sáng tạo và khẳng định bản thân mình một cách lịch sử vàkhông ngừng tái hiện bản thân mình, 4 tự giáo dục bản thân với tư cách con người.

2.2 Con người là s n ph m c a l ch s và c a chính ảẩủịửủb n thấn con ngi.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm của Phoiơbắc đã xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn Phoiơbắc đã không nhìn thấy những quan hệ hiện thực, sống động giữa người với người trong đời sống , đặc biệt là trong sản xuất Do vậy, ông đã tuyệt đối hóa tình yêu giữa người với người.

Trang 8

Hơn thế nữa, đó cũng không phải là tình yêu hiện thực mà là tình yêu đã đượcông lý tưởng hóa.

Phê phán quan niệm sai lâm của Phoiơbắc và các nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào các tiến bộ khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.

Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình,làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại.

Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm mình thay, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.

2.3 Con người là ch th và là s n ph m c a l ch s ủểảẩủịử

Xem xét vị thế của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, C Mác đi đến quan niệm rằng, khuynh hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất - “kết quả của nghị lực thực tiễn của con người” Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử Hoạt động sản xuất vật chất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức dẫnđến sự biến đổi xã hội Đó là quá trình con người nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan để khẳng lịch sử vận động phát triển của xã hội là lịch sửcủa phát triển của các phương thức sản xuất vật chất khác nhau.

Không có con người trừu tượng, con người là cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử và bản chất của con người trong tính hiện thực của nó là tổng hòa những mối quan hệ xã hội Bản chất con người không là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở tương ứng với điều kiệnlịch sử của con người Có thể nói rằng, sự vận động và phát triển của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và phát triển của bản chất con người thông qua những mối quan hệ xã hội trong lịch sử.

6

Trang 9

Phầần 3: V n d ng ậụquan đi m c a triếất h c ểủọ

Mác - Lếnin vếầ b n chầất con ngảườ trong nghiếnic u, h c t p và rèn luy n c a sinh viến

Như chúng ta đã được học, bản chất con người gồm bản chất tự nhiên và bản chất xã hội Do vậy, khi bản thân muốn đánh giá và lý giải những vấn đề của con người, cần đánh giá trên phương diện bản tính xã hội, từ những quan hệ kinh tế - xã hội, tránh sự lý giải đơn thuần từ phương diện bản tính tựnhiên mà bỏ qua các phương diện khác.

Cùng với đó, nhận thức được rằng động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người Vì vậy, muốn đạt được điều đó, bản thân chúng ta cần phải phát huy năng lực sáng tạo của mỗi người, đồng thời siêng năng trong học tập và nghiên cứu để có thể lao động và tạo ra giá trị bởi đó chính là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Cuối cùng là nếu muốn phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người phải hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội Là sinh viên, chúng ta cần phải tuyên truyền và góp phần xóa bỏ các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng khả năng sáng tạo lịch sử của con người, hướng tới một xã hội mà tự do và sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác.

Trang 10

Kếất lu n

Như vậy, ta có thể thấy quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất của con người ra đời đã có ý nghĩa và vai trò rất lớn trong quá trình nghiên cứu lịch sử con người và quá trình phát triển của con người ởhiện tại vàtrong tương lai Quan điểm đó đã đưa ra được ba đặc điểm lớn của con người trong giới tự nhiên, thứ nhất đó là con người là sự thống nhất giữa hai mặt sinh vật và tự nhiên, thứ hai bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội và thứ ba đó là con người vừa là sản phẩm của lịch sử và đồng thời cũnglà chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân mình Triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người xuất hiện đã mang lại rất nhiều ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn cho toàn nhân loại Đến nay luận điểm về bản chất conngười này vẫn còn giữ nguyên được giá trị lý luận và giátrị thực tiễn, đó lànhững bài học vô cùng quý báu trong công cuộc phát huy nguồn nhân lực là con người để đáp ứng quá trình phát triển bền vững của đấtnước Việc đưa ra quan điểm triết học về con người đã trở thành nền tảng cho việc phát huy các vai tròcủa con người trong đời sống, từ quan điểm đó đã đưa ra cho chúng ta những hướng đi đúng đắn về việc xây dựng và phát triển con người để đưa thế giới đi lên một tầm cao mới vĩ đại hơn.

8

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w