NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên: Nguyễn Thiên Ngân Tên tiểu luận: “Ảnh hưởng của nước uống hoa đậu biếc lên khả năng sinh trưởng và khối lượng nội quan của gà thịt Ross
M Ở ĐẦ U
Đặt vấn đề
Từ lâu, chăn nuôi đã trở thành một trong những ngành cấu tạo nên nền nông nghiệp của nước ta Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh và ngày càng đa dạng hình thức chăn nuôi Với mong muốn đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế của đàn gia cầm, một số cơ sở chăn nuôi chọn giải pháp sử dụng kháng sinh trong quá trình chăm sóc Việc sử dụng kháng sinh giúp gia cầm có sức khỏe tốt và kích thích tăng trưởng Tuy vậy, việc lạm dụng kháng sinh cũng kéo theo những mặt tiêu cực thể hiện qua việc tích tụ dư lượng kháng sinh trong các mô và gây ra hiện tượng đề kháng kháng sinh của mầm bệnh ở vật nuôi Vì vậy, cần có những giải pháp để hạn chế việc sử dụng kháng sinh, giúp nâng cao năng suất và đồng thời tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ người dân
Gần đây, các nghiên cứu về việc sử dụng thảo dược để thay thế hoặc hạn chế sử dụng kháng sinh lần lượt ra đời và được ứng dụng rộng rãi không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới Từ lâu, cây hoa đậu biếc cũng đã được sử dụng rộng rãi trong y học đểđiều trị các loại bệnh khác nhau ỞẤn Độ, hoa đậu biếc được dùng để chữa bệnh nhiễm trùng mắt và đau đầu, toàn thân cây được dùng để trị rắn cắn (Ragupathy và Newmaster, 2009) Theo Agrawal và ctv (2007), nước ép của hoa đậu biếc dùng để chữa côn trùng cắn và bệnh ngoài da Theo Tsuda và ctv (1996), anthocyanin có trong hoa đậu biếc có khả năng chống oxy hóa tương tự như vitamin
E, giúp loại bỏ gốc tự do Changxing và ctv (2018) báo cáo rằng, anthocyanin có khả năng bảo vệ DNA, tăng cường miễn dịch, chống viêm Ngoài ra, việc bổ sung anthocyanin vào khẩu phần ăn đã cải thiện năng suất và chất lượng thân thịt (Amnueysit và ctv., 2010; Stastnik và ctv., 2018) Đồng thời, hoa đậu biếc có hàm lượng anthocyanin cao và với khả năng chống oxy hóa tốt, lại dễ trồng dễ thu hoạch, nhưng hiện nay những nghiên cứu về hoa đậu biếc vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trên gia súc, gia cầm
Xuất phát từ những lợi ích thực tế trên cùng với mong muốn tìm hiểu ảnh hưởng của hoa đậu biếc lên năng suất và tỷ lệ các nội quan của gà Ross 308, được sự đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Chế Minh Tùng và Cô ThS Nguyễn Thị Mỹ Nhân, chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của nước uống hoa đậu biếc đến khả năng sinh trưởng và khối lượng nội quan của gà thịt Ross 308”.
M ụ c tiêu
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nước uống bổ sung hoa đậu biếc lên các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ các nội quan của gà thịt Ross 308 trong giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi, nhằm cung cấp thông tin khoa học về khả năng sử dụng nước uống hoa đậu biếc trong chăn nuôi gà thịt.
Yêu cầu
Thực hiện thí nghiệm bổ sung dung dịch thảo dược hoa đậu biếc (VIOX) vào nước uống của gà thịt Ross 308 trong 2 giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi và từ 15 đến
Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu về năng suất như khối lượng bình quân, tăng khối lượng hàng ngày, tiêu thụ thức ăn hàng ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn, độ đồng đều và tỷ lệ nuôi sống
Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu về nội quan như tỷ lệ tim, gan, dạ dày, mỡ bụng và chiều dài ruột.
T Ổ NG QUAN
Một số đặc điểm của gà Ross 308
Gà Ross 308 là một giống gà chuyên thịt có nguồn gốc từ Iceland thuộc Anh và được phát triển bởi tập đoàn Aviagen (Aviagen, 2018) Gà Ross 308 có ngoại hình của giống gà chuyên thịt, thân hình cân đối, ngực sâu rộng, chân chắc, ức phát triển, da vàng, mào đỏ Gà con có màu vàng nhạt, lớn lên màu trắng tuyền, mào cờ, da và chân màu vàng nhạt (Hình 2.1) Gà thịt thương phẩm lúc 7 tuần tuổi đạt 2,29 kg/con, với tiêu tốn 1,97 kg thức ăn cho 1kg tăng khối lượng, lúc 9 tuần đạt 3,19 kg/con với tiêu tốn khoảng 2,29 kg thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (Trần Văn Chính, 2018)
Đặc điểm của bộ máy tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của gà bao gồm miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, gan, ruột non, ruột già và lỗ huyệt (Hình 2.2)
Hình 2.2 Các cơ quan tiêu hóa ở gà
Khoang miệng có mỏ dùng để bới và nhặt thức ăn, lưỡi để lựa chọn thức ăn (Chế Minh Tùng và ctv., 2012) Khoang miệng không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn đi qua khoang miệng nhanh và hầu như không biến đổi Gà dùng lưỡi để đẩy thức ăn vềhướng thực quản
Thực quản là ống thông kết nối miệng và dạ dày Diều là một chỗ phình rộng, hình túi của thực quản, có chức năng dự trữ thức ăn Dịch thực quản và diều có thành phần tương tự như nước bọt, có chứa mucin và amylase giúp tinh bột trong thức ăn thủy phân thành đường (Chế Minh Tùng và ctv., 2012) Thức ăn ở diều được làm mềm ra, trộn đều và được tiêu hóa từng phần dưới tác dụng của men và vi khuẩn trong thức ăn, sau đó di chuyển xuống dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến là cơ quan dạng ống ngắn có thành dày, nối với dạ dày cơ thông qua một eo nhỏ Dạ dày tuyến có chức năng tiết ra dịch vị gồm axit hydrochloric và enzyme tiêu hóa như pepsinogen giúp tiêu hóa thức ăn Tuy nhiên, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày tuyến ngắn, chỉ đủ để thấm ướt dịch tiêu hóa trước khi được chuyển sang dạ dày cơ để tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Dạ dày cơ (mề) có chức năng là nghiền nát thức ăn và trộn đều chúng với hỗn hợp dịch vị, enzym và vi khuẩn trong thức ăn, thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn triệt để hơn (Chế Minh Tùng và ctv., 2012) Vì vậy, dạ dày cơ có cấu tạo với hai khối cơ dày, chắc cùng với lớp biểu bì sừng cứng bên trong Lớp sừng cứng này có tác dụng bảo vệ vách dạ dày khỏi những yếu tố bất lợi Sự co bóp của dạ dày cơ vừa nghiền thức ăn vừa đẩy thức ăn đã được nghiền xuống tá tràng, đồng thời kéo thức ăn từ diều xuống dạ dày tuyến, dạ dày cơ (Chế Minh Tùng và ctv., 2012)
Ruột non bao gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng Ở tá tràng, dưới tác dụng của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được phân giải thành những chất có kích thước nhỏ nhất như axít amin, triglycerit, đường đơn, … (Chế Minh Tùng và ctv., 2012) Ở gà, dịch mật từ gan tiết ra có vai trò rất quan trọng như hỗ trợ tiêu hóa chất béo và các vitamin tan trong chất béo, trong đó 95% chất béo được tiêu hóa ở tá tràng (Sklan, 1975) Ngoài ra, không tràng bắt đầu từ nơi đổ vào của ống mật đến vết tích lòng đỏ, kế đến là hồi tràng kéo dài đến van hồi manh tràng Ở gà, các quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra rất tích cực trong ruột non cũng như trên bề mặt lớp nhung mao nhỏ của niêm mạc ruột (Chế Minh Tùng và ctv., 2012)
Ruột già gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt Theo Phan Quang Bá (2014), manh tràng và trực tràng chủ yếu hấp thụ nước để làm khô phân, định hình phân chuẩn bị thải ra ngoài qua lỗ huyệt, trong khi hấp thụ chất dinh dưỡng không đáng kể Tuy nhiên, manh tràng có khả năng tiêu hóa một lượng nhỏ chất xơ nhờ hệ vi sinh vật (Chế Minh Tùng và cộng sự, 2012).
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm
Trong chăn nuôi, con giống là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm Theo Chế Minh Tùng và ctv (2012), mỗi giống gà đều có đặc điểm riêng về màu sắc lông, hình dáng và khối lượng cơ thể Các tiêu chí đánh giá một con giống tốt bao gồm hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, tốc độ sinh trưởng cao và thế hệ bố mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm Ngoài ra việc chọn gà con cũng quan trọng không kém Gà con được chọn phải đồng đều, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, không hở rốn, chân vững chắc, lông khô xốp và không bị bết lại
Gà là động vật máu nóng, có khả năng duy trì thân nhiệt ổn định trong phạm vi nhiệt độ môi trường nhất định Theo Chế Minh Tùng và cộng sự (2012), nhiệt độ môi trường thích hợp cho quá trình trao đổi chất, sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng là từ 20 đến 25 độ C, giúp thân nhiệt gia cầm ổn định Đối với gà trưởng thành, thân nhiệt thường dao động trong khoảng từ 40,6 đến 41,7 độ C.
Nhiệt độ chuồng nuôi cần được ổn định, đặc biệt là trong giai đoạn úm gà con ở 1 tuần tuổi Nhiệt độ úm gà con trong tuần thứ nhất phải đạt 33 - 35 o C phía dưới chụp úm, sau mỗi tuần nhiệt độ giảm đi 2 o C (Chế Minh Tùng và ctv., 2012) Vì trong tuần đầu nếu gà không đủ ấm, tuần sau gà phát triển không đều, dễ bị cảm nhiễm
Gà nuôi trong nhiệt độ môi trường cao có chất lượng thịt giảm (Hồ Thị Kim Hoa, 2016) Khi nhiệt độ môi trường quá nóng trên 30 o C, quá trình thải nhiệt bị hạn chế nên thân nhiệt tăng lên 1 - 2 o C Ngưỡng thân nhiệt tăng lên gây chết là 47 o C (Chế Minh Tùng và ctv., 2012)
2.3.3 Độẩm Độ ẩm chuồng nuôi do nước trong phân bốc hơi và hơi nước thở qua đường hô hấp tạo thành (Chế Minh Tùng và ctv., 2012) Nhiệt độ cao và độ ẩm môi trường cao trong không khí là điều kiện tốt để các vi sinh vật phân hủy chất thải nhanh chóng, sinh nhiều khí độc/mùi hôi trong chuồng nuôi (Hồ Thị Kim Hoa, 2016) Ngược lại, độ ẩm thấp sẽ làm khô da và niêm mạc, tăng lượng bụi trong không khí gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, vi sinh vật dễ tấn công gây bệnh cơ hội, dễ gây viêm nhiễm mãn tính Độ ẩm được coi là cao khi vượt ngưỡng 75%
Sự thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng không khí Không khí cũ trong chuồng nuôi cần được thay thế bởi không khí trong lành Theo Chế Minh Tùng và ctv (2012), lượng không khí sạch cần /1 kg khối lượng cơ thể trong 1 phút là 0,5 lít Trong các khí độc thì nồng độ ammoniac cần được lưu ý hơn cả Theo Hồ Thị Kim Hoa (2016), nồng độ NH3 trong không khí vượt quá 30 ppm có thể làm gia cầm sợ ánh sáng, ngứa mắt và có thể gây viêm mắt, gây ra hội chứng bệnh phổi trên gia cầm Theo Chế Minh Tùng và ctv (2012), nồng độ
NH3 tăng lên 50 ppm trong vài giờ liền gây nguy hiểm cho gà, gà khó thở, chảy nước mắt, nước mũi và có thể chết Vì vậy, tốc độ gió trong chuồng nên duy trì tối thiểu là 0,2 m/giây và trong chuồng nuôi cần bố trí quạt hút gió để đảm bảo sự thông thoáng khí (Hồ Thị Kim Hoa, 2016)
Thị giác nhạy bén của gà khiến chúng phản ứng mạnh với ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng đáng kể đến hệ nội tiết, qua đó tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển Để tối ưu hóa khả năng ăn của gà, nên sắp xếp thời gian chiếu sáng phù hợp Trong tuần đầu tiên, chiếu sáng liên tục 24 giờ/ngày; từ tuần thứ hai trở đi, giảm dần thời gian và cường độ chiếu sáng Khi nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, có thể áp dụng chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày.
2.3.6 Chăm sóc và quản lý
Chế độ chăm sóc và quản lý tốt sẽ giúp tăng năng suất trong chăn nuôi Theo Chế Minh Tùng và ctv (2012), nhằm kích thích gà ăn nhiều hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn cần cho ăn đúng giờ và không để thức ăn thừa quá nhiều trong máng Nên thay chất độn chuồng và phun sát trùng xung quanh chuồng trại theo định kỳ và cuối đợt nuôi nên tổng vệ sinh chuồng trại thật kỹ để tránh tồn lưu mầm bệnh Để đảm bảo sức khỏe vật nuôi, cần thường xuyên kiểm tra nguồn nước, thức ăn Bên cạnh đó, cần vệ sinh máng ăn máng uống, thực hiện quy trình phòng bệnh an toàn sinh học theo quy định của trại để giảm thiểu nguyên nhân gây bệnh cho gà Ngoài ra, cần chú ý theo dõi sức khỏe đàn gà để có giải pháp xử lý kịp thời
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của gà Nhu cầu ăn uống cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động Trong từng giai đoạn phát triển, gà có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt Nghiên cứu của Chế Minh Tùng và cộng sự (2012) chỉ ra rằng gia cầm non cần nhiều protein, vitamin, chất béo và khoáng chất hơn tính trên mỗi kg trọng lượng so với gia cầm trưởng thành Thức ăn phải cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu và đảm bảo cân bằng protein, axit amin và năng lượng để phát huy tối đa khả năng sinh trưởng của gia cầm (Dương Thanh Liêm và cộng sự, 2002).
Nước không chỉ là chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất của gia cầm Theo Hồ Thị Kim Hoa (2016), thiếu nước có thể dẫn đến sụt giảm ăn, tăng khối lượng cơ thể kém và giảm năng suất Nghiên cứu của Chế Minh Tùng và cộng sự (2012) chỉ ra rằng gà có thể chết sau 24 giờ bị khát nước Đối với gà thịt, thiếu nước uống 10% cũng gây chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém và ảnh hưởng đến năng suất đẻ trứng Do đó, cung cấp đủ lượng nước uống cần thiết, đảm bảo vệ sinh và chất lượng nước là điều kiện tiên quyết để duy trì sức khỏe, năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
Bảng 2.1 Nhu cầu nước uống của gà
Lượng nước tiêu thụ hàng ngày cho
Sơ lược về thảo dược
Thảo dược là những cây trồng được làm thuốc chữa bệnh từ thân, lá, hoa hay rễ, cành ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế Theo Windish và ctv (2008), thảo dược là các hợp chất từ thực vật được bổ sung vào thức ăn để nâng cao năng suất vật nuôi thông qua sự cải thiện khảnăng chuyển hóa thức ăn và nâng cao giá trị thực phẩm có nguồn gốc từ động vật
2.4.1 Đặc điểm của cây hoa đậu biếc
Sản phẩm VIOX trong nghiên cứu có thành phần chính từ dung dịch hoa đậu biếc Cây đậu biếc (Clitoria ternatea) là một loài thực vật có hoa trong cây họ
Fabaceae (Hình 2.3) Cây đậu biếc có nguồn gốc từ Châu Á và sau đó được phân bố rộng rãi ở Nam và Trung Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ (Gupta và ctv., 2010) Cây đậu biếc là loại cây leo thân thảo, thân và cành mảnh có lông, thường được trồng cho leo dàn hoặc tường rào Lá kép, hình hẹp dài và các lá mọc đối xứng nhau Hoa đậu biếc có màu xanh, hơi ngã tím hoặc hồng Hoa có 2 loại hoa kép và hoa cánh đơn, có mùi thơm nhẹ, cuống nhỏ dài 4 - 7 mm Đài hoa nhỏ có lông mịn bên trong, ống tràng hoa hình chuông, thùy có hình tam giác hoặc thuôn Ở chính giữa hoa có màu vàng nhạt rất nổi bật Quả đậu biếc thường dẹt, có chiều dài khoảng 5 - 7 cm, bên trong chứa từ
Anthocyanin, thuộc nhóm flavonoid, là sắc tố trong không bào thực vật, tan trong nước chịu trách nhiệm về màu đỏ sáng, tím hoặc xanh lá của hoa, vỏ, hạt, quả và lá (Nguyễn Thị Tuyết và Trần Thị Duyên, 2019) Năm 1985, sáu anthocyanins acyl hóa đã được phân lập từhoa đậu biếc xanh, tất cảđều là dẫn xuất của delphinidin 3,3’, 5’ - triglucoside (Saito và ctv., 1985) Một nghiên cứu khác chứng minh rằng, năm anthocyanins mới, ternatins A3, B3, B4, B2 và D2 đã được phân lập từ hoa
Clitoria ternatea (Terahara và ctv., 1996) và sau đó, tám anthocyanins (ternatins C1,
C2, C3, C4, C5 và D3 và preternatins A3 và C4) đã được phân lập từ hoa Clitoria ternatea non (Terahara và ctv., 1998)
Trà hoa đậu biếc là nguồn cung cấp anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh tương đương vitamin E và giúp loại bỏ gốc tự do Chiết xuất từ nước hoa đậu biếc có khả năng chống oxy hóa cao hơn chiết xuất từ ethanol, dựa trên đo lường độ thu gom DPPH Giá trị IC50 tương ứng của hai loại chiết xuất này là 1 mg/mL và cao hơn.
4 mg/mL Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, chất chiết xuất từ Clitoria ternatea có thể bảo vệ hồng cầu chó khỏi bị tan máu và tổn thương oxy hóa gây ra bởi 2,2′- azobis - 2 - methyl-propanimidamide dihydrochloride (AAPH) (Phrueksanan và ctv., 2014) Khi anthocyanin tương tác với màng lipid của hồng cầu, chúng có thể xâm nhập vào phần bên ngoài của màng hồng cầu, tạo ra lớp màng bảo bệ chống lại tác hại oxy hóa do AAPH gây ra Ngoài ra, anthocyanin có khả năng bảo vệ DNA, chống viêm và chống vi khuẩn (Changxing và ctv., 2018)
Theo Amnueysit và ctv (2010), khi cho gà đẻ và chim cút Nhật Bản ăn ngô đồng tím có chứa anthocyanin, chất lượng trứng, năng suất và chất lượng thân thịt đã được cải thiện rõ và việc bổ sung anthocyanin từ ngô đồng tím ở gà thịt cho thấy có tác động tích cực đến tình trạng oxy hóa và men gan Tương tự, Stastnik và ctv (2018) quan sát thấy rằng, việc bổ sung lúa mì có chứa anthocyanin làm thay đổi chất lượng thịt ở gà Ross 308 Đồng thời, Changxing và ctv (2018) báo cáo việc bổ sung anthocyanin làm giảm stress nhiệt ở gà
Theo nghiên cứu được thực hiện trên mô hình động vật, sự hấp thu anthocyanin có thể bắt đầu trong dạ dày và nhanh chóng xuất hiện trong máu sau vài phút uống (6 đến 20 phút) và đạt được nồng độ tối đa trong máu sau 15 - 60 phút (Matsumoto và ctv 2006) Theo Salbert và Williamson (2000), ruột có thể là nơi hấp thu flavonoid Sau khi hấp thu qua đường tiêu hóa, các enzym chuyển hóa anthocyanin trong gan, sau đó vận chuyển qua mật và tái chế bởi hệ thống tuần hoàn ở ruột (Changxing và ctv., 2018)
Những nghiên cứu về anthocyanin và hoa đậu biếc cho thấy Việt Nam còn thiếu các công trình khoa học về ứng dụng chiết xuất hoa đậu biếc trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm Do đó, đề tài này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của dung dịch chiết xuất từ hoa đậu biếc lên sự sinh trưởng và khối lượng nội tạng của gà thịt thương phẩm, từ đó khuyến khích người chăn nuôi sử dụng chiết xuất hoa đậu biếc hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế vì hoa đậu biếc dễ trồng và chăm sóc.
N ỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành 18/01/2021 đến ngày 14/03/2021 Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu Vật nuôi BTV, ấp Phú Thịnh 1, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng nghiên cứu
Dung dịch thảo dược hoa đậu biếc có tên là VIOX, được cung cấp bởi Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa Dung dịch này được bổsung vào nước uống cho gà.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 480 con gà Ross 308 (50% trống, 50% mái) 1 ngày tuổi, được bố trí ngẫu nhiên vào 2 nghiệm thức: (1) Lô đối chứng: nước uống bình thường; (2) Lô thí nghiệm: nước uống + 10% VIOX (VIOX) trong giai đoạn từ
1 đến 7 ngày tuổi và từ 15 đến 21 ngày tuổi Mỗi nghiệm thức có 8 ô chuồng Mỗi ô chuồng có 30 con gà và được xem là đơn vị thí nghiệm (Hình 3.1)
Chuồng được bảo đảm đồng đều về nhiệt độ, chiếu sáng và độ thoáng khí Kết
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu Nghiệm thức Đối chứng VIOX
Khối lượng bình quân của gà
Số lần lặp lại (ô chuồng) 8 8
GĐ 1 - 7 ngày tuổi Nước Nước + 10% VIOX
GĐ 8 - 14 ngày tuổi Nước Nước
GĐ 15 - 21 ngày tuổi Nước Nước + 10% VIOX
1 Khối lượng bình quân của gà 1 ngày tuổi giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê (P > 0,05).
Điều kiện thí nghiệm
Gà được nuôi trong dãy chuồng hở, có lối đi 2 bên rộng 1 m Mỗi bên có 8 ô với kích thước 1 ô là 2,5 m x 1,2 m Mỗi ô chuồng nuôi 30 con (15 mái và 15 trống) Mái chuồng làm bằng tôn, có hệ thống phun nước làm mát ở ngoài để điều hòa nhiệt Xung quanh chuồng là lưới kẽm và hệ thống bạt che để tránh mưa tạt Nền chuồng bằng xi măng được trải một lớp trấu dày 5 - 7 cm Trấu được dọn vào cuối giai đoạn thí nghiệm
Máng ăn sử dụng là máng ăn có đường kính khoảng 20 - 30 cm và được bố trí theo các giai đoạn phát triển Hệ thống núm uống tự động được sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm, mỗi ô được bố trí 4 núm uống
3.4.2 Nhiệt độ và ánh sáng
Nhiệt độ được duy trì ổn định theo từng giai đoạn phát triển của gà thông qua hệ thống đèn úm, hệ thống phun nước Nhiệt độ úm trong tuần đầu khoảng 32 - 34 o C
Tuần thứ2 điều chỉnh nhiệt độ giảm dần 2 o C để phù hợp cho gà phát triển
Thời gian chiếu sáng trong tuần đầu trong thí nghiệm là 24 giờ liên tục Sang tuần thứ 2, giảm dần thời gian chiếu sáng, kéo bạt lên cao để sử dụng ánh sáng bên ngoài Ngoài ra vào buổi trưa nắng nóng, hệ thống phun nước trên mái chuồng sẽ được sử dụng để hạ nhiệt độ xuống
3.4.3 Thức ăn và nước uống
Gà ở các nghiệm thức được ăn tự do Thức ăn được tổ hợp và trộn tại Trung tâm Nghiên cứu Vật nuôi BTV, ấp Phú Thịnh 1, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Thành phần dinh dưỡng của thức ăn được trình bày ở Bảng 3.2
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn
Thành phần dinh dưỡng Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi
Về nước uống, gà được uống nước bổ sung dung dịch VIOX nguyên chất (Hình 3.2) theo tỷ lệ 10% dung dịch VIOX nguyên chất và 90% nước uống ngay khi bố trí thí nghiệm xong và cho uống liên tục trong giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi và giai đoạn từ 15 đến 21 ngày tuổi Gà được uống nước tự do
Hình 3.2 Dung dịch hoa đậu biếc VIOX nguyên chất.
Các chỉ tiêu theo dõi
Khối lượng bình quân (KLBQ) là khối lượng trung bình của của gà ở từng thời điểm cân Vào lúc 1 ngày tuổi, gà sẽ được cân mỗi con để tiến hành bố trí thí nghiệm Vào thời điểm 7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi, gà sẽ được ngưng ăn vào lúc 23 giờ ngày hôm trước và tiến hành cân gà vào lúc 6 giờ 30 phút sáng hôm sau Cân toàn bộ gà hiện diện bằng cân điện tử sai số 0,01 để tính KLBQ
KLBQ (g/con) = Tổng khối lượng gà được cân trong mỗi ô (g) / Tổng số gà được cân mỗi ô (con)
3.5.2 Tăng khối lượng hàng ngày
Tăng khối lượng hàng ngày (TKLHN) là chỉ tiêu phản ánh tốc độsinh trưởng của gà trong từng giai đoạn Gà đạt tới khối lượng xuất chuồng sớm khi tăng khối lượng hàng ngày cao
TKLHN (g/ngày) = [Khối lượng gà cân lúc cuối kỳ (g) + Khối lượng gà chết/loại (g) - Khối lượng gà cân lúc đầu kỳ (g)] / Tổng số ngày gà hiện diện (ngày)
3.5.3 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày
Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (TTTAHN) là chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của vật nuôi và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Lượng thực ăn cho gà ăn và thức ăn còn lại trong máng ăn được ghi nhận mỗi tuần và toàn giai đoạn thí nghiệm để tính TTTAHN cho từng giai đoạn và toàn thời gian thí nghiệm
TTTAHN (g/ngày) = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ của ô chuồng (g) / Tổng số ngày gà hiện diện (ngày)
3.5.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn
Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính dựa vào TTTAHN và TKLHN
HSCHTA = Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (g) / Tăng khối lượng hàng ngày (g)
Những con gà bị chết hoặc bị loại thải (xem như chết) được ghi nhận để tính tỷ lệ nuôi sống trong từng giai đoạn và toàn thời gian thí nghiệm Ghi nhận khối lượng và ngày chết/loại của gà để tính TTTAHN và TKLHN
TLNS (%) = [Số con gà cuối kỳ (con) / Số con gà đầu kỳ (con)] x 100
Gà ở các nghiệm thức được cân theo từng cá thể lúc bắt đầu thí nghiệm (1 ngày tuổi), 7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi để tính KLBQ, từ đó tính độ đồng đều đàn (ĐĐĐ) ĐĐĐ (%) = [Số con có khối lượng nằm trong khoảng KLBQ ± (10% x KLBQ) / Tổng số gà cân được ở mỗi nghiệm thức] x 100
3.5.7 Tỷ lệ các nội quan
Khi kết thúc thí nghiệm ở 21 ngày tuổi, chọn ngẫu nhiên mỗi ô chuồng 2 con gà mái để xác định tỷ lệ các nội quan như tim, gan, dạ dày, mỡ bụng và chiều dài ruột Các nội quan được cân bằng cân điện tử với sai số 0,1 và chiều dài ruột được đo bằng thước có độ chia nhỏ nhất là 1 mm
Tỷ lệ nội quan (%) = [Khối lượng nội quan (g) / Khối lượng gà sống (g)] x100
Chiều dài ruột (cm) = Độ dài ruột được đo từ hạ vị đến lỗ huyệt của gà
K Ế T QU Ả VÀ TH Ả O LU Ậ N
Khối lượng bình quân
Kết quả khối lượng bình quân của gà trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.1
Bảng 4.1 Khối lượng bình quân của gà ở các thời điểm (g/con)
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.1 cho thấy KLBQ của gà ở 1 ngày tuổi khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nghiệm thức (P > 0,05) Điều đó cho thấy, gà đồng đều nhau về khối lượng từ lúc bắt đầu thí nghiệm Ở 7 ngày tuổi, KLBQ của gà ở nghiệm thức VIOX (139,94 g/con) cao hơn không có ý nghĩa (P > 0,05) so với KLBQ của gà ở nghiệm thức đối chứng (130,34 g/con) Tương tự, ở 21 ngày tuổi, KLBQ của gà ở nghiệm thức VIOX (776,97 g/con) tương đương (P > 0,05) so với KLBQ của gà ở nghiệm thức đối chứng (754,05 g/con).
Tăng khối lượng hàng ngày
Tăng khối lượng hàng ngày của gà khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05) giữa
2 nghiệm thức (Bảng 4.2) Cụ thể, ở giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi, TKLHN của gà ở nghiệm thức VIOX (13,16 g/ngày) cao hơn không có ý nghĩa (P = 0,844) so với
TKLHN của gà ở nghiệm thức đối chứng (13,09 g/ngày) Tương tự, ởgiai đoạn từ 8 so với TKLHN của gà ở nghiệm thức đối chứng (44,43 g/ngày) với P > 0,05 Xét trên toàn giai đoạn thí nghiệm từ 1 đến 21 ngày tuổi, TKLHN của gà ở nghiệm thức VIOX (34,88 g/ngày) khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05) so với TKLHN của gà ở nghiệm thức đối chứng (33,93 g/ngày)
Bảng 4.2 Tăng khối lượng hàng ngày của gà qua các giai đoạn (g/ngày)
Tiêu thụ thức ăn hàng ngày
Kết quả tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.3
Bảng 4.3 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà qua các giai đoạn (g/ngày)
Theo kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.3, TTTAHN của gà ở nghiệm thức VIOX cao hơn không có ý nghĩa (P > 0,05) so với TTTAHN của gà ở nghiệm thức đối chứng Cụ thể, giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi, TTTAHN gà ở nghiệm thức VIOX (15,41 g/ngày) tương đương (P = 0,391) so với TTTAHN của gà ở nghiệm thức đối chứng (15,06 g/ngày) Tương tự, ở giai đoạn từ 8 đến 21 ngày tuổi, TTTAHN của gà ở nghiệm thức VIOX (63,94 g/ngày) cao hơn không có ý nghĩa (P > 0,05) so với
Trong toàn bộ giai đoạn thí nghiệm từ 1 đến 21 ngày tuổi, trọng lượng tăng trọng trung bình hàng ngày (TTTAHN) của gà ở nhóm đối chứng là 63,19 g/ngày So sánh với nghiệm thức đối chứng, TTTAHN của gà thí nghiệm VIOX đạt 47,63 g/ngày, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Kết quả về HSCHTA của gà trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.4
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà qua các giai đoạn (kg thức ăn/kg khối lượng)
Theo nghiên cứu trên gà ở Bảng 4.4, chỉ số HSCHTA không có sự khác biệt giữa hai nhóm thí nghiệm (P > 0,05) Cụ thể, giai đoạn 1-7 ngày tuổi, HSCHTA nhóm VIOX (1,151) không khác biệt (P > 0,05) so với đối chứng (1,173) Giai đoạn 8-21 ngày tuổi, HSCHTA nhóm VIOX (1,394) tương đương (P = 0,069) với đối chứng (1,424) Xét chung toàn giai đoạn thí nghiệm (1-21 ngày tuổi), HSCHTA nhóm VIOX (1,366) cũng không khác biệt (P > 0,05) so với đối chứng (1,388).
Độ đồng đều
Độ đồng đều là chỉ tiêu quan trọng, gà đồng đều về khối lượng thì thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng bệnh và giết mổ Theo Hình 4.1 cho thấy ở thời điểm kết thúc thí nghiệm lúc 21 ngày tuổi, ĐĐĐ của gà ở nghiệm thức VIOX (67,08%) tương đương (P > 0,05) so với ĐĐĐ của gà ở nghiệm thức đối chứng (65%)
Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống của gà trong toàn giai đoạn được trình bày qua Hình 4.2
Hình 4.2 Tỷ lệ nuôi sống (%)
Tỷ lệ nuôi sống (TLNS) là chỉ tiêu quyết định thành công trong chăn nuôi Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu phản ánh khả năng thích nghi với môi trường, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và dinh dưỡng cho vật nuôi Theo Hình 4.2, TLNS của gà ở nghiệm thức đối chứng (99,8%) tương đương (P > 0,05) so với TLNS của gà ở nghiệm thức VIOX (97,9%).
K Ế T LU ẬN VÀ ĐỀ NGH Ị
Kết luận
Bổ sung nước hoa đậu biếc (VIOX) 10% vào nước uống không làm ảnh hưởng khả năng tăng trưởng và tỷ lệ nội tạng của gà thịt thương phẩm Ross 308 giai đoạn 1-21 ngày tuổi Tuy nhiên, việc bổ sung này lại làm giảm chiều dài ruột.
Đề nghị
Cần mở rộng nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của VIOX đối với nhiều giống gà hơn và so sánh tác dụng chống oxy hóa của VIOX với vitamin C.
1 Chế Minh Tùng, Lâm Minh Thuận và Bùi Thị Kim Phụng, 2012 Giáo trình Chăn nuôi gia cầm Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam,
2 Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002 Thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Việt Nam, 1 trang
3 Hồ Thị Kim Hoa, 2016 Giáo trình Chăn nuôi và môi trường Nhà xuất bản Nông nghiệp, Việt Nam, 80 trang
4 Nguyễn Thị Tuyết và Trần Thị Duyên, 2019 Nghiên cứu tách chiết chất màu từ
Anthocyanin từ hoa đậu biếc (Clitoria ternatea) Tạp chí Công nghiệp Nông thôn 36: 81-92
5 Phan Quang Bá, 2014 Giáo trình Cơ thể học đại cương Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 1 trang
6 Trần Văn Chính, 2018 Giáo trình Giống động vật 1 Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 1 trang
7 Agrawal P., Deshmukh S., Asif A., Patil S., Magdum C S., Mohite S K and
Nandgude T D., 2007 Wild Flowers as Medicines International Journal of
8 Amnueysit P., Tatakul T., Chalermsan N and Ammueysit K., 2010 Effects of purple field corn anthocyanins on broiler heart weight Asian Journal of Food and Argo-Industry 3: 319-327
9 Aviagen, 2018, “Ross 308 Management Handbook”, October 8 th 2021 < https://en.aviagen.com/brands/ross/products/ross-308>
10 Changxing L., Chenling M., Alagawany M., Jianhua L., Dongfang D., Gaichao
W., Wenyin Z., Syed S F., Arain M A., Saeed M., Hassan F U and Chao S.,
2018 Health benefits and potential applications of anthocyanins in poultry feed industry World's Poultry Science Journal 74 (2): 251-264
11 Daghir, N J., 1995 Poultry Production in Hot Climate Cabi International,
12 Gupta G K., Chahal J and Bhatia M., 2010 Clitoria ternatea (L.): Old and new aspects Journal of Pharmacy Research 3 (11): 2610-2614
13 Jacob J and Pescatore T., 2013 Avian digestive system Department of Animal and Food Sciences University of Kentucky, Lexington, 3 pages
14 Kamkaen N and Wilkínon J M., 2009 The Antioxidant Activity of Clitoria ternatea Flower Petal Extracts and Eye Gel Phytotherapy research 23 (11):
15 Matsumoto H., Ichiyanagi T., Iida H., Ito K., Tsuda T., Hirayama M and Konishi
T., 2006 Ingested Delphinidin-3-rutinoside Is Primarily Excreted to Urine as the Intact Form and to Bile as the Methylated Form in Rats Journal of Agricultural and Food Chemistry 54 (2): 578-582
16 Phrueksanan W., Yibchok-anun S and Adisakwattana S., 2014 Protection of
Clitoria ternatea flower petal extract against free radical-induced hemolysis and oxidative damage in canine erythrocytes Research in Veterinary Science
17 Ragupathy S and Newmaster S., 2009 Valorizing the “Irulas” traditional knowledge of medicinal plants in the Kodiakkarai Reserve Forest, India
Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine 5 (1): 10
18 Saito N., Abe K., Honda T., Timberlake C F and Bridle P., 1985 Acylated delphinidin glucosides and flavonols from Clitoria ternatea Phytochemistry
19 Scalbert A and Williamson G., 2000 Dietary Intake and Bioavailability of
Polyphenols The Journal of Nutrition 130 (8): 2073S-2085S
20 Sklan D., Hurwitz S., Budowski P and Ascarelli I., 1975 Fat digestion and absorption in chicks fed raw or heated soybean meal Journal of nutrition 105 (1): 57-63
21 Stanstnik O., Mrkivicova E., Pavlata L., Juzl M., Roztocilova A., Pytel R.,
Vyhnanek T and Martinek P., 2018 The influence of coloured wheat feeding on broiler chickens performance parameters Portravinarstvo Slovak Journal of Food Sciences 12 (1): 729-734
22 Terahara N., Oda M., Matsui T., Osajima, Y., Saito N., Toki K and Honda T
1996 Five new anthocyanins, ternatins A3, B4, B2, and D2, from Clitoria ternatea flowers Journal of natural products 59 (2): 139-144
23 Terahara N., Toki K., Saito N., Honda T., Matsui T and Osajima Y., 1998 Eight new anthocyanins, ternatins C1-C5 and D3 and preternatins A3 and C4 from young Clitoria ternatea flowers Journal of natural products 61 (11): 1361-
24 Tsuda T., Shiga K., Ohshima K., Kawakíhi S and Osaka T., 1996 Inhibition of lipid peroxidation and the active oxygen radical scavenging effect of anthocyanin pigments isolated from Phaseolus vulgaris L Biochemical Pharmacology 52 (7):1033-1039
25 Windisch W., Schedle K., Plitzner C and Kroismayr A., 2008 Use of phytogenic products as feed additives for swine and poultry Journal of Animal Science
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TLTB Đố i ch ứ ng 38.714 0.163 0.461 1.19 37.590 38.960 VIOX 10% 38.729 0.0880 0.249 0.64 38.270 38.990
One-way ANOVA: TLTB versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+- Đố i ch ứ ng 8 38.714 0.461 ( -* -) VIOX 10% 8 38.729 0.249 ( -* -) -+ -+ -+ -+- 38.55 38.70 38.85 39.00 Pooled StDev = 0.370
2.Độđồng đều lúc 1 ngày tuổi
Chi-Square Test: ĐỒNG ĐỀU; KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
KHÔNG ĐỒNG ĐỀU ĐỒNG ĐỀ U Total
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TLTB 1 - 7 Đố i ch ứ ng 130.34 1.49 4.23 3.24 121.61 135.58
One-way ANOVA: TLTB 1 - 7 versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on
Level N Mean StDev + -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng 8 130.34 4.23 ( -* -)
4 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (1 – 7 ngày tuổi)
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TTTAHN Đố i ch ứ ng 15.055 0.163 0.461 3.06 14.310 15.650 VIOX 10% 15.410 0.206 0.583 3.78 14.720 16.240
One-way ANOVA: TTTAHN versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng 8 15.055 0.461 ( -* -)
5 Tăng trọng hàng ngày (1 – 7 ngày tuổi)
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TTHN Đố i ch ứ ng 13.090 0.211 0.598 4.57 11.820 13.840
One-way ANOVA: TTHN versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev + -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng 8 13.090 0.598 ( -* -) VIOX 10% 8 13.162 0.829 ( -* -) + -+ -+ -+ - 12.60 12.90 13.20 13.50
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum FCR Đố i ch ứ ng 1.1513 0.0118 0.0333 2.89 1.1020 1.2110 VIOX 10% 1.1728 0.0143 0.0404 3.44 1.0940 1.2270
One-way ANOVA: FCR versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+- Đố i ch ứ ng 8 1.1513 0.0333 ( -* -)
Chi-Square Test: Không đồng đều; Đồng đều
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
Không đồng đều Đồng đề u Total
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TLTB Đố i ch ứ ng 754.05 9.36 26.46 3.51 714.39 793.06 VIOX 10% 776.97 7.96 22.51 2.90 740.12 802.85
One-way ANOVA: TLTB versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev + -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng 8 754.05 26.46 ( -* -)
9 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (8 – 21 ngày tuổi)
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TTTAHN Đố i ch ứ ng 63.196 0.605 1.712 2.71 60.310 65.890 VIOX 10% 63.941 0.584 1.652 2.58 61.890 66.000
One-way ANOVA: TTTAHN versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Đố i ch ứ ng 8 63.196 1.712 ( -* -)
10 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (1 – 21 ngày tuổi)
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TTTAHN Đố i ch ứ ng 47.072 0.463 1.310 2.78 44.730 49.140 VIOX 10% 47.630 0.462 1.307 2.74 45.910 49.290
One-way ANOVA: TTTAHN versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev + -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng 8 47.072 1.310 ( -* -)
11 Tăng trọng hàng ngày (8 – 21 ngày tuổi)
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TTHN Đố i ch ứ ng 44.426 0.655 1.852 4.17 41.350 46.960 VIOX 10% 45.880 0.470 1.329 2.90 44.070 47.670
One-way ANOVA: TTHN versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+- Đố i ch ứ ng 8 44.426 1.852 ( -* -)
12 Tăng trọng hàng ngày (1 – 21 ngày tuổi)
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum TTHN Đố i ch ứ ng 33.933 0.484 1.370 4.04 31.750 35.920 VIOX 10% 34.883 0.410 1.160 3.33 33.200 36.370
One-way ANOVA: TTHN versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+- Đố i ch ứ ng 8 33.933 1.370 ( -* -)
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum FCR Đố i ch ứ ng 1.4236 0.0148 0.0419 2.95 1.3730 1.4940 VIOX 10% 1.3939 0.00286 0.00808 0.58 1.3810 1.4040
One-way ANOVA: FCR versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+ Đố i ch ứ ng 8 1.4236 0.0419 ( -* -) VIOX 10% 8 1.3939 0.0081 ( -* -)
Variable Lô Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum FCR Đố i ch ứ ng 1.3883 0.0129 0.0365 2.63 1.3480 1.4490 VIOX 10% 1.3658 0.00338 0.00956 0.70 1.3550 1.3830
One-way ANOVA: FCR versus Lô
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+ Đố i ch ứ ng 8 1.3883 0.0365 ( -* -) VIOX 10% 8 1.3658 0.0096 ( -* -)
Chi-Square Test: ĐỒNG ĐỀU; KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
KHÔNG ĐỒNG ĐỀU ĐỒNG ĐỀ U Total
16 Khối lượng tim 21 ngày tuổi
Variable LÔ Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum
KL TIM Đố i ch ứ ng 0.5550 0.0109 0.0437 7.87 0.4510 0.6160 VIOX 10% 0.5814 0.0139 0.0556 9.56 0.4960 0.6950
One-way ANOVA: KL TIM versus LÔ
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+ Đố i ch ứ ng 16 0.55500 0.04369 ( -* -)
17 Khối lượng gan 21 ngày tuổi
Variable LÔ Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum
KL GAN Đố i ch ứ ng 2.5417 0.0370 0.1480 5.82 2.3100 2.7830 VIOX 10% 2.5116 0.0409 0.1638 6.52 2.2940 2.9360
One-way ANOVA: KL GAN versus LÔ
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev + -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng 16 2.5417 0.1480 ( -* -) VIOX 10% 16 2.5116 0.1638 ( -* -)
18 Khối lượng dạ dày 21 ngày tuổi
Descriptive Statistics: KL DA DAY
Variable LÔ Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum
KL DA DAY Đố i ch ứ ng 2.3657 0.0601 0.2405 10.16 2.0680 2.9280 VIOX 10% 2.5159 0.0479 0.1918 7.62 2.2650 3.0350
One-way ANOVA: KL GAN versus LÔ
Individual 95% CIs For Mean Based on
Level N Mean StDev + -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng 16 2.5417 0.1480 ( -* -) VIOX 10% 16 2.5116 0.1638 ( -* -)
19 Khối lượng mỡ bụng 21 ngày tuổi
Descriptive Statistics: KL MO BUNG
Variable LÔ Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum
KL MO BUNG Đố i ch ứ ng 1.0023 0.0825 0.3300 32.92 0.6110 1.8930 VIOX 10% 0.9161 0.0613 0.2451 26.76 0.6600 1.6550
One-way ANOVA: KL MO BUNG versus LÔ
Individual 95% CIs For Mean Based on
Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng 16 1.0023 0.3300 ( -* -) VIOX 10% 16 0.9161 0.2451 ( -* -)
20 Chiều dài ruột 21 ngày tuổi
Descriptive Statistics: CHIEU DAI RUOT
Variable LÔ Mean SE Mean StDev CoefVar Minimum Maximum
CHIEU DAI RUOT Đố i ch ứ ng 169.94 1.73 6.92 4.07 160.00 190.00
One-way ANOVA: CHIEU DAI RUOT versus LÔ
Level N Mean StDev Đố i ch ứ ng 16 169.94 6.92
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level + -+ -+ -+ - Đố i ch ứ ng ( -* -)
Grouping Information Using Tukey Method
LÔ N Mean Grouping đố i ch ứ ng 16 169.938 A
21 Tỷ lệ nuôi sống (1 – 7 ngày tuổi)
Chi-Square Test: SONG; CHET
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
22 Tỷ lệ nuôi sống (8 – 21 ngày tuổi)
Chi-Square Test: SONG; CHET
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts