1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

 Chi phí năm trước và chi phí năm nay2.2 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH : 2.2.1 Khái niệm và phân loại giá thành : 2.2.1.1 Khái niệm : Theo từ điển thuật ngữ tài chính, tín dụn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đãchính thức tham gia vào một môi trường WTO đầy năng động và thách thức.Mộtdoanh nghiệp(DN) muốn tồn tại và phát triển DN phải tự tìm cho mình hướng đi thíchhợp và cung cách quản lý tốt nhất Điều này thể hiện ở chỗ nhạy bén phát hiện rahướng kinh doanh và xác định phạm vi quy mô tối ưu, khéo léo và hòa hợp nhanhchóng thích nghi với thị trường và biết đưa ra những quyết định đúng lúc.DN phải đảmbảo khả năng kiểm soát và quản lý chặt chẽ các khoản chi phí sản xuất để góp phầnvào việc xác định đúng giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường.Đây là mối quan tâm hàng đầu của các DN

Hạch toán giá thành là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thờicũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện công tácquản lý các DN Đây cũng là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán tại

DN Do đó, việc đảm bảo hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặcđiểm hình thành và phát sinh chi phí ở DN là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quátrình hạch toán ở các DN

Trang 2

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

1.1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN:

1.1.1.1 Công ty Cổ Đạm và Hóa Chất Dầu Khí (PVFCCo) :

Công ty Cổ phần Phân Đạm và Hóa chất Dầu Khí là đơn vị thành viên, hạch toán

độc lập thuộc Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, có tư cách pháp nhân, Công tyđược cổ phần hóa theo Nghị Định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004

Thông tin sơ lược về Công ty:

- Tên công ty : Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí.

- Tên tiếng Anh: Petrovietnam Fertilizer and Chemical Joint Stock Company.

- Tên viết tắt : PVFCCo.

- Số Giấy phép đăng ký kinh doanh: 4103007696 – do Sở kế hoạch và Đầu tư TP

HCM cấp ngày 31/08/2007.

- Vốn điều lệ của công ty: 3.800.000.000.000 đồng.

- Số lượng cán bộ công nhân viên: 1040 người (30/06/2009)

 Tiếp nhận và vận hành Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ,Cà Mau

 Sản xuất, kinh doanh phân đạm, amôniắc lỏng, khí công nghiệp, các sản phẩmhóa chất khác có liên quan

 Xuất nhập khẩu phân đạm, các nguyên liệu để sản xuất phân đạm và các sảnphẩm hóa chất khác

 Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân đạm và các sảnphẩm hóa chất khác có liên quan

Trang 3

 Kinh doanh điện (bán điện dư từ Nhà máy điện khí công suất 21MW thuộc Nhàmáy sản xuất phân đạm Phú Mỹ).

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giao

1.1.1.2 Quá trình phát triển nhà máy Đạm Phú Mỹ:

Nhà máy Đạm Phú Mỹ được khởi công xây dựng vào ngày 12/03/2001, chính thứcbàn giao và đưa vào sử dụng từ ngày 21/09/2004

Nhà máy Đạm Phú Mỹ có vốn đầu tư 370 triệu USD, diện tích 634.595,35m2,được đặt tại Khu Công Nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất Amôniac của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch)

và công nghệ sản xuất Urê của hãng Snamprogetti (Italy) với công suất 1.350 tấnAmoniac/ngày (tương đương 422.598 tấn/năm), và 2.200 tấn urea/ngày (tương đương740.000 tấn Urê/năm) Đây là các công nghệ hàng đầu thế giới về sản xuất phân đạmvới dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí, đầu

ra là Amoniac và Urê Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng vàhơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất, kể cả lưới điện quốc gia có

sự cố

Nhà máy luôn được vận hành ổn định đạt 100% công suất với đội ngũ vận hànhkhoảng 800 người, hoàn toàn là người Việt Nam Trong đó số lượng vận hành ở cácCụm Công nghệ chủ yếu là 400 người, 400 người còn lại là ở các bộ phận chưa cơ giớihoá như đóng bao hoặc bộ phận Quản lý, Bảo vệ Tính đến cuối tháng 6/2009 Nhàmáy Đạm Phú Mỹ đã sản xuất được gần 3.000.000 tấn đạm Urê, hơn 100.000 tấnamoniac dư Sự xuất hiện của Đạm Phú Mỹ đã có những tác động tích cực đến thịtrường phân bón trong nước Với mức giá bán luôn được điều chỉnh kịp thời, phù hợpvới diễn biến giá cả ở thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo sảnxuất – kinh doanh có hiệu quả

1.1.2 Nhiệm vụ của nhà máy:

BẢNG 1.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

Doanh thu thuần (VNĐ) 3.896.730.000.000 4.216.140.000.000Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 1.100.000.000.000 1.300.000.000.000

Nguồn: Công ty chứng khoán Ngân hàng Á châu ACBs

1.2 NHIỆM VỤ QUY MÔ SẢN XUẤT

1.2.1 Chức năng.

 Sản xuất kinh doanh phân đạm, Amoniac và các sản phẩm hóa chất khác có liênquan

 Quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy

 Đảm bảo ổn định chất lượng, an toàn công nghệ và an toàn lao động

 Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm

Trang 4

 Phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm

 Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trong nước& quốc tế

1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất.

 Tổ chức sản xuất khép kín

 Qui trình công nghệ hiện đại

 Qui mô sản xuất lớn

 Cơ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ

 Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật tay nghề cao

1.2.3 Quy trình công nghệ.

SƠ ĐỒ 1.1 KHỐI MÔ TẢ CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP AMONIAC

SƠ ĐỒ 1.2 KHỐI MÔ TẢ CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP URÊ

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.

Bộ phận chuyển hóa CO

Bộ phận tách CO2

Bộ phận Mêtan Hóa

Chu trình tổng hợp Amôniac

NH3

Tổng hợp và thu hồi Urê ở áp suất cao

Tinh chế và thu hồi ở

áp suất trung bình và thấp

Cô đặc chân không

Trang 5

A.Bộ máy quản lý nhà máy.

Trang 7

B.SƠ ĐỒ 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

Nguồn: Phòng kế toán TK

1.3.2 Nhiệm vụ chức năng quản lý trong từng bộ phận.

Nhà máy hoạt động dưới sự dưới sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc

nhà máy – kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, tham mưu cho Giám đốc là Phó Giám đốc nội chính, Phó Giám đốc vận hành sản xuất, Phó Giám đốc bảo dưỡng và Kế toán trưởng

Nhà máy có 18 đơn vị, gồm: 11 phòng, 1 đội và 6 phân xưởng Trong đó có 4phân xưởng chính: Xưởng Amoniăc, Xưởng Urê, Xưởng Phụ trợ và Xưởng Điện

Xưởng Amoniăc: (Bản quyền công nghệ Haldor Topsoe – Đan Mạch) :

- Cụm khử lưu huỳnh

- Cụm thiết bị tinh chế khí (Refoming)

- Cụm thiết bị chuyển hóa CO (nhiệt độ cao và thấp)

Công suất phân xưởng Amôniắc: 1.350 tấn NH3/ngày và 1.650 tấn CO2/ngày

Xưởng Urê : (Bản quyền công nghệ của Snamprogetti – Italia) :

Phó phòng Tài chính, kế toán, kiểm

toán

Phó phòng Thương mại, TSCĐ, HĐKT

Kế toán bán hàng – Thành phẩm

KT thuế - kiêm Thủ quỹ

KT bán hàng

KT bán hàng

KT thành phẩm

KT thành phẩm

KT vật tư, CCDC

KT vật tư, CCDC

KT TSCĐ &

ĐT XDCB

KT vật tư, CCDC

KT vật tư, CCDC

Trang 8

- Cụm thiết bị tổng hợp và thu hồi Urê ở áp suất cao

- Cụm thiết bị tinh chế và thu hồi Urê ở áp suất trung bình

- Cụm thiết bị cô đặc chân không

- Tháp tạo hạt: Cụm thiết bị máy nén CO2 – Sản xuất tại Nhật Bản

Công suất sản xuất Urê (thiết kế/thực): 2.385/2.200 tấn Urê/ngày

Xưởng điện :

- Công suất thiết kế: 21 MW

- Công suất thực: 20 MW

Nước sản xuất : GE/Nouvo Pignone - Italia

Xưởng Phụ Trợ trực tiếp và gián tiếp :

- Hệ thống sản xuất hơi

- Cụm thiết bị sản xuất nước khử khoáng

- Cụm thiết bị sản xuất nước thô và sinh hoạt

- Cụm thiết bị sản xuất nước sông làm mát

- Cụm thiết bị sản xuất khí nén và khí điều khiển

- Cụm thiết bị sản xuất Nitơ

- Kho chứa và đóng bao urê

- Kho chứa Amôniắc

1.4 HÌNH THỨC GHI SỔ KẾ TOÁN

Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ

Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do bộ tài chính ban hành ngày20/03/2006

Trang 9

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được thể hiện

qua sơ đồ sau:

:

Chứng từ kế toán

chứng từ kế toán các loại

Sổ thẻ

kế toán chi tiết

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra

Ghi chú:

Trang 10

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ:

2.1 KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT :

2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thựchiện quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo ra sản phẩm

Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vậthóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Chi phí sản xuất phát sinhmột cách khách quan, nó luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất và gắn liền với sự

đa dạng, sự phức tạp của từng loại hình sản xuất kinh doanh

PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT :

2.1.2 Phân loại

2.1.2.1 Phân loại theo yếu tố chi phí (Nội dung kinh tế) :

 Chi phí nguyên vật liệu

 Chi phí nhân công

 Chi phí khấu hao tài sản cố định

 Chi phí dịch vụ mua ngoài

 Chi phí khác bằng tiền

2.1.2.2 Phân loại theo khoản mục chi phí :

Chi phí sản xuất sản phẩm được quy định bao gồm 3 khoản mục :

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Chi phí nhân công trực tiếp

 Chi phí sản xuất chung

Trong đó, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và khoản mục chi phí sản xuất

chung có thể được chi tiết hóa thành nhiều khoản mục khác nhau để phù hợp với

điều kiện hạch toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanhnghiệp

2.1.2.3 Phân loại khác :

Ngoài 2 cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại thành :

 Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi

 Chi phí cơ bản và chi phí chung

 Chi phí bất biến và chi phí khả biến

 Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước

 Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

 Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất

Trang 11

 Chi phí năm trước và chi phí năm nay

2.2 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH :

2.2.1 Khái niệm và phân loại giá thành :

2.2.1.1 Khái niệm :

Theo từ điển thuật ngữ tài chính, tín dụng của Bộ Tài Chính :

“Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu,

động lực, khấu hao Tài sản cố định và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm,

một đơn vị công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối

tháng”

2.2.1.2 Đặc trưng của giá thành sản phẩm :

 Bản chất của giá thành là chi phí – chi phí có mục đích – được sắp xếp

theo yêu cầu của nhà quản lý

 Giá thành thể hiện mối tương quan giữa chi phí với kết quả đạt được

trong từng giai đoạn nhất định

2.2.1.3 Phân loại giá thành sản phẩm :

a Phân loại theo thời điểm xác định :

Giá thành kế hoạch : là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh

doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế

hoạch

Giá thành định mức : là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh

doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

Mối quan hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức :

Giá thành kế hoạch = Giá thành định mức × Tổng sản phẩm theo kế hoạch

Giá thành thực tế : là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc

chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất

kinh doanh thực tế đạt được

b Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành :

Giá thành sản xuất : là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng

công việc, sản phẩm hoàn thành Trong doanh nghiệp sản xuất thì giá thành

sản xuất là bao gồm tổng 3 khoản mục chi phí

=>Chi phí NVL trực tiếp,CP nhân công TT,CP SXC

Giá thành toàn bộ (Giá thành tiêu thụ) : là toàn bộ chi phí phát sinh liên

quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu

thụ xong sản phẩm

2.2.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành :

Giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại DN

Trang 12

2.3 NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ 2.4 THÀNH SẢN PHẨM :

 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất: xác định đối tượng hạch toán giá thành, tổchức hệ thống chứng từ sổ sách để ghi nhận các chi phí phát sinh, sản lượng sảnphẩm, vận dụng phương pháp tính giá thành phù hợp

 Cung cấp thông tin về giá thành cho các bộ phận có liên quan

 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đưa ra các giải pháp hạ giáthành

 Đối chiếu số liệu với kế hoạch để phân tích tình thực hiện giá thành

2.4.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất :

Xác định nơi phát sinh chi phí, nơi chịu chi phí-> đối tượng hạch toán chi phísản xuất có thể là :

 Từng phân xưởng sản xuất

 Từng đơn đặt hàng

 Từng giai đoạn sản xuất

 Từng nhóm hoặc từng loại sản phẩm được sản xuất

2.4.2 Đối tượng tính giá thành :

Là xác định phạm vi, giới hạn cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thànhsản phẩm, để xác định đối tượng tính giá thành thì phải dựa vào các yếu tố như:đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm sản phẩm,yêu cầu quản lý, đối tượng tính giá thành có thể là:

 Sản phẩm hoàn thành

 Bán thành phẩm

 Chi tiết sản phẩm

 Đơn đặt hàng

Kỳ hạn tính giá thành sản phẩm: Kỳ tính giá thành sản phẩm tùy thuộc vào

chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN là:tháng,quí,năm

Quy trình tính giá thành sản phẩm : quy trình cơ bản bao gồm 4 bước:

 Tập hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung

 Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh, phân bổ các các đối tượng chịu chi phíkhác nhau

 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

 Tính giá thành sản phẩm

2.5 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG :

2.5.1 Khái niệm sản phẩm dở dang :

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang dang dở trên dâychuyền sản xuất, hoặc ở các phân xưởng sản xuất

Trang 13

2.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang :

Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc cần phải thực hiện trước khi xác định giáthành sản phẩm

2.5.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính :

Phương pháp này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp mà chi phí nguyênvật liệu phát sinh cấu thành nên giá thành chiếm tỷ trọng lớn, trong đó nguyên vật liệuchính chiếm cao hơn 70% trong giá thành sản phẩm

SLSPHTNK + SLSPDDCK

CPSPDDCK : Chi phí NVL chính của sản phẩm dở dang cuối kỳ

CPSPDDĐK : Chi phí NVL chính của sản phẩm dở dang đầu kỳ

CPNVLCPS :Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ

SLSPHTNK :Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho (Thành phẩm)

SLSPDDCK :Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.5.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

Tương tự như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vậtliệu chính, là tính không tính chi phí chế biến cho sản phẩm dở dang mà tính vào sảnphẩm hoàn thành trong kỳ

 Chi phí vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu trong quá trình sản xuất :

SLSPHTNK + SLSPDDCK CPNVLTTPS :Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ

 Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào trong quá trình sản xuất :

CPSPDDCK = CPNVLCDDCK (1) + CPNVLPDDCK (2)

CPNVLCDDCK : Chi phí NVL chính dở dang cuối kỳ

CPNVLPDDCK : Chi phí NVL phụ dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang theo phương pháp này là chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí chếbiến

CPSXDDCK = CPVLTTDDCK + CPCBDDCK

Trang 14

CPVLTTDDCK : Chi phí vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ

CPCBDDCK : Chi phí chế biến dở dang cuối kỳ

Chi phí chế biến dở dang cuối kỳ bao gồm :

Chi phí nhân công trực tiếp dở dang cuối kỳ (CPNCTTDDCK) :

SLSPHTNK + SLSPHTTĐ

Chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ (CPSXCDDCK) : CPSXCDDCK = SLSPHTNK + SLSPHTTĐ CPSXCDDĐK+ CPSXCPS × SLSPHTTĐ 2.5.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch :

Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có xây dựng giáthành kế hoạch Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuấtđịnh mức cho 1 đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng

Giá trị SP

dở dangcuối kỳ

=

Số lượng SP

dở dang cuốikỳ

×

Chi phí SXtheo kếhoạch

× Tỷ lệ hoànthành SPDD

2.6 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM :

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức để kế toán tính được tổng giáthành và giá thành đơn vị chi sản phẩm Cách tính như sau:

Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ (*)

Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ(*) Giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ:

= Chi phí sản xuất

dở dang đầu kỳ +

Chi phí sản xuấtphát sinh trong kỳ -

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

2.6.1 Tính giá thành theo phương pháp phân bước :

Phương pháp này được áp dụng đối với những DN có quy trình sản xuất phức tạp,quá trình chế biến sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo một thứ tựnhất định để có được sản phẩm hoàn chỉnh

Khi thực hiện phương pháp phân bước thì đối tượng hạch toán chi phí phải được

tổ chức chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất hoặc từng giai đoạn công nghệ trongquá trình tạo nên thành phẩm Tùy theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêucầu của công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương pháp tínhgiá thành bán thành phẩm (Phương pháp tính kết chuyển tuần tự) và không tính giáthành bán thành phẩm (Phương pháp kết chuyển song song)

2.6.2 Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp) :

Trang 15

Phương pháp này áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp có quy trình sản xuấtgiản đơn, chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sảnxuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang.

Giá thành SP

hoàn thành =

CPSX dởdang đầu kỳ +

CPSX phátsinh trong kỳ -

Các khoản làmgiảm trừ chi phí -

CPSX dở dangcuối kỳ

Giá thành đơn vị

Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ

Số lượng SP hoàn thành trong kỳ

Các phương pháp tính toán trong phương pháp giản đơn :

2.6.2.1 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ :

Áp dụng trong trường hợp trong 1 quá trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩmchính, vừa cho sản phẩm phụ Do đó cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏitổng chi phí để xác định giá thành sản phẩm chính (trong trường hợp sản phẩm phụkhông phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu).Tổng giá thành

SP hoàn thành

trong kỳ

=

CPSX dởdang đầukỳ

+ CPSX phátsinh trong kỳ -

CPSX dởdang cuối kỳ -

Giá trị SPphụ thuđược

2.6.2.2 Phương pháp hệ số :

Áp dụng trong trường hợp cùng 1 quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loạisản phẩm chính, tuy nhiên không thể theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sảnphẩm Do đó để xác định giá thành cho sản phẩm chính cần phải quy đổi ra 1 loạisản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số được định sẵn

2.6.2.3 Phương pháp tỷ lệ :

Tương tự như phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm chính khôngxác lập một hệ số quy đổi Để xác định tỷ lệ, người ta có thể sử dụng nhiều tiêuthức khác nhau như: Giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọnglượng sản phẩm,…

2.6.2.4 Phương pháp liên hợp :

Phương pháp này thường được áp dụng trong quy trình sản xuất vừa tạo ranhiều loại sản phẩm chính, có cả sản phẩm phụ Để xác định được giá thành từngloại sản phẩm trong trường hợp này, cần phải kết hợp giữa phương pháp hệ số(hoặc phương pháp tỷ lệ) với phương pháp loại trừ

Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng :

Vận dụng phương pháp này trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếchoặc sản xuất hàng loại nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua, việc tổ chức kế toánchi phí phải đựơc chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toántrực tiếp vào từng đơn đặt hàng, còn chi phí phục vụ và quản lý sản xuất được theo

Trang 16

dõi theo phân xưởng, cuối tháng mới được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theotiêu thức phù hợp.

Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầuthực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹthuật được thoả thuận trong hợp đồng sản xuất

Trang 17

CHƯƠNG 3:

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ.

3.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT :

3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

3.1.1.1 Nội dung phản ảnh :

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm :621(Chính & phụ), nhiên liệu sử

dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm.Nguyên vật liệu DN có thể tự sản xuất rađưa vào sử dụng, hoặc mua từ bên ngoài.Giá trị nguyên nhiên vật liệu thôngthường chiếm giá trị cao trong giá thành sản phẩm, việc quản lý và sử dụng nguyênvật liệu hợp lý sẽ giúp DN kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả, góp phần hạthấp giá thành sản phẩm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo đối tượng hạch toán chi phí.Khi một lượng nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phíthì kế toán phải phân bổ theo một tiêu thức thích hợp

3.1.1.2 Các loại nguyên vật liệu sử dụng :

Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất tại nhà máy:

- Nguyên vật liệu chính : Khí

- Vật liệu phụ : vật tư, hóa chất

- Nhiên liệu : Xăng, dầu

Trang 18

Sổ chi tiết tài khoản 621

 62101 “CP nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng Điện”

 62102 “CP nguyên vật liệu trực tiếp xưởng Amoniac”

 62103 “CP nguyên vật liệu trực tiếp xưởng Urê”

 62104 “CP nguyên vật liệu trực tiếp xưởng sản phẩm”

 62108 “CP nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng khác”

Các phân xưởng khác trong tài khoản 62108 bao gồm :Phòng tự độnghóa,xưởng bảo dưỡng (gia công cơ khí,cơ khí hiện trường),xưởng phụ trợ

154

Xuất kho sử

Mua về đưa vào dùng

ngay

Kết chuyển vào Tài khoản tính giá thành

Trang 19

BẢNG BIỂU 3.1 Phiếu xuất kho vật tư

CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ Địa chỉ : KCN Phú Mỹ 1 – TT Phú Mỹ - Huyện Tân Thành – Tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu Tel : 064 921468 Fax : 064 921476

PHIẾU XUẤT KHO VẬT TƯ

Ngày 10 tháng 06 năm 2009

(Liên 2 : Lưu tại phòng KT-TK)

Họ và tên người nhận hàng : Nguyễn Thanh Hải

Bộ phận : Xưởng sản phẩm

Diễn giải : Xuất theo yêu cầu

Xuất tại kho :Cơ khí

Tài khoản đối ứng :

Yêu cầu cấp vật tư số : 05/CPVT

Yêu cầu được duyệt

Thực xuất

Phụ kiện kèm theo : Photo sensor

Trang 20

CN CTY CP PHÂN ĐẠM VÀ HÒA CHẤT DẦU KHÍ – NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ KCN Phú Mỹ - Huyện Tân Thành – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

PHIẾU XUẤT KHO

Số: 07120087Ngày 30 tháng 06 năm 2009

(Đính kèm Phiếu xuất của bộ phận kho)

Người nhận hàng : Nguyễn Thanh Hải

Đơn vị : 1.100496 – Nguyễn Thanh Hải

1 CK02 PT.05.004326 – Đầu máy

khâu bao NewLong DS-9C 62104 1524 Cái 2,00

65 528340,00 131 056 680-

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 21

BẢNG BIỂU 3.3Tình hình sử dụng nguyên, nhiên vật liệu tại nhà máy - Quý II/

2009 :

CN CTY CP PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ - NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ

SỔ CÁI TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN 152 - NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU

Từ ngày 1/04/2009đến 30/06/2009Chứng từ ghi sổ

Diễn giải

TKđốiứng

Trang 22

BẢNG BIỂU 3.4 Sổ chi tiết tài khoản 62101- Chi phí NVLTT PX Điện

CN CTY CP PHÂN ĐẠM & HÓA CHẤT DẦU KHÍ – NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN 62101 - CHI PHÍ NVLTT PX ĐIỆN

QUÝ II/2009

Diễn giải

TK đối ứng

Số phát sinh Ngà

Ng ày

Hạch toán tiền khí tháng

6.358.974

704 30/0

Năm 2008, công ty chính thức ký kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam Hợp

đồng bán điện Trước đó, nguồn điện dư được hòa lên mạng lưới điện từ tháng

9/2007 với công suất khoảng 2000MW/tháng

Trang 23

BẢNG BIỂU 3.5Tỷ trọng sản lượng điện trong doanh thu :

Doanhthu(Tỷđồng)

Tỷ trọng(%)

Sảnlượng(MWh)

Doanh thu(Tỷ đồng)

Tỷ trọng(%)

Nguồn: Bản cáo bạch Cty CP phân đạm & hóa chất Dầu khí

BẢNG BIỂU 3.6: Sổ chi tiết tài khản 62102 – chi phí NVL PX Amoniac

CN CTY CP PHÂN ĐẠM & HÓA CHẤT DẦU KHÍ – NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN 62102 - CHI PHÍ NVLTT PX AMONIAC

QUÝ II/2009

Diễn giải

TK đối ứng

Ngày đăng: 20/08/2024, 12:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w