1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ LỢI NHUẬN TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI THẠNH PHÚ - BẾN TRE

76 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre
Tác giả Nguyên Thanh Vũ Em
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Lê Hoàng Yến
Trường học Trường Đại học Tây Đô
Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 4,77 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Giới thiệu (12)
  • 1.2 Mục tiêu đề tài (12)
  • 1.3 Nội dung đề tài (12)
  • CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (12)
    • 2.1 Đặc điểm sinh học (13)
      • 2.1.1 Phân loại (13)
      • 2.1.2 Đặc điểm hình thái (13)
      • 2.1.3 Phân bố và nguồn gốc (14)
      • 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng (14)
      • 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng (15)
    • 2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong và ngoài nước (15)
      • 2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới (15)
      • 2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam (16)
      • 2.2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre (17)
  • CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
    • 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài (19)
    • 3.2 Vật liệu nghiên cứu (19)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 3.3.2 Bố trí thực nghiệm (21)
      • 3.3.3 Quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm (21)
      • 3.3.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích (23)
      • 3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu (26)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1 Biến động các yếu tố thủy lý hóa (0)
      • 4.1.1 Nhiệt độ (27)
      • 4.1.2 pH (28)
      • 4.1.3 Độ kiềm và độ mặn (29)
    • 4.2 Chiều dài, khối lượng và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các lần thu (29)
      • 4.2.1 Chiều dài của tôm ở các lần thu (29)
      • 4.2.2 Tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối theo ngày (DLG) của tôm nuôi (30)
      • 4.2.3 Khối lượng của tôm qua các lần thu (32)
      • 4.2.4 Tăng trưởng về khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối theo ngày (DWG) của tôm nuôi (33)
    • 4.3 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) (0)
    • 4.4 Tỷ lệ sống (35)
    • 4.5 So sanh hiêụ qua kinh tếgiưa cac mô hinh nuôi tôm (0)
      • 4.5.1 Tổng chi phí (37)
      • 4.5.2 Năng suất (38)
      • 4.5.3 Tổng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (0)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (26)
    • 5.1 Kết luận (0)
    • 5.2 Đề xuất (40)

Nội dung

Giới thiệu

Theo Tổng cục Thủy sản, 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 92,5% và chiếm 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở là 66.000ha với sản lượng đạt 280.000 tấn, tăng 57,9% về diện tích và 50,5% về sản lượng Hiện nay, diện tích nuôi tôm sú đang thu hẹp vì gặp nhiều khó khăn như: bị nhiễm bệnh, thời gian nuôi lâu nên rủi ro cao, giá thức ăn cao, môi trường nuôi bị ô nhiễm nặng Trong khi đó những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đang rất phát triển ở những vùng nước mặn, nước lợ và hiện nay có xu hướng chuyển sang vùng nước ngọt theo dạng tự phát Do tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, khả năng thích ứng với môi trường lớn, nuôi được mật độ cao và thu hoạch nhanh, từ đó dẫn tới diện tích nuôi ngày càng mở rộng Tuy nhiên, cùng với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thì dịch bệnh là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến tỷ lệ sống, năng suất tôm nuôi và lợi nhuận của người nuôi.

Với những ưu điểm của tôm thẻ chân trắng mà rất nhiều người nuôi đã bất chấp rủi ro,chạy theo lợi nhuận, tăng mật độ nuôi dẫn đến quản lý trường nuôi không tốt, từ đó dịch bệnh xảy ra ngày càng lan rộng, làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh càng thêm khó khăn hơn Để giúp người nuôi nắm bắt được phần nào những bất cập cũng như những ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận kinh tế khi nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, từ đó có thể lựa chọn cho mình mật độ nuôi thích hợp nhằm hạn chế dịch bệnh và tăng khả năng thành công Nên đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong

Mục tiêu đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm xác định được mật độ nuôi phù hợp với thực tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi

Nội dung đề tài

Đánh giá sự biến động của một số yếu tố môi trường ao nuôi trong thời gian thực nghiệm. Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận của tôm nuôi khi nuôi với 2 mật độ 120 con/m 2 và 160 con/m 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Đặc điểm sinh học

Theo Nguyễn Văn Thường và ctv, (2014) tôm thẻ chân trắng phân loại như sau:

Họ: Penaeidae Giống: Litopenaeus Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).

Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp.

Tên theo FAO: Tôm chân trắng, camaron patiblanco.

Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương.

Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng thân có màu trắng đục nên có tên gọi là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân ngực và chân bụng có màu trắng ngà nên được gọi là tôm thẻ chân trắng Tôm thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, có 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới chủy, chân ngực 3-5 có màu trắng đục Chiều dài lớn nhất của con đực là 180 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường, 2009).

Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng

2.1.3 Phân bố và nguồn gốc

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ biển phía Đông Thái Bình Dương, Châu Mỹ, ven biển Nam Mexico, vùng biển Ecuador (Elovara, 2003). Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Việt Nam (Bone, 1931).

Tôm thẻ chân trắng sống tốt khi nền đáy là bùn, độ sâu 72m, nhiệt độ từ 27-32 0 C, độ mặn từ 0,5-45%o, độ mặn phát triển tốt nhất là 10-15%o, pH từ 7,5-8,5, tôm thường hoạt động về đêm khi tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ và tôm tiền trưởng thành phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu dinh dưỡng (Trần Viết Mỹ, 2009).

Tôm thẻ chân trắng phải trải qua quá trình lột xác để lớn lên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tôm Thời gian giữa hai lần lột xác khoảng 1-3 tuần, tôm nhỏ hơn 3g trung bình mỗi tuần lột xác một lần, thời gian lột xác tăng dần theo sự phát triển của tôm, tôm lớn khoảng 15-20g, trung bình 2,5 tuần lột xác một lần (Trần Viết Mỹ, 2009) Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm đều ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).

Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong điều kiện nuôi thâm canh, tuy nhiên khi trọng lượng tôm vượt qua 20g thì tốc độ tăng trưởng chậm lại 1 g/tuần (Wyban and Sweeney, 1991) Tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng Từ ấu trùng đến thời kỳ ấu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái.Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ ấu niên, con cái lớn nhanh hơn con đực (Lục MinhDiệp và ctv, 2006) Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh trong 60 ngày đầu, trong điều kiện nuôi phù hợp thì tốc độ phát triển trong 60-80 ngày là 8-10g và đạt 35-40g trong 180 ngày nuôi (Trần Viết Mỹ, 2009).

Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi như nhau vì vậy tôm thẻ chân trắng tăng trưởng khá đồng đều, ít phân đàn (Trần Viết Mỹ, 2009).

Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, cũng giống như các loại tôm he khác, thức ăn của tôm thẻ chân trắng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các thành phần dinh dưỡng như: protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng Nếu thiếu hay mất cân đối các chất trên sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng và sinh sản (Thái Bá Hồ và Ngô Tọng Lưu, 2011).

Nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng từ (30-35%), thấp hơn so với tôm sú (36-42%) Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh thì hệ số chuyển hóa thức ăn là từ 1,1-1,3 (Trần Viết

Trong tự nhiên thức ăn của tôm thẻ chân trắng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy (Lục Minh Diệp và ctv, 2006).

Tôm thẻ chân trắng có phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm thẻ chân trắng sử dụng nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã đến các loại động vật thủy sinh Lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng vào ban ngày chiếm 25-35%, ban đêm chiếm 65-75% (Nguyễn Khắc Thường, 2007).

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

Thời gian: Thực nghiệm được thực hiện từ ngày 19 tháng 9 năm 2014 đến ngày 26 tháng 12 năm 2014 Địa điểm: Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Minh Tâm, ấp 5, xãThạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu bố trí: Tôm thẻ chân trắng PL10.

Hệ thống ao thực nghiệm: 6 ao với diện tích là 2000 m 2 /ao Độ mặn nước trong nuôi thực nghiệm: 10% o

Thức ăn Nanotech: Cóhàm lương ̣ protein 42%.

Dụng cụ dùng trong thực nghiệm: Quạt nước, sàng ăn, xuồng, cân, thước, chài, tỷ trọng kế, nhiệt kế vàmột số trang thiết bị cần thiết khác trong nuôi thực nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có cùng diện tích, hình thức cải tạo, con giống, thức ăn, quản lý môi trường nuôi là như nhau.

3.3.1 Chuẩn bị bố trí thực nghiệm a Ao nuôi

Diêṇ tich• ao nuôi tôm thẻchân trắng trung bình giống nhau ở hai hệ thống 1 và 2 với hai mật độ nuôi 120 con/m 2 và 160 con/m 2 là0,2 ha Đô ̣sâu trong ao nuôi mật độ 120 con/ m 2 là 1,50 m và ở ao nuôi mật độ 160 con/m 2 là 1,70 m. b Ao lắng

Diện tích ao lắng ở 2 hệ thống nuôi như nhau là 1800 m 2 chiếm 30% tổng diện tích ao nuôi, độ sâu ao lắng là 1,6 m đối với hệ thống mật độ nuôi 120 con/m 2 và 1,8 đối với mật độ nuôi 160 con/m 2 Nguồn nước cấp vào ao lắng ở 2 hệ thống nuôi chủ yếu là nước sông và được xử lý kỹ trước khi cấp vào ao nuôi. c Cải taọ ao nuôi

Ao nuôi vàao lắng được sên vét bùn đáy ao, gia cốbờ, cống thoát, rào lưới quanh bờ tránh cua, còng, bón vôi xử lýđáy ao (C a O 10 kg/100 m 2 ), rải khắp mặt, góc ao, mái bờ và cả trên bờ ao, phơi ao 3 - 5 ngày vừa nứt vết chân chim, lấy nước vào 0,1 m ngâm 2

- 3 ngày cho ngấm vào trong nền đáy ao để diệt triệt để các mầm bệnh ẩn trong nền ao.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

TR: là tổng doanh thu

TC: là tổng chi phí

3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tối đa, tối thiểu, vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel xử lý thống kê bằng ANOVA một nhân tố và phép thử LSD bằng SPSS 16.0.

4.1 Biến động các yếu tố thủy lý hóa

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tăng trưởng của tôm nuôi, nhiệt độ thích hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng dao động từ 24 - 32 0 C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp điều làm ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi của tôm nuôi nếu nhiệt độ thấp hơn 24,5 0 C hay cao hơn 33 0 C thì khả năng bắt mồi của tôm giảm từ

30 - 50% (Nguyễn Anh Tuấn và ctv 1995) Trong quá trình thực nghiệm, nhiệt độ dao động từ 24 - 32,6 0 C và đây là khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng (Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ ( 0 C) trong thực nghiệm

Nhiệt độ sáng ( 0 C) Nhiệt độ chiều ( 0 C)

Min - Max TB Min - Max TB

Nhiệt độ dao động buổi sáng và buổi chiều ở hai hệ thống nuôi là 24 - 32,6 0 C Đối với hệ thống nuôi mật độ 120 con/m 2 thì nhiệt độ trung bình buổi sáng là 24,90 ± 0,03 0 C thấp hơn nhiệt độ ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m 2 là 24,91 ± 0,05 0 C, nhưng vào buổi chiều thì nhiệt độ trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m 2 là 30,92 ± 0,07 0 C cao hơn nhiệt độ ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m 2 là 30,90 ± 0,09 0 C Sự dao động như vậy là do thời tiết và một phần do thao tác kỹ thuật đo nhiệt độ không ổn định. Nhiệt độ ở cả 2 hệ thống nuôi vào buổi sáng thấp nhất là 24 0 C và cao nhất vào buổi chiều là 32,6 0 C Riêng ngày nuôi thứ 9, 13, 19, 40, 49, 51, 58 trong quá trình thực nghiệm thì nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tương đối thấp từ 24 - 29,8 0 C, nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết (trời mưa kéo dài) Tuy nhiên, nhiệt độ của các ngày tiếp theo đều đạt trên 24 0 C Nhìn chung nhiệt độ của nước vào buổi sáng và buổi chiều giữa 2 hệ thống trong suốt quá trình nuôi không có sự chênh lệch đáng kể chỉ dao động từ 24 - 32,6 0 C Mặt khác, giới hạn nhiệt độ cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng là 24,5 0 C - 30 0 C (Trần Viết Mỹ, 2009) Ngoài các ngày do tác động của thời tiết làm cho nhiệt độ giảm thấp thì các ngày nuôi tiếp theo nhiệt độ đều đạt từ 24,5 0 C trở lên.Phần lớn nhiệt độ biến động nằm trong khoảng giới hạn cho phép, không ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi Nguyên nhân là do 2 hệ thống nuôi được bố trí trong cùng một thời gian địa điểm nên nhiệt độ không có sự chênh lệch lớn trong khi hệ thống nuôi mật độ 160 con/m 2 cao hơn Như vậy từ kết quả của bảng 4.1 thể hiện cho thấy tuy có sự chênh lệch về mật độ nuôi ở 2 hệ thống nhưng không ảnh hưởng lớn đến sự biến động của nhiệt độ ao nuôi, mà thời tiết là nguyên nhân chủ yếu làm biến động nhiệt độ.

4.1.2 pH pH trong nước phụ thuộc vào sự phát triển của thực vật và độ kiềm trong nước, ban ngày tảo quang hợp tạo O 2 giảm CO 2 làm tăng pH và ngược lại khi đêm đến tảo lấy O 2 và thải ra CO 2 làm giảm pH Độ kiềm trong nước cao thì pH ít biến động Sự thay đổi bất thường làm cho pH biến động lớn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Bảng 4.2 Biến động pH trong thực nghiệm pH sáng pH chiều

Min - Max TB Min - Max TB

Bảng 4.2 cho thấy, pH dao động sáng và chiều ở 2 hệ thống nuôi trong khoảng từ 7,3 - 8,8 thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi pH trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m 2 là 8,25 ± 0,05 thấp hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m 2 là 8,28 ± 0,11 nhưng vào buổi chiều thì pH trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m 2 là 8,45 ± 0,04 thấp hơn hệ thống nuôi mật độ 120 con/m 2 Sự dao động pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,3 (ngày nuôi 40) và cao nhất ở buổi chiều là 8,8 (ngày nuôi 29) điều nằm ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m 2 Nguyên nhân là do hệ thống nuôi mật độ 160 con/m 2 cao làm cho quá trình quản lý thức ăn trong ao nuôi gặp khó khăn dẫn đến sự phát triển của tảo trong ao không ổn định Tuy nhiên ngoài ngày 29, 40 thì pH ở các ngày còn lại điều nằm trong khoảng thích hợp Theo Nguyễn Trọng Nho, (1994) và Trần Viết Mỹ, (2009) thì pH thích hợp cho sự phát triển của nuôi là 7,5 – 8,5, như vậy khoảng biến động pH giữa 2 hệ thống là nằm trong giới hạn cho phép Tuy có sự khác biệt mật độ nuôi giữa 2 hệ thống nhưng sự chênh lệch pH là không có sự biến động lớn, vì các nghiệm thức được bố trí trong cùng một thời điểm và điều kiện thời tiết, kỹ thuật xử lý, quản lý và chăm sóc là như nhau Mặt khác hệ thống nuôi mật nuôi 160 con/m 2 là khá cao nên cũng tác động làm ảnh hưởng tới sự biến động của pH hơn hệ thống nuôi mật nuôi 120 con/m 2 nhưng với kỹ thuật quản lý ao nuôi tốt làm cho sự biến động vẫn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.

4.1.3 Độ kiềm và độ mặn Độ kiềm thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng là 80 - 200 mgC a CO 3 /L, độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ trắng thấp hơn 40 mgC a CO 3 /L sẽ ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm (Charantchakool et at., 2003).

Bảng 4.3 Biến động độ kiềm và độ mặn trong thực nghiệm Độ kiềm (KH) Độ mặn (ppt)

Min - Max TB Min - Max TB

160 con/m 2 125 - 187 155 ± 19,9 7,2 - 10 8,9 ± 0,88 Độ kiềm của 2 hệ thống tôm nuôi dao động từ 125 - 197 mgC a CO 3 /L và độ kiềm trung bình ở 2 hệ thống nuôi tôm là tương đương nhau Theo (Vũ Thế Trụ, 1999) độ kiềm nuôi tôm biển phải luôn lớn hơn 80 mgC a CO 3 /L, độ kiềm lúc thả giống là 125 mgC a CO 3 /L và tăng dần cho đến thu hoạch là 197 mgC a CO 3 /L điều này là phù hợp vì tôm thẻ chân trắng cần nhu cầu kiềm cao cho lột xác để mau cứng vỏ và là hệ đệm làm cho pH ổn định ít dao động lớn Nguyên nhân làm cho độ kiềm tăng dần trong quá trình nuôi là do cấp thêm nước giếng (độ kiềm 300 - 400 mgC a CO 3 /L) và ao nuôi. Độ mặn cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm Độ mặn càng cao thì kéo dài thời gian lột xác của tôm, ngược lại độ mặn thấp thì thời gian tôm lột xác sớm nên phát triển nhanh (Nguyễn Đình Trung, 2004).

Bảng 4.3 cho thấy biến động độ mặn trong 2 hệ thống tôm nuôi giảm dần theo thời gian nuôi từ 10% o xuống 7,2% o Trong đó hệ thống nuôi 160 con/m 2 có độ mặn trung bình là 8,9% o thấp hơn hệ thống nuôi 120 con/m 2 (9,03% o ) Nguyên nhân do nhu cầu cấp nước ở hệ thống nuôi 160 con/m 2 lớn vì nuôi ở mật độ cao nên độ mặn thấp hơn hệ thống nuôi 120 con/m 2 Theo (Nguyễn Đình Trung, 2004) thì độ mặn thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển là 5 -25% o , mục đích giảm độ mặn trong quá trình nuôi như vậy là hạn chế mầm bệnh khi nuôi ở độ mặn thấp và thay đổi môi trường giúp tôm tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi ở độ mặn cao.

4.2 Chiều dài, khối lượng và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các lần thu

4.2.1 Chiều dài của tôm ở các lần thu

Chiều dài của tôm trong 2 hệ thống nuôi có chiều hướng tăng dần đều theo thời gian nuôi.

Hình 4.1 Chiều dài của tôm nuôi trong các giai đoạn

Chiều dài của tôm nuôi ởmật độ 120 con/m 2 luôn cao hơn tôm nuôi mật độ 160 con/m 2 trong suốt vụ nuôi.

Taịthời điểm D30, chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m 2 là2,74 ± 0,07 cm/con cao hơn 1,2 lần chiều dài ởmâṭđô ̣160 con/m 2 (2,25 ± 0,06 cm/con) Đến ngày nuôi thứ 65, chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m 2 là 12,13 ± 0,13 cm/con cao hơn so với tôm nuôi ởhệ thống 160 con/m 2 (7,22 ± 0,40 cm/con) gấp 1,7 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 29/12/2022, 12:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w