Đề tài: Quản lý di tích lịch sử Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Nhằm thể hiện tấm lòng thành kính biết ơn sâu sắc công lao to lớn của Bác, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cà Mau đã xây dựng công trình Di tích lịch sử Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng vào dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhật của Người 19/5/2000.
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
- -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Quản lý văn hoá Đề tài: Quản lý di tích lịch sử Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau Học viên thực hiện : ……….
Lớp : …
Khoá : .
Chuyên ngành :
Năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VĂN HÓA TƯỞNG NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU 6
1.1 Một số khái niệm 6
1.1.1 Khái niệm Di tích lịch sử 6
1.1.2 Di tích lưu niệm danh nhân 7
1.2 Quản lý di tích lịch sử văn hoá 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa 9
1.3 Giới thiệu khu di tích 11
CHƯƠNG 2 13
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VĂN HÓA TƯỞNG NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU 13
2.1 Phân cấp quản lý và cơ cấu tổ chức quản lý 13
2.2 Công tác quản lý làng nghề đan lát Thái Mỹ 14
2.2.1 Tổ chức lập quy hoạch 14
2.2.2 Các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích 14
2.2.3 Thực trạng các hoạt động sưu tầm, trưng bày và tổ chức các hoạt động tham quan, học tập, báo công 16
2.2.4 Quản lý, sử dụng các nguồn lực 18
2.2.5 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác quản lý di tích 19
Trang 32.3 Đánh giá 20
2.3.1 Thành tựu 20
2.3.2 Hạn chế 21
CHƯƠNG 3 23
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VĂN HÓA TƯỞNG NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 23
TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU 23
3.1 Đổi mới các nội dung hoạt động tại di tích khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành phố Cà Mau 23
3.2 Quản lý, tôn tạo tu bổ chống xuống cấp công trình 24
3.3 Sưu tầm tư liệu, hiện vật và đổi mới xây dựng hệ thống trưng bày hiện đại25 3.4 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích 26
3.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý Di tích lịch sử Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Cà Mau 27
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí minh đã sinh sống, làm việc ở nhiều nơi cả trong nước và nướcngoài trong suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng Để tri ân, ghi nhớ và tôn vinh nhữngcông lao đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam,nhiều công trình đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân xây dựng để lưu giữ những hiệnvật, tài liệu liên quan đến thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Người Tính đến thờiđiểm hiện nay trong cả nước có 858 di tích/32 tỉnh, thành phố và địa điểm di tích cóliên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 5 Di tích Quốc gia đặc biệt Những
di tích cách mạng này mang nhiều giá trị lịch sử, là nơi nhân dân trong nước, kiều bàonước ngoài và bè bạn quốc tế học tập, nghiên cứu về sự nghiệp cách mạng của Chủtịch Hồ Chí Minh, có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục đến các tầng lớp nhân dân mà đặcbiệt là thế hệ trẻ về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, góp phần đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh”
Nhằm thể hiện tấm lòng thành kính biết ơn sâu sắc công lao to lớn của Bác,Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cà Mau đã xây dựng công trình Di tích lịch sửKhu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng vào dịp kỷ niệm 110 năm ngàysinh nhật của Người 19/5/2000 Đây là nơi tưởng niệm, lưu giữ hơn 400 hiện vật, hìnhảnh, tư liệu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những lần Người về thăm
Cà Mau và những thành tựu mà Đảng bộ và nhân các dân tộc tỉnh Cà Mau đã làmđược theo những lời di huấn của Người, với 2 chủ đề chính: “Bác Hồ với Cà Mau và
Cà Mau làm theo lời Bác Hồ” Năm 2018 Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh được xếp hạng là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định
số 3192/QĐ-UBND ngày 23/8/2018 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Hàng năm, nơi đâytiếp đón rất nhiều khách trong nước và quốc tế tới tham quan, dâng hương nghiên cứu
và học tập
Mặc dù là công trình có ý nghĩa lớn đối với nhân dân trong tỉnh, nhưng Khu ditích lịch sử văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chưa phát huy được giá trịxứng tầm với một di tích được xếp hạng cấp tỉnh; công tác quản lý tại đây vẫn cònnhững khó khăn, bất cập cần được nghiên cứu để có những giải pháp phát huy hiệuquả giá trị, ý nghĩa của di tích trong tương lai Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề
Trang 5tài: “Quản lý di tích lịch sử Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thànhphố Cà Mau, tỉnh Cà Mau” làm bài luận tốt nghiệp bậc Cao học của mình.
Mặc dù là công trình có ý nghĩa lớn đối với nhân dân trong tỉnh, nhưng Khu ditích lịch sử văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chưa phát huy được giá trịxứng tầm với một di tích được xếp hạng cấp tỉnh; công tác quản lý tại đây vẫn cònnhững khó khăn, bất cập cần được nghiên cứu để có những giải pháp phát huy hiệuquả giá trị, ý nghĩa của di tích trong tương lai Với những lý do trên, tôi lựa chọn đềtài: “Quản lý di tích lịch sử Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thànhphố Cà Mau, tỉnh Cà Mau” làm bài luận cho môn học Quản lý văn hoá
2 Mục đích nghiên cứu
Bài luận tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý công tác quản lý di tíchlịch sử - văn hóa; đánh giá thực trạng, ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý di tíchlịch sử Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố CàMau; đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ
và khai thác hữu hiệu di tích lịch sử Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Thành Phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Bài luận là toàn bộ công tác quản lý Di tích lịch sửKhu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Cà Mau
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa và chỉ ra cơ sở lý thuyết và căn cứ pháp lý về quản lý di tích
LS-VH và giới thiệu tổng quan về Di tích lịch sử Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch HồChí Minh tại thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử Khu Văn hóatưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành Phố Cà Mau hiện nay
Đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử KhuVăn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau trongthời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịchsử: Lấy quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận đểtiếp cận, phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan các vấn đề nghiên cứu
Trang 6Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bài luận sử dụng phương pháp của nhiềungành khoa học để giải quyết các nội dung nghiên cứu, trong đó các ngành khoa họcchủ yếu được áp dụng: Quản lý, quản lý văn hóa, văn hóa học, lịch sử, nghệ thuật học,
xã hội học
Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích tài liệu: Triển khai thu thập, thống
kê, phân loại và đánh giá nguồn tài có liên qua đến quản lý di tích, giá trị di tích, vàcác nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến Di tích lịch sử Khu Văn hóa tưởng niệm Chủtịch Hồ Chí Minh trên cả nước và tại Cà Mau
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VĂN HÓA TƯỞNG NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU
Luật DSVH do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hànhnăm 2001 và sửa đổi, bổ sung Luật DSVH 2009 quy định:
Di tích LS -VH là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học Trong
đó, danh lam thắng cảnh được hiểu “là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kếthợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹkhoa học Các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảngtrường, khu phố… gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn vớihoạt động tôn giáo tín ngưỡng [44, tr 13]
Thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về di tích, song điểm chung dễ bắtgặp ở tất cả các khái niệm đó là, đều khẳng định di tích LS-VH chứa đựng các giá trị
Trang 8điển hình của lịch sử do tập thể hoặc cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử và để lại cho hậuthế, đồng thời đó cũng là những không gian vật chất rất cụ thể, tồn tại khách quan
1.1.2 Di tích lưu niệm danh nhân
Di tích lưu niệm danh nhân là một bộ di tích LS-VH Khái niệm Di tích lưuniêm (DTLN) cũng nằm trong khái niệm chung về di tích LS-VH “Lưu niệm” đượchiểu là “giữ lại làm kỷ niệm”, suy rộng ra, thì: “DTLN là các di tích được giữ lại đểlàm kỷ niệm, để tưởng nhớ về một sự kiện hoặc một nhân vật nhất định” Các di tíchnày cũng tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, mang nhiều ý nghĩa khác nhau cóthể ở tầm vóc quốc tế hoặc quốc gia, địa phương hay khu vực Hiện nay, DTLN đượcchia thành hai loại: DTLN danh nhân - nhân vật lịch sử và DTLN sự kiện
Từ phân tích trên tác giả bài luận rút ra một khái niệm về DTLN danh nhân nhưsau:
DTLN danh nhân là công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu các sự kiện lịch sử
và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó gắn với các nhàhoạt động chính trị, quân sự, văn hóa, nghệ thuật, khoa học có ảnh hưởng đối với tiếntrình lịch sử nhằm lưu giữ những sự kiện hoặc công trạng của những nhà hoạt độngxuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội [44]
Để hiểu thêm về nội dung và bản chất của khái niệm DTLN danh nhân đã nêu,
có thể ngược lại dòng thời gian về sự ra đời của các văn bản pháp lý có đề cập đếnkhái niệm trên thì, tại mục 3, Điều 2, Nghị định 188/HĐBT ngày 31/12/1985 có quyđịnh những di tích có liên quan đến cuộc đời hoạt động và sáng tạo của các anh hùngdân tộc, các nhà hoạt động chính trị, các nhà hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuậtlỗi lạc được coi là di tích lịch sử
lưu niệm danh nhân Ngày 22/07/1986, Thông tư số 206/VHTT được ban hànhcũng đã giải thích rõ về định nghĩa ghi tại Điều 1 Pháp lệnh DSVH, đó là: DTLN danhnhân là những đối tượng liên quan đến cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị lỗilạc, những anh hùng dân tộc, nhà hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật lỗi lạc như:
đồ dùng cá nhân, những di tích thể hiện hoàn cảnh lịch sử mà những nhân vật đó đãsống, làm việc và các tác phẩm chính trị, triết học, văn hoá, khoa học, quân sự, vănhọc, nghệ thuật thể hiện tài năng và sự nghiệp của nhân vật đó
Các tiêu chí đều có ở mỗi DTLN danh nhân:
+ Thực sự gắn bó và có ý nghĩa với bản thân danh nhân
+ Có vai trò và ý nghĩa đối với lịch sử và xã hội
Trang 9+ Có giá trị giáo dục, giá trị văn hóa
+ Có khả năng bảo tồn, bảo quản và giữ gìn lâu dài
Riêng đối với DTLN danh nhân cách mạng thì phải là đối tượng gắn với cuộcđời và sự nghiệp của những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc của Đảng và Nhà nước ta.Các di tích đó phải là những minh chứng cho các giai đoạn lịch sử vẻ vang hay những
sự kiện quan trọng đã diễn ra nó gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của nhânvật lịch sử đã được thể hiện trong lịch sử thông qua các giá trị như tầm tư duy chiếnlược, tư tưởng, tài năng, đức độ
Ở Việt Nam hiện có rất nhiều DTLN liên quan đến các danh nhân, anh hùngdân tộc, có thể kể đến một vài địa phương có sự hiện diện của các di tích lưu niệmdanh nhân: Khu DTLN Nguyễn Trãi - Côn Sơn (Hải Dương), Khu DTLN Trần Phú vàKhu DTLN Nguyễn Du (Hà Tĩnh), Khu DTLN Chủ tịch Tôn Đức Thắng (An Giang),tiêu biểu nhất là các DTLN gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ ChíMinh
Trong quá trình tìm hiểu về khái niệm DTLN tác giả bài luận cũng đã phân biệt
sự khác nhau giữa hai khái niệm: DTLN và các Công trình tưởng niệm Khái niệmDTLN đã được đề cập ở trên, ở đây, thuật ngữ “Công trình tưởng niệm” được hiểu đó
là các công trình xây dựng được người đời sau xây dựng lên để tôn thờ (tưởng nhớcông lao) những người có công với dân, với nước Tuy nhiên, trên thực tế, có nhữngcông trình tưởng niệm xây dựng lên không chỉ để tưởng nhớ công lao của các nhânthân có thật trong lịch sử mà còn có những công trình phi thực tế (thờ nhiên thần ).Nhưng về cơ bản các công trình đều thể hiện những giá trị tốt đẹp đó là đạo lý uốngnước nhớ nguồn của dân tộc; là những công trình có giá trị về lịch sử - văn hóa - kiếntrúc tiêu biểu của một hay nhiều giai đoạn lịch sử Có thể điểm qua một số công trìnhtiêu biểu ở Việt Nam như: đền Gióng - Sóc Sơn (Hà Nội), đền Kiếp Bạc (HảiDương),v.v…
Như vậy, DTLN danh nhân là một hình thức ghi nhớ, tưởng niệm, tôn vinh cácdanh nhân trong lịch sử, có những đóng góp to lớn, xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị,quân sự, kinh tế, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, xã hội… góp phần thúc đẩy sự pháttriển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử, có đạo đức trong sáng,
Trang 101.2 Quản lý di tích lịch sử văn hoá
1.2.1 Khái niệm
Quản lý di tích LS-VH được hiểu là là sự định hướng, tạo điều kiện của các tổchức, đơn vị trong bảo vệ, gìn giữ các di tích LS-VH, làm cho giá trị của di tích pháthuy theo chiều hướng tích cực
Di tích LS-VH là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, do vây, việcquản lý di tích LS-VH phải được thực hiện bởi các Chủ thể quản lý theo quy định củapháp luật và phân cấp quản lý văn hóa, DSVH ở Việt Nam, cụ thể là các cơ quan quản
lý nhà nước, cộng đồng có di tích Chủ thể quản lý tác động bằng nhiều hình thứckhác nhau lên Đối tượng quản lý là các di tích với mục đích là bảo vệ, tôn vinh, pháthuy giá trị di tích trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởngthụ văn hóa của cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước về di tích là việc thực thi quyền lực nhànước do các cơ quan nhà nước về lĩnh vực văn hóa thực hiện nhằm bảo vệ, phát huycác giá trị di tích trong đời sống cộng đồng
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội cũng cần được quản lý bằng hệ thống pháp luật.Pháp luật chính là công cụ, phương tiện để nhà nước quản lý và điều chỉnh các mốiquan hệ xã hội Quản lý văn hóa nói chung và quản lý di tích LS-VH nói riêng cũngkhông nằm ngoài các quy luật đó
Điều 1, Luật DSVH quy định: “DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVHvật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưutruyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.Quy chiếu với quy định trong Luật DSVH, Di tích lịch sử Khu văn hóa tưởng niệmChủ tịch Hồ Chí Minh thuộc DSVH, trong đó di tích lịch sử Khu văn hóa tưởng niệmChủ tịch Hồ Chí Minh là DSVH vật thể Do vậy, việc quản lý Di tích lịch sử Khu vănhóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh phải tuân theo quy định tại điều 54 Luật DSVHvới 8 nội dung như sau:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sáchphát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH;
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; tuyên truyềnphổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH;
Trang 11Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ chuyên môn về DSVH;
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về DSVH [44, tr.31]
Và cơ quan quản lý nhà nước về DSVH cũng được quy định của thể trongDSVH, đó là: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về DSVH; Bộ VH,TT&DL chịutrách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về DSVH; Các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ VH,TT&DL đểthực hiện thống nhất quản lý nhà nước về DSVH theo phân công của Chính phủ;UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lýnhà nước về DSVH ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ [44, tr 55]
Từ Luật DSVH và thực tiễn triển khai hoạt động quản lý DSVH ở Việt Nam,quản lý được thể hiện ở hai cấp độ:
- Thứ nhất, quản lý DSVH ở cấp độ vĩ mô được thể hiện bằng quan điểm,đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng phát triển, hệ thống Luật và các văn bảnquy phạm pháp luật
Thứ hai, ở cấp độ vi mô, đó là việc các địa phương cụ thể hóa, thực thi các quanđiểm, đường lối, chủ trương, pháp luật trong việc quản lý DSVH tại địa phương đúngchức năng, nhiệm vụ được giao
Mục đích cao nhất của quản lý DSVH là bảo vệ và phát huy được giá trị DSVH
Do vậy, nguyên tắc quản lý DSVH ở các địa phương theo tác giả bài luận đó là:
Thứ nhất, phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, căn cứ vào tình hình từng địaphương, đặc điểm của DSVH;
Thứ hai, quản lý phải có trọng tâm, có chiến lược, kế hoạch cụ thể, phù hợp vàđúng với quy định của pháp luật;
Thứ ba, quản lý, khai thác phải gắn liền với công tác bảo vệ, phát huy giá trịDSVH;
Thứ tư, Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quản
lý DSVH
Trang 12Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống văn bản pháp lý về quản lý DSVH cũng nhưthực tiễn đối tượng nghiên cứu của bài luận Tác giả bài luận tiếp cận nghiên cứu cácnội dung quản lý di tích áp dụng vào trường hợp di tích lịch sử Khu văn hóa tưởngniệm Chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể với 6 nội dung và phạm vi như sau:
1/ Tổ chức lập quy hoạch tu bổ, tôn tạo di tích 2/ Các hoạt động bảo quản, tu
1.3 Giới thiệu khu di tích
Khu tưởng niệm Bác Hồ có diện tích 60.700m2, tọa lạc tại khóm 1, phường 1,thành phố Cà Mau Công trình, được sự hỗ trợ từ Tập Đoàn Dầu khí quốc gia ViệtNam cùng với Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup, với tổng số vốn đầu tư trên
75 tỷ đồng và được chia làm 2 giai đoạn thực hiện với các hạng mục: khu đền thờ gồmđền thờ, cây xanh, sân, đường nội bộ; khu nhà sàn gồm nhà sàn, nhà chiếu phim, nhàtrưng bày, nhà triển lãm tượng đá, hồ cảnh, cây xanh, sân, đường nội bộ; khu côngviên dạo mát gồm các công trình dịch vụ, cây xanh đường nội bộ; khu hồ cảnh và nhàchờ, nhà xe…
Trang 13Công trình không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn là nơi đểnhững người con của quê hương cực Nam của Tổ quốc đến viếng và thể hiện lòngkính yêu vô hạn đối với vị cha già của dân tộc Khu tưởng niệm Bác Hồ là công trìnhđáp ứng lòng mong mỏi và niềm tự hào cho Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau Đâycòn là nơi để tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệtrẻ
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VĂN HÓA TƯỞNG NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI THÀNH PHỐ CÀ
MAU, TỈNH CÀ MAU 2.1 Phân cấp quản lý và cơ cấu tổ chức quản lý
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VH, TT & DL) tỉnh Cà Mau
Sở VH, TT & DL tỉnh Cà Mau, là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnhquản lý các Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa trên địa bàn Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở đãthành lập và phân cấp cho Phòng Quản lý Di Sản (QLDS) để thực hiện các chức năngquản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phòng QLDS có nhiềm vụ chính
là tổ chức lập hồ sơ khoa học, tổng hợp và lập kế hoạch bảo tồn, chỉ đạo và hướng dẫnchuyên môn, duyệt quy hoạch, kiểm tra công tác chấp hành luật, và các nhiệm vụ khácliên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa
Trung tâm nghiên cứu lịch sử và bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Cà Mau
Trung Tâm Nghiên Cứu Lịch Sử và Bảo Tồn DSVH Cà Mau là đơn vị trựcthuộc Sở VH, TT & DL tỉnh Cà Mau, có chức năng quản lý hệ thống di tích trên toàntỉnh Trung tâm này thực hiện các nhiệm vụ như chỉ đạo về chuyên môn các dự án tu
bổ, tôn tạo di tích, định kỳ báo cáo về việc thực hiện chức năng quản lý di tích trên địabàn, khảo sát, lập hồ sơ khoa học và pháp lý cho các di tích, cũng như thực hiện côngtác nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, dự án về các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị disản văn hóa
Phòng Văn hóa - thông tin Thành phố Cà Mau
Phòng Văn Hóa - Thông Tin Thành phố Cà Mau, là đơn vị trực thuộc UBNDthành phố Cà Mau, có nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao và dulịch trên địa bàn Phòng này chịu trách nhiệm về việc tổ chức, triển khai các hoạt độngvăn hóa, thông tin, thể thao và du lịch, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cáccán bộ làm công tác trong lĩnh vực này, cũng như giúp UBND thành phố quản lý nhànước đối với các tổ chức kinh tế, các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnhvực văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch
Trung tâm văn hóa - thông tin - thể thao và du lịch thành phố Cà Mau
Trung Tâm Văn Hóa - Thông Tin - Thể Thao và Du Lịch thành phố Cà Mau, làđơn vị trực thuộc UBND thành phố, có nhiệm vụ phát triển các hoạt động văn hóa,thông tin, thể thao và du lịch Trung tâm này tổ chức hoạt động, tuyên truyền, phổ biến
Trang 15chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, hướng dẫn về chuyên môn cho cán bộlàm công tác trong lĩnh vực này, cũng như thực hiện các dự án bảo tồn và phát triểncác di sản văn hóa trên địa bàn thành phố.
2.2 Công tác quản lý làng nghề đan lát Thái Mỹ
2.2.1 Tổ chức lập quy hoạch
Quy hoạch luôn là yêu cầu đầu tiên, cấp thiết đối với công tác quản lý di tích,tiếp đến là việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích
Hồ sơ quy hoạch một di tích được xác định gồm các sản phẩm đi kèm: Bản vẽ
và thuyết minh; Dự thảo tờ trình; Quyết định phê duyệt Trong đó, hồ sơ quy hoạch đãbao gồm việc đánh giá hiện trạng di tích; xác định cụ thể giá trị và những định hướngphát huy giá trị Quy hoạch di tích được lập cho một di tích cấp tỉnh tạo thành mộtquần thể phân bố trong cùng một khu vực địa lý, có mối quan hệ mật thiết về lịch sử,văn hóa, khoa học, thẩm mỹ
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,phục hồi di tích LS-VH, danh lam thắng cảnh được quy định tại Nghị định70/2012/NĐ-CP cho thấy nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan quản lý di tích
đó là xây dựng quy hoạch cho di tích, trong đó bao gồm: (1) Quy hoạch bảo quản, tu
bổ, phục hồi hệ thống di tích (quy hoạch hệ thống di tích); (2) Quy hoạch tổng thể bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích (quy hoạch tổng thể di tích)
Công tác lập quy hoạch di tích được thực hiện rất tốt, bài bản và đúng quy định,tôn trọng việc khảo sát thực tế trước khi lập quy hoạch Điểm hạn chế nằm ở chỗ, việctriển khai quy hoạch trong thực tiễn vẫn còn những khó khăn, bất cập và chậm so vớitiến độ, nhất là công tác quy hoạch về bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong bối cảnhmới
2.2.2 Các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích
Để bảo vệ và phát huy tối đa giá trị di tích vào việc giáo dục truyền thống
LS-VH, tạo nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở đó tuyên truyền sâurộng trong cộng đồng về nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ di tích LS-
VH thì công tác kiểm kê, bảo quản, tu bổ di tích, những hoạt động phát huy giá trị của
di tích cần được coi trọng và triển khai thường xuyên
BQL di tích cũng như phòng VHTT thành phố đã nghiêm túc triển khai công
Trang 16trạng di tích và trên cơ sở nhận thức sâu sắc về Di tích lịch sử Khu văn hóa tưởng niệmChủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn là tài sản vô giá của đất nước Bên cạnh đó, với vaitrò chỉ đạo Thành Uỷ, HĐND, UBND thành phố Cà Mau coi việc tu bổ, tôn tạo giữ lạidiện mạo cho các di tích là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, vănhóa của thành phố cũng như của tỉnh Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý
di tích trên địa bàn thành phố, UBND thành phố đã tăng cường công tác quản lý nhànước đối với hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Luật DSVH vàcác văn bản hiện hành
Được khởi dựng từ năm 2000, phần lớn kết cấu của Di tích lịch sử Khu văn hóatưởng niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh bằng bê tông cốt thép (giả gỗ), gạch, đá, chỉ riêngphần đai trưng bày được làm bằng gỗ rất dễ bị ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên
ẩm thấp, cũng như những tác động của con người Do vậy, hoạt động quản lý cần phảiđược tiến hành thường xuyên với các hoạt động cần thiết để duy trì, bảo vệ di tích
Nguồn kinh phí để thực hiện việc tu bổ, tôn tạo di tích đến từ Ngân sách nhànước và huy động các nguồn lực từ cộng đồng Từ hai nguồn kinh phí trên, di tíchđược tu bổ tôn tạo, chống được sự hủy hoại, xuống cấp, thiết thực đưa vào phục vụ đờisống cộng đồng Quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích nhằm vào các giá trị văn hóa vật thể vàphi vật thể, đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc nghệ thuật và giá trị lịch sử, cụ thể:
* Năm 2021: Di tích được lãnh đạo tỉnh và thành phố cho lăn sơn mới toàn bộnhà dâng hương, nhà công vụ, cổng chính và tường rào
* Năm 2023: Di tích được lãnh đạo tỉnh và thành phố quan tâm cho thực hiện
dự án cải tạo nâng cấp một số hàng mục, như:
Chuyển vị trí của dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bên trên tượngBác Hồ
Bổ sung thay thế bức phù điêu hoa sen (bằng đồng) vào vị trí dòng chữ “Không
có gì quý hơn độc lập tự do” bên trên thượng lương
Thay hệ thống cửa sổ nhà công vụ bằng gỗ; ốp gỗ chân tường
Cải tạo đưa nhà vệ sinh nằm trong nhà công vụ ra ngoài phía sau nhà công vụ.Cải tạo phần bó vỉa khuôn viên bằng bê tông thay bằng bó vỉa đá
Cải tạo sân rồng, sân trung từ gạch granite, thay bằng lát đá
Cải tạo hồ nước ốp lát đá thay cho gạch tráng men
Thay cửa cổng chính bằng gỗ lim
Trưng bày đá chủ quyền biển đảo Trường sa, Hoàng Sa Việt Nam