1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN THÀNH MỸ

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Bà Rịa Vũng đã tạođiều kiện cho những sinh viên bậc Cao Đẳng như em được bước thêm một bướcnữa để học tiếp chương trình Liên Thông Đại Học Đó là điều thật may mắn vàđáng quý biết bao!

Trong quá trình học tập tại Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu, dưới sự dìu dắtcủa Quý Thầy cô, em đã nhận được những kiến thức rất bổ ích về chuyên ngành KếToán

Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Tân Thành Mỹ đã giúp em tích luỹđược những kiến thức chuyên môn về ngành kế toán và nâng cao sự hiểu biết vềthực tế Để có được điều đó là nhờ sự tận tình chỉ dạy của các anh chị phòng kế toántrong công ty, giúp em có thể làm quen với thực tế Sự nhiệt tình của anh chị đãgiúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp Ngoài ra, còn có sự tận tâm chỉ dạy củacác Thầy cô đặc biệt là cô Nguyễn Thị Ánh Hoa là người đã trực tiếp hướng dẫn emtrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này

Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô được sức khoẻ, gặt hái được nhiềuthành công trong sự nghiệp trồng người Kính chúc Ban Giám Đốc, các cô chú vàcác anh chị trong công ty được nhiều sức khoẻ Chúc sản phẩm vôi Tân Thành Mỹluôn là một thương hiệu vôi nổi tiếng, uy tính chất lượng trên thị trường

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnhtranh, ra sức tìm chỗ đứng vững trên thị trường bằng các sản phẩm và hàng hoá củamình Cho nên, việc hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú cả trong và ngoàinước là một điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp.Muốn tồn tại và đứngvững trên thị trường thì phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để cạnh tranh và pháttriển

Trong doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn là mục tiêu, là sự phấn đấu và là cáiđích cần đạt tới Như vậy, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu được lợinhuận cao thì không những đầu ra của quá trình sản xuất phải được đảm bảo, màđầu vào cũng phải được đảm bảo Nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp được mọingười tiêu dùng chấp nhận Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn phấn đấu vàtìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩmvà đưa ra được giá bán phù hợp

Do vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luônđược xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong các doanh nghiệp sảnxuất, vì nó vừa là vấn đề có tầm quan trọng trong Kế toán tài chính vừa là nội dungcơ bản của Kế toán quản trị

Từ những vấn đề nêu trên kết hợp với tình hình thực tế tại Công ty, và những

kiến thức đã được học trong trường em xin chọn đề tài : “Hạch toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm “ cho báo cáo tốt nghiệp của mình.

Trang 3

CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN THÀNH MỸ

Công ty Cổ phần Tân Thành Mỹ được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà RịaVũng Tàu cấp phép hoạt động Lĩnh vực của Công ty là sản xuất vôi và phụ liệusản xuất thép

- Tên gọi của Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN THÀNH MỸ

- Tên giao dịch đối ngoại: Tan Thanh My Joint Stock Company.- Tên viết tắt: TTM JS Co

- Trụ sở chính: Khu công nghiệp Phú Mỹ I, TT Phú Mỹ, Huyện Tân Thành,Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Địa chỉ: KCN Phú Mỹ I, TT Phú Mỹ, Huyện Tân Thành,Tỉnh Bà Rịa VũngTàu

- Điện thoại: (84.064) 3923 351 – 52 Fax: (84.064) 3923 357

Giấy Chứng nhận đầu tư số: 74/GCN-BQL do UBND tỉnh BRVT – Ban QLcác Khu CN cấp ngày 28/08/2006 Tổng mức đầu tư đăng ký 140 tỷ đồng,Vốn điềulệ ban đầu là 29 tỷ đồng Thời hạn hoạt động đăng ký là 42 năm

Giấy ĐKKD số 4903000278 đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 17/10/2006.Giấy ĐKKD số 3500757072 đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 16/09/2008

Trang 4

Chức năng hoạt động là sản xuất vôi và phụ liệu sản xuất thép Trụ sở nhà máyđặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, TT Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà RịaVũng Tàu

Hình 1.1 Văn phòng công ty

Tính đến quý I Năm 2008, Công ty mới xây lắp xong và hoàn thành giai đoạnchạy thử Do đặc tính công nghệ nung vôi lò đứng,nên trong quá trình hoạt động sảnxuất công ty vừa học hỏi và đúc kết được nhiều kinh nghiệm Năm 2009 Công ty đãđi vào sản xuất ổn định, Cán bộ công nhân viên đã nắm vững tay nghề và bắt đầusản xuất có lãi

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY1.2.1 Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất và mua bán các sản phẩm vôi, sản xuất và mua bán các hợp kim sắt(Sắt Lilic, sắt Mangan, sắt Crom), đất đèn, hồ điện cực, que hàn,gạch chịu lửa dànhcho ngành luyện kim; Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng các sản phẩm thép( Thép xây dựng; lưới thép, đinh thép, dây thép).Mua bán sắt phế liệu, mua bán than

Trang 5

đá; Đại lý mua bán lẻ gửi hàng hoá; Dịch vụ giao hàng hoá; vận chuyển hàng hoábằng xe tải liên tỉnh, nội tỉnh,Vận tải ven biển, tàu thuỷ, xà lan); cho thuê kho bãi.

Hình 1.2 Các sản phẩm, nghành nghề kinh doanh của công ty Tân Thành Mỹ

Công ty đầu tư thêm dây chuyền sàng đá, không ngừng cải tiến công thức phốiliệu, tuyển lựa, rửa đá chuẩn mới đưa vào sản xuất nhằm mục đích hạn chế tăng giáthành sản xuất

Chi phí sản xuất:

Công ty thực hiện kiểm soát dự toán chi phí sản xuất và chi phí quản lý nhằm phânbổ nguồn lực hiệu quả để đạt được các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi nhuậnđã đề ra

Sản xuất và mua bán các sản phẩm vôiMua bán sắt phế liệuCho thuê kho bãi

Trang 6

Trình độ công nghệ:

Với công nghệ sản xuất vôi lò đứng, trong quá trình sản xuất cán bộ công nhân viênđã học hỏi và làm chủ được công nghệ Các thiết bị và hệ thống điều khiển đã đượcchuẩn hoá về cách sử dụng và thời gian cần thiết để bảo trì, bảo dưỡng

Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm:

Công ty luôn luôn đề cao chất lượng sản phẩm,sản phẩm đầu ra cũng phảituyển lựa kỹ không còn tạp chất (Vôi sống ) mới giao cho khách hàng

Về nhân sự:

- Nâng cao trình độ nhân viên- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của toàn thể CBCNV Về chính sách:

- Đảm bảo 100% CBCNV tham gia Bảo hiểm xã hội, BHYT- Nâng cao vai trò hoạt động của tổ chức Công đoàn và các đoàn thể khác- Thực hiện việc tăng lương theo quy định

- Dự kiến bình quân thu nhập 4.800.000 đồng/người/tháng Về tài chính và huy động vốn:

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

1.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TY1.3.1 Chức năng

Tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là vôi cục nhằm đáp ứng nhu cầu của thịtrường

Thực hiện chủ trương huy động sự vận động có hiệu quả các nguồn lực của

đất nước tạo thêm việc làm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người góp vốn đầu tư, đẩy

mạnh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nướcđối với các hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty tổ chức hoạt động đầu tư, cung cấp tiêu thụ sản phẩm, mở rộng cơ sởkỹ thuật và nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường

Trang 7

1.3.2 Nhiệm vụ:

Không ngừng phát huy năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng và quản lý cácđịnh mức kinh tế kỹ thuật, thường xuyên đổi mới thiết bị máy móc, tăng năng suấtlao động, hạ giá thành sản phẩm, thực hiện tái sản xuất mở rộng với hiệu quả ngàycàng cao

Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ về quản lý kỹ thuật của nhà nướcvà sử dụng tài sản được giao theo đúng chế độ sử dụng của nhà nước.Đào tạo bồidưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chính trị văn hoá, chuyên môn nghiệp vụvà trình độ tổ chức quản lý cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhucầu sản xuất của công ty

Bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vàlàm tròn nghĩa vụ với quốc phòng

1.3.3 Nguyên tắc hoạt động:

Thực hiện đầy đủ chế độ kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi suất để tái sản xuất mở rộng nhằm bảotoàn và phát triển số vốn của công ty Đồng thời, giải quyết hài hoà giữa lợi ích cánhân và lợi ích tập thể trong khuôn khổ pháp luật quy định

Thực hiện nguyên tắc dân chủ, chế độ một thủ trưởng quản lý điều hành sảnxuất kinh doanh trên cở sở quyền làm chủ tập thể là cán bộ nhận viên công ty,không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo định hướng XHCN, mụctiêu phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước, bộ ngành và tỉnh

1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY:1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:

Bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Tân Thành Mỹ gồm:

- Hội đồng quản trị.- Ban giám đốc.- Ban kiểm soát

Trang 8

- Các phòng như phòng tổng hợp, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính vàphân xưởng sản xuất.

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

(Nguồn Tân Thành Mỹ)

Chức năng và nhiệm vụ:Chủ tịch hội đồng quản trị:

Là người theo dõi gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó, đưa ra các quyết định kịp thời về đầu tư vốn.Ngoài ra, Chủ tịch hội đồng quản trị cũng có nhiệm vụ ra chỉ thị điều hành choTổng Giám Đốc thực hiện các hoạt động sản xuất của Công ty

Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc là người đứng đầu Công ty đại diện cho toàn thể cán bộ côngnhân viên quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định và điềuhành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty theo đúng kế hoạch chính sách củapháp luật phát triển chương tình kế hoạch sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm

CHỦ TỊCH HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔNG HỢPPHÒNG TỔ CHỨC HÀNH

CHÍNH

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤTBAN KIỂM SOÁT

Trang 9

trực tiếp trước ban lãnh đạo của Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của Côngty mình.

Cấp phát tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lập kếhoạch giá thành nhằm điều chỉnh cho phù hợp với giá cả nguyên vật liệu và các chiphí khác Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty để mở rộng, nâng cao dâychuyền sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm

Phòng kỹ thuật: Quản lý về kỹ thuật cơ điện và kỹ thuật của toàn bộ quy trình sản xuất, nghiên

cứu và sản xuất ra các loại vôi

Trang 10

1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kế toán:

Nhiệm vụ của phòng kế toán:

Theo dõi tình hình hoạt động của công ty và hạch toán tình hình hoạt độngnhằm xác định lãi lỗ tạo điều kiện cho việc quản ký nguồn vốn được giao và lập cácbáo cáo tổng hợp

Căn cứ vào quy mô đặt điểm sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính,Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.Với hình thức này côngviệc phòng kế toán chỉ việc tổng hợp hàng tháng các chứng từ ban đầu, các nghiệpvụ kinh tế, ghi sổ tổng hợp và chi tiết hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thànhphẩm và lập báo cáo kế toán

Toàn bộ hệ thống kế toán đều được thực hiện trên máy vi tính đã được cài đặtmột số phần mềm kế toán trợ giúp cho công việc nhanh chóng và chính xác

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty:

(Nguồn Tân Thành Mỹ)

Chức năng nhiệm vụ:Kế toán trưởng

Trợ giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, tổ chức mọi công việc kếtoán, phân tích kinh tế, thực hiện chức năng của một kiểm toán viên nhà nước tạiCông ty

Nhiệm vụ chuyên môn của kế toán trưởng là:

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG

HỢP

KẾ TOÁN THANH

TOÁN

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

THỦ QUỸ

Trang 11

- Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy thống kê tại công ty một cáchhợp lý khoa học.

- Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế và kiểm tra kế toán trong nội bộdoanh nghiệp

- Kiểm tra, ký duyệt và nộp các báo cáo kế toán theo đúng quy định của nhànước

- Tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, các quyết định sửađổi bổ sung về chế độ thể lệ kế toán do nhà nước quy định

- Tổ chức lưu giữ bao quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật số liệu kếtoán

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT và cơ quan pháp luật về công tác kếtoán

Kế toán tổng hợp

Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ hàng ngày, cuối tháng kế toán tổng hợp thựchiện các bút toán kết chuyển lập sổ cái, tính toán lãi, lỗ trong tháng lập các báo cáotài chính: bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

Tổng hợp và kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lưu vàophần mềm kế toán

Giúp kế toán trưởng dự thảo các văn bản về công tác kế toán, trình tổng giámđốc nhằm ban hành áp dụng trong doanh nghiệp như: quy định việc luân chuyểnchứng từ, phân công lập báo cáo, quan hệ cung cấp số liệu giữa các phòng ban

Kế toán nguyên vật liệu:

Theo dõi chủ yếu tài khoản 152( 152.1,152.2)Hằng ngày, tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu muavận chuyển, nhập khẩu nguyên vật liệu, tính giá thực tế của nguyên vật liệu thumua Cuối tháng căn cứ vào các hoá đơn chứng từ gốc tính giá vật liệu xuất dùng

Trang 12

cho sản xuất, lập báo cáo nhập xuất, tồn nguyên vật liệu.Đồng thời, kiểm tra tìnhhình thực hiện kế hoạch cung ứng vật liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại,…

Phân bổ chính xác chi phí này cho các đối tượng có liên quan

Kế toán tiền lương

Hàng ngày, tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động,thời gian lao động và kết quả lao động Từ đó, tính lương, trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo đúng chế độ quy định, tính các khoản phụ cấp trợ cấp, phân bổ tiềnlương và BHXH cho các đối tượng sử dụng lao động

Dựa vào bảng chấm công, phiếu khen thưởng, tiền bồi dưỡng độc hại,…kếtoán thực hiện việc tính toán tiền lương phải trả Từ đó, tiến hành trích BHXH,BHYT, KPCĐ phải nộp theo tỷ lệ quy định

Mỗi tháng thực hiện trả lương hai lần:- Lần I: vào ngày 20 hàng tháng- Lần II: vào ngày 5 hàng tháng

Mối liên hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban:

Mối quan hệ giữa phòng kế toán với Ban Giám Đốc: Giúp cho BGĐ lên cácbáo cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh tham mưu đề ra các chính sách nhằmthúc đẩy tình hình tài chính của Công ty ngày càng mạnh hơn

Mối liên hệ giữa phòng nhân sự tiền công:Cung cấp thông tin, các văn bản pháp lý liên quan đến công tác hành chính chophòng kế toán Ngược lại, phòng kế toán sẽ cung cấp bảng thanh toán BHXH,BHYT, KPCĐ cho phòng nhân sự tiền công để làm công tác tính các khoản phảinộp khác cho CNV

Mối quan hệ giữa phòng kế toán với phòng kỹ thuật:PKT có nhiệm vụ xác nhận quyền hạn cho phòng kỹ thuật cũng như chịu tráchnhiệm chi trả các khoản chi phí liên quan đến công tác nghiên cứu, lắp đặt, chạythử, xây dựng, thiết kế, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị…Ngược lại, phòngkỹ thuật cung cấp số liệu cần thiết về máy móc, thiết bị ,TSCĐ cho phòng kế toán

Trang 13

1.4.3 Tổ chức hệ thống chứng từ tại công ty:

Năm tài chính:

Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31tháng 12 hàng năm

chuyển đổi các đồng tiền khác

Đơn vị tiền sử dụng để lập báo cáo là Đồng Việt Nam (VND).Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang đồngViệt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh Số dư các tài khoản có gốcngoại tệ cuối kỳ được qui đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng Chênh lệch tỷgiá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư 161/TT-BTC ngày 31tháng 12 năm 2007

Chế độ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng chế độ Kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số15/200/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài Chính

Hình thức sổ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chiphí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ởđịa điểm hiện tại

- Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.- Giá xuất kho nguyên vật liệu: áp dụng theo phương pháp kê khai thường

xuyên Tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia

Trang 14

quyền Theo phương pháp này, người ta lấy tổng trị giá hàng nhập chia chotổng khối lượng tương ứng của nó để tìm đơn giá bình quân gia quyền.

Đánh giá sản phẩm dở dang:

Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đáng giá sản phẩm dở dang theotrị giá nguyên vật liệu trực tiếp Nhưng do đặc điểm sản xuất nên sản phẩm khôngcó dở dang đầu kỳ

1.4.4 Công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán:

Bắt đầu từ năm 2006 công ty Cổ Phần Tân Thành Mỹ đã tiến hành ghi chép sổsách kế toán thông qua kế toán máy Công ty sử dụng phần mềm KẾ TOÁNSYSTEM (KTSYS) Sang năm 2011 Công ty chuyển sang sử dụng phần mềm kếtoán SMART

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ quy trình cơ sở dữ liệu của phần mềm:

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng

(Nguồn Tân Thành Mỹ)

SỔ CHI TIẾT

CHỨNG TỪ GỐC

SỔ TỔNG HỢP XUẤT-NHẬP-TỒN

SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNGBẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 15

CHƯƠNG IICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

Xét trên bình diện doanh nghiệp, chi phí luôn có tính chất cá biệt bao bồm tấtcả các chi phí mà doanh nghiệp phải chia ra để tồn tại và tiến hành các hoạt độngsản xuất kinh doanh, bất kể đó là các chi phí cần thiết hay không cần thiết

Nội dung của chi phí sản xuất (CPSX): CPSX không những bao gồm yếu tốlao động sống cần thiết liên quan đến sử dụng lao động (tiền lương, tiền công), laođộng vật hoá (khấu hao tài sản cố định chi phí về nguyên vật liệu…) mà còn baogồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (BHXH, BHYT,KPCĐ, các loại thuế không được hoàn trả…)

2.1.2 Khái niệm giá thành:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống vàlao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công tácsản phẩm, lao vụ đã hoàn thành

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạtđộng sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động tiền vốntrong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệpđã thực hiện, nhằm đạt mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất vớiCPSX tiết kiệm các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai phạm trù giống nhauvề bản chất, đều là hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác

Trang 16

doanh nghiệp chi ra cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm Tuy nhiên giữa chúngcó sự khác nhau về phạm vi giới hạn.

Chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, vừa liên quan đến sản phẩmhoàn thành, vừa liên quan đến sản phẩm chưa hoàn thành Còn giá thành sản phẩmlà chi phí sản xuất gắn liền với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành

2.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản có nội dung công dụng và mục đích sửdụng không như nhau Vì vậy để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và côngtác kế toán nói riêng, cần phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức thích hợp

Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực hoạt động:

- Chi phí hoạt động chính- Chi phí hoạt động tài chính- Chi phí khác

Phân loại theo nội dung kinh tế:

- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệuphụ, phụ tùng thay thế…

- Chi phí nhân công: toàn bộ số tiền lương phải trả và các khoản trích theolương phải trả cho người lao động

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố địnhphải trích trong kỳ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền đã trả cho người cung cấp dịchvụ mua ngoài phụ vụ hoạt động sản xuất

- Chi phí khác bằng tiền là các chi phí khác dùng cho sản xuất kinh doanh ngoàicác yếu tố trên

Cách phân loại này cho biết được cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí củadoanh nghiệp, là cơ sở của việc tập hợp, xây dựng kế hoạch và lập báo cáo chi phísản xuất theo yếu tố chi phí

Trang 17

Phân loại theo khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiênliệu… sử dụng trực tiếp vào sản xuất và chế tạo sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền lương và các khoản trích theolương của công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: chi phí này dùng cho hoạt động sản xuất chung tại cácbộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại) gồm chi phí nhân viên phân xưởng,chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định,chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo địnhmức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theokhoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và định mức chi phísản xuất cho kỳ sau

Phân loại theo giá thành:

- Chi phí trong giá thành- Chi phí ngoài giá thành

2.2.2 Phân loại giá thành:

Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất kỳkế hoạch (năm, quý).Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kếhoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanhnghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạgiá thành của doanh nghiệp

Giá thành định mức: đây cũng là một loại giá thành được xác định trước khibắt đầu sản xuất sản phẩm, nhưng giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở cácđịnh mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định của kỳ thực hiện kế hoạch.Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đochính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, giúp cho việc đánh

Trang 18

giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trongquá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Giá thành thực tế: chỉ xác định được sau khi đã hình thành việc sản xuất sảnphẩm và chỉ được tính cho những sản phẩm đã chế tạo xong Căn cứ vào các CPSXthực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và được xác định theo số liệucủa kế toán Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là cơ sở để xác định kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm

Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giốngnhau nhưng lại có sự khác nhau ở các phương diện:

- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thànhsản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành

- Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ra những sản phẩmhoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ Còn giá thành sản phẩmkhông liên quan đến sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng lại có liênquan đến chi phí của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang

Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có quan hệ mật thiếtvới nhau vì chúng biểu hiện bằng tiền của chi phí, mà doanh nghiệp đã bỏ ra chohoạt động sản xuất Chi phí trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ,dịch vụ đã hoàn thành

2.3 ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Là các loại chi phí đựơc tập hợp trong một giới hạn nhất định, nhằm phục vụcho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm Giới hạn tập hợp CPSXcó thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ …) hoặccó thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm…)

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào :

- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất.- Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý doanh nghiệp

Trang 19

- Yêu cầu và trình độ quản lý của cán bộ hạch toán.- Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp.

Khi xác định chi phí sản xuất cần chú ý các điểm sau:

- Chỉ những chi phí nào tiến hành trong hoạt động sản xuất được coi là CPSX.- Những CPSX mà doanh nghiệp bỏ ra phục vụ cho sản xuất trong kỳ mới được

tính vào CPSX trong kỳ

2.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là những kết quả sản xuất nhất định đòi hỏi xác địnhgiá thành và giá thành đơn vị có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, công việc lao vụhoàn thành…Do việc tính giá thành phải xác định trên một kết quả nhất định, do đóđơn vị tính giá thành phải là một đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân.Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các phiếu tính giáthành, tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc giámđốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và phát hiện những khả năngđể không ngừng hạ thấp giá thành

2.4 KẾ TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT2.4.1 Nhiệm vụ của kế toán:

Phản ánh chính xác, kịp thời mọi chi phí phát sinh theo đúng các khoản mục được quyết định Cung cấp các tài liệu cần thiết cho công tác lập dự toán và phân tích hoạt động kinh tế về phương diện giá thành Khai thác các khả năng tiềm tàng, sử dụng có hiệu quả chi phí để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Định kỳ lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và thời hạn

2.4.2 Kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)

 Chi phí NVLTT:Là các chi phí nguyên liệu, nhiên liệu trực tiếp dùng cho việc sản xuất sảnphẩm, lao vụ dịch vụ bao gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác

Tài khoản sử dụng:TK-621 tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Trang 20

Để tập hợp chi phí phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụngTK621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và một số tài khoản có liên quan như:TK111, TK112, TK151, TK152, TK153…

Bên Nợ: Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất

sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ hay dịch vụ trong kỳ

Bên Có: Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không tốt nhập lại kho.

- Giá trị phế liệu thu hồi.- Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.

1 Khi xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm, căn cứ vàophiếu xuất kho kế toán ghi:

Nợ TK 622: chi phí nguyên vật liệuCó TK152: nguyên vật liệu (phương pháp kê khai thường xuyên2 Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về không nhập kho mà sử dụng ngaycho sản xuất sản phẩm, căn cứ vào hoá đơn chứng từ trả tiền có liên quan kế toánghi

- Trường hợp sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT doanhnghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpNợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331…- Trường hợp sản phẩm thuộc đối tượng thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuếtheo phương pháp trực tiếp

Nợ TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 111, 112, 331…3 Cuối tháng nếu có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết nộp trả lại kho và phếliệu thu hồi nhập kho, kế toán căn cứ vào báo cáo vật liệu tồn tại cuối tháng củaphân xưởng

Nợ TK152: nguyên vật liệu (phương pháp kê khai thường xuyên)Nợ TK611: mua hàng (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 21

4 Cuối tháng nếu có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết để lại tháng sau, căncứ vào phiếu báo cáo vật tư tồn lại vật tư sử dụng chưa hết kế toán tính giá thực tếcủa chúng và ghi bằng bút toán đỏ.

Nợ TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK152: nguyên vật liệu.5 Cuối tháng tính toán để kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tếsử dụng trong kỳ sử dụng cho các đối tượng chi phí

Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phương pháp KKTX)Nợ TK631: giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếpChi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịuchi phí được phản ánh ở bảng phân bổ nguyên vật liệu

Ở khoản mục này các chứng từ mà kế toán cần sử dụng đó là phiếu xuất khonguyên vật liệu, biên bản kiểm nghiệm vật tư, bảng kê tổng hợp nhập nguyên vậtliệu, phiếu xuất vật tư, bảng kê tổng hợp xuất, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn, bảngphân bổ nguyên vật liệu,

Chi phí Nguyên vật liệu chính gồm 2 loại nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu chính: chủ yếu là đá vôi chiếm tỷ trọng tương đối lớn trongtổng nguyên vật liệu của công ty nên khoản mục này đã được tách riêng thànhkhoản mục để tiện cho việc theo dõi

Nguyên vật liệu phụ: ở công ty gồm 2 loại là muối hạt và than cục 4a Căn cứchứng từ gốc xuất kho, chứng từ liên quan, báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng,kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu phụ, theo từng đối tượng đã xác định

Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng trong quá trình sản xuất hoàn toàn là vậtliệu mua từ bên ngoài

Nguyên vật liệu mua về khi tiến hành nhập kho phải có hoá đơn của nhà cungcấp và phải tiến hành ghi phiếu nhập kho Căn cứ vào từng loại nguyên vật liệunhập kho mà từ đó kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết Phòng kỹ thuật sẽ căn cứvào đơn đặt hàng tính toán và lên kế hoạch chi tiết về số lượng và nguyên vật liệu

Trang 22

cần dùng cho sản xuất Khi xuất kho bộ phận lập phiếu tiến hành ghi phiếu xuấtkho, phiếu này lập thành 3 liên Cuối tháng, thủ kho tổng hợp phiếu xuất kho, lênbảng tổng hợp xuất và đính kèm tất cả các phiếu xuất nguyên vật liệu gửi lên phòngkế toán để tiến hành ghi sổ tổng hợp.

Kết toán kết hợp bảng tổng hợp nhập-xuất, từ đó lập bảng báo cáo tồn để tiến hành phân bổ nguyên liệu, căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất trongtháng tính giá thành nguyên liệu xuất dùng rồi tiến hành lên sổ chứng từ gốc

nhập-xuất-Sơ đồ 2.1 Trình tự hạch toán chi phí NVLTT (theo phương pháp KKTX)

2.4.3 Kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)

Tài khoản sử dụng: TK-622

Bên Nợ: tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng sản xuất

sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ phát sinh trong kỳ

Bên Có: phân bố kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng

chịu chi phí có liên quan

TK622 - chi phí nhân công trực tiếp không có số dư cuối kỳ

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.

1 Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, tính tiền lương bao gồmlương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho NCTT sản xuất sản phẩm

Nợ TK622: chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334: phải trả công nhân viên

111,112,331

154NVL không dùng hết Trả lại kho và phế liệu thu hồi

NVL mua đưa thẳng vào sản xuất

Cuối kỳ k/c NVLTT để tính giá thành sản phẩm152

Gía thực tế NVLTT sản xuất sản phẩm

Trang 23

2 Tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK622: chi phí nhân công trực tiếp

Có TK334: phải trả công nhân viên3 Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của NCTT sản xuấtNợ TK622: chi phí nhân công trực tiếp

Có TK335: chi phí phải trả4 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương Nợ TK622: chi phí nhân công trực tiếp

Có TK338: phải trả phải nộp khác5 Cuối kỳ tính toán CPNCTT cho các đối tượng và kết chuyển ghi:Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (PPKKTX)Nợ TK631: Giá thành sản xuất (PPKKĐK)

Có TK622: chi phí nhân công trực tiếp

Sơ đồ 2.2 Trình tự hạch toán chi phí NCTT

2.4.4 Kế toán và phân bổ chi phí sản xuất chung (SXC)

Chi phí SXC: là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ ở các bộ phậnhoặc phân xưởng sản xuất chính Chi phí SXC bao gồm: chi phí nhân viên phânxưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phídịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

Tài khoản sử dụng: TK-627

Bên Nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

Chi phí tiền lương và các khoảng trích theo lương

Cuối kỳ k/c CPNC và các khoản trích theo lương

Trích trước tiền lương nghỉ phép

Trang 24

Bên Có: các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

TK627 - chi phí sản xuất chung không có số dư cuối kỳ

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.

1 Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng thanh toán tiền ăn ca, tính tiềnlương chính, tiền lương phụ, kế toán ghi:

Nợ TK627: chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK334: phải trả công nhân viên2 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương thực tếphải trả nhân viên phân xưởng, đội sản xuất tính vào chi phí

Nợ TK627: chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK338: phải trả phải nộp khác (3382, 3383, 3384)3 Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu sử dụng cho quản lý, phục vụ sản xuấtở phân xưởng, đội sản xuất kế toán tính ra giá thực tế

Nợ TK627: chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 152: nguyên vật liệu4 Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung loạiphân bổ một lần kế toán tính thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho ghi:

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK153: công cụ dụng cụ- Đối với CCDC phân bổ nhiều lần căn cứ vào phân bổ giá trị CCDC ghi vàochi phí sản xuất chung trong kỳ

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 142: chi phí trả trước (1421)5 Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định sử dụng chophân xưởng sản xuất, tổ đội sản xuất kế toán ghi:

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung (6274)

Có TK214: hao mòn tài sản cố định.6 Nếu dịch vụ mua ngoài dùng sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc đốitượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK627: chi phí sản xuất chung (6277)Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK331, 111, 112…

Trang 25

Nếu dịch vụ mua ngoài dùng sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc đối tượngchịu thuế GTGT doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Nợ TK627: chi phí sản xuất chung (6277)

Có TK 331, 111, 112…7 Căn cứ vào các chứng từ khác có liên quan đến chi phí sản xuất chung nhưphiếu chi tiền mặt, giấy nợ ngân hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung (6278)

Có TK111, 141, 112…8 Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung phải căn cứ vàochứng từ có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK111, 112…

Có TK627: chi phí sản xuất chung9 Cuối kỳ tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào các tàikhoản có liên quan

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phương pháp kê khaithường xuyên)

Nợ TK 631: giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK627: chi phí sản xuất chung

Sơ đồ 2.3 Trình tự hạch toán chi phí SXC

CP CCDC xuất dùng

112,335,331111,112

214153,142

152334,338

Cp NC phân xưởngCP vật liệu xuất dùng

CP khấu hao TSCĐ

Cp khác bằng tiềnCP Dv mua ngoài

K/c CPSX đã tập hợp phân bổ cho các đới tượng có liên quan627

154

Trang 26

2.4.5 Hạch toán và phân bổ chi phí phải trả (CPPT)

CPPT: là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh ( hoặc có phát sinh

những không đều giữa các tháng), nhưng cần thiết tính vào giá thành CPPT bao gồm: tiền lương nghỉ phép phải trả, chi phí sữa chữa TSCĐ tínhtrước, chi phí do ngừng sản xuất theo mùa vụ, chi phí bảo hành sản phẩm dư tínhtrước

Tài khoản sử dụng: TK-335

Bên Nợ:

- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảmchi phí

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.

1 Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuấtNợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 Chi phí phải trả.2 Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả > số trích trước)Nợ TK 335 Chi phí phải trả (Số đã trích trước)

Có TK 334 Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tếphải trả)

Có TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả < số trích trước).3 Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dựtính sẽ phát sinh, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi côngNợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàngNợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 335 - Chi phí phải trả

Trang 27

4 Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toánkết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐđã được dự trích trước vào chi phí, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)

Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh) Có các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).5 Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phảichi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi côngNợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả.6 Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ, ghi:Nợ các TK 623, 627 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước) Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ Có TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 334 - Phải trả người lao động Có các TK 623, 627 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).7 Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang

Có TK 335 - Chi phí phải trả

Sơ đồ 2.4 Trình tự hạch toán chi phí phải trả

622,627,641,642335

Trích trước theo kế hoạch tính vào CP các đối tượng liên quanCác khoản thuộc

CPPT thực tế phát sinh

Khi CP thực tế phát sinh nhỏ hơn CPPT Đã trích trước

334,111,112,331,241

Trang 28

2.4.6 Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp

TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dangBên nợ: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp vàchi phí sản xuất chung

Bên có: - Giá trị phế liệu thu hồi, khoản xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng khôngtính giá thành

- Giá thành sản phẩm thực tế của sản phẩm - Giá trị vật liệu, công cụ, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.Số dư nợ: phản ánh nhập lại kho

Chi phí sản xuất của sản phẩm lao vụ còn dở dang cuối kỳ

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.

1 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượngtập hợp chi phí

Nợ TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK61 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.2 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng Nợ TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK622 - chi phí nhân công trực tiếp3 Cuối kỳ tính toán và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượngtập hợp chi phí

Nợ TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK627 - chi phí sản xuất chung.4 Căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đãhoàn thành trong kỳ nhập kho

Nợ TK155 - thành phẩmNợ TK632 - giá vốn hàng bánNợ TK157 - hàng gửi bán

Có TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Ngày đăng: 20/08/2024, 12:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w