1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài 1 quản lý văn hoá: Đề tài: Quản lý lễ hội Ok-Om-bok của người Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề tài: Quản lý lễ hội Ok-Om-bok của người Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Người Khmer có một nền văn hoá nổi trội và mang những đặc tính văn hoá riêng có và nó được đúc rút từ đời sống văn hoá của người dân.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

- -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Quản lý văn hoáĐề tài: Quản lý lễ hội Ok-Om-bok của người Khmerở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Học viên thực hiện : ……….

Trang 2

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 5

VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI OK OM BOK 5

1.1 Một số khái niệm 5

1.1.1 Lễ, hội truyền thống 5

1.1.2 Quản lý và quản lý lễ hội 5

1.2 Khái quát về lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu 6

1.2.1 Lịch sử lễ hội 6

1.2.2 Ý nghĩa của lễ Ok Om Bok 8

1.2.3 Quy trình, cách thức tổ chức và các nghi thức tiến hành trong lễ hội Ok OmBok của người Khmer thành phố Bạc Liêu 10

CHƯƠNG 2 15

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI OK OM BOK 15

Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 15

2.1 Chủ thể quản lý 15

2.2 Công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu 16

2.2.1 Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức lễ hội 16

2.2.2 Công tác tuyên truyền, quảng bá 17

2.2.3 Tổ chức các hoạt động văn hóa trong lễ hội 18

2.2.4 Quản lý các nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức lễ hội 19

2.2.5 Quản lý hoạt động dịch vụ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự 20

2.2.6 Hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội 22

2.2.7 Sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức, quản lý lễ hội 22

2.3 Đánh giá chung 24

Trang 3

3.1 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý lễ hội 30

3.2.2 Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội 30

3.2.3 Bảo vệ và phát huy giá trị truyền thống của lễ hội 31

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Người Khmer có một nền văn hoá nổi trội và mang những đặc tính văn hoáriêng có và nó được đúc rút từ đời sống văn hoá của người dân Văn hóa Khmer là nềnvăn hóa lâu đời được tích hợp trên nền tảng văn hóa nông nghiệp lúa nước là chính vàPhật giáo trở thành tôn giáo của toàn dân tác động, chi phối hầu như toàn bộ mọi mặt

Trang 4

trong đời sống cư dân, cả đối với đời sống văn hóa vật chất lẫn đời sống văn hóa tinhthần, tâm linh và các thiết chế chính trị - xã hội cổ truyền của người Khmer Đối vớingười dân Khmer thì có nhiều lễ hội khác nhau diễn ra trong năm, trong số đó có thểkể đến một số lễ hội nổi bật như lễ hội năm mới, lễ hội cúng ông bà, lễ cúng trăng.Trong số những lễ hội đó, có lẽ lễ hội Ok Om Bok là lễ hội nổi tiếng, thu hút đượcnhiều người dân Khmer cũng như các dân tộc khác tham gia và hưởng ứng nhiệt tình.Lễ hội Ok Om Bok nó mang những nét độc đáo riêng có.

Thông qua lễ hội Ok Om Bok họ gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng và ướcmơ của mình vào một tương lai tốt đẹp; không những thế lễ hội còn góp phần thựchiện tình đoàn kết thương yêu nhau, thể hiện giá trị xã hội rõ nét, cố kết cộng đồng gắnchặt với phum sóc và ngôi chùa, đồng thời góp phần vào bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa truyền thống của dân tộc cho các thế hệ mai sau

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập ởnước ta hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc được đặt ra là bảo tồn, phát huynhững giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc Chỉ thị số 68/CT-TW của Ban Bíthư về công tác ở vùng đồng bào Khmer đã chỉ rõ: “Tôn trọng, bảo vệ và phát huy disản văn hóa chùa chiền Khmer kết hợp với nội dung văn hóa mới Ở những chùa cónhững điều kiện, xây dựng chùa thành những Trung tâm văn hóa thông tin, hướng dẫnthực hiện nếp sống mới cho đồng bào Khmer ở phum, sóc… nghiên cứu đưa một sốchùa Khmer có ý nghĩa tiêu biểu về lịch sử-văn hóa vào danh mục xếp hạng của Nhànước”.

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội Khmer NamBộ, đặc biệt là các lễ hội truyền thống của người Khmer Tuy nhiên lĩnh vực lễ hội OkOm Bok của người Khmer Nam bộ nói chung và cộng đồng dân tộc Khmer tại BạcLiêu nói riêng vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu có quan tâm, từ những lý do trên,

tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý lễ hội Ok-Om-bok của người Khmer ở thành phố BạcLiêu, tỉnh Bạc Liêu” làm bài luận cho môn học Quản lý Văn hoá.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống Ok Om Bok của cộng đồng dân tộcKhmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu tronggiai đoạn hiện nay.

Trang 5

3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộcKhmer ở thành phố Bạc Liêu hiện nay

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lễ hội Ok Om Bok củađồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu trong bối cảnh hiện nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ đối tượng nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ của đề tài, trong quátrình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn các phương pháp: Trongquá trình thực hiện bài luận vận dụng các quan điểm tiếp cận liên ngành: nghiên cứusử dụng một số kiến thức của các ngành khác như dân tộc học, nhân học, xã hội học nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu bài luận sử dụngcác phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các tư liệu, dựa vào kết quả điềutra phỏng vấn sâu và các nguồn tư liệu khác nhau về lễ hội Ok Om Bok để đi sâu vàophân tích, các giá trị, đặc điểm của lễ hội Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Bạc liêu(Nghiên cứu trường hợp thành phố Bạc Liêu) nhằm làm nổi bật nội dung mà bài luậncó đề cập một cách có hệ thống và khoa học Sau đó tổng hợp lại vấn đề nghiên cứu

Trang 6

1.1.2 Quản lý và quản lý lễ hội

Quản lý lễ hội là quá trình thực hiện các hoạt động của Nhà nước thông quaviệc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định phápluật về lễ hội truyền thống Mục tiêu của quản lý lễ hội là bảo tồn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinhtế và xã hội Hoạt động quản lý lễ hội được hiểu như việc kiểm tra, giám sát và điềuhành từ các cơ quan chức năng Nhà nước ở cấp trên xuống cấp dưới, thông qua cácchính sách cụ thể trong lĩnh vực lễ hội Quản lý là một phương thức hoạt động có ýnghĩa của con người, bao gồm việc huy động, tổ chức và điều hành các nguồn lực củachủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã định trước Từ quan niệm này, quản lý lễhội được hiểu như sự tác động liên tục, có tổ chức và có chủ đích từ chủ thể quản lý lễhội lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu mà chủ thể đã đặt ra

Quản lý nhà nước về lễ hội

Quản lý nhà nước về lễ hội là sự tác động liên tục, có tổ chức và có chủ đíchcủa nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm điều chỉnh hoạt động củamọi cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội và các vấn đề liênquan.

Trong quá trình quản lý nhà nước về lễ hội, mục đích là giữ gìn và phát huynhững giá trị của lễ hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trang 7

Chủ thể quản lý nhà nước về lễ hội là nhà nước, tổ chức thống nhất từ trungương đến địa phương Quyền quản lý được phân cấp từ cấp trung ương đến cấp tỉnh,huyện và xã Vì vậy, cơ quan nhà nước tại mỗi cấp là chủ thể quản lý lễ hội tương ứng.Khách thể quản lý nhà nước về lễ hội là lễ hội cùng với các cơ quan, tổ chức vàcá nhân tham gia hoặc liên quan đến hoạt động lễ hội Khách thể quản lý lễ hội baogồm nhiều hoạt động như giữ gìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nghi thức lễhội, cung cấp các dịch vụ văn hóa và các hoạt động liên quan khác.

Phương thức quản lý lễ hội là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức và cóchủ đích, không chỉ là một công việc tạm thời Nó đòi hỏi sự chủ động và là hoạt độngcủa một tập thể.

Cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về lễ hội cần trả lời những câuhỏi cụ thể: ai là người quản lý, quản lý những đối tượng nào và quản lý những khíacạnh nào của hoạt động lễ hội Họ sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhưchính sách, pháp luật và tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý này.

1.2 Khái quát về lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu

1.2.1 Lịch sử lễ hội

Lễ hội Ok Om Bok hay Oóc om bóc (theo tiếng Khmer) hoặc lễ Cúng Trăng.

Là một trong những lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer bên cạnh các lễ như Tếtcổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ cúng ông bà Sene Dolta, Tiếng Khmer “Oóc Om

Bóc” có nghĩa là “đút cốm dẹt”, ngoài ra nó còn có tên khác là lễ cúng trăng Lễ đượctổ chức hàng năm vào đêm 15/10 âm lịch

Theo tín ngưỡng nhân gian lễ Ok Om Bok có nguồn gốc xuất phát từ việc làmnông của người dân Theo quan niệm của người Khmer, mặt trăng được xem là vị thầncai quản thời tiết, điều tiết mùa màng trong năm Vì thế, sau khi mùa mưa kết thúc,người dân sẽ thực hiện tổ chức lễ hội Ok Om Bok để tạ ơn thần Mặt trăng đã bảo vệmùa màng, đem mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu Đồng thời còn giúp họcầu nguyện để có thể bội thu mùa vụ tới.

Hầu như đa số người Khmer đều gắn chặt cuộc đời, gia đình và phum sóc - xómlàng của mình với nông nghiệp Thế nên, lễ hội Ok Om Bok mang ý nghĩa cực kỳquan trong với họ Lễ hội thường được tổ chức ở mỗi gia đình, trong chùa và quy môlớn trên toàn tỉnh Đặc biệt hơn khi lễ hội này còn được Bộ VHTTDL công nhận là Disản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trang 8

Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào trung tuần tháng 10 âm lịch hằng năm mà tâmđiểm là đêm Rằm tháng 10 Chủ yếu diễn ra tại sân chùa, sân nhà, hoặc một khu đấttrống nào đó để mọi người có thể dễ dàng quan sát Mặt trăng Tuy nhiên, đối với nămnhuận, lễ hội Ok-Om-Bok sẽ được tổ chức vào tháng 9 âm lịch nhuận.

Lễ hội Ok Om Bok là lễ hội truyền thống lớn của người Khmer, có lịch sử lâuđời Tất cả những gia đình người Khmer đều coi trọng và nhiệt tình tham gia lễ hộinày Ngày xưa, lễ hội gồm hai phần là lễ và hội và thường diễn ra trong thời rằm tháng10 âm lịch đây là là dịp sinh hoạt, vui chơi của cả cộng đồng Đặc biệt là phần nghi lễrất được coi trọng Lễ hội Ok Om Bok ngày nay tuy có nhiều biến đổi để phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh mới, nhưng về cơ bản vẫn giữ được các yếu tố truyền thống từthời gian, địa điểm tổ chức, nghi thức tế lễ, đến phần tổ chức hội và các trò chơi.

Người Khmer chủ yếu làm nông nên gần bó mật thiết và tôn thờ tự nhiên nhưnhững vị thần Mặt trăng được xem như vị thần cai quân thời gian, thủy triều và thờitiết Do đó lễ hội Ok-Om- Bok là nhằm đưa tiễn mùa mưa, mùa nước chào đón mùakhô và tạ ơn Thàn Mặt trăng đã ban cho mùa màng tốt tươi Lễ hội Ok- Om Bokthường được đồng bào Khmer tổ chức trong phạm vi gia đình hoặc ở chùa, ở các nơisinh hoạt cộng đồng rộng rãi, có ảnh trăng rằm soi sáng.

Trong lễ hội Ok Om Bok ngoài nghi lễ cúng trăng, đồng bào Khmer còn tổchức nhiều hoạt động có tính chất hội khác: đua ghe ngo, thả đèn nước và thả đèn gió.

- Thả đèn nước là thả ánh lửa trên mặt nước mục đích chính là tỏ lòng biết ơnThàn Nước, "Mẹ Sống và gửi lời tạ lỗi đến vị thần này vì đã làm ô nam nguồn nướckhi con người sinh hoạt, sản xuất Chiếc đèn có cầu to như một ngôi đến, thường đượclàm bằng thân và bẹ chuỗi, có trang trí hoa văn và gần đến nhiều màu sặc sỡ Đầu đèncó treo cờ phướn, chung quanh cắm đèn cầy và nhang, bên trong có bảy các thức cúng.Mở đầu buổi lễ thả đèn nước, sư sai và đông bào thấp nến và nhang xung quanh đènrồi tụng kinh để tưởng nhỏ đến Đức Phật và xin lỗi đất và Nước vì đã làm do bánnguồn nước và đào xới đất.

- Thả đèn gió có ý nghĩa sâu xa là ta ơn Thần Gió, một trong những vị thầncùng Thần Mặt trăng cai quản mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa Mặt khác, việcthả đèn gió còn có ý nghĩa tổng tiền những điều xui rủi, không may mắn Đèn gió đượclàm bằng thấy quyền, chiều cao lồng đèn khoảng 1m, chu vi tròn chừng 0,8m được kếtlại bằng keo và thanh tre, trúc Trong thân đèn có một sợi dây để treo lớn, bắt dựngchất đốt; chất đốt được làm tử bỏng và dầu dừa Khi làm xong đèn gió, mọi người bắt

Trang 9

ghế treo lên cao, đợi đến ngày 14 tháng 10 âm lịch sẽ thả đèn bay lên không trung đónánh trăng rằm Khi đốt lửa, không khí bên trong mất đi tạo nên một lực đẩy đèn gióbay lên cao, đung đưa theo gió

- Sôi động nhất là hội đua ghe ngo (Um-tuk), được tổ chức vào buổi trưa (11-12giờ) ngày 15 tháng 10 âm lịch Theo quan niệm dân gian, hội đua ghe ngo cũng là mộtnghi lễ tống tiễn Thần Nước, Thần Mưa của người Khmer ở vùng hạ lưu sôngMekong Đua ghe ngo còn để cảm ơn đất và nước về những ân huệ, những tăng vật đãban cho con người.

Ghe ngo được xem như một vật thiêng chỉ dùng duy nhất cho cuộc đua ghe ngohàng năm, được nhà chùa cất giữ cẩn thận trong một ngôi nhà cao ráo, thoáng đáng gọilà Rông - tuk Theo người Khmer, mỗi chiếc ghe ngo đều có một vị thần linh trônggiữ, nên có nghi lễ riêng khi xuất ghe đi dự hội, xuất phát trước mỗi cuộc đua hay kếtthúc hội đua đưa ghe lên nhà ghe.

1.2.2 Ý nghĩa của lễ Ok Om Bok

- Đối với cộng đồng

Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lễ hội Cúng Trăng của ngườiKhmer có vai trò rất quan trọng trong cộng đồng Cũng như các lễ hội của các cộngđồng khác, lễ Cúng Trăng có vai trò cố kết cộng đồng lại Vào ngày lễ, mọi ngườicùng nhau chung sức chung lòng chuẩn bị cho lễ hội Mọi người giúp nhau, nhà nhàtrong phum sóc nô nức cùng nhau chuẩn bị cho lễ cúng, cùng làm trang trí và chuẩn bịcho bàn lễ vật làm cho tình cảm hàng xóm láng giềng càng khăng khít hơn.

Trong cuộc sống, ai ai cũng lo mưu sinh, ngày ngày tất bật trên ruộng đồng, ítcó thời gian chia sẻ trong cuộc sống Nhưng trong ngày lễ, mọi người cùng nghỉ ngơi,thăm hỏi nhau chia sẻ về công việc Cùng nhau cúng các vị thần và cầu mong các vịthần cùng ban phước cho gia đình, phum sóc và cả cộng đồng Không chỉ là hàng xómhỏi thăm nhau, mà ngay cả chính quyền địa phương cũng nhân dịp này tới thăm hỏitặng quà cho các chùa, các gia đình chính sách cùng chung với lễ với bà con, làm chotình cảm của nhân dân và chính quyền càng thêm khăng khít hơn.

Trong các phần hội như thả đèn gió, đèn nước, đua Ghe Ngo, trò chơi dângian… đông đảo nhiều người dân tham gia, cổ vũ cho phum sóc, cho huyện của mình.Ai ai cũng vui vẻ và háo hức Bên cạnh đó, ngày nay không chỉ có người Khmer thamgia trong các hoạt động này mà còn có cộng đồng người Việt, Hoa cùng tham gia Vídụ như trò chơi dân gian, thành phần tham gia có nhiều tầng lớp, độ tuổi, sắc tộc khác

Trang 10

nhau Rồi hội đua ghe Ngo, không cần biết đó là đội đua của khu vực nào, chỉ cần thấyra thi là mọi người cùng nhau reo hò cổ vũ, cùng nhau bình luận và đánh giá.

Lễ hội là một hoạt động có ý nghĩa rất to lớn trong việc gắn kết mọi người lạigần nhau hơn, giúp mọi người giải tỏa sự mệt mỏi sau bao ngày vất vả bên ruộng đồngvà cùng nhau cầu nguyện vui chơi với bao nhiêu niềm tin cho năm mới Ngay nay, xãhội có quá nhiều vấn đề phải suy ngẫm đặc biệt về các giá trị đạo đức, tình người thì lễhội này lại làm cho con người gần con người hơn, trái tim gần đến với trái tim hơn.

Có thể nói, lễ hội là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi nuôi giữ những giá trị của dântộc cho các thế hệ sau học tập Nơi đây giống như một ngày học, cho các thế hệ trẻhiểu về cội nguồn hiểu về bản sắc của dân tộc mình, giúp cho mọi người hiểu về cộinguồn của mình, văn hóa của dân tộc.

Lễ hội còn là cầu nối giữa con người trần tục với thế giới thần linh linh thiêng,là nơi trao gửi những ước mơ, khát vọng của mình đến với đấng siêu nhiên Đây cũnglà lúc, con người lấy lại niềm tin, “nạp năng lượng” để tiếp tục cho cuộc sống bề bộnđầy lo toan hàng ngày.

Lễ hội là bài học sâu sắc về việc biết ơn và xin thứ lỗi của người Khmer CúngTrăng là cúng các vị thần như thần mặt trăng, thần nước, thần gió, thần đất… vì đãmang mưa thuận gió hòa, một mùa màng bội thu, gia đình no ấm, mọi người bình an.Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mọi người xám hối đến các vị thần, vì năm qua đãxâm phạm, làm ô uế đến các vị và mong được thứ lỗi Việc thả đèn gió, đèn nước làmột trong những biểu hiện của các hành động ấy Hay đua ghe Ngo cũng là một hoạtđộng thể hiện ước mơ, niềm tin vào vụ mùa tới (dẫn nước về phum sóc, về đồng).

Đây là một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Khmer, đếnđây, họ được bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần, được cầu nguyện và cảm giácnhư rất gần gũi với các vị thần linh, mọi lo toan cuộc sống đều được loại bỏ, họ chỉ cósự vui vẻ, có niềm tin để rồi về nhà họ tiếp tục nuôi giữ niềm tin ấy cho những ngàytháng lao động tiếp theo Khi tham gia các hoạt động, dường như họ thấy rằng mình đãchung tay cùng cộng động tỏ lòng thành đến các vị thần, cảm giác như mình đã làmđược một việc có ích cho cả cộng đồng.

Đây còn là cơ hội để mọi người giao lưu với nhau, không chỉ là trong cộngđồng người Khmer, mà còn có các cộng đồng người Việt, Hoa cùng tham gia lễ hội.Nhân dịp để này quảng bá văn hóa của người Khmer đến với các dân tộc khác, để cùnglàm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình.

Trang 11

- Đối với gia đình

Lễ hội là nơi để mọi người trong gia đình ngồi lại bên nhau, cùng nhau chuẩn bịvật phẩm cho lễ cúng Tuy không giống với lễ mừng năm mới (mọi người phải về nhà,dù đi làm ở đâu), nhưng với lễ hội Cúng Trăng mọi người sẽ cố gắng sắp xếp về bêngia đình, cùng gia đình tham gia lễ hội.

Lễ hội còn là cầu nối giúp cho mọi người trong gia đình ngồi bên nhau, nhữngbạn trẻ được chứng kiến giây phút linh thiêng của lễ hội, một nét văn hóa của cộngđồng mình Đây cũng là nơi để ông bà cha mẹ hiểu con mình hơn (hỏi về những ướcmơ, nguyện vọng của con cái khi đút cốm dẹp), là nơi ông bà, truyền tải những nét vănhóa truyền thống của dân tộc mình cho con cái, cháu chắt, để sau này mất đi, thế hệsau biết được cách tổ chức, cầu nguyện, nguồn gốc của lễ hội Tất cả giống như mộtbuổi học mà ông bà cha mẹ là giáo viên, con cái là những học sinh.

Đối với một gia đình nông nghiệp, ban ngày ra ruộng đồng từ sáng sớm, tối mớivề Như vậy, sau một ngày vất vả mọi người thường nghỉ ngơi rất sớm Chính vì thế,lễ hội là những ngày nghỉ ngơi để mọi người quan tâm đến nhau hơn, là dịp để bồi đắpthêm tình cảm gia đình.

- Đối với cá nhân

Đối với mỗi cá nhân, lễ hội là dịp để mọi người được trải nghiệm, được sốngtrong không khí linh thiêng của người và thần, được hòa mình vào không gian của lễhội, được vui chơi và xóa đi mọi căng thẳng của cuộc sống thường ngày.

Thường ngày ai cũng vất vả học tập, lao động, ít có cơ hội vun đắp tình cảm vớinhau Là dịp con cháu, ông, bà, cha, mẹ…ngồi lại bên nhau, là dịp để bạn bè vui vẻcùng nhau vui chơi, là dịp để đôi lứa tìm hiểu, vun vén tình cảm.

Đây cũng là một môi trường giáo dục tốt cho mỗi cá nhân Mỗi người đượchiểu thêm về văn hóa của dân tộc cũng mình cũng như thấy được tầm quan trọng củalễ hội trong việc giữ gìn, phát huy văn hóa của mình Từ đó, mỗi các nhân có tráchnhiệm hơn đối với bản thân, gia đình, xã hội để xây dựng và phát triển đất nước.

1.2.3 Quy trình, cách thức tổ chức và các nghi thức tiến hành trong lễ hội Ok OmBok của người Khmer thành phố Bạc Liêu

- Về không gian

Trong hoặc trước ngày 15 tháng 10 âm lịch người ta chuẩn bị đồ cúng, vậtcúng, chiều lại người ta dựng giàn cúng gọi là “Ren Têvada", chiều tối người ta tậptrung về điểm hẹn chở cho trăng lên rồi bắt đầu nghi thức cúng trăng Cũng xong

Trang 12

người ta tổ chức thả đèn hoa đăng rồi Oóc Om Bóc, xong Oóc Om Bóc đến thả đèntrời rồi người ta tổ chức các trò chơi dân gian như: trò chơi đấu khăn, kéo co, đẩy gậy,cháp Kôn Kh leng nơi có điều kiện người ta tổ chức múa hát ram võng đến lúc nàocảm thấy mệt và buồn ngủ, thì giải tán nhà ai nấy về.

Sáng hôm sau người ta tập trung về chùa để đưa ghe Ngo đi đua Lực lượng traitrẻ thì cung cấp tay chèo, còn các cụ thì đi làm các nghi thức cần thiết cho ghe Ngotrước giờ xuất phát, còn phụ nữ và các em nhỏ là những cổ động viên nhiệt tình.

Trong nghi thức cúng trăng nếu tổ chức ở chùa thì người ta thỉnh chư tăng đọckinh trước lúc tổ chức Oóc om bok Hiện nay thường tổ chức ở chùa nhiều hơn vì tậptrung đông vui hơn Vẫn còn một vài nơi xa chùa tổ chức theo phum xóm.

- Địa điểm tổ chức:

Ở trong phum người ta chọn địa điểm tổ chức là nơi có sân rộng để tiện tổ chứccho các trẻ chơi, nơi sân nhà các cụ cao niên hoặc nơi để các cụ cao niên tiện để hướngdẫn con cháu tổ chức Nếu ở chùa người ta chọn sân chùa ban quản trị chùa là ngườichủ trì việc này.

Bước đầu tiên tiến hành là chọn khuôn viên sân chùa hoặc một khu đất trốngtrong phum, sóc, nơi không có bóng cây che khuất để tổ chức lễ Thông thường họchọn vùng đất cao ráo, sạch sẽ rồi đào lỗ chôn hai trụ bằng tre hai bên, mỗi bên cáchnhau khoảng 1,5 mét, chính giữa buộc thêm một khúc tre làm đà ngang tạo thànhkhung hình chữ nhật - giới hạn phạm vi của cõi nhân gian, phía ngoài khung là thế giớicủa các thần tiên Ở đây cây đà ngang còn có nghĩa là tượng trung cho vị thần tiên tốicao đã bảo vệ con người Hai trụ hai bên tượng trưng cho cây đà dựng cao bầu trời đểche chở cho loài người những bất thường mà thiên tai gây ra.

Trước đây, cỗng lễ thường rất đơn sơ, gọn nhẹ Ngày nay người ta lại chú ýtrang trí cầu kỳ hơn bằng cách chọn thêm cành đùng đình và mía thẳng lóng, có lá tốtnẹp chắc vào hai trụ vừa có tính chất để trang trí vừa mong ước cuộc sống sau này sẽngày càng vươn lên mạnh mẽ, vững vàng như những cây đùng đình và luôn luôn ngọtngào hạnh phúc như hương vị của mía.

Việc trang trí được chia thành nhiều bước, mỗi người một việc ai ai cũng vớimột tâm trạng vui vẻ, hăng say Chọn 24 lá trầu tươi xanh, cuộn tròn rồi xâu kết vàohai sợi chỉ, mỗi bên 12 lá trầu rồi giăng lên hai bên trụ, một bên tượng trung cho 12tháng của năm Tiếp theo dùng 7 trái cau chẻ vỏ tựa như cách ong rồi xâu lại, tượngtrưng cho 7 ngày trong tuần luôn khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi Cổng lễ sẽ đẹp và bắt

Trang 13

mắt hơn nhiều khi giăng lên chuỗi dài hoa hồng, hoa cúc vàng rực được xâu kết rất tỉmỉ.

Giàn cúng làm ở hướng mặt trăng mọc trong sân để mọi người quay mặt vềhướng mặt trăng Giàn cúng làm thành 02 bậc Bậc trên để vật cúng, bậc dưới để đồcúng Người ta làm một cặp Slathor, 01 cặp bay sây, chén, pé, nhan, đèn.v.v đồ cúnggồm: om bóc, dừa tươi, chuối chín, xoài, ổi những loại quả mà địa phương sản xuấtđược, làm những chiếc thuyền nhiều dạng khác nhau như

- Đồ cúng, vật cúng

Các lễ vật cúng trăng được bày trí trên bàn, theo quan sát thì thường thấy: Tấtcả các lễ vật cúng trăng hầu hết đều là những sản phẩm nông nghiệp lúa nước cùng vớimột số cây trái hoa màu.

Trong đó lễ vật chính bắt buộc là phải có “Om bok” (cốm dẹp), cụ thể:

- Cốm dẹp là lễ vật đặc biệt không thể thiếu trong buổi lễ, được chế biến từ lúanếp, tượng trưng cho lòng hiếu thảo, tạ ơn hạt thóc đã nuôi sống con người.

- Trái dừa, quả tròn giống Mặt trăng, cắt bỏ phần nhọn, là sản phẩm có nước thểhiện hương vị ngọt ngào của dừa - tượng trưng cuộc sống con người ngọt ngào yênvui

- Cây mía thể hiện được hương vị ngọt, thẳng lóng là một sản phẩm nôngnghiệp - tượng trưng cho sự vương lến thẳng đứng, mạnh mẽ.

- Cách thức cúng trăng

Sau khi bày trí các thứ lễ vật xong, họ trãi chiếu và cho con cháu trong gia đìnhcùng ngồi chắp tay quay mặt về hướng mặt trăng làm lễ Đúng thời khắc mặt trăngtròn lên cao tỏa sáng, mọi người thắp nhang đèn, rót trà và mời cụ lớn tuổi trong giađình đúng ra làm lễ: Ông cụ bắt đầu khấn vái, nói lên lòng biết ơn của mọi người đốivới thần mặt trăng, cầu xin thần tiếp nhận những lễ vật do họ dâng cúng và cầu mongvị thần mặt trang ban phước lành cho mọi người được sức khỏe dồi dào, thời thiết mưathuận gió hòa để người đân được hưởng nhiều thành quả lao động trong năm mới.

Cúng xong, ông cụ gọi con cháu đến làm nghi thức Ok om Bok (đút cốm dẹp)cho từng đứa trẻ có mặt trong buổi cúng.

Người ta chọn một số trẻ để oóc Trước khi oóc lục Acha hướng dẫn “các cháu,cháu nào có ước điều gì thì hãy chuẩn bị nói, có ước được vòng vàng, ngọc ngà, châubáu, ước được nhà trăm gian, lúa thóc 20 kho đầy, ước được giàu sang, phú quý.

Trang 14

Nói xong bắt đầu oóc cho từng đứa một, oóc xong các em nói khi om bóc còntrong miệng nên nghe rất dễ thương Có nơi thì hỏi đầy chưa? Các em trả lời đầy đủ 03lần thì đến em khác Khi oóc cho các em nhỏ xong những người còn lại thì tập trungăn cốm dẹp (om bóc) và các loại trái cây mà mọi người mang đến và uống nước dừatươi vui vẻ.

- Lễ thả đèn gió

Quan niệm trong thả đèn gió là: Năm nào đèn bay tốt thì trong năm đó người talàm ăn được suôn sẻ và cũng là niềm vui của người làm ra đèn đó Người ta làm đènbằng giấy mỏng rồi dán lại bằng hồ thành hình trụ bịt kín phần trên, người ta lấy trẻchẻ từng lát bằng cây đũa rồi cuốn tròn lại lấy dây chỉ căng cắt ngang 04 sợi, ở giữalàm vòng tròn như tổ chim để đựng nhiên liệu đẩy rồi gắn ở phần dưới đèn ở tư thếđẩy, lấy bông gòn trộn với sáp hoặc nến phơi nắng cho chảy thẩm vào bông gòn làmnguyên liệu đốt, cách này cháy chậm hơn và cũng bay xa hơn Do sắp quá đắt nênngười ta dùng đầu hói nhiên liệu để cho đỡ tốn kém và bay cũng nhanh hơn

Lúc thả đèn khi lửa đã cháy đều sức đẩy đã mạnh đủ để bay người ta mới thảcho bay, người xoay thành vòng xoắn để đèn không đảo và an toàn trước khi lên khỏingọn cây Lúc thả đèn trống cồng đánh vang và mọi nơi cũng hô lên rất sôi động.

Thả đèn gió xong người ta cùng nhau chơi các trò chơi dân gian như trình bày ởtrên Những nơi có điều kiện người ta tổ chức ca múa cho đến khuya.

- Thả đèn nước

Hoạt động thả đèn nước chính là việc thả ánh lửa trôi trên mặt nước Mục đíchchính của hoạt động này nằm tỏ lòng biết ơn của người dân đến với Thần Nước Đồngthời còn là lời tạ lỗi đến vị thần này vì đã làm bẩn nguồn nước trong quá trình sinhhoạt sản xuất.

Những chiếc đèn nước có hình dạng tựa như một ngôi đền, thường được làmbằng thân và bẹ chuối Xung quanh được trang trí bằng những hoa văn và màu sắc sặcsỡ Đèn cầy sẽ được thắp sáng và cắm bao quanh đèn nước, bên trong đèn sẽ bày biệncác thức cúng

Mở đầu buổi lễ thả đèn nước, sư sãi và bà con trong phum sóc thắp nhang Sauđó nghe sư tụng kinh cầu, cúng trăng để cầu nguyện sự an yên và thịnh vượng Sau đómọi người sẽ tập trung ở các sông nơi họ cư trú để thả trôi đèn theo dòng nước Lễ thảđèn nước cũng là một hoạt động quan trọng trong lễ hội Ok Om Bok Trong buổi tối,người dân sẽ chuẩn bị những chiếc đèn nước được làm từ giấy và khung tre, thả chúng

Trang 15

xuống mặt nước Trên mỗi chiếc đèn nước, người ta có thể viết những lời chúc tốt đẹp,câu đối hoặc hình vẽ mỹ thuật Khi được thả xuống mặt nước, những chiếc đèn nướcsẽ lấp lánh và tạo ra cảnh quan đẹp mắt và thư thái.

Lễ thả đèn nước trong lễ hội Ok Om Bok còn mang ý nghĩa tượng trưng về việcgửi đi những điều xấu xa, lo lắng và khó khăn trong quá khứ, để mở đường cho sự mớimẻ và sự thịnh vượng trong tương lai Đồng thời, lễ thả đèn nước cũng thể hiện lòngbiết ơn và cầu nguyện cho các vị thần nước và thần linh về sự dồi dào của nguồn nướcvà mùa màng bội thu.

Cả hai hoạt động, lễ thả đèn gió và lễ thả đèn nước, đều tạo ra không khí lãngmạn, thần thái và tâm linh trong lễ hội Ok Om Bok Những cánh đèn bay trên bầu trờiđêm hay trôi trên mặt nước tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp và gợi lên cảm xúc tìnhyêu và sự kính trọng đối với thiên nhiên và cuộc sống.

- Đua ghe ngo

Phải thừa nhận đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất lễ hội Oóc Om Bóc, thiếu đuaghe Ngo chắc lễ hội Oóc Om Bóc không có quy mô như hiện nay và cũng thiếu tínhhấp dẫn

Hội Đua ghe ngo là một lễ hội truyền thống của người Khmer Được tổ chứchàng năm, lễ hội này thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia và tận hưởngkhông khí vui tươi, sôi động.

Hội Đua ghe ngo diễn ra trên sông Cà Mau và là một cuộc thi đua ghe ngotruyền thống giữa các thuyền viên địa phương Đặc điểm độc đáo của lễ hội này là cácthuyền được làm từ cây ghe ngo - một loại cây mọc phổ biến ở vùng đồng bằng sôngCửu Long Những chiếc ghe ngo được chế tạo tỉ mỉ và trang trí đẹp mắt, tạo nên cảnhquan sôi động và màu sắc đặc trưng cho lễ hội.

Trang 16

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI OK OM BOK Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

2.1 Chủ thể quản lý

Mô hình phân cấp quản lý

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bạc Liêu đóng vai trò quan trọng trong việctổ chức lễ hội bằng cách hoàn chỉnh kế hoạch và đề án, sau đó tham mưu cho UBNDtỉnh Việc này đòi hỏi họ phải liên hệ chặt chẽ với các đơn vị liên quan trên địa bàntỉnh để thu thập ý kiến và thông tin, từ đó xây dựng kế hoạch truyền thông nhằm tăngcường sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng địa phương vào lễ hội.

Không chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch, Sở còn phải tìm kiếm nguồn tài trợ từcác doanh nghiệp trên địa bàn và các doanh nghiệp liên quan để đảm bảo nguồn kinhphí cho lễ hội Họ cũng cung cấp hỗ trợ về trang thiết bị, xe sân khấu, âm thanh, ánhsáng, cũng như nhân lực cho việc chuẩn bị và thực hiện các hoạt động trong lễ hội.

Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Bạc Liêu có trách nhiệm chủ trì phối hợpvới các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các phường, xã trong việckiểm tra và thanh tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội Mục tiêu là phát hiện vàngăn chặn các hành vi tiêu cực như lợi dụng lễ hội, tuyên truyền mê tín dị đoan, hoạtđộng cờ bạc trá hình và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý lễ hội, cộng đồng cư dân cũng đóng một vaitrò quan trọng Lễ hội Ok Om Bok, là một ví dụ điển hình, với sự tham gia trực tiếp và

Trang 17

tích cực của cộng đồng địa phương Họ không chỉ là những người thực hiện các hoạtđộng lễ hội mà còn là những người góp phần vào việc quản lý và tổ chức một cách tựnguyện và có trách nhiệm.

2.2 Công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu

2.2.1 Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức lễ hội

Ngày 11/3/2022, Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu ban hành Kế hoạch số47/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030trên địa bàn thành phố Bạc Liêu.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch là nhằm triển khai các quy hoạch, dự án,chương trình, kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của Chiến lược để xây dựng vàphát triển văn hóa, con người toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, những tác động tolớn của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng…đối với kinh tế, xã hội và con người; Xâydựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Khôngngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảngcách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các đối tượng chính sáchyếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tiếp tục hoànthiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xãhội của thành phố Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa mà thành phốcó tiềm năng, lợi thế.

Bên cạnh đó, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện gồm:Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; Triển khai thựchiện tốt thể chế, chính sách về văn hóa; Xây dựng con người phát triển toàn diện; Xâydựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhậpquốc tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; Bảo vệ và phát huy di sảnvăn hóa; Hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một sốngành công nghiệp văn hóa; Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tếvề văn hóa; Tập trung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật;Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa;Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa.

Ủy ban nhân dân thành phố giao Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố chủ trì,phối hợp với các phòng, ban, ngành, Ủy ban nhân dân phường, xã xây dựng kế hoạchthực hiện hàng năm và tổng hợp nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.Đồng thời, đôn đốc tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.

Ngày đăng: 18/08/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w