1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tt nghiên cứu tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu
Tác giả Nguyễn Hồng Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Hữu Nghị, TS. Trần Đình Thăng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 781,46 KB

Nội dung

Điều này đặt ra tính cấp thiết nghiên cứu tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước trong mối tương quan với độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, lạm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- -

NGUYỄN HỒNG TRANG

NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN THU

CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP KHẨU

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số: 9340201

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS PHAN HỮU NGHỊ

Phản biện 3: TS Nguyễn Anh Thái

Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án

cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi: ngày tháng năm 2024

Có thế tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Thách thức hàng đầu đối với mỗi quốc gia không chỉ là duy trì tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, mà còn đảm bảo tính bền vững ngân sách nhà nước Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế ngày càng mở cửa hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và nâng cao tính bền vững ngân sách càng trở nên quan trọng hơn Tính bền vững của ngân sách nhà nước vừa phản ánh sự ổn định và bền vững của kinh tế- xã hội, vừa là yếu tố tác động tới sự ổn định kinh tế - xã hội của đất nước Tính bền vững ngân sách nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, từ trong nước lẫn hoàn cảnh quốc tế; được thể hiện ở tính bền vững trong thu ngân sách nhà nước cũng như trong chi ngân sách nhà nước và tính bền vững của nợ công Do đó, xây dựng, duy trì sự ổn định và bền vững của ngân sách nhà nước là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Việc đánh giá tính bền vững của ngân sách nước ta là rất cần thiết và cấp bách, làm thế nào để duy trì và củng cố tính bền vững của ngân sách nhà nước trước những xu thế khách quan là nhiệm vụ không thể bỏ qua trong giai đoạn hiện nay

Trong bối cảnh quốc tế ngày càng hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào sự đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước Việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự

do đã tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội quan trọng Chính sách điều chỉnh thuế xuất khẩu và nhập khẩu, kèm theo các cam kết về thuế trong các hiệp định, không chỉ giảm gánh nặng cho doanh nghiệp mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu có tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua nhiều kênh khác nhau Về tác động trực tiếp, việc giảm thuế nhập khẩu làm giảm nguồn thu từ thuế này, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước trong việc duy trì cân đối thu-chi Chính phủ cần tái cơ cấu ngân sách, tìm kiếm các nguồn thu khác để bù đắp, chẳng hạn như tăng thu từ các sắc thuế nội địa hoặc cải thiện hiệu quả quản lý thu ngân sách Về tác động gián tiếp, cắt giảm thuế nhập khẩu thúc đẩy hội nhập quốc tế và giảm bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguyên liệu, công nghệ và hàng hóa chất lượng cao với chi phí thấp hơn, từ đó nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh Việc mở rộng thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Trang 4

Doanh nghiệp nhờ chi phí nhập khẩu thấp có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cả trong nước và quốc tế Sự gia tăng hoạt động sản xuất và xuất khẩu tạo ra thu nhập, việc làm, và tăng nguồn thu từ các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng Kết quả là, dù nguồn thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm, chính phủ có thể bù đắp qua tăng trưởng kinh tế và hiệu quả thu thuế khác Bên cạnh đó, nguồn thu thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhưng vẫn có tác động tích cực đến tính bền vững NSNN khi Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, như tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm thuế xuất khẩu hoặc thậm chí cung cấp các khoản vay ưu đãi để thúc đẩy xuất khẩu, từ đó tăng nguồn thu cho NSNN

Để giải quyết những thách thức này, việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống thuế, đồng thời xem xét tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đối với tính bền vững ngân sách nhà nước là hết sức cấp thiết Điều này đặt ra một nhiệm vụ không thể bỏ qua, đặc biệt là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, lạm phát và mức độ mở cửa thương mại đều đang thay đổi không ngừng

Theo xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, bên cạnh thu ngân sách nhà nước nói chung và thu cân đối xuất nhập khẩu nói riêng, tính bền vững ngân sách nhà nước còn chịu tác động bởi độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và lạm phát Điều này đặt ra tính cấp thiết nghiên cứu tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước trong mối tương quan với độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, lạm phát

Nắm bắt những vấn đề trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lý luận về thu cân đối xuất nhập khẩu, tính bền vững ngân sách nhà nước và phương pháp nghiên cứu tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước

- Đánh giá thực trạng thu cân đối xuất nhập khẩu và đánh giá tính bền vững ngân sách nhà nước qua các chỉ tiêu về tổng thu, tổng chi, bội chi ngân sách nhà nước, nợ công và nợ nước ngoài

- Đánh giá tác động thu cân đối xuất nhập khẩu đến tổng thu, tổng chi và tính bền vững ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và lạm phát dựa trên mô hình định lượng Từ đó có những kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Trang 5

3 Các câu hỏi nghiên cứu của luận án

- Nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu có xu hướng chung như thế nào?

- Tính bền vững NSNN là gì và nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu tác động như thế nào đến tính bền vững trong thu NSNN?

- Những biện pháp đã, đang và sẽ áp dụng cần có những điều chỉnh và kiến nghị gì đối cơ quan quản lý?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu và tính bền vững của Ngân sách nhà nước

Cụ thể là cơ cấu nguồn thu, xu hướng, đánh giá tính ổn định gắn với khả năng tài trợ nhiệm vụ chi Từ đó là cơ sở đánh giá tác động của nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững NSNN

Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Đề tài nghiên cứu cơ cấu thu cân đối xuất nhập khẩu và tính bền vững NSNN từ năm 2011 đến năm 2022, nghiên cứu định lượng tác động thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững NSNN trong giai đoạn 2000 - 2022

Không gian: Toàn bộ các nguồn thu của cơ quan hải quan kết hợp với số liệu hoàn thuế trên cả nước để xác định số thu cân đối xuất nhập khẩu

5 Cách tiếp cận và lý luận chung phương pháp nghiên cứu

Từ khảo cứu lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết trong phạm vi đề tài Theo đó, tác giả lập quy trình nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn theo 03 bước như Sơ đồ 1

Luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, và đánh giá Luận án sử dụng phương pháp phân tích chuẩn tắc kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp được nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tính bền vững của ngân sách nhà nước và thu cân đối xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê từ các dữ liệu thực tế từ Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, để nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng biến động theo thời gian đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu cân đối từ hoạt đông xuất nhập khẩu, tính bền vững ngân sách nhà nước

Trong phân tích định lượng, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian của kinh tế lượng với 5 bước kiểm định chi tiết tại Chương 2, cụ thể, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) sẽ được ước lượng cùng với các thủ tục như kiểm định các khuyết tật của mô hình, kiểm định tính dừng phần dư và phương sai sai số thay đổi để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ trên theo các kênh truyền dẫn Phương pháp đánh giá định lượng thực hiện qua phần mềm EVIEWS 13

Trang 6

Sơ đồ 1 Sơ đồ nghiên cứu

6 Điểm mới của luận án

Về lý luận, nghiên cứu tính bền vững ngân sách nhà nước, tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước, luận án bổ sung các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững ngân sách, bao gồm bội chi NSNN/GDP, các chỉ số về nợ công và nợ nước ngoài Từ đó, luận án sử dụng các biến Nợ công/Thu ngân sách nhà nước (lnPDe_GRev), Tốc độ tăng thu cân đối xuất nhập khẩu (lnCDXNK), Tăng trưởng kinh tế (lnGDP), Lạm phát (lnINF), Độ mở thương mại (lnOPEN) và lựa chọn

mô hình VECM đánh giá tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đối với chỉ số Nợ công/Thu NSNN, trong mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh

tế, lạm phát, độ mở thương mại

Bước 1: Nghiên cứu tổng quan

nghiên cứu trước

Bước 2: Nghiên cứu những lý luận

và xây dựng mô hình định lượng

Tính bền vững NSNN

và chỉ tiêu đánh giá

tính bền vững NSNN

Thu CĐXNK và các nhân tố ảnh hưởng

Mô hình đánh giá tác động thu CĐXNK đến tính bền vững NSNN:

Xây dựng, thiết kế biến Xây dựng quy trình kiểm định Lựa chọn mô hình định lượng phù hợp

Bước 3: Phân tích và đánh giá thực trạng

Thực trạng thu cân đối từ

Trang 7

Về thực tiễn, luận án chỉ ra thực trạng thu cân đối xuất nhập khẩu và tính bền vững ngân sách nhà nước trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng theo hướng giảm xuất khẩu các nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng giới hạn nguồn cung, đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chế biến sâu và có ứng dụng công nghệ cao; phát triển và mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2011 - 2022 Cơ cấu thu cân đối xuất nhập khẩu không tăng tương ứng với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, sự điều chỉnh hợp lý từ năm 2011 đến năm 2022 góp phần tăng cường mở cửa thị trường và thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu Thu cân đối xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng từ thực hiện cam kết cắt giảm thuế suất của Việt Nam trong các hiệp định thương mại Tuy nhiên, nguồn thu này được bù đắp bằng cách thực hiện các biện pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia ổn định và bền vững

Kết quả phân tích định lượng tác động của các yếu tố qua mô hình VECM cho thấy trong ngắn hạn, thu cân đối xuất nhập khẩu có tác động ngược chiều đến Độ mở thương mại, từ đó tác động gián tiếp thuận chiều đến tính bền vững ngân sách nhà nước Trong dài hạn, các yếu tố đều tác động tích cực đến tính bền vững ngân sách nhà nước theo mức quan trọng lần lượt là thu cân đối xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và độ mở thương mại Từ đó, các đề xuất bao gồm cải thiện nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và kiểm soát lạm phát để đảm bảo tính bền vững ngân sách nhà nước Kết luận đã được lượng hóa này là một phát hiện mới của Luận án so với những nghiên cứu trước

7 Bố cục của luận án

Luận án được kết cấu bao gồm 4 chương chính:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu tính bền vững ngân sách nhà nước

Chương 3: Thực trạng tính bền vững của ngân sách nhà nước và tác động từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2022

Chương 4: Định hướng chính sách và kiến nghị đảm bảo tính bền vững ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố trong và ngoài nước

về tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tính bền vững ngân sách nhà nước Tính bền vững ngân sách nhà nước là vấn đề được tập trung nghiên cứu từ những năm 1980 Về nội dung tính bền vững ngân sách, David Gruen và Duncan Spender (2012) nhấn mạnh đến các khoản nợ dự phòng, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính bền vững ngân sách Trong khi đó, Steve Onyeiwu (2022) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững ngân sách Evan Tanner (2013) giới thiệu khái niệm, phương pháp và các vấn đề liên quan đến tính bền vững ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong bối cảnh của thế kỷ 21 Peter Newell (2022) đánh giá tính bền vững trong mối quan hệ đòi hỏi sự tái cân bằng giữa tài chính công

và tư nhân, đồng thời lồng ghép tài chính vào các khuôn khổ kiểm soát xã hội Andrew Hughes Hallett (2008) nghiên cứu sự linh hoạt trong chính sách tài khóa kết hợp tính độc lập trong chính sách tiền tệ hướng tới bền vững tài khóa Theo Manel Anteloa và David Peónb (2013), đánh giá tính bền vững thể hiện mục tiêu ổn định nợ công và tăng trưởng GDP Về tiêu chí đánh giá tính bền vững, Europe Commission (2020) phân tích tính bền vững ngân sách tại 26 quốc gia bộ tiêu chí riêng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Theo IMF (2000) phân tích tính bền vững ngân sách trong bối cảnh trung hạn thông qua các chỉ số Nợ công/GDP và các chỉ số thu thuế Ngoài ra, WorldBank (1996) và WorldBank (1999) đề xuất các mức ngưỡng

đo lường tính bền vững ngân sách qua các chỉ số Nợ/xuất khẩu, Nợ/Thu ngân sách, Nghĩa vụ nợ/xuất khẩu Michael Bräuninger (2005) phân tích tác động của

nợ công đến tăng trưởng nội sinh theo mô hình thế hệ chéo Về yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững ngân sách, Lê Thị Diệu Huyền (2020) nghiên cứu quy mô nợ công, khả năng xảy ra khủng hoảng nợ, ảnh hưởng đến tính bền vững Võ Trí Thành (2019) đưa ra kết quả rằng tại Việt Nam, nguồn thu từ thuế đang có xu hướng giảm trong khi chi ngân sách đang có xu hướng tiếp tục tăng, đe dọa đến tính bền vững ngân sách ngân sách nhà nước

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về thu cân đối xuất nhập khẩu và tác động thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước

Đánh giá tác động của thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đến ngân sách nhà nước, Przemyslaw Kowalski (2005) nghiên cứu mô hình bảo hộ thuế quan toàn cầu và tác động cải cách cắt giảm thuế quan đối với nguồn thu ngân sách với mẫu bao gồm

24 quốc gia đang phát triển Udo Kreickemeier and Pascalis Raimondos-Moller (2006) xem xét thuế xuất nhập khẩu cùng với các mức thuế khác trong bối cảnh mở

Trang 9

cửa thương mại và hội nhập quốc tế Yll Mehmetaj và Nagip Skenderi (2019) đánh giá sự tham gia của thu hải quan trong tổng thu và các khía cạnh khác của đặc điểm tài khóa Qazi Masood Ahmed và cộng sự (2001) đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài trong dài hạn thông qua chính sách thuế hải quan, hạn ngạch hướng tới tăng trưởng kinh tế và mở rộng hoạt động xuất khẩu tại một số quốc gia châu Á Nghiên cứu của Kwabena Asomanin Anaman và Kwame Adjei-Mantey (2016) tập trung vào giả thuyết thâm hụt đôi (twin deficits hypothesis) ở Ghana từ năm 1980 đến 2014

Đánh giá tác động của thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đến ngân sách nhà nước, Phan Hữu Nghị (2018) đánh giá khá rõ tình hình ngân sách Việt Nam, tình hình thu cân đối xuất nhập khẩu và tính bền vững các nguồn thu này trong giai đoạn 2006 -

2016 Mai Thị Vân Anh (2014) đã nghiên cứu về vai trò của thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu trong tạo nguồn thu ngân sách, đặc biệt là trong ngữ cảnh hội nhập kinh tế

1.2 Tổng hợp đánh giá tổng quan nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Tổng hợp đánh giá tổng quan nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án với phạm vi, nội dung nghiên cứu đã giải quyết được một phần những vấn đề có liên quan Các công trình nước ngoài nghiên cứu cụ thể và đa dạng về tính bền vững ngân sách qua thu thuế, chi ngân sách tác động đến khả năng trả nợ công, nợ dự phòng, nợ tiềm tàng Trong khi đó, các công trình nghiên cứu trong nước tuy nghiên cứu chủ yếu trên các khía cạnh như thâm hụt/thặng dư ngân sách hàng năm, khả năng xảy ra khủng hoảng nợ công và khả năng trả nợ nước ngoài theo ngưỡng quốc tế

Nghiên cứu về tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đối với tính bền vững ngân sách nhà nước, trong bối cảnh bảo hộ thương mại và mở cửa hợp tác thương mại quốc tế, cung cấp cái nhìn rộng lớn và chi tiết về tác động của các yếu tố này Các nghiên cứu nước ngoài cụ thể hóa vấn đề bằng cách xem xét cắt giảm thuế quan,

độ co giãn của cầu xuất khẩu và cầu nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, cũng như ảnh hưởng của cấu trúc thu hải quan và chính sách thu hải quan đối với khả năng trả nợ nước ngoài và tính bền vững Trong khi đó, nghiên cứu trong nước tập trung vào tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu trong bối cảnh của tổng thu ngân sách và các điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu

và tăng trưởng kinh tế, gián tiếp ảnh hưởng đến tính bền vững ngân sách nhà nước

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài

Khoảng trống về mặt lý luận:

Các nghiên cứu trước đây về tính bền vững ngân sách nhà nước đã tập trung vào việc đề xuất các tiêu chí đánh giá cơ bản, tập trung vào cơ cấu thu, khả năng tài

Trang 10

trợ và nhiệm vụ chi từ ngân sách Tuy nhiên, chưa có đàm phán đầy đủ về khả năng chi trả nợ nước ngoài, một yếu tố quan trọng trong bền vững ngân sách

Trong khi đó, các nghiên cứu cũng chưa thực sự đàm phán sâu rộng về tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đối với chỉ số Nợ công/Thu NSNN Việc này là quan trọng để hiểu rõ hơn về tương quan giữa cân đối xuất nhập khẩu và tình hình nợ công, đặc biệt là trong ngữ cảnh các biến số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát và độ mở thương mại

Vấn đề này không chỉ làm nổi bật sự quan trọng của việc nghiên cứu thêm về khả năng chi trả nợ nước ngoài trong bền vững ngân sách mà còn đặt ra yêu cầu về sự

bổ sung lý luận và phương pháp nghiên cứu để giải quyết khoảng trống hiện tại trong kiến thức khoa học Điều này sẽ giúp cung cấp thông tin chi tiết và chính xác hơn để

hỗ trợ quyết định chính sách và quản lý ngân sách nhà nước một cách hiệu quả

Khoảng trống về mặt thực tiễn:

Các nghiên cứu trước nghiên cứu tính bền vững ngân sách từ năm 2020 về trước và tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước trong giai đoạn từ năm 2018 về trước Đối diện với nền kinh tế đang chuyển động và biến động nhanh chóng, nghiên cứu về tính bền vững ngân sách trước năm

2020 và tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước trong giai đoạn trước năm 2018 đã tạo ra một khoảng trống về mặt thực tiễn Đặc biệt, tình hình kinh tế Việt Nam đang trải qua những biến động phức tạp, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch năm 2021 Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế mà còn tạo ra môi trường hợp tác quốc tế đang chuyển biến nhanh chóng Điều này tạo khoảng trống phân tích thực trạng xu hướng thu cân đối xuất nhập khẩu, tính bền vững ngân sách nhà nước và tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước, với mối quan hệ với một số yếu tố vĩ

mô, trong bối cảnh mới của nền kinh tế Ngoài ra, định hướng cụ thể cần được đề cập, đặt ra những câu hỏi về hành động cần thực hiện để đảm bảo tính bền vững của ngân sách quốc gia đến năm 2025, đồng thời hướng đến tầm nhìn năm 2030 và những năm tiếp theo

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, luận án đã tìm hiểu và khái quát tình hình nghiên cứu trong

và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án theo hai nội dung nghiên cứu về tính bền vững ngân sách nhà nước và thu cân đối xuất nhập khẩu cùng tác động của nguồn thu này đến tính bền vững ngân sách nhà nước Từ đó, luận án đã xác định khoảng trống

để tiếp tục thực hiện nghiên cứu

Trang 11

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

TÁC ĐỘNG CỦA THU CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN TÍNH

BỀN VỮNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1 Khái quát về tính bền vững của ngân sách nhà nước

2.1.1 Các vấn đề chung về Ngân sách nhà nước

Theo Bài giảng Tài chính công (2021) - Đại học Kinh tế Quốc dân: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

Ngân sách nhà nước có vị trí và vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao của mỗi quốc gia Vai trò của NSNN luôn gắn bó mật thiết với chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ Vai trò của ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

Ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu phân bổ các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững

Ngân sách nhà nước là công cụ tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát

Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề đời sống và xã hội

Ngân sách nhà nước là công cụ củng cố bộ máy quản lý Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia

NSNN là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế

Cân đối NSNN là mối quan hệ giữa các nguồn thu mà cơ quan nhà nước mỗi quốc gia huy động được, tập trung vào NSNN trong thời gian nhất định, thường là một năm, và

sự phân phối, sử dụng các nguồn thu ngân sách nhằm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu trong năm Cân đối NSNN là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế

xã hội trong thời gian quy định Cân đối NSNN phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một năm tài khóa, thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và chi

2.1.2 Tính bền vững của ngân sách nhà nước

Đa số các nhà kinh tế hiểu khái niệm: “Tính bền vững NSNN của một quốc gia

là khả năng ngân sách của một quốc gia có thể duy trì được vị thế ngân sách của mình trong trung và dài hạn mà không làm tăng quá mức gánh nặng nợ của Chính phủ và tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai”

Trang 12

Tính bền vững thu NSNN là thuộc tính của tính bền vững NSNN mà tại đó các nhu cầu chi tiêu từ NSNN được đáp ứng và vẫn đảm bảo nhu cầu chi trong dài hạn trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng bền vững Tính bền vững của thu NSNN không phải là vấn đề tự thân của hệ thống thu NSNN mà là vấn đề có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế bền vững nói chung Tóm lại, thu ngân sách nhà nước bền vững là nguồn thu tăng trưởng liên tục trong dài hạn, phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế và ít bị tác động mạnh từ các yếu tố bên ngoài

Tính bền vững chi NSNN thể hiện qua quy mô chi so với GDP, là chỉ tiêu đánh giá khả năng cân đối nguồn lực chi với mức động viên thu ngân sách nhà nước Quy

mô chi ngân sách nhà nước trên cơ sở động viên thu NSNN và động viên phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, khi tăng quy mô chi ở mức cao so với GDP trong dài hạn, nguồn thu và nguồn vốn vay không được sử dụng hiệu quả, trong khi gánh nặng vay

nợ làm tăng thêm rủi ro cho nền kinh tế, dẫn đến áp lực gia tăng lạm phát, lãi suất, tỷ giá, gây ra sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô

Tính bền vững ngân sách nhà nước thể hiện qua bội chi ngân sách nhà nước,

nợ công và nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ của một quốc gia

Yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững ngân sách nhà nước bao gồm yếu tố định tính: Hệ thống thu, chi ngân sách nhà nước, Thể chế chính sách và hoạt động quản lý, Gia nhập các tổ chức và thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế Yếu tố định lượng: Tăng trưởng kinh tế, Lạm phát, Độ mở thương mại

Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của NSNN: Khả năng tài trợ của thuế và các khoản thu NSNN khác cho chi thường xuyên; Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; Các chỉ tiêu về nợ công; Các chỉ tiêu về nợ nước ngoài

2.2 Thu cân đối xuất nhập khẩu

2.2.1 Khái niệm và cơ cấu thu cân đối xuất nhập khẩu

Quan niệm thu cân đối xuất nhập khẩu (CĐXNK) được đặt ra nhằm đánh giá chính xác tỷ trọng và tác động của nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đối với cán cân ngân sách cũng như hiệu quả nguồn thu đối với nền kinh tế Có thể hiểu, thu cân đối xuất nhập khẩu là tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trừ đi số hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu

Ý nghĩa của nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu:

Thứ nhất, nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thứ hai, nguồn cân đối xuất nhập khẩu là nguồn thu góp phần thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước

Thứ ba, nguồn thu này không chỉ vừa thực hiện nhiệm vụ chi tiêu ngân sách

mà còn thực hiện điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu

Trang 13

Cơ cấu thu cân đối xuất nhập khẩu: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Thuế Tiêu thụ đặc biệt hàng hóa xuất nhập khẩu; Thuế Bảo vệ môi trường hàng hóa xuất nhập khẩu; Thuế Giá trị gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu; Phí và lệ phí

Chỉ tiêu đánh giá thu cân đối xuất nhập khẩu: Thu cân đối xuất nhập khẩu / tổng thu NSNN; Tỷ trọng các sắc thuế trong cơ cấu thu CĐXNK; Thu thuế xuất khẩu / Kim ngạch xuất khẩu; Thu thuế nhập khẩu / Kim ngạch nhập khẩu

2.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới thu cân đối xuất nhập khẩu

Nhân tố ảnh hưởng tới thu cân đối xuất nhập khẩu bao gồm: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu; Thuế suất; Tỷ giá hối đoái; Dự toán thu NSNN từ ngành hải quan; Các yếu tố khác như thể chế, gia nhập các tổ chức quốc tế, thực hiện các hiệp định thương mại, gian lận thuế

2.3 Tác động của nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu tới tính bền vững của ngân sách nhà nước

2.3.1 Cơ sở xây dựng mô hình định lượng

Mối quan hệ giữa thu cân đối xuất nhập khẩu và tính bền vững ngân sách được tác giả dựa trên mục tiêu giải quyết đánh giá tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước với mong muốn mô hình có thể giải thích tác động này trong dài hạn, với các yếu tố truyền dẫn là tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại được mô tả như Sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu

đến tính bền vững ngân sách nhà nước 2.3.2 Biến nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Nợ công/Thu ngân sách nhà nước - Public Debt/Government Revenue (lnPDe_GRev): là một chỉ số được sử dụng để đánh giá, đo lường tính bền vững ngân sách nhà nước

Tốc độ tăng thu cân đối xuất nhập khẩu (lnCDXNK): tốc độ tăng thu cân đối xuất nhập khẩu tác động thuận chiều đến nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần giảm thâm hụt ngân sách, tăng khả năng trả nợ, ảnh hưởng tích cực đến tính bền vững NSNN

Tăng trưởng kinh tế (lnGDP): là biến phản ánh sự ảnh hưởng tình trạng kinh tế trong nước đến khả năng trả nợ nước ngoài, đảm bảo tính bền vững ngân sách nhà nước

Biến kiểm soát:

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w