1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan niệm về bản chất con người trong triết học mars và một số trào lưu triết học phương tây hiện đại

37 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 195 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Quan niệm về bản chất con ngời trong triết học Mars và một số trào lu triết học phơng Tây hiện đại MC LC Li núi u 2 Chng 1: Quan nim trit hc nhõn bn phng tõy hin i v bn cht con ngi 1.1 Quan nim v bn cht con ngi trong phõn tõm hc ca Sigmund Freud 4 1.2 Quan nim ca ch ngha thc dng v bn cht con ngi 5 1.3 Quan nim ca ch ngha hin sinh v bn cht con ngi 6 1.4 Quan nim ca nhõn hc, trit hc v bn cht con ngi 7 Chng 2: Quan nim ca Marx v bn cht con ngi. 2.1 Bn cht con ngi Tng ho cỏc mi quan h xó hi 11 2.2 Vn dng quan im ch ngha Marx v bn cht con ngi trong xõy dng con ngi Vit Nam ca thi k cụng nghip hoỏ - hin i hoỏ 21 Kt lun 29 Danh mc ti liu tham kho 31 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Hiện nay, có thể nói vấn đề con người nổi lên ở vị trí trung tâm trong những suy tư của nhân loại. Sự ra tăng ngày càng lớn của những quan điểm ngày càng lớn về vấn đề con người, không chỉ từ phía các nhà khoa học mà cả từ phía các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý… đương nhiên gắn liền vai trò quyết định của nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của sự phát triển xã hội, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Để có phương hướng nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề liên quan đến con người, đối với chúng ta có một điều kiện không thể thiếu là phải nắm được những quan điểm cơ bản về con người và phương pháp luận nghiên cứu con người trong triết học Marx. Tuy nhiên đã có không ít những ý kiến, cách hiểu trái ngược nhau về vấn đề bản chất con người trong triết học Marx. Đã có nhiều nhà triết học phương tây tuyên bố rằng: chủ nghĩa Marx bỏ quyên con người, một số người ít cực đoan hơn thì cho rằng Marx chỉ bàn đến con người trong những tác phẩm thời trẻ. Nói như thế về thực chất cũng là phủ nhận học thuyết con người của chủ nghĩa Marx. Chính vì vậy việc nghiên cứu quan niệm về con người trong triết học nhân bản phương tây hiện đại sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn và những giá trị mà triết học Marx đạt được trong quan niệm của mình. Vì lý do trên đây em đã chọn đề tài này làm đề tài niên luận của mình. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài của mình Vấn đề con người là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Trong nước đã có các công trình nghiên cứu sau: - GS. Trần Đức Thảo: “Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”, NXB TP.HCM, 2000 - Vũ Minh Tâm: “Tư tưởng triết học về con người”, NXB Giáo dục. HN, 1996 - An Mạnh Toàn: “Con người, những ý kiến mới về một đề tài cũ” NXB Sự thật, HN 1986 Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích khái quát chung nhất và làm sáng tỏ vấn đề bản chất con người trong triết học. Tuy nhiên do nội dung đó quá phong phú, rộng lớn và phức tạp của bản thân vấn đề. Hơn nữa, con người là vấn đề xuyên suốt toàn bộ sự phát triển của toàn bộ loài người, nó được phát triển không ngừng cả về mặt chất và lượng. Vì vậy vấn đề con người cần phải được làm sáng tỏ và tiếp tục nghiên cứu. 3.Phạm vi nghiên cứu: Với triết học Marx chúng em đi vào tìm hiểu những quan niệm của ông về bản chất con người thông qua một số luận điểm trong một số các tác phẩm kinh điển của Marx: “Bản thảo kinh tế - 1844”, “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Heghel”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Luận cương về PhoiơBắc”… Ở đây, chúng em không có tham vọng mở rộng đề tài để tìm hiểu những quan điểm của Marx. Với triết học nhân bản phương tây hiện đại, chúng em đi vào tìm hiểu những trào lưu triết học đại diện. 4.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề này chúng em muốn tìm hiểu sâu sắc hơn, đúng hơn về quan niệm của Marx về bản chất con người, bước đầu tìm hiểu triết học nhân bản phương tây hiện đại nhằm đạt được nhận thức khách quan hơn quan điểm của nó về bản chất con người. Từ đó bước đầu chúng em có cái nhìn so sánh hai Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 hệ quan điểm này, nhắm khẳng định giá trị bền vững, tính đúng đắn về quan điểm của Marx. 5.Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp logíc lịch sử, phân tích tổng hợp kết hợp quy nạp diễn dịch. 6.Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta nhận thức đúng những quan niệm của Marx về bản chất con người và bước đầu nhận thức được quan điểm về bản chất con người trong triết học nhân bản phương tây hiện đại. Từ đó có thể nhận thức rõ hơn, khẳng định, bảo vệ những quan điểm của triết học Marx trước những tư tưởng phản động, phủ nhận những quan điểm do Marx đưa ra của những quan điểm triết học phương tây hiên đại. 7.Bố cục của đề tài Đề tài gồm 32 trang, gồm lời nói đầu, hai chương, kết luận và danh mục sách tham khảo. CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHÂN BẢN PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Trong dòng triết học phương tây hiện đại, triết học nhân bản được xem xét, đánh giá trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau. Song nhìn chung nó lại được tựu chung ở một số trào lưu triêt học sau: Phân tâm học của Freud, chủ nghĩa nhân vị, hiện tượng học, chú giải học, nhân học triết học chủ nghĩa phê phán chủ nghĩa thực dụng…. Triết học nhân bản là khái niệm dùng để chỉ một chủ nghĩa phi lý bao gồm các trào lưu triết học lấy con người làm đối tượng nghiên cứu và khẳng định những sắc thái của bản chất con người. Có ý kiến cho rằng nó là một trong Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 ba con ngựa kéo “cỗ xe tam mã” – xã hội phương tây hện đại vượt lên phía trước. 1.1 Quan niệm về bản chất con người trong phân tâm học của Sigmund Freud: S. Freud (1856 - 1939) là người dân tộc Do Thái , quốc tịch Áo. Theo ông đời sống tinh thần con người bao hàm: ý thức tiềm thức và vô thức. Con người luôn che dấu bản năng động vật, nó không quan tâm chú ý đến cái vô thức . Cái vô thức là cái mang tính chất chìm và là thực chất tinh thần thực chất tinh thần thực sự . Ông “phản đối việc coi con người chỉ là lý tính”[6, tr16]. Với S.Freud khái niệm vô thức là rất rộng , là cái chìa khoá riêng để nghiên cứu bản chất của con người, là cái xuất phát để cắt nghĩa nền văn hoá, hành vi của con người. Ông khẳng định vô thức là cái bản chất cái quyết định đời sống tâm thần. Như vậy ở đây ta có thể thấy quan niệm của Freud mang tính duy tâm “ duy sinh học ”, ông cho rằng: bản chất con người là bản năng tinh thần vô thức . Và cái thúc đẩy thực sự có sẵn trong con người là bản năng tính dục, là hạt nhân của đời sống bản năng nó quyết định đời sống tinh thần của con người. Tuyệt đối hoá cái vô thức, Freud càng nhấn cho nó chìm vào cái “ Tôi” con người : “ cái tôi thực là cái tôi - vô thức” còn “cái tôi có ý thức chỉ là cái tôi lừa dối” [2, tr35]. Vậy là Freud đã quan niệm con người là con người cá nhân và vô thức là bản chất của nó. Trong đó bản năng tính dục là cái cốt lõi của vô thức, là cái bản chất cái tạo nên tính chủ động tính tích cực của cá nhân. 1.2 Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng về bản chất con nguời: Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học duy tâm, là một biến thái của chủ nghĩa duy lý trong triết học phương tây hiện đại. Những đại biểu nổi tiếng của trào lưu này là : Charles Peirce (1857 - 1936), William James(1842- 1910) và đặc biệt là John Dewey (1859- 1952). Những người theo trào lưu này cho rằng khâu trung tâm, quyết định trong triết học là con người, là lợi ích là Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thực tiễn của con người. Đồng thời họ cũng tuyên bố thực tiễn là hiện thực duy nhất, rằng thực tiễn, kinh nghiệm là tất cả ngoài ra không thể có gì khác [2, tr35], theo đó tất cả những gì tồn tại đều là những yếu tố của kinh nghiệm (kể cả vật chất và tinh thần), nằm trong kinh nghiệm. Theo họ con người “tuyệt đối tự do” trong hoạt động vụ lợi, vị kỷ hoặc bất cứ cái gì nó muốn. J Dewey xem con người như là một động vật mà cảm giác tri giá của nó thực ra là những động lực khiến con nguời tiến hành hoạt động. Như thế là tư duy biến thành công cụ để con người giả quyết khó khăn trong cuộc sống, là phương tiện để con người đạt mục đích. Theo Peirce, “ Tồn tại nghĩa là có hiệu quả thực tế” và ông đưa ra nền tảng tư tưởng triết học của ông; “ hãy nhìn xem ta đạt được những kết quả thực tế nào do đối tượng tư tưởng tạo ra. Khái niệm về tất cả những kết quả đó là khái niệm hoàn chỉnh về đối tượng”[3 tr26]. Ta thấy chủ nghĩa thực dụng mang màu sắc cá nhân, thể hiện rõ hơn ở James – triết gia thực dụng theo khuynh hướng “ kinh nghiệm triệt để”, ông kêu gào : “ Hãy làm điều gì xứng vời công sức của mình bỏ ra” [3 tr 37].Theo James, đời sống xã hội là dòng chảy của kinh nghiệm tại đó con người không bị ràng buộc bởi tính tất yếu nào và hoạt động của nó diễn ra vô điều kiện, tuỳ hứng. Như thế con người chỉ hành động vì cá nhân nó và theo lăng kính chủ quan, do đó kinh nghiệm cá nhân là thước đo của hậu quả thực tiễn, là giá trị của hành động vị kỷ ấy có lợi hay không. Chân lý của họ là : “ cái gì hữu dụng và tiện lợi, dẫn đến thành công ,thì cái đó là chân lý”[3 tr 23]. Nói chung, cái tất yếu của bản chất thực dụng là : con người tồn tại và hoạt động trong một thế giới phi lý và duy lý, không thể nhận thức. Theo họ bản chất con người là hợp của cái phi lý và duy lý mà ngoài thực tiễn ra ngoài kinh nghiệm ra không có gì hết. Nghĩa là hiện thực khách quan được đồng nhất với kinh nghệm. Họ quan niệm bản chất con người là bản chất phi lý và là bản chất của con người cá nhân tự tư, vị kỷ. Như thế chủ nghĩa thực dụng có “họ hàng” rất gần gũi với chủ nghĩa cá nhân. 1.3 Quan niệm của chủ nghiã hiện sinh về bản chất con người: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chủ nghĩa hiện sinh là một khuynh hướng triết học phi lý tính, khuynh hướng triết học về đời sống con người, nghiên cứu đời sống đích thực, sinh động của từng cá nhân cá biệt bằng phương pháp trực quan. Nó phản ánh cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do tư sản với thế giới quan hời hợt của nó. Nó phản ánh lại từng chủ nghĩa duy lý, đối lập với khoa học xã hội hiện thực, tự do bị tước đoạt. Nó luận chứng sao cho cá nhân con người thoát khỏi trạng thái tha hoá, tha nhân, vong thân….và khôi phục lại tồn tại và tự do bản chất của con người, đề cao cá nhân cô độc. Chủ nghĩa hiện sinh có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội phương tây hiện đại. S.Kierkegaard (1813 - 1855) người Đan Mạch là người sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh cùng với hiện tượng học của E.Hussserl (1859 - 1938) người Đức. Chủ nghiã hiện sinh đã trở thành triết học thực sự trong thời gian đó. Sau đó M.Heidegger ( 1889-1976), K.Jaspers ( 1886- 1969), G.Marcel(1889 - 1973), A.Camus (1913- 1961)….đã đưa chủ nghĩa hiện sinh lên đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ XX. Chủ nghĩa hiện sinh là trường phái triết học lấy việc tìm ra sự tồn tại của bản chất con người để vạch ra kết cấu tồn tại của vật. Con người theo quan niệm của họ là hiện sinh thể ( thực thể hiện sinh ) chứ không phải là con người phổ quát. Hiện sinh, theo họ là cuộc sống nội tâm mang tính thứ nhất so với bản chất. Con người cảm nghĩ bằng thân xác, nó nhận thức về mình về cái lắng đọng của tâm thức, tự tạo nên mình để cho nó tạo thành nó, thành nhân vị. Đó là chủ thể – chủ quan tính của con người. Chẳng thế mà S.Kierkegaard viết: “ Tất cả tác phẩm của tôi chà sát lên bản thân tôi, chỉ riêng một mình tôi và riêng tôi” [2 tr25]. Trong triết học hiện sinh, hệ các vấn đề triết học được quy về vấn đề tồn tại của cá nhân rồi thông qua đó mới tìm hiểu giá trị nhân loại chung. Các nhà hiện sinh thường nhấn mạnh tính siêu việt của về sự tồn tại của con nguời ( tính siêu việt chình là thước đo chiều sâu của hiện sinh ). Con người luôn tồn tại trong sự “ lựa chọn ” sinh hoạt và hành động, cho nên tồn tại của con người là Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 sự tự do của nó. Theo J.P.Sartre, tự do trở thành cái hạt nhân, cía đặc trưng cơ bản của con người, “ Tự do ” là “ bước nhảy vào hiện sinh đích thực”. Trong vở “Ruồi” Sartre phác hoạ khái niệm “tự do”: - “…tự do của người chỉ là lưu đày”. - “…ngươi nói đúng, chỉ là một lưu đày”.[2 tr 73] Như thế tự do chỉ là “lưu đày” cho nên con người ta phải “ lựa chọn tự do và trách nhiệm cá nhân ” tự do lựa chọn bản chất của mình, trở thành bản thể mà nó muốn. Mà đã là tự do thì con người không thể tồn tại như một hữu thể – cái đang tồn tại, trong đó bao hàm cái vật chất; con người phải vươn tới hiện hữu, hiện sinh nếu không nó chẳng là gì cả; muốn hiện hữu con người phải có sự sáng tạo, không tự do suy nghĩ hay suy nghĩ bị thui chột thì con người sẽ khô héo, đáng bỏ đi, đáng kinh tởm, buồn nôn và không khác gì con vật vô tri: “ Người đàn bà chỉ là người đàn bà khi nguời đó hiện hữu. Người đàn bà không hiện hữu thì chỉ trần trụi, đáng buồn nôn mà thôi” J.P.Sartre. Theo các nhà hiện sinh, một khi con người không còn “buồn nôn” đối với các phi lý của cuộc đời thì nó sẽ bị tha hoá, đánh mất bản thân mình và trở thành người khác, chấp chước vào kẻ khác. Vì tha hoá cho nên, theo họ con người cũng cô đơn và có thể kết thúc bằng cái chết. Camus từng viết rằng: “ chỉ có một vấn đề thực sự ngiêm trọng: vấn đề tự tử”[3 tr95]. Cái chết cũng là căn nguyên của âu lo – tâm tính đầy đam mê, ước muốn sáng tạo. Tới tận cùng của âu lo, con người sẽ đi tới tuyệt vọng, và con người đảm nhận cuộc sống của mình như một dự phóng – “dự phóng” là một thuộc tính quan trọng của hiện sinh. Như vậy quan niệm con người của chủ nghĩa hiện sinh là con người phi lịch sử, phi xã hội và đồng loại với một đời sống tinh thần đóng kín. Theo họ bản chất con người là cô độc, là cá nhân ắp đầy cá tính của mình, là những cá nhân thoát ly khỏi xã hội, lịch sử là tha nhân của nhau. Chủ nghĩa ấy coi trọng cá nhân cô độc, khao khát được hiện sinh, tự do lựa chọn bản chất cá tính đặc biệt của chính con người mà bản chất của nó là sự hiện sinh của nó. Xuất phát từ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tồn tại xã hội phương Tây hiện đại, triết học hiện sinh thể hiện tâm trạng của một bộ phận nhân loại trước thời đại đầy biến động, đẩy khuynh hướng chung của triết học phương Tây hiện đại đến nhân loại học, triết học nhân bản. 1.4 Quan niệm của chủ nghĩa nhân học triết học về con người. Tuy cùng lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của lý luận triết học của mình, nhưng nếu triết học thực dụng coi con người là con người cá nhân, vị kỷ. Triết học hiện sinh bó con người trong hiện sinh cô độc bi thảm rồi quẳng nó vào xã hội đầy tha nhân và vong thân. Thì triết học nhân học muốn con người có quan hệ với thế giới hiện thực, có những ý nghĩa và giá trị của mình. Nhân học triết học muốn vượt qua chủ nghĩa hiện sinh. Nó ra sức xem xét và lý giải vấn đề bản chất con người bằng lý luận của tri thức hiện đại về con người nhằm đạt đến nhân học triết học mới riêng biệt và với sự “đổi mới” triết học và khoa học cụ thể về con người. Cha đẻ của phái triết học này là Max.Sheler (1874- 1928) với sự ảnh hưởng lớn của triết học đời sống của Nietzsche và H.husserl và luận điểm xuất phát của các ông là cho “ bản chất tự nhiện của con người tự mình đã đưa con người ra ngồi giới hạn của tính chích xác thuần tuý tự nhiên” [4 tr 202, 203]. Năm 1928 trong tác phẩm “vị trí của con người vũ trụ” đã có đề ra việc cần thiết phải lập ra “nhân học triết học” với tư cách là khoa học chủ yếu về bản chất con người: “nhiệm vụ của nền lý luận triết học nhân bản là chỉ rõ…. mọi cái tột đỉnh đặc thù, mọi thành tựu và giá trị của con người bắt nguồn từ kết cấu chủ yếu của sự tồn tại của con người” [12 tr 10] A. Gehlen ( 1904 - 1976). Cũng theo M. Scheler đưa ra vấn đề bản chất con người làm vấn đề trung tâm của triết học và mưu toan khắc phục những quan niệm triết học trước đó về con người và nêu lên hình mẫu con người có giá trị cuối cùng trong triết học. Triết học của M. Scheler và Gehlen ra đời có liên quan trực tiếp với chính trị và hệ tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn đầu của cuộc tổng khủng hoảng đầu tiên của chủ nghĩa tư bản. Bằng cách khái quát triết học, họ đề ra một mẫu người có xu hướng gần gũi với nhu cầu tư tưởng của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tạo nên cơ sở của thế gới quan của hệ tư tưởng bảo thủ. Đó là một loại hình của chủ nghĩa nhân bản. Trong lý luận ấy, nguyên tắc nhân bản được đưa lên thành một bộ môn triết học, một loại hình thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề trung tâm trong triết học của M. Scheler là nhân cách, là bản chất tinh thần siêu động vật, về vai trò của sinh học trong việc đề xuất mẫu người của triết học mới. Ông cho rằng: con người gần gũi với con vật như một cơ thể động vật không khác gì con khỉ về mặt lý trí, do đó không thể là kể độc quyền trí tuệ, nhưng con người có “ năng lượng bản chất tối cao, đó là tinh thần”. Cái đích mà ông tưởng tượng, “nhào lặn” và đã đi là “lặn lội” vào “con người siêu nhiên” của Nietzsche, ông cho rằng “chúa đã chết” (luận điểm của Nietzsche), cho nên con người phải “thần thánh hoá bản thân” [4, tr 604]. So sánh con người với con vật M. Scheler xác định con người là thực thể có khả năng hướng đến tính khách thể, hành vi của nó có nguyên cớ, nó phân biệt với hành vi bản năng của động vật. Về mặt sinh học, M. Scheler xem xét con người như “kẻ đảo ngũ cuộc sống” như “kẻ nô lệ được giải phóng đầu tiên của tự nhiên” [4, tr 605]. Ông còn xem con người, như môt tinh thần độc lập thể hiện qua ý trí trong khả năng lìa bỏ cuộc đời, tức là lìa bỏ hoạt động – con người không sự sống. M. Scheler biến “con người siêu nhân ” của Nietzsche thành “con người toàn năng” làm lý tưởng cho mình để vẽ ra “đổi mới” con đường thoát khỏi khủng hoảng của con người tư sản trong xã hội tư sản. M. Scheler đã không thoát ra khỏi “vòng hào quang” thần thánh trong quan niệm về con người. Theo ông chức năng đích thực của con người trong vũ trụ như là sản phẩm của cái khuôn đúc của “chúa” về giá trị tinh thần, tôn giáo, tình thương và nhân cách. Quan niệm duy thần này được ông chuyển sang phiếm thần theo hướng lý thuyết Darwin Becson, Sfreud: con người tinh thần chỉ là một cơ thể động vật siêu việc hoá, tuy bản chất nó thấp kém nhưng lại hợp lực với chúa, đưa tinh thần vào cuộc sống. A.Gehlen hướng đến phương thức tư duy của chủ nghĩa thực dụng, ông muốn bỏ qua những kiến giải định nghĩa về con người để đưa ra quan niệm về Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 [...]... quan về nhận thức đúng đắn thêm về triết học Marx Trong khi các triết gia trước và sau Marx do đứng trên lập trường duy tâm về triết học, siêu hình trong phương pháp… đều “bế tắc” trong việc luận giải về vấn đề bản chất con người thì với Marx và chỉ với Marx, ông đã khám phá ra cái chìa khoá thực sự khoa học về con người và bản chất của nó: bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Bản. .. đề con người và bản chất của nó đã và đang chiếm vị trí nổi bật, trung tâm, trong sinh hoạt tư tưởng của thời đại chúng ta Ngày nay những tư tưởng, quan niệm triết học cơ bản của Marx về bản chất con người và những giá trị to lớn đối với chúng ta và cả nhân loại tiên tiến Sự nghiên cứu, phân tích, phê phán, chắt lọc… các trào lưu triết học phương tây hiện đại nói chung và xu hướng triết học nhân bản. .. Bản chất con người trong triết học nhân bản phương tây hiện đại là con người cá nhân, con người tự tư, vị kỷ, “không chuyên hoá”, cô đơn, cô độc, bi quan trong đời sống phi lý tính Với họ con người bị bó buộc, bị ghẻ lạnh mang đầy tâm trạng lo âu, “sống với”, bị gói ghém trong những chiếc hộp đen bí ẩn không lối thoát trước xã hội “vật trị” và khủng hoảng về mọi mặt Còn con người trong triết học Marx... nên bản chất xã hội của con người Nói một cách khác tất cả các quan hệ xã hội được tổng hoà lại tạo thành bản chất con người Song như thế khôngcó nghĩa là Marx chỉ đề cập đến vấn đề xã hội trong bản chất con người mà gạt bỏ yếu tố sinh học của nó Trong các quan hệ xã hội của con người có tính sinh học biểu hiện ở nhu cầu, lợi ích… của con người ở mỗi quan hệ Mặt khác các quan hệ xã hội của con người. .. diện mà ngược lại là một phát hiện có giá trị to lớn về bản chất con người Marx không những vạch ra các yếu tố cấu thành bản chất con người bằng các quan hệ xã hội mà còn vạch ra bản chất con người trong tính hiện thực của nó Marx đặt con người trong tính hiện thực, điều đó có nghĩa con người là hiện thực, không phải là cái gì trừu tượng mà là cái cụ thể – cảm tính Con người được hiện ra dưới dạng hoạt... con người thực chất trở thành người, đồng thờ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã chuyển sang mối quan hệ giữa con người với con người Theo Marx hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa con người và tự nhiên là vấn đề xã hội bởi vì bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại với con người xã hội vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con. .. người với con người, mới là sự tồn tại của con người đối với người khác và sự tồn tại của người khác đối với người đó mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người, chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới hiện ra như là cơ sở của tồn tại có tính chất người của bản thân con người, chỉ có trong xã hội tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên... Triết học nhân bản phương tây hiện đại là một xu hướng tiết học duy tâm Về mặt lý luận nó chống lại quan điểm về bản chất con người của chủ nghĩa Mác Về mặt chính trị- tư tưởng, nó chống lại phongểuào công nhân và chủ nghĩa xã hội Đồng thời hệ thống triết học này con có tham vọng nâng con người siêu nhiên” và “toàn năng” thành đối tượng chính của triết học, thành nhiệm vụ căn bản của triết học duy tâm... của triết học nhân bản là bản chất mang tính tự nhiên, sinh học, thiếu vắng mặt xã hội Con người ở đó là con người phi lịch sử – xã hội Nhìn một cách tổng quát, ta thấy quan niệm về con người trong triết học nhân bản là con người cá nhân cụ thể cô độc tách biệt với các cá nhân khác, với loài của nó Bản chất của nó là cái tinh thần, là đời sống tinh thần phi lý tính Cái phi lý tính ấy theo quan niệm của... khoa học đầy đủ trong tư tưởng về vấn đề bản chất con người Trong tính hiện thực các quan hệ xã hội đóng vai trò hạt nhân tạo thành bản chất xã hội của con người Các quan hệ xã hội này đều hoà nhập và biểu hiện trong hoạt động cụ thể của con người Con người, về bản chất là tổng hoà các quan hệ xã hội, mang tính xã hội, nhưng tồn tại thông qua cá nhân, bằng mỗi cá nhân Con người vữa mang tính xã hội vữa . tham khảo. CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHÂN BẢN PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Trong dòng triết học phương tây hiện đại, triết học nhân bản được xem xét, đánh giá trong nhiều tác phẩm. (: 0918.775.368 Quan niệm về bản chất con ngời trong triết học Mars và một số trào lu triết học phơng Tây hiện đại MC LC Li núi u 2 Chng 1: Quan nim trit hc nhõn bn phng tõy hin i v bn cht con ngi 1.1 Quan. đề bản chất con người làm vấn đề trung tâm của triết học và mưu toan khắc phục những quan niệm triết học trước đó về con người và nêu lên hình mẫu con người có giá trị cuối cùng trong triết học.

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w