1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài 3 quản lý văn hoá: Đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ, Củ Chi - Hồ Chí Minh

35 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ, Củ Chi - Hồ Chí Minh
Tác giả ………………….
Trường học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chuyên ngành Quản lý văn hóa
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 425 KB

Nội dung

Đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ, Củ Chi - Hồ Chí Minh: Củ Chi là vùng đất nổi tiếng với ít nhất 15 nghề thủ công truyền thống (Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Hồ Chí Minh, 2016), trong đó làng nghề đan lát xã Thái Mỹ là một làng nghề độc đáo, nổi tiếng. Các sản phẩm từ thiên nhiên như mây, tre, cỏ tế, giang… là những sáng tạo văn hóa có từ lâu đời được trao truyền và tồn tại cho đến tận ngày nay.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

- -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Quản lý văn hoá Đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ, Củ Chi - Hồ Chí Minh Học viên thực hiện : ……….

Lớp : …

Khoá : .

Chuyên ngành :

Năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ ĐAN LÁT THÁI MỸ 5

1.1 Một số khái niệm 5

1.1.1 Làng nghề 5

1.1.2 Làng nghề truyền thống 5

1.2 Quản lý làng nghề truyền thống 5

1.2 Tổng quan làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ 7

1.2.1 Lịch sử hình thành làng nghề 7

1.2.2 Giá trị làng nghề làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ 8

CHƯƠNG 2 12

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ ĐAN LÁT THÁI MỸ 12

2.1 Chủ thể quản lý 12

2.2 Công tác quản lý làng nghề đan lát Thái Mỹ 13

2.2.1 Ban hành văn bản của TP Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi 13

2.2.2 Triển khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên 14

2.2.3 Quảng bá giá trị làng nghề gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm17 2.2.4 Giám sát, kiểm tra, thanh tra 18

2.3 Đánh giá công tác quản lý làng nghề 19

2.3.1 Thành tựu 19

2.3.2 Hạn chế 20

CHƯƠNG 3 22

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ ĐAN LÁT THÁI MỸ 22

Trang 3

3.1 Bảo vệ tập quán truyền nghề 22

3.2 Bảo vệ lễ hội làng nghề 24

3.3 Tuyên truyền, quảng bá về làng nghề 27

3.4 Liên kết với các tour du lịch làng nghề 30

3.5 Nâng cao nhận thức bảo vệ di sản văn hoá cho cộng đồng 30

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử Việt Nam mang trong mình một nền văn hoá vôcùng đặc sắc trong đó thấm nhuần nền văn hoá nông nghiệp, nông thôn mà lịch sửhình thành và phát triển của nông thôn Việt Nam luôn gắn liền với các thôn làng vàcác làng nghề, ngành nghề truyền thống cùng với các sản phẩm của nó tạo nên sắc tháiriêng của nền kinh tế và văn hoá của dân tộc Do những đặc trưng về kinh tế- văn hoá-

xã hội, tâm lý, tập quán và những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Việt Nam chúng ta

đã tồn tại hàng trăm làng nghề truyền thống với bề dày lịch sử

Làng nghề nơi bảo lưu tinh hoa nghệ thuật và kĩ năng truyền từ đời này sangđời khác và mỗi làng nghề là một kho báu trong đó lưu giữ một khối lượng đáng kểnhững tinh hoa văn hoá của dân tộc, nhất là tinh hoa văn hoá cổ truyền Trong các làngnghề đó đã hình thành, tồn tại và phát triển các làng nghề truyền thống, là một phầnkhông thể thiếu trong tính đa dạng của làng xã Việt Nam Phát triển làng nghề khôngnhững tạo động lực trực tiếp giải quyết việc làm, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồnlao động ở nông thôn mà còn giúp bảo tồn, duy trì và phát triển được nhiều ngànhnghề truyền thống của dân tộc, tạo điều kiện và cơ hội phát triển đội ngũ nghệ nhân,thợ giỏi, bảo lưu và giữ gìn văn hoá dân tộc

Làng nghề luôn mang trong mình hai yếu tố cơ bản là truyền thống văn hoá vàtruyền thống nghề nghiệp Hai yếu tố ấy hoà quyện không tách rời nhau đã tạo nên vănhoá làng nghề Văn hoá làng nghề là sự kết tinh, hội tụ các tập quán xã hội, nghi lễ, lễhội; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống của cộng đồng, là sắc thái riêng cócủa từng cộng đồng, nhóm người ở trong mỗi làng nghề đó

Củ Chi là vùng đất nổi tiếng với ít nhất 15 nghề thủ công truyền thống (Danhmục Di sản văn hóa phi vật thể Hồ Chí Minh, 2016), trong đó làng nghề đan lát xãThái Mỹ là một làng nghề độc đáo, nổi tiếng Các sản phẩm từ thiên nhiên như mây,tre, cỏ tế, giang… là những sáng tạo văn hóa có từ lâu đời được trao truyền và tồn tạicho đến tận ngày nay Cũng với sự phát triển của đất nước trong những năm gần đâylàng nghề truyền thống xưa dần thay đổi theo hướng mở rộng, phát triển kinh tế Cácsản phẩm ngày một nhiều lên về số lượng, về loại hình Nhưng tỷ lệ thuận với sự pháttriển thì sự mai một của một số giá trị văn hóa cốt lõi tạo nên văn hóa làng nghề cũng

ít đi và mai một Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa làng nghềnhư là những di sản văn hóa phi vật thể của làng xã, địa phương và quốc gia, tôi quan

Trang 5

tâm đến vấn đề này và mong muốn được thực hiện đề tài nghiên cứu qua đó góp phầnnhỏ bé của mình vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa làng nghề đó Vậy nên tôimạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghềtruyền thống đan lát Thái Mỹ, Củ Chi - Hồ Chí Minh” làm bài luận cho môn học Quản

3 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý làng nghề đan lát Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung giảiquyết các vấn đề sau:

Nhận diện giá trị văn hoá làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ những nguy

cơ làm mai một, biến đổi giá trị

Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề đan lát Thái

Mỹ và những thách thức

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề đan lát Thái Mỹ trong

sự phát triển bền vững

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh: từ các nguồn ấn phẩm, sách báo, tạpchí, khoá luận,… phân tích tổng hợp để lấy các thông tin cần thiết kết hợp với kết quảđiền dã từ đó hình thành đề mục viết bài luận

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ ĐAN LÁT NGHỆ THÁI MỸ 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Làng nghề

Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn được cấu tạo bởi haiyếu tố làng và nghề Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quantrọng ở nông thôn nước ta, mà ở đó tồn tại những tập hợp dân cư cùng sinh sống, sảnxuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau Nghề ở đây là những nghề phinông nghiệp được tiến hành trong phạm vị làng và gắn chặt với làng Tuy nhiên khôngphải bất kỳ làng nào có nghề cũng được gọi là làng nghề Để được công nhận là làngnghề thì làng nghề đó phải thể hiện được cả mặt định tính và định lượng của nó Địnhtính của làng nghề chính là thể hiện sự khác biệt của làng nghề so với làng thuần nông,làng nghề có ngành nghề phụ quy mô nhỏ hoặc với phố nghề ở thành thị Còn về mặtđịnh lượng là nói đến quy mô và tính ổn định của làng nghề đó như thế nào Cụ thểhơn ta có thể hiểu mặt định lượng của làng nghề chính là việc xác định số hộ, số laođộng và giá trị thu nhập từ ngành nghề đó chiếm bao nhiêu phần trăm số lao động vàtổng giá trị thu nhập của địa phương Đây cũng là tiêu chí quan trọng để xác định làngnghề

1.1.2 Làng nghề truyền thống

Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 2 năm 2006 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn, trang 108 quy định rõ tiêu chí, thủ tục về việc côngnhận làng nghề truyền thống, làng nghề, nghề truyền thống: 1/Có tối thiểu 30% số hộhoặc 50% số lao động làm nghề; 2/Có tỷ trọng sản xuất từ ngành nghề công nghiệp,xây dựng, tiểu thủ công nghiệp tối thiệu 50% tổng giá trị sản xuất của làng trong năm;3/Hoạt động kinh doanh ổn định, tối thiểu 02 năm liền tính đến thời điểm công nhận;4/Chấp hành tốt các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhànước, các quy định của chính quyền địa phương; 5/Tiêu chí công nhận làng nghềtruyền thống: làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chí công nhận làng nghề theoquy định và có tối thiểu 30% số hộ hoặc 50% số lao động làm nghề truyền thống

1.2 Quản lý làng nghề truyền thống

Điều 54, Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định nội dung quản lý nhà nước về

di sản văn hóa bao gồm:

Trang 7

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sáchphát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Ban hành và tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;Tổ chức, chỉ đạo các hoạtđộng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật về di sản văn hóa; Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; Huy động, quản lý, sử dụng cácnguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tổ chức, chỉ đạo khen thưởngtrong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tổ chức và quản lý hợp tác quốc

tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhpháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản vănhóa[55]

Trên cơ sở kết hợp từ khái niệm di sản văn hóa, quản lý, quan niệm về văn hóalàng nghề, giá trị làng nghề chúng ta có thể hiểu quản lý văn hóa là sự tác động củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động văn hóanhằm đạt tới mục tiêu văn hóa – xã hội đã đặt ra Như vậy nội hàm khái niệm quản lývăn hóa được hiểu như sau: Quản lý văn hóa là quản lý những giá trị về vật chất vàtinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, quản lý những hoạt độngcủa con người nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, quản lý các sản phẩm vật chất của tạohóa góp phần nuôi dưỡng tinh thần của con người, quản lý những người tham gia vàohoạt động văn hóa

Ở phương diện xã hội hiện nay cho thấy quản lý văn hóa gồm: Quản lý nhànước về văn hóa; quản lý trực tiếp các cơ quan, các tổ chức văn hóa quản trị hoạt độngnghiệp vụ, cơ sở vật chất, tài chính; tự giác ý thức cá nhân tự quản lý bằng lương tâm

và trách nhiệm Thực chất của quản lý di sản văn hóa là hoạt động bảo vệ di sản vàphát huy giá trị của di sản văn hóa

Nhiều quan điểm cho rằng, quản lý nhà nước về di sản văn hóa là sử dụngquyền lực của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của conngười khi tham gia hoạt động vào các lĩnh vực văn hóa

Tóm lại, quản lý giá trị di sản văn hóa làng nghề được hiểu là công việc của chủthể quản lý (Nhà nước và nhân dân) lên đối tượng quản lý là các giá trị văn hóa củalàng nghề Trong đó: Công việc của Nhà nước trong xây dựng đường lối chính sách,ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, làng nghề và tổ chứccác hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị làng nghề trong đời sống xã hội, tiếp

Trang 8

thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đào tạo nghề và tôn vinh nghệ nhân, quảng

bá giá trị văn hóa sản phẩm làng nghề rộng rãi trong nước và ra thế giới, đồng thời tổchức kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản đó nhằm góp phần phát triểnkinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung Quản lý nhà nước vềgiá trị di sản văn hóa làng nghề là quản lý hoạt động bảo vệ lâu dài các giá trị văn hóatiêu biểu của các làng nghề truyền thống dựa trên mục tiêu phát huy sức mạnh tổnghợp của cộng đồng dân cư địa phương và toàn xã hội nhằm phục vụ mục tiêu giáo dục,hình thành nhân cách văn hóa, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và là nhân tốquan trọng cho phát triển bền vững Công việc của cộng đồng dân cư làng nghề (nhândân) là gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị của nghề, môi trường làng nghề bằnghình thức tự quản, luật làng, hương ước, tục lệ thờ cúng tổ nghề, thần tích, tổ chứchiệp hội, phường họ, bằng các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, phe giáp, xóm làng

1.2 Tổng quan làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ

1.2.1 Lịch sử hình thành làng nghề

Từ loại cây guột mọc hoang dại tại các vùng rừng núi phía Bắc và một số tỉnhmiền Trung, người dân xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh) bằng đôi bàn taykhéo léo, tài hoa đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng rổ, rá, tủ, bàn ghế, khungảnh, lọhoa, con giống Làng Lưu Thượng (xã Thái Mỹ) là nơi khởi đầu nghề truyền thốngđan lát guột từ thế kỷ XVII Từ Lưu Thượng, nghề đan lát guột phát triển lan ra cả xãThái Mỹ và các vùng phụ cận tồn tại đến tận ngày nay

Làng nghề đan lát xã Thái Mỹ đứng vững được như ngày nay cũng đã trải quabao thăng trầm Trước 1945, thời kỳ Pháp đô hộ nước ta, cuộc sống của người dân hếtsức nghèo khổ, lầm than Họ phải tự vươn lên làm nghề để kiếm sống Sự bươn chải

và nhạy cảm với nghề đã khiến người dân trong xã sáng tác ra nhiều mẫu mã Sảnphẩm ngày một hoàn thiện, lúc đó thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, hàng hóa

đã được thống nhất về giá được chở bằng xe bò kéo đem ra Hồ Chí Minh rồi chuyểnkhắp trong nước cứ thế duy trì cho đến năm 1954

Sau khi hoà bình lập lại, các ngành nghề thủ công được Đảng và Nhà nước tađặc biệt quan tâm hợp tác xã Thái Mỹ được thành lập Bước đầu đã có tổ sản xuất (do

xã quản lý) và thực hiện sản xuất theo dây chuyền: Người làm quai, đáy hay nắp…Tuy nhiên, nghề cũng chưa phát huy được vì mới bước đầu Đến năm 1963, hợp tác xãthủ công ra đời có ban quản trị, các tổ làm theo công điểm và bán tập trung Sản phẩmlàm ra do các trạm xuất khẩu thu mua rồi xuất cho Nhà nước Đời sống người dân nhờ

Trang 9

vậy mà tạm thời đi vào ổn định, và rồi một lần nữa hoạt động của nghề gần như ngừnghẳn bởi sự tác động trực tiếp của hoàn cảnh xã hội Đó là vào thời điểm những năm1979-1980, thị trường khối Châu Âu rạn nứt Hàng không xuất đi được đã ảnh hưởngtrực tiếp đến ngành nghề của xã Hợp tác xã lúc ấy gặp nhiều khó khăn do hàng khôngthanh toán được dẫn đến công nợ chồng chất Đến năm 1990, khi việc tiêu thụ hànggặp nhiều khó khăn thì cũng là lúc những con người thông minh, nhanh nhạy của đấtThái Mỹ đã có được bước tìm tòi phát triển thành nghề mây tre giang của quê hương.

Hiện nay toàn xã có 8/8 thôn được UBND thành phố Hồ Chí Minh công nhận làlàng nghề Bên cạnh đó có nhiều nghệ nhân của làng được nhà nước phong tặng và đạtdanh hiệu bàn tay vàng, bàn tay bạc tại hội chợ trong nước và các tổ chức quốc tế tổchức

1.2.2 Giá trị làng nghề làng nghề truyền thống đan lát Thái Mỹ

Có thể nói lịch sử phát triển của văn hoá làng nghề luôn gắn liền với quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Trước tiên làng nghề là phương thức sản xuấttruyền thống có bề dày lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ và kết tinh những nét văn hoátruyền thống đặc trưng của Việt Nam Mỗi làng nghề có một nét lịch sử về nguồn gốchình thành và phát triển tạo nên bản sắc văn hoá riêng của mỗi làng nghề Nhiều làngnghề đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá, văn minh của Việt Nam

Văn hoá làng nghề còn thể hiện nét văn hoá qua hoạt động lễ hội, hoạt độngmua bán sản phẩm và phong cảnh của làng nghề, các hoạt động lễ hội thụ hưởng thànhquả lao động sau một năm làm việc vất vả hay hoạt động giỗ tổ bày tỏ sự tri ân đếnông tổ của làng nghề hàng năm là những hoạt động mang đậm nét văn hoá, thu hútnhiều người quan tâm Bên cạnh đó những mối quan hệ truyền thống, tương trợ lẫnnhau giữa những người sản xuất ở làng nghề và các hoạt động mua bán phường hộihàng ngày tạo nên bản sắc riêng của các làng nghề Cảnh quan của làng nghề với hìnhảnh cây đa, bến nước sân đình và chùa chiền cũng thể hiện nét văn hoá đặc trưng củamỗi làng nghề

Xét về góc độ vai trò của văn hoá làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hộithì chúng ta rõ ràng nhận thấy rằng làng nghề không chỉ là nơi sản xuất hàng hoá màcòn là môi trường phát triển văn hoá- kinh tế - xã hội, đồng thời là chiếc nôi của côngnghệ truyền thống Những nét văn hoá này từ lâu không thể thiếu và làm phong phúvăn hoá của Việt Nam, nhiều làng nghề đã đi vào thơ ca, được đề cập trong các tácphẩm văn học - lịch sử Ngành nghề truyền thống đặc biệt là các nghề thủ công truyền

Trang 10

thống chính là di sản quá giá mà ông cha ta đã tạo lập để lại cho thế hệ sau Làng nghề

là môi trường bảo tồn và lưu giữ những bí quyết, tinh hoa nghề truyền thống từ thế hệnày sang thế hệ khác tạo nên những lớp nghệ nhân tài năng của làng nghề

Làng nghề còn gắn với văn hoá bởi sản phẩm làng nghề đa dạng, phổ biến vàgần gũi với sinh hoạt thường ngày của người dân như: Mây tre, thêu, gốm sứ, gỗ mỹnghệ Mỗi sản phẩm làng nghề phản ánh sinh động sinh hoạt của dân cư, những phongcảnh, phong tụ tập quán hay sự kiện nổi bật của Việt Nam Làng nghề gắn với giá trịvăn hoá và lịch sử của địa phương nên rõ ràng có thể phát triển kinh tế - xã hội nhưphát triển du lịch làng nghề để thu hút khách du lịch Du khách muốn đến làng nghềtham quan phong cảnh, nếp sống sinh hoạt và công nghệ sản xuất truyền thống củalàng nghề, nhiều du khách muốn đến làng nghề để quan sát những thao tác khéo léocủa các nghệ nhân và được tận tay làm ra sản phẩm thủ công truyền thống Như vậy cóthể thấy rằng văn hoá làng nghề chi phối rất nhiều yếu tố để phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương

Hiện nay do hầu hết các làng nghề có khởi nguồn từ sáng tạo của dân cư địaphương nên trong sản phẩm làng nghề từ kiểu dáng, mẫu mã đều có dấu ấn riêng vềbản sắc văn hoá của từng địa phương Lịch sử phát triển của các làng nghề truyềnthống gắn với lịch sử phát triển văn hoá dân tộc, nhiều sản phẩm truyền thống có tínhnghệ thuật cao, trong đó thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề Bảo tồn vàphát huy giá trị văn hoá truyền thống làng nghề chính là sự kế thừa phát huy đội ngũnghệ nhân có bàn tay khéo léo cũng những bí quyết nghề quý giá và thông qua đó bảotồn những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung Ngoài việc tạo sảnphẩm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nhiều làng nghề đã hình thành việcliên kết có tính cộng đồng theo từng nhóm làng nghề, duy trì các truyền thống, lễ hộitheo nhóm ngành nghề Thông qua việc tạo ra các sản phẩm của làng nghề, cộng đồngdân cư trở nên gắn bó hơn trong cuộc sống, góp phần hạn chế và đẩy lùi những tiêucực của văn hoá ngoại lai, không lành mạnh

Với vai trò quan trọng của văn hoá làng nghề trong phát triển kinh tế- xã hội,việc định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá làng nghề trong xu thế hộinhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay Để bảo tồn và phát huy giá trị vănhoá làng nghề hiện nay cần khôi phục sản xuất tại những làng nghề đã và đang bị maimột nhưng trên thị trường có nhu cầu, chú trọng một số nghề truyền thống, làng nghềtruyền thống có từ lâu đời mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Bên cạnh đó cần có

Trang 11

hướng chuyển đổi đối với một số ngành nghề, làng nghề khó khăn về thị trường thôngqua sự hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạođiều kiện cho các làng nghề được khôi phục và phát triển, đảm bảo ổn định và cảithiện đời sống của người lao động ở nông thôn Từ đó nâng cao vai trò của văn hoátrong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Nhằm giữ gìn và lan toả các giá trị văn hoá làng nghề, những năm qua Thànhphố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để làng nghề hồi sinh, phát triển,đồng thời xây dựng làng nghề trở thành các điểm đến du lịch để từ đó phát triển kinh

tế xã hội địa phương nói riêng và thành phố nói chung Đến làng nghề đan lát Thái Mỹ

du khách có thể tự tay làm ra sản phẩm của mình, tham quan các công trình di tích haynghe nghệ nhân giới thiệu về nghề…

Chia sẻ với chúng tôi trong chuyến thăm quan lễ hội làng nghề đan lát Thái Mỹvào dịp lễ hội làng nghề vừa qua, chị Đinh Thu Thuỷ đến từ Lương Sơn (Hoà Bình)cho biết: “Điều thú vị nhất khi đến thăm một số làng nghề nổi tiếng ở Hồ Chí Minhkhông phải là việc mua những sản phẩm tinh xảo, độc đáo mà là được trải nghiệm làm

ra sản phẩm hàng hoá và sống trong không gian văn hoá làng nghề”

Hiện nay hầu hết lễ hội truyền thống trong khu vực Hồ Chí Minh đều có ýnghĩa tưởng nhớ tổ nghề và vinh danh nghề truyền thống, nên việc tổ chức các lễ hộihàng năm nhằm tuyên truyền giáo dục cho người dân ý thức giữ nghề, đồng thời gópphần giới thiệu quảng bá giá trị lịch sử - văn hoá của Hồ Chí Minh

Cũng vì mục đích này từ năm 2013 đến nay Sở Văn hoá và Thể thao Hồ ChíMinh phối hợp với các làng nghề, các địa phương tổ chức liên hoan văn hoá làng nghềtruyền thống Liên hoan có quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sảnphẩm làng nghề, thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước, quốc tế đến tham quan,mua sắm Như vậy, đây được đánh giá là kênh quảng bá văn hoá, kích cầu du lịch làngnghề hiệu quả để đưa nền kinh tế - xã hội địa phương và thành phố ngày càng pháttriển hơn trong tương lai

Để phát huy vai trò và giá trị của văn hoá làng nghề trong tiến trình hội nhập,trước hết phải xây dựng chiến lược phát triển sau:

Đẩy mạnh phát triển các thiết chế văn hoá xã hội đang tồn tại và có xu hướngphát triển, đồng thời khôi phục lại các thiết chế ở những làng nghề đang bị mai một doquá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn đem lại Khuyến khích và tuyêntruyền nếp sống văn hoá mới cho toàn thể người dân địa phương

Trang 12

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội phải chú trọng tới đời sống của ngườinông thôn, cần đáp ứng được nhu cầu tâm linh của người dân từ đó tạo tiền đề vữngchắc trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng văn hoá mới, cần gìn giữ các giátrị văn hoá làng nghề như: bảo vệ và tôn tạo di tích, cảnh quan làng nghề cổ, đồng thờikhôi phục và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp của làng nghề

Với vai trò và tầm quan trọng của văn hoá làng nghề trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội thì cần có các chính sách công nhận và khuyến khích nghệ nhân dângian, chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thông qua các sản phẩmcủa làng nghề truyền thống địa phương

Có thể nói phát triển văn hoá làng nghề là mục tiêu quan trọng của quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Sự biến đổi văn hoá làng nghề minh chứngvai trò quan trọng của văn hoá truyền thống trong đời sống xã hội đương đại, nó vừa làđộng lực phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tạo ra bản sắc văn hoá của dân tộc

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ ĐAN LÁT THÁI MỸ

2.1 Chủ thể quản lý

Trong việc quản lý làng thủ công, chủ thể quản lý Nhà nước đóng vai trò quantrọng Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan như UBND TP Hồ Chí Minh vàUBND huyện Củ Chi chịu trách nhiệm xây dựng, thực thi chính sách nhằm bảo vệ vàphát huy giá trị của làng nghề Chính phủ cấp trên thống nhất quản lý nhà nước về disản văn hóa, trong đó bao gồm cả làng nghề, và có nhiều chính sách hỗ trợ như quyhoạch, đăng ký, giám sát chất lượng sản phẩm, hỗ trợ dự án bảo tồn, phát triển làngnghề

UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tại cấp địa phương có trách nhiệm thựchiện chính sách của Chính phủ, xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, công nhận

và giám sát chất lượng sản phẩm Đồng thời, họ cũng phối hợp với các cơ quan chuyênmôn khác như sở Công thương, sở Văn hóa - Thể thao, sở Du lịch, để phổ biến chínhsách và hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nghệ nhân trong làng nghề

Ngoài ra, cộng đồng cư dân địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việcbảo vệ và phát huy giá trị của làng nghề Họ là chủ thể sáng tạo ra giá trị của làng nghề

và có trách nhiệm lưu giữ, phát triển và truyền dạy giá trị này cho thế hệ sau Các tổchức hội đoàn thể cũng tham gia vào việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức củacộng đồng về bảo vệ và phát huy giá trị làng nghề

Ban quản lý làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Thái Mỹ được thành lập để tựquản và giám sát hoạt động của làng Họ hoạt động như một cơ quan nối giữa UBND

xã và các cơ quan chức năng khác, chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, và đôn đốc cáchoạt động của cộng đồng và các cơ sở sản xuất trong làng

Cơ chế phối hợp về bảo vệ và phát huy giá trị của làng nghề đá mỹ nghệ Thái

Mỹ là một quá trình tương tác đa chiều giữa các chủ thể quản lý, nhằm thúc đẩy sựphát triển bền vững của làng nghề trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hộitheo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn Tại tầm vĩ mô, các nguyên tắc quản lýtheo ngành và lãnh thổ được kết hợp để đảm bảo hiệu quả trong quản lý và phát triểnlàng nghề Ở tầm trung mô, cấp chính quyền địa phương thực hiện các biện phápthuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế để hỗ trợ từng làng nghề cụ thể Còn ở tầm vi

mô, các biện pháp như kỹ thuật công nghệ, đào tạo nghề, và hỗ trợ vốn được áp dụng

để thúc đẩy sản xuất và phát triển làng nghề

Trang 14

Để thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả, việc nâng cao trách nhiệm phối hợp giữacác cấp, ngành, tổ chức, và cộng đồng là cực kỳ quan trọng Phải đảm bảo sự thốngnhất, đồng bộ, và chất lượng trong quản lý, cũng như phân công rõ trách nhiệm củatừng đơn vị để đạt được các lợi ích chung mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt độngphát triển khác.

Các chủ thể quản lý nhà nước, như UBND tỉnh và các sở ban ngành, đóng vaitrò quan trọng trong việc triển khai chính sách và hướng dẫn các hoạt động bảo vệ vàphát huy giá trị làng nghề Sở Công thương, Sở Văn hóa - Thể thao, và Sở Du lịch đềutham gia vào việc hỗ trợ và tổ chức các chương trình, dự án để thúc đẩy phát triển làngnghề đá mỹ nghệ Thái Mỹ

UBND huyện Củ Chi và UBND xã Thái Mỹ có trách nhiệm thực hiện các chínhsách của tỉnh và địa phương, đồng thời thúc đẩy các hoạt động quản lý và phát triểnlàng nghề Phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cũng như hỗ trợ cộngđồng làng nghề trong việc thực hiện các quy định và chính sách

2.2 Công tác quản lý làng nghề đan lát Thái Mỹ

2.2.1 Ban hành văn bản của TP Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi

Công tác ban hành văn bản về nghề thủ công truyền thống của TP Hồ Chí Minh

và huyện Củ Chi được thực hiện với mục tiêu chính là bảo tồn và phát huy giá trị vănhóa của nghề thủ công này, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địaphương và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân tham gia nghề Cơ sởpháp lý được xây dựng trên nền tảng của Luật Di sản văn hóa 2006, Nghị định số119/2018/NĐ-CP và các quy định cụ thể của UBND TP Hồ Chí Minh và UBNDhuyện Củ Chi

Để thực hiện mục tiêu này, các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành,bao gồm quy định về danh mục nghề thủ công truyền thống được bảo tồn và phát huy,điều kiện để được công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề thủ công truyền thống,

hỗ trợ phát triển nghề thủ công truyền thống và trách nhiệm quản lý nhà nước đối vớihoạt động này Đồng thời, các văn bản chỉ đạo, điều hành như kế hoạch bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa của nghề thủ công truyền thống, chương trình hỗ trợ phát triểnnghề thủ công và các hoạt động quảng bá, giới thiệu nghề thủ công truyền thống cũngđược ban hành để thúc đẩy công tác này

Trách nhiệm của UBND TP Hồ Chí Minh và UBND huyện Củ Chi là chủ trìcông tác ban hành văn bản về nghề thủ công truyền thống, trong khi các sở, ban, ngành

Trang 15

liên quan phải phối hợp chặt chẽ với UBND để đảm bảo việc ban hành văn bản diễn ramột cách suôn sẻ và hiệu quả Đồng thời, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề thủcông truyền thống cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nghề này.

Kết quả của công tác ban hành văn bản về nghề thủ công truyền thống đã đượcthấy rõ thông qua việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghề này, góp phần vàophát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củangười dân Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục như việc tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về nghề thủ công truyền thống chưa đạt được mức độ mongmuốn, nguồn lực đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyềnthống còn hạn chế và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng đang gặp nhiều khó khăn Đây

sẽ là những thách thức mà các cơ quan chức năng cần tiếp tục nỗ lực để vượt qua vàđảm bảo bền vững cho nghề thủ công truyền thống trong tương lai

2.2.2 Triển khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên

Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng về làng nghề hiện nay

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ vàphát huy giá trị làng nghề truyền thống, có nhiều cơ chế chính sách đảm bảo cho hoạtđộng sản xuất của làng nghề Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, các làngnghề đã phục hồi và phát triển mạnh Sự chuyển biến quan trọng này được tác độngbởi hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá là cơ sở lý luận soi sáng choviệc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong hoạt động thực tiễn Nộidung giải pháp là “Chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc hướng vào cảvăn hoá vật thể và phi vật thể Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắngcảnh, các làng nghề, các nghề truyền thống…Trọng đãi những nghệ nhân bậc thầytrong các ngành, nghề truyền thống”[49]

Trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập, để nâng cao hơn nữa vai trò củacông tác quản lý di sản, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 đã ban hành và thông qua Luật

Di sản văn hoá 28/2001-QH10, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động bảo tồn

di sản văn hóa: “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vậtquốc gia”[55]

Căn cứ vào tình hình thực tế trong công tác quản lý di sản đã có nhiều thay đổi,chính những điều này đã làm cho Luật Di sản văn hóa có những điều quy định đã

Trang 16

không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay Do đó, Quốc hội đã thông qua và ban hànhLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009-QH 12, ngày18/6/2009, những điều lệ bổ sung này có tính chất bù đắp, bổ sung vào những hạn chếđược ghi trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩmtinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, cógiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng đượctái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng các hình thức lưu truyềnbao gồm: truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và bằng các hình thức lưu giữ như: trínhớ, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, công trình nghiên cứukhoa học, văn học dân gian, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội cổ truyền,

bí quyết về nghề thủ công truyền thống, trang phục truyền thống dân tộc, tri thức về ydược học cổ truyền, tri thức về văn hóa ẩm thực và những tri thức dân gian thể hiệnbản sắc của cộng đồng Những nội dung được cụ thể hoá qua các quy định của Luật Disản văn hoá đã tạo động lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dântộc có những bước phát triển mới theo hướng: bảo tồn và tôn vinh những di sản vănhoá tiêu biểu nhất; tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nguồn lực của nhiều thànhphần kinh tế, đặc biệt là các chủ sở hữu di sản văn hoá đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn

và phát huy giá trị di tích; phát huy di sản văn hoá phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá nhằm góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ văn minh

Văn kiện Đại hội X, XI, XII của Đảng tiếp tục định hướng nhiệm vụ bảo tồn vàphát huy di sản văn hoá Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ:

“Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóatruyền thống dân tộc; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòagiữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội”

Thực hiện chủ trương, đường lối văn hoá của Đảng, nhiều nghị quyết trungương đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa trong chính trị, kinh tế và xã hội,văn hóa là nguồn sức mạnh nội sinh của phát triển bền vững Đồng thời đặc biệt quantâm tới mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn tiến kịp với cưdân thành thị, đẩy mạnh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vai trò quan trọngcủa kinh tế nông thôn, đề ra biện pháp, chính sách phát triển toàn diện kinh tế xã hộinông thôn, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển làng nghề Nghị quyết số 15/NQ-

Trang 17

TW ngày 18/7/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đường lốiCNH-HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 – 2020.

Bên cạnh đó một loạt các văn bản pháp luật cũng được ra đời và ngày cànghoàn thiện như: Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Bảo vệ môi trường, Luậtthương mại, Luật Sở hữu trí tuệ… đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự pháttriển của làng nghề

- Triển khai các văn bản pháp quy

Nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề, một văn bản pháp lýquan trọng của Chính phủ có giá trị nền tảng cho hoạt động bảo tồn đã được ban hànhkhá sớm là Nghị định số 519/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/10/1957 quy định

về thể lệ bảo tồn cổ tích Nghị định số 92/2002/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Di sản văn hoá; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/112000của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghềnông thôn; Nghị định số 45/2012/NĐ- CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyếncông; Nghị định số 98/2010/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Thông

tư 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung

về ngân sách Nhà nước hỗ trợ ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006 củaChính phủ Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNNhướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP; Thông tư số04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ VH-TT&DL Quy định việc kiểm kê

di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vàoDanh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng NTM giai đoạn năm 2010- 2020 Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày31/10/2011về việc phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển nông thôn, nội dungcủa Quyết định là ưu tiên cho phát triển làng nghề gắn với du lịch; Nghị định số123/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhândân", "Nghệ nhân Ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; Nghị định số109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với nghệ nhânnhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn đã quy định cụ thểchính sách đãi ngộ đối với người có công gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhóa phi vật thể… Mới nhất là Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Thủ

Ngày đăng: 18/08/2024, 15:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Đỗ Thị Hảo (2003), “Những nét văn hoá độc đáo trong các làng nghề truyền thống”, Tạp chí Di sản Văn hoá, (5), tr.50-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nét văn hoá độc đáo trong các làng nghề truyềnthống
Tác giả: Đỗ Thị Hảo
Năm: 2003
1. A.A. Radugin (2002), Từ điển Bách khoa Văn hoá học, Viện nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, Hồ Chí Minh Khác
2. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa và Viện văn hoá, Hồ Chí Minh Khác
3. Phan Đại Doãn (2001), Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội - văn hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hồ Chí Minh Khác
4. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp công nghiệp ho - hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, Nxb Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá, Hồ Chí Minh Khác
5. Đỗ Thị Hảo (1987). Làng Đại Bái Gò đồng, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản, Hồ Chí Minh Khác
8. Phạm Thị Thu Hương (2013), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn Di sản văn hoá tại các vùng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đồng bằng Sông Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trường Đại học Văn hoá Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Khác
9. Trương Minh Hằng (2006), Làng nghề truyền thống mỹ nghệ miền Bắc, Nxb Mỹ thuật, Hồ Chí Minh Khác
10. Mai Thế Hởn (2003), Phát triển làng nghề truyền thống qua quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hồ Chí Minh Khác
11. Lê Văn Hương (2010), Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hoá nông thôn, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w