1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh ninh bình

88 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình
Tác giả Trần Thị Hạnh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Hương
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Văn hóa Truyền thông
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóatừng được xác định là một trong mười nhiệm vụ quan trọng để xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nghịquy

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN

VĂN HÓA CỦA TỈNH NINH BÌNH

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành : Văn hóa Truyền thông Giang viên hương dân : TS Phạm Thị Hương

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp do chính tôi thực hiện.Khóa lụận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướngdẫn - TS Phạm Thị Hương Các thông tin, tài liệu sử dụng trong khóa luậnđều được trích dẫn rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về khóa luậncủa mình

Sinh viên Hạnh

Hạnh Trần Thị Hạnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - TS Phạm ThịHương, người đã định hướng đề tài, tận tình hỗ trợ cũng như hướng dẫn tôitrong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản lý xã hội, Học việnHành chính Quốc gia đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quýbáu trong suốt bốn năm học vừa qua Cảm ơn các bạn sinh viên khoa Quản lý

xã hội khóa học 2020-2024 đã ủng hộ nhiệt tình và đóng góp ý kiến giúpmình hoàn thiện khóa luận tốt hơn

Dù đã cố gắng nhưng khóa luận chắc hẳn còn nhiều thiết sót, cần tiếptục được chỉnh sửa, bổ sung, vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý củacác thầy cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên Hạnh

Hạnh Trần Thị Hạnh

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVHTTDL Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

DSVH Di sản văn hóa

HĐND Hội đồng nhân dân

UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

UNESCO Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hiệp QuốcUNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.3.1.2 Số lượng khách vào tham quan tỉnh Ninh Bình

từ năm 2017-2023 46

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa của khóa luận 5

7 Bố cục của khóa luận 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA 7

1.1 Một số khái niệm 7

1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa 7

1.1.2 Giá trị di sản văn hóa 9

1.1.3 Bảo tồn giá trị di sản văn hóa 10

1.1.4 Phát huy di sản văn hóa 11

1.2 Những đặc trưng cơ ban của di san văn hóa 12

1.3 Phân loại di san văn hóa 14

1.3.1 Phân loại theo khả năng đáp ứng nhu cầu hoặc theo mục đích sử dụng di sản văn hóa 14

1.3.2 Phân loại di sản văn hóa theo lĩnh vực hoạt động của con người 15

Trang 7

1.3.3 Phân loại theo hình thức biểu hiện di sản văn hóa 16

1.4 Giá trị và vai trò của di san văn hóa trong đời sống xã hội 17

1.5 Quan điểm bao tồn và phát huy giá trị di san văn hóa 19

1.5.1 Quan điểm bảo tồn 19

1.5.2 Quan điểm phát huy 22

1.6 Mối quan hệ giữa bao tồn và phát huy giá trị di san văn hóa 23

Tiểu kết chương 1 24

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỈNH NINH BÌNH 25

2.1 Khái quát về tỉnh Ninh Bình 25

2.2 Các loại hình di san văn hóa đặc trưng tại Ninh Bình 29

2.2.1 Di sản văn hóa vật thể 29

2.2.2 Di sản văn hóa phi vật thể 36

2.3 Hoạt động bao tồn và phát huy các giá trị di san văn hóa tại tỉnh Ninh Bình 41

2.3.1 Hiện trạng hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể tại tỉnh Ninh Bình 41

2.3.2 Hiện trạng hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Ninh Bình 51

Tiểu kết chương 2 55

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA TỈNH NINH BÌNH 56

Trang 8

3.1 Định hương bao tồn và phát huy các giá trị di san văn hóa 56

3.1.1 Định hướng chung 56

3.1.2 Định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình 58

3.2 Một số giai pháp bao tồn và phát huy các giá trị di san văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 63

3.3 Một số giai pháp tăng cường hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 65

3.4 Kiến nghị 68

Tiểu kết chương 3 70

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 75

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ nhưhiện nay, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có vai trò hết sức quantrọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung, đối với sựnghiệp phát triển văn hóa nói riêng Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóatừng được xác định là một trong mười nhiệm vụ quan trọng để xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nghịquyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII - 1998).Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm vụ,giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tiếp tục được

đề cập đến một cách rốt ráo: “Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và pháthuy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các di tích lịch sử văn hóa” Điều

đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã coi di sản văn hóa là nguồn lực nội sinhquan trọng để phát triển bền vững đất nước, nhất là trong bối cảnh tập trungphát triển công nghiệp văn hóa

Nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Ninh Bình là tỉnh có bề dày lịch sử

và văn hóa, gắn liền với nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam Sởhữu hệ thống tài nguyên di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đadạng, có giá trị nổi bật và mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng, Ninh Bìnhhiện có gần 2000 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, 81 di tích xếp hạngcấp quốc gia, 314 di tích xếp hạng cấp tỉnh, trong đó có 3 di tích xếp hạng cấpquốc gia đặc biệt (di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư; danhlam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động; di tích lịch sử và danhlam thắng cảnh núi Non Nước) Sự giàu có về di sản văn hóa, về đời sống vậtchất lẫn tinh thần là những minh chứng sống động cho một quá khứ huyhoàng, là nguồn tri thức quý báu cho thế hệ hiện tại và tương lai Di sản vănhoá trở thành điểm tựa vững chắc không chỉ riêng hiện tại mà còn cho tương

Trang 10

lai của quốc gia, dân tộc.

Trong những năm qua, Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũngnhư chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực đóng góp của các cán bộchuyên ngành, các giá trị di sản văn hoá Ninh Bình ngày càng được phát huy,được bạn bè trong và ngoài nước biết đến, góp phần phát triển kinh tế, làmthay đổi cuộc sống của người dân địa phương Tuy nhiên, bên cạnh đó, côngtác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Ninh Bình vẫn còn một sốhạn chế, đòi hỏi có thêm nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo tồn và pháthuy các giá trị di sản văn hóa

Chúng ta cần phải ra sức gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hoá của đấtnước, của dân tộc, bởi đây là biểu hiện rõ nhất của lòng yêu nước Ai yêu quêhương mình mà chẳng yêu những nét đẹp truyền thống, yêu câu hát dân ca, lễhội của làng quê hay một ngôi chùa, một đình làng xưa cũ, nơi mang trongmình những hơi thở của đời sống bao thế hệ cha ông Do vậy, tôi chọn vấn đề

này để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình” Từ đó, ta cũng thấy rằng bảo

vệ, giữ gìn di sản văn hoá còn là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc Mànền tảng tinh thần là linh hồn của dân tộc, là bản sắc văn hóa, khơi dậy niềm

tự hào và tình yêu quê hương trong mỗi người dân, đồng thời góp phần nângcao nhận thức và hành động để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của NinhBình

2 Tình hình nghiên cứu

Với bề dày lịch sử và văn hóa, Ninh Bình đã thu hút sự quan tâm củagiới nghiên cứu trong suốt nhiều thập kỷ qua Với những di sản văn hóa vậtthể và phi vật thể độc đáo, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóatại tỉnh này không chỉ mang tính chất quốc gia mà còn có tầm quan trọng trênbình diện quốc tế

Nhìn lại các nghiên cứu trước đây, không khó để nhận thấy có một số

Trang 11

lượng lớn các luận văn, luận án, cùng bài viết trong các tạp chí chuyên ngành

và hội nghị khoa học đã đề cập tới Ninh Bình như một nghiên cứu điển hình

Trong số đó, một số công trình tiêu biểu như bài nghiên cứu "Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ tại cố đô Hoa Lư gắn với phát triển du lịch" của tác giả Nguyễn Hồng Thủy (2023) [13] cũng góp

phần nổi bật về cách thức kết hợp phát triển du lịch với bảo tồn di sản, qua đó

mở ra hướng đi mới cho bảo tồn di sản qua lăng kính phát triển kinh tế

Trong một luận văn thạc sỹ khác mang tên “Nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê” của tác giả Đỗ Đức Hoạt (2017) [4] không chỉ làm

nền tảng cho việc bảo tồn và tu bổ những công trình kiến trúc cổ, mà còncung cấp cái nhìn nhận diện được sự cân nhắc giữa việc giữ gìn vẻ nguyên sơ

và phát huy giá trị sử dụng trong hiện đại

Đối với di sản phi vật thể, luận văn thạc sĩ Trần Thị Thanh Dung (2018)

“Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”

[12] tóm tắt nguồn gốc, hình thành và phát triển của nghệ thuật hát Xẩm tỉnhNinh Bình và đưa ra giải pháp bảo tồn phát huy nghệ thuật hát Xẩm, một nghệthuật có dấu ấn văn hóa lâu đời nhưng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng

Tuy đã có nhiều nghiên cứu đa dạng với nhiều kết quả đáng giá, tuynhiên, các công trình hiện tại vẫn còn nhiều hướng có thể đào sâu về việcnâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của tỉnh Ninh Bình

Do đó, khóa luận sẽ bổ sung thêm một số nội dung về thực trạng bảo tồn vàphát huy giá trị di sản tỉnh Ninh Bình đồng thời đề xuất thêm những giải phápcho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tỉnh Ninh Bình, thúc đẩy quátrình bảo tồn và phát triển

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của đề tài:

Đánh giá hiện trạng bảo tồn các di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình, từ đónhận diện những giá trị văn hóa đặc sắc cần được gìn giữ đồng thời tìm cách

Trang 12

phát huy giá trị của chúng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,nhất là trong lĩnh vực du lịch.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, các nhiệm vụ nghiên cứu được xác địnhnhư sau:

1 Hệ thống một số vấn đề lý thuyết về di sản văn hóa, giá trị di sản vănhóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

2 Phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị di sảnvăn hóa tại tỉnh Ninh Bình

3 Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và pháthuy giá trị di sản văn hóa tỉnh Ninh Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn

hóa tỉnh Ninh Bình

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị

di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình

+ Về thời gian: từ năm 2001 cho đến nay Lựa chọn phạm vi thời gian

từ năm 2001 cho đến nay trong khóa luận về bảo tồn, phát huy các giá trị disản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình bởi vì năm 2001 đánh dấu việc Luật di sản vănhóa của Việt Nam được ban hành, mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệpbảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu:

Để làm rõ các vấn vấn đề lý luận về di sản văn hóa, giá trị di sản vănhóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, khóa luận đã sử dụng nguồntài liệu thứ cấp bao gồm tài liệu đã xuất bản trên tạp chí và sách, các luận ántiến sĩ, luận văn thạc sĩ, tài liệu về chủ trương chính sách liên quan đến công

Trang 13

tác bảo tồn và phát huy tại các di tích; một số văn bản pháp lý của Sở Văn hóaThể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, Tổng cục Du lịch và văn bản liên quantrực tiếp tới việc phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình Những nghiên cứu đitrước này đã phác họa và gợi mở nhiều vấn đề về bảo tồn và phát huy các giátrị di sản văn hóa đang diễn ra Phân tích nguồn tài liệu thứ cấp cũng được sửdụng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảotồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình.

- Phương pháp khảo sát thực địa:

Thực hiện công tác khảo sát, thu thập thông tin và dữ liệu về các di sảnvăn hóa ở Ninh Bình bao gồm lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và các các làngnghề truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân tộc

6 Ý nghĩa của khóa luận

Khóa luận về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnhNinh Bình có một số ý nghĩa sau đây:

Nâng cao nhận thức: Tăng cường nhận thức về sự quan trọng của việcbảo tồn di sản văn hóa không chỉ đối với cộng đồng địa phương mà còn đốivới cả quốc gia và cộng đồng quốc tế

Đóng góp kiến thức: Cung cấp thông tin, dữ liệu và một số phân tích vềhiện trạng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình.Phát triển chiến lược: Đề xuất các chiến lược, giải pháp và kế hoạchhành động cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách bềnvững

Gìn giữ bản sắc văn hóa: Góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa đặc trưngcủa Ninh Bình, đồng thời phát huy giá trị của di sản trong sự phát triển kinh tế

Trang 14

hóa của địa phương và quốc gia.

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chính của khóa luận gồm 3 chương sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị di sảnvăn hóa

- Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóatại tỉnh Ninh Bình

- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp bảo tồn và phát huy cácgiá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI

SẢN VĂN HÓA 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa

Theo cách hiểu thông thường, “di sản văn hoá dân tộc là toàn bộ sảnphẩm văn hoá do các thế hệ người kế tiếp nhau trong suốt chiều dài của lịch

sử dân tộc đã tạo ra và trao truyền lại cho các thế hệ tương lai” Một cách đơngiản nhất có thể hiểu di sản là sản phẩm của thời trước truyền lại cho thời sau,cũng như là lời dặn của người trước lúc đi xa trao cho người ở lại

Ở đây, từ “di sản” được kết hợp với từ “văn hóa” để tạo thành thuật ngữ

“di sản văn hóa” Văn hóa có thể được hiểu như một hệ thống các giá trị vàchuẩn mực xã hội được tổng hợp từ toàn bộ sự hiểu biết mà xã hội loài người

đã đạt được trong quá trình hoạt động thực tiễn, nó có khả năng chi phối sựđiều và ảnh hưởng đến đời sống tâm lý mọi hoạt động của con người ạo rabản sắc riêng cho mỗi cộng đồng xã hội

Đảng và Nhà nước ta cũng đưa ra quan niệm hết sức rõ ràng về di sảnvăn hoá: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốtlõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giaolưu văn hoá Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị vănhoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả vănhoá vật thể và phi vật thể” (Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng

và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc).Trong Luật Di sản văn hóa năm 2001, di sản văn hóa được hiểu là

“những giá trị vật chất, tinh thần có ý nghĩa đặc biệt về khoa học, văn hóa,lịch sử và được bảo tồn, truyền từ thế hệ trước cho thế hệ mai sau” [12] Có 2dạng di sản văn hóa theo luật này: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi

Trang 16

vật thể Cụ thể, Di sản văn hóa vật thể, theo Điều 4 khoản 2 của luật đượchiểu là “sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm ditích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích, cổ vật, bảo vật quốcgia”.

Và di sản văn hóa vật thể này bao gồm: danh lam thắng cảnh; di tíchlịch sử của đất nước; di tích, bảo vật, cổ vật quốc gia UNESCO trong Côngước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới ngày 16/11/1972 đã nêu

rõ “Di sản văn hóa vật thể bao gồm các di tích, tác phẩm kiến trúc, tác phẩmđiêu khắc hoặc tranh vẽ, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ, tài liệu,hang động và nhóm yếu tố lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học" [9] Về di sảnvăn hóa phi vật thể, theo Điều 4, Luật Di sản văn hóa năm 2001, là “sảnphẩm tinh thần thể hiện bản sắc của cộng đồng, có giá trị lịch sử, khoa học,văn hóa và gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, đồ vật và hàng hóa văn hóaliên quan” Di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn và truyền từ thế hệ trướcsang thế hệ tương lai chủ yếu thông qua truyền miệng, biểu diễn hoặc cáchình thức khác Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: ngôn ngữ nói hoặc chữviết; nghệ thuật biểu diễn truyền thống; Phong tục và truyền thống; niềm tinphổ biến; lễ hội truyền thống; làng nghề; trí thức bình dân Trong Công ướcUNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003, di sản văn hóa phivật thể được hiểu là “các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹnăng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gianvăn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một sốtrường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ” [9].Thông qua những quan niệm khác nhau về di sản văn hoá ta nhận thấyrất rõ được tầm quan trọng của di sản văn hoá đối với sự trường tồn và pháttriển của mỗi quốc gia, dân tộc Di sản văn hóa, có thể hiểu là toàn bộ sảnphẩm sáng tạo của các thành viên trong cộng đồng, được thể hiện ra dướidạng những đối tượng vật thể và phi vật thể mang tính biểu tượng, được trao

Trang 17

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác.

Do vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá là một công việc lớn, cấpthiết, cần sự quan tâm của toàn xã hội Đây cũng là vấn đề quan trọng mang ýnghĩa chiến lược về văn hoá nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của di sảnvăn hoá trong đời sống xã hội

1.1.2 Giá trị di sản văn hóa

Trong tiếng Việt, “giá trị” là cái làm cho một vật trở nên hữu dụng, có ýnghĩa và có giá trị về mặt nào đó Theo A.A Radughin trong Bách khoa toànthư về nghiên cứu văn hóa, giá trị là thuộc tính của một vật thể, một hiệntượng xã hội nhất định, nhằm thỏa mãn một nhu cầu, mong muốn, một lợi íchcủa một chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội) [15] Tác giảTrần Ngọc Thêm cho rằng “giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thểđánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùng loại trongbối cảnh không gian - thời gian cụ thể" [11] Tóm lại, giá trị có thể hiểu là cáilàm cho một một vật trở nên hữu ích và có ý nghĩa tích cực, đề cập đến nhữngphẩm chất của sự vật, hiện tượng nhất định như giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc

Giá trị di sản văn hóa có thể được hiểu là những đặc điểm, phẩm chất,hoặc ý nghĩa đặc biệt mà một di sản văn hóa mang lại cho con người, chocộng đồng, hoặc cho nhân loại nói chung Đây là những yếu tố tinh thần, vậtchất hoặc tinh thần-vật chất, được xem là quan trọng và đáng quý, và thườngđược coi là giữ gìn và bảo tồn qua các thế hệ

Cách hiểu giá trị di sản văn hóa có thể phụ thuộc vào ngữ cảnh văn hóa,lịch sử và xã hội cụ thể của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc cộng đồng Tuynhiên, một số khía cạnh chung của giá trị di sản văn hóa có thể bao gồm:

Giá trị lịch sử: Di sản văn hóa thường mang lại thông tin về quá khứ

của một cộng đồng, về lịch sử, văn hóa và truyền thống của họ Chúng có thểgiúp hiểu rõ hơn về các sự kiện, nhân vật và thay đổi xã hội qua các thời kỳ

Trang 18

Giá trị văn hóa: Di sản văn hóa thường phản ánh các giá trị, niềm tin,

tín ngưỡng và cách sống của một cộng đồng Chúng là biểu hiện của sự sángtạo, sự tưởng tượng và cái nhìn về thế giới của con người

Giá trị nghệ thuật: Một số di sản văn hóa được coi là tác phẩm nghệ

thuật, bao gồm kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn học và biểu diễn.Chúng có thể đại diện cho sự sáng tạo và tinh thần nghệ thuật của một cộngđồng

Giá trị xã hội: Di sản văn hóa thường đóng vai trò quan trọng trong

việc tạo ra và duy trì mối quan hệ xã hội trong cộng đồng, cũng như trongviệc tạo ra sự đoàn kết và nhận thức về danh tính và tinh thần đoàn kết củamột nhóm người

Giá trị kinh tế: Một số di sản văn hóa có thể mang lại lợi ích kinh tế,

bao gồm du lịch văn hóa, thương mại sản phẩm truyền thống và các ngànhnghề thủ công truyền thống Chúng có thể tạo ra cơ hội việc làm, tăng cườngthu nhập và phát triển nền kinh tế địa phương

1.1.3 Bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Theo định nghĩa Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “bảo tồn”

có nghĩa là bảo tồn có nghĩa là giữ lại để không bị mất đi (bảo tồn di tích lịch

sử, bảo tồn nền văn hóa dân tộc ) Từ đây có thể hiểu, bảo tồn di sản văn hóabao gồm những nỗ lực nhằm bảo vệ, gìn giữ sự tồn tại của di sản ở dạngnguyên thủy

Bảo tồn di sản văn hóa là thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa, đápứng yêu cầu xây dựng, trau dồi tư tưởng nhân văn, đạo đức, lối sống và đàotạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển con người, hiệnđại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Khi nói đến việc bảo tồn di sản văn hóa, chúng ta phải hiểu rằng khôngchỉ là ngăn chặn sự mất mát mà ngoài việc bảo tồn còn phải có sự phát triển

Để bảo tồn và phát triển, đòi hỏi phải mở rộng giao lưu với các nền văn hoá

Trang 19

khác, từ đó có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, đồng thời cũng phải biết loại

bỏ những cái xấu, cái tiêu cực Mỗi quốc gia, dân tộc đều phải bảo tồn nềnvăn hoá và vốn di sản văn hoá quý báu của mình, đấy không phải là nguyêntắc, mà chính là nội lực bản thân mỗi quốc gia, dân tộc

Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực kế thừa và phát huy những giá trị tinh thần,đạo đức, thẩm mỹ và di sản văn hóa của dân tộc Di sản văn hóa dân tộc vàbản sắc văn hóa dân tộc là lực lượng nội sinh tiềm tàng thúc đẩy sự phát triểnbền vững của một dân tộc Vì vậy, việc bảo tồn di sản văn hóa không chỉ lànghĩa vụ mà còn là quyền thiết thực của mỗi người Trong bối cảnh toàn cầuhóa, chúng ta phải tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới, làmphong phú và tô đẹp nền văn hóa Việt Nam, nhưng cũng phải đấu tranh chống

sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa có hại, xu hướng yêu ngoại, căngthẳng, mất cội nguồn

1.1.4 Phát huy di sản văn hóa

Về “phát huy”, theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là làm cho cái tốt, cáihay phát huy tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm (phát huy lợi ích, phát huy đầytác dụng ) PGS.TS Nguyễn Hữu Thức nhấn mạnh “phát huy” có nghĩa làlàm cho những điều tốt đẹp tỏa sáng và có tác động tích cực đến đời sống xãhội của con người, từ đó tiếp tục phát huy những giá trị xã hội, những điều tốtđẹp, tốt đẹp trong xã hội

Phát huy đồng thời là hành động nhằm đưa văn hóa vào đời sống hằngngày, coi văn hóa là nguồn nội lực, tiềm năng thúc đẩy phát triển xã hội,mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, đồng thời thể hiện mụctiêu của văn hóa, sự phát triển xã hội Hơn nữa, việc thúc đẩy còn hàm ý đây

là môi trường tốt nhất cho việc bảo tồn và làm giàu Nếu nó không được pháthuy trong đời sống xã hội thì văn hóa sẽ không thể phát triển được

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ biệnchứng Đây là hai lĩnh vực không thể tách rời, chúng hỗ trợ và ảnh hưởng lẫn

Trang 20

nhau trong quá trình bảo tồn di sản văn hóa Chỉ khi di sản văn hóa được bảotồn thành công thì giá trị văn hóa mới được phát huy Phát huy còn có nghĩa

là bảo tồn di sản văn hóa một cách tốt nhất có thể, bảo tồn giá trị của di sảntrong tâm thức cộng đồng xã hội

1.2 Những đặc trưng cơ ban của di san văn hóa

Những đặc điểm cơ bản của di sản văn hóa chắc chắn phải mang nhữngđặc điểm cơ bản của văn hóa Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm, văn hóa có 4đặc điểm cơ bản: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính hệ thống [10].Văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người, tạo ra những hiểu biết, trảinghiệm sống mới góp phần phát triển xã hội Hoạt động sáng tạo này đượchấp thụ bởi sự vận động của đời sống xã hội trước khi trở thành văn hóa.Trong đời sống thực tế, hoạt động sáng tạo của con người diễn ra như một quátrình, tức là ý đồ sáng tạo phải được cụ thể hóa thành sản phẩm và truyền đạtđến những người xung quanh, ghi vào “ký ức” của xã hội, rồi truyền lại chothế hệ mai sau Chỉ khi đó tiến trình văn hóa, tức là tính nhân sinh của văn hóa,mới được hoàn thiện

Thành tựu của hoạt động văn hóa gọi là công trình văn hóa, qua việctham gia vào quá trình trao đổi, sử dụng trong xã hội, qua sự sàng lọc và thửthách của thời gian, một phần công trình văn hóa tinh hoa vẫn còn sót lại đểtrở thành di sản văn hóa Di sản văn hóa dân tộc bao gồm tất cả các sản phẩm

do các thành viên của cộng đồng dân tộc sáng tạo ra và được thể hiện dướidạng những đối tượng vật thể và phi vật thể mang tính biểu tượng, được phổbiến (vô thức) và truyền tải (có ý thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác,

từ thế hệ trước sang thế hệ sau Đây là tính lịch sử của văn hóa Như vậy, di

sản văn hóa còn thể hiện những đặc điểm cơ bản là tính nhân sinh và lịch sử.

Chúng ta biết rằng không phải tất cả sản phẩm do con người tạo ra đềutrở thành văn hóa và sau đó là di sản văn hóa Có những sản phẩm là kết quảlao động trí tuệ cao của con người nhưng vẫn chưa được coi là sản phẩm văn

Trang 21

hóa, vì chúng không mang lại lợi ích gì cho con người, như bom nguyên tử,

ma túy, v.v Chỉ những sản phẩm do con người làm ra, có ích cho đời sốngcon người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ mới được coi là sản phẩm

văn hóa Do đó, văn hóa và di sản văn hóa phải có tính giá trị Tính giá trị:

Đây là điều mà xã hội coi là cao quý và đáng mơ ước Những giá trị phổ quátđược mọi nền văn hóa chấp nhận là cái đúng, cái đẹp, cái tốt và cái hữu ích.Mọi di sản văn hóa ít nhiều đều mang trong mình những phẩm chất cao quýnày Đây là đặc điểm tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm thông thườngkhác

Văn hóa, di sản văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia được tạodựng và tích lũy trong những điều kiện, môi trường nhất định, luôn chịu sựtác động qua lại của môi trường; Cả văn hóa và di sản của nó đều được cấutrúc và tạo thành từ nhiều yếu tố, bộ phận khác nhau và luôn có mối quan hệ

qua lại giữa chúng Đây là tính hệ thống của di sản văn hóa Cấu trúc của hệ

thống di sản văn hóa cũng như hệ thống văn hóa được các nhà nghiên cứunhìn nhận khác nhau với những tiêu chí phân loại khác nhau

Ngoài những đặc điểm cơ bản, di sản văn hóa còn có một số đặc điểmđộc đáo, xuất phát từ những đặc điểm cơ bản của văn hóa GS TS HoàngVinh cho rằng di sản văn hóa mang tính hiểu biết, mang tính biểu tượng vàmang tính chất sử liệu Đặc điểm quan trọng đầu tiên của di sản văn hóa là

tính hiểu biết, thể hiện ở khả năng sáng tạo và tích lũy thông tin Như vậy, di

sản văn hóa chứa đựng kinh nghiệm và kiến thức của con người về cuộc sống

Đặc điểm thứ hai là tính biểu tượng, tức là khả năng trình bày, diễn đạt

ý nghĩa trừu tượng và sâu sắc bằng một hình ảnh cụ thể Thông qua biểutượng, văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng ngày càng phong phúhơn số lượng hiện vật hay hình ảnh mà một nền văn hóa tạo ra Bởi vì mộthình ảnh hay hiện vật có thể ẩn chứa vô số tầng ý nghĩa khác nhau Biểutượng văn hóa đòi hỏi con người phải có sự hiểu biết chung về văn hóa khi

Trang 22

giao tiếp với nhau Nó vừa là bản sắc của một nền văn hóa, vừa là rào cản đốivới con người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau khi giao tiếp với nhau Ví

dụ, xoa đầu trẻ em đối với người Việt là một cử chỉ trìu mến và quý giá,nhưng đối với người Lào đó lại là một cử chỉ cấm kỵ

Đặc điểm thứ ba là tính sử liệu Bất kỳ đồ vật nào tượng trưng cho một

sự kiện lịch sử quan trọng, một giai đoạn lịch sử tiêu biểu hoặc một nhân vậtlịch sử quan trọng đều có thể trở thành di sản văn hóa Nó ghi lại dấu ấn củanhững sự kiện quan trọng này Ngoài ra, di sản văn hóa còn cung cấp những

dữ liệu, tài liệu lịch sử phản ánh trình độ, quan niệm của mỗi cộng đồng, dântộc trong tiến trình lịch sử Mỗi tác phẩm, một hiện tượng văn hóa trở thành disản, vượt qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau để đạt đến hiện đại Do tínhbiến đổi của văn hóa, xuyên suốt lịch sử, những di sản này luôn tích hợp dấutích của các thời đại Vì vậy, chúng chứa đựng những tài liệu lịch sử thuộcnhiều tầng thời gian lịch sử khác nhau

Một đối tượng hay một sự vật không nhất thiết phải đáp ứng cả ba tiêuchí trên nhưng phải có ít nhất một tiêu chí đặc sắc, thì đối tượng hay sự vật ấymới trở thành di sản văn hoá

1.3 Phân loại di san văn hóa

Di sản văn hóa được phân loại theo một số tiêu chí khác nhau Hiện nay

có các phương pháp phân loại phổ biến sau:

1.3.1 Phân loại theo khả năng đáp ứng nhu cầu hoặc theo mục đích sử dụng di sản văn hóa

Theo tiêu chí này, di sản văn hóa được chia thành di sản văn hóa vậtchất và di sản văn hóa tinh thần Di sản văn hóa vật chất là di sản văn hóa đápứng nhu cầu vật chất của con người như nhà ở, quần áo, đồ dùng, thực phẩm còn di sản văn hóa tinh thần là di sản văn hóa đáp ứng nhu cầu tinh thần củacon người như văn học, nghệ thuật, tri thức… Theo cách phân loại này, việc

Trang 23

gặp khó khăn không phải là hiếm vì một sản phẩm văn hóa đôi khi bao gồm

cả khả năng thỏa mãn cả nhu cầu vật chất lẫn nhu cầu tinh thần của con người.Hoặc khá thường xuyên, cùng một sản phẩm, lúc này chủ yếu đáp ứng nhucầu vật chất, lúc khác, ngược lại, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người Ví

dụ, đồ thủ công ở vùng này chỉ là một mặt hàng thông thường đáp ứng nhucầu vật chất của người dân Khi được mang đến vùng khác làm quà lưu niệm,

nó trở thành một vật có giá trị tinh thần cơ bản; Một chiếc bát cổ sẽ là mộtmón đồ có giá trị tinh thần lớn trong thời đại này, trong khi trước đây nó đượctạo ra chủ yếu như một món đồ đáp ứng nhu cầu vật chất

1.3.2 Phân loại di sản văn hóa theo lĩnh vực hoạt động của con người

Một số nhà nghiên cứu lại phân loại di sản văn hóa dựa trên lĩnh vựchoạt động của con người GS TS Trần Ngọc Thêm phân loại văn hóa thành 4phân hệ nhỏ như sau: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử với môi trường tựnhiên, văn hóa quản lý môi trường xã hội văn hóa tổ chức cuộc sống hàngngày [10] Từ logic phân loại này, chúng ta cũng có 4 tiểu hệ thống di sản vănhóa tương ứng GS Tiến sĩ Phạm Duy Khuê đề xuất một sự phân loại kháccho di sản văn hoá, chia thành bốn lĩnh vực chủ yếu như sau [14]:

Văn hóa tài nguyên: Là những giá trị văn hóa được tạo ra bởi hành viứng xử của con người với thế giới tự nhiên như cảnh quan, môi trường sinhthái, đất, trời, mây mưa, lũ lụt

Văn hóa kỹ thuật hay còn gọi là văn hóa hành vi: là những giá trị sinh ra

từ quá trình hoạt động ứng xử sáng tạo kinh tế trong mọi cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của con ngườiVăn hóa thân tộc hay còn gọi là văn hóa thể chế: là những giá trị sinh ra từquá trình, kết quả hình thành bộ máy xã hội và các cơ chế hoạt động của nónhư phong tục, tập quán, phong tục và các thiết chế xã hội (gia đình, cơ quan,doanh nghiệp, luật pháp, thể chế chính trị)

-Văn hóa tư tưởng hay còn gọi là văn hóa tinh thần: là những giá trị được

Trang 24

tạo ra trong quá trình hoạt động triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật và cáchoạt động tinh thần khác của con người.

1.3.3 Phân loại theo hình thức biểu hiện di sản văn hóa

Theo tiêu chí này, di sản văn hóa được chia thành di sản văn hóa vật thể

và di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa vật thể là loại hình di sảnvăn hóa được bảo tồn, lưu giữ dưới dạng vật thể hữu hình, bao gồmnhững tác phẩm văn hóa cụ thể, có thể và có thể nhận biết bằng giác quan,

ví dụ như những di tích, danh thắng cổ kính, cùng những hiện vật quý giá củaquốc gia

Mặt khác, di sản văn hóa phi vật thể là một dạng di sản văn hóa đượcbảo tồn, lưu giữ dưới dạng phi vật thể, bao hàm những giá trị tinh thần màkhông thể nắm bắt được qua xúc giác Đây là những sản phẩm tinh thần cógiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyềnmiệng, truyền nghề, biểu diễn và các hình thức lưu trữ, truyền tải khác, baogồm lời nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, văn học truyềnmiệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống lễ hội, bí quyết nghề truyềnthống, kiến thức về truyền thống y dược, văn hóa ẩm thực, trang phục truyềnthống và những kiến thức dân gian khác Di sản văn hóa phi vật thể khác với

di sản văn hóa vật thể ở chỗ phương pháp truyền tải và giảng dạy những disản này dựa vào trí nhớ, lời truyền miệng, nghề nghiệp, tập quán, ngôn ngữ vàhành vi của những con người cụ thể Những người này trước hết là nhữngnghệ sĩ dân gian Đây là cách phân loại di sản văn hóa theo bảng phân loạivăn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc -UNESCO và Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2001

Cũng giống như việc phân loại theo mục đích sử dụng, việc phân loạinày về cơ bản không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định Bởi vì một sảnphẩm văn hóa phi vật thể thường vẫn tồn tại dưới một vỏ bọc vật chất hữuhình nhất định chẳng hạn, những quyển sách là phương tiện để lưu giữ các tác

Trang 25

phẩm văn học.

Kế thừa cách phân loại này, GS.TS Hoàng Vinh nhận định rằng di sảnvăn hóa xét về mặt nội dung có thể tồn tại ở hai dạng: vật thể và phi vật thể.Hơn nữa, sự phát triển của con người với tư cách là chủ thể của hoạt động vănhóa có thể coi là hình thức tồn tại văn hóa của con người Văn hóa không chỉ

là nhà cửa, đồ vật, tác phẩm văn học nghệ thuật, kiến thức khoa học mà còn làphẩm chất của những con người đã đạt đến một mức độ phát triển tinh thầnnhất định và có được những kỹ năng, kỹ thuật cần thiết cho hoạt động sángtạo của mình Tài năng của các nghệ sĩ đại chúng có thể coi là “báu vật sống”thuộc tài sản văn hóa phi vật thể Người phát triển hơn trở thành nhân vật vănhóa, người phát triển hơn trở thành danh nhân văn hóa - tất cả những điều này

là di sản của một cộng đồng xã hội Như vậy, xét về mặt biểu hiện, di sản vănhóa tồn tại dưới ba hình thức: vật chất, phi vật thể và con người Người dân ởđây là những nghệ nhân dân gian, là những người đóng vai trò là người sángtạo văn hóa chủ yếu, là những vị thần có công dựng nước và giữ nước

1.4 Giá trị và vai trò của di san văn hóa trong đời sống xã hội

Di sản là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc nhưng cũng là cốt lõi, cơ

sở đoàn kết của cộng đồng dân tộc và là cơ sở để tạo dựng những giá trị mới,giao lưu văn hóa Trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế thị trường đangphát triển và quan niệm di sản văn hóa dần được chuyển hóa thành sản phẩm

du lịch, giá trị của nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của conngười mà còn trở thành nguồn lực to lớn cho phát triển kinh tế xã hội

Di sản của tổ tiên chúng ta với những di tích lịch sử, bia mộ, gia phảcòn sót lại cho đến ngày nay cũng như các tài liệu lịch sử là bằng chứng hùnghồn về sự tồn tại và phát triển của một dân tộc, một bộ tộc, dân tộc ở đất nước,địa phương đó Từ đó, người dân sẽ nhận thức được cội nguồn, dân tộc mình

và hiểu rõ những thăng trầm của lịch sử dân tộc Di sản văn hóa được bảo tồncho đến ngày nay có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, khơi

Trang 26

dậy lòng tự hào dân tộc Có thể nói, con người tiếp xúc trực tiếp với nhữngthành tựu văn hóa của dân tộc mình, nhất là với những lời giải thích của mộtngười biết rõ về chúng, họ mới thực sự cảm nhận rõ ràng về giá trị to lớn của

di tích ấy

Thực tế đã chứng minh, một nơi có di sản, bản sắc dân tộc phong phúthu hút một lượng lớn du khách mỗi năm Du khách từ khắp nơi sẽ tác độngđến nhiều mặt của đời sống xã hội địa phương, trong đó dễ dàng nhận thấy họkhiến cuộc sống địa phương ngày càng sôi động, sinh động Mặt khác, quátrình tương tác giữa du khách và người dân địa phương sẽ là điều kiện để cácnền văn hóa hòa nhập với nhau, giúp mọi người hiểu nhau hơn và tăng thêmtình hữu nghị, đoàn kết, đoàn kết giữa các cộng đồng

Nơi nào có nguồn di sản văn hóa có giá trị lớn, đặc biệt là những nguồnđược công nhận là di sản thế giới, nơi đó có nhiều lợi thế, điều kiện để pháttriển kinh tế so với các địa phương khác thông qua hoạt động du lịch, đồngthời có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế địa phương

Khi một nơi nào đó có di sản hấp dẫn và trở thành địa điểm du lịch,khách du lịch từ khắp nơi sẽ đổ về đó dẫn đến nhu cầu vật chất tăng lên đáng

kể Nhu cầu về một lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽcác ngành kinh tế liên quan như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, vận tải

và dịch vụ Từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân và giảm tỷ lệ thấtnghiệp từ đó giúp ổn định trật tự xã hội ở địa phương Như vậy, với nguồn disản phong phú, biết khai thác phục vụ du lịch sẽ có tác dụng rất lớn trong việclàm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng, cả về ý thức và đời sống tinhthần của người dân Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã coi di sản văn hóa làcốt lõi của hoạt động du lịch và góp phần không nhỏ vào việc vực dậy nềnkinh tế đất nước

Hiện nay Việt Nam có 20 di sản thế giới được công nhận, trong đó:

- Di san thiên nhiên thế giơi (2)

Trang 27

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

- Di san văn hóa vật thể của thế giơi (6)

Bia tiến sĩ văn Miếu - Quốc Tử

Giám Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh

Nghiêm Châu bản triều Nguyễn

1.5 Quan điểm bao tồn và phát huy giá trị di san văn hóa

1.5.1 Quan điểm bảo tồn

Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn gắn liền với nhau và tácđộng lẫn nhau một cách biện chứng Hai lĩnh vực này tương tác và gắn kết vớinhau trong việc bảo vệ và duy trì tài sản văn hóa Chỉ khi di sản văn hóa đượcbảo tồn thành công thì giá trị văn hóa mới được phát huy Phát huy là phươngpháp hiệu quả nhất để bảo tồn di sản văn hóa và duy trì giá trị của nó trong

Trang 28

tâm thức cộng đồng xã hội Những điều cần quan tâm khi bảo tồn di sản vănhóa, dù đó là di sản hữu hình hay vô hình, phải đáp ứng hai tiêu chí: thứ nhất,phải được coi là tinh hoa, giá trị đích thực được công nhận; thứ hai, nó phải

có khả năng hoặc tiềm năng đứng vững trước sự thử thách của thời gian và cógiá trị lâu dài trước những thay đổi tất yếu trong đời sống vật chất và tinh thầncủa con người, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường và quá trình toàn cầuhóa đang diễn ra đặt trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt

PGS TS Nguyễn Hữu Thức đã nêu lên ba quan điểm về bảo tồn đangđược nhận thức hiện nay

1.5.1.1 Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng tĩnh)

Những người theo quan điểm này tán thành việc giữ gìn nguyên vẹn cả

về hình thức và ý nghĩa của các sản phẩm vật chất và tinh thần từ quá khứ,không được phép biến đổi, thay đổi, hoặc cải biên Theo họ, mỗi sản phẩmphản ánh sự sáng tạo và tinh hoa của một thời kỳ cụ thể trong lịch sử, nơi màtri thức, cảm xúc, tư duy, và kỹ năng của một cộng đồng được thể hiện.Những thế hệ sau, do không hiểu rõ về giá trị lịch sử, văn hóa, và khoa họccủa các sản phẩm này, có thể tiếp cận chủ quan và không hiểu đúng về chúng,

do đó cần giữ gìn nguyên vẹn để cho các thế hệ sau có cơ hội tìm hiểu và hiểu

rõ hơn về giá trị thực sự của chúng Việc bảo tồn nguyên vẹn đặc biệt chútrọng đến tính chân thực của di sản, phản đối việc thay đổi hay làm thay đổibản gốc Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quan điểm này chưa thực sựphù hợp hoặc chưa thuyết phục đối với những di sản văn hóa phi vật thể dochính cộng đồng tổ chức như các lễ hội truyền thống, hoạt động ca hát dân ca.Đối với di sản văn hóa vật thể, việc thực hiện quan điểm này cũng gặpnhiều khó khăn vì rất khó khăn luôn chịu sự tác động trực tiếp của môitrường và thời tiết xấu theo thời gian, dẫn đến di sản trở nên lỗi thời, hao mònhoặc phá hủy những yếu tố nguyên gốc

Bảo tồn tính toàn vẹn của văn hóa vật thể ở dạng tĩnh, ứng dụng các kếtquả khoa học công nghệ cao, hiện đại, bảo đảm sử dụng hiệu quả các phươngtiện kỹ thuật như: đồ họa máy tính công nghệ 3D (theo không gian ba chiều),

Trang 29

chụp ảnh, quay phim băng, xác định trọng lượng và thành phần vật chất của disản văn hóa vật thể Sau khi được giữ nguyên, cần đối chiếu dữ liệu thu đượcvới nguyên mẫu chi tiết đã lưu trữ để đảm bảo không bị sửa đổi.

Để bảo tồn văn hóa phi vật thể ở trạng thái tĩnh, cần nghiên cứu, thuthập, sưu tầm các loại hình văn hóa phi vật thể hiện có theo một quy trìnhkhoa học nghiêm túc và chặt chẽ Thông tin này có thể được ghi lại trong sách,ghi chú và được thể hiện qua các phương tiện như video, tệp âm thanh hoặcảnh Tất cả những hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể được bảo tồntrong các kho lưu trữ và bảo tàng

1.5.1.2 Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng động)

Những người theo quan điểm này ủng hộ việc xem xét các chức năngcủa di sản văn hóa Mọi sản phẩm văn hóa, dù vật chất hay tinh thần, khiđược bảo tồn và phát huy đều phải thực hiện sứ mệnh tương ứng với bối cảnhlịch sử cụ thể hiện tại, nghĩa là việc sử dụng di sản văn hóa phải đáp ứng nhucầu và thích ứng với xã hội đương đại, do đó giữ gìn di sản không cần phảihoàn toàn theo nguyên bản Đối với những tác phẩm nguyên bản, nguyên vẹn,vẫn phù hợp với xã hội đương đại thì việc bảo quản nguyên vẹn là cần thiết.Đối với những tác phẩm gốc không còn phù hợp thì phải loại bỏ và chỉ tậptrung vào những di sản có giá trị tiêu biểu nhất để bảo tồn và phát huy Quátrình bảo tồn phải được lựa chọn cẩn thận, kết hợp với khảo sát, nghiên cứuthực địa sâu rộng để xác định rõ ràng giá trị của di sản Nếu có di sản bị mấthoặc bị xóa khỏi bộ nhớ thì việc phục hồi là cần thiết để bảo tồn nó càng gầnvới bản gốc càng tốt

Quan điểm này phù hợp cho cả di sản văn hóa phi vật thể và di sản vănhóa vật thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của công đồng trong xã hộihiện đại Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất khi áp dụng quanđiểm này là việc xác định, đánh giá giá trị di sản thông qua những sản phẩmvật chất và tinh thần cụ thể Việc thiếu hiểu biết về giá trị của sản phẩm có thểdẫn tới sự tàn phá nhiều di sản thực sự có giá trị, đơn giản chỉ vì sự chủ quan

và thiếu ý chí của con người

Trang 30

Tóm lại, bảo tồn động, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa dựa trên disản Di sản văn hóa vật thể được bảo tồn bằng cách bảo tồn những đặc điểm

cơ bản và cố gắng khôi phục lại trạng thái ban đầu bằng nhiều kỹ thuật côngnghệ hiện đại

1.5.1.3 Bảo tồn có phát triển

Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng cần phải kế thừa những disản văn hóa có giá trị tiêu biểu, không chỉ bảo tồn nguyên vẹn mà còn phảixem xét sửa đổi, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, sở thích mới về thẩm mỹ của

xã hội hiện đại Điều này có thể tạo ra những cảm xúc thẩm mỹ mới và tạo ranhững điểm hấp dẫn mới, đồng thời bổ sung thêm các giá trị lịch sử, văn hóacho di sản Thực tế quá trình bảo tồn cho thấy di sản văn hóa phi vật thểthường phát triển theo xu hướng bảo tồn này

Tuy nhiên, quan điểm này cũng có những hạn chế lớn Việc sửa đổi, bổsung những yếu tố mới vào di sản có thể bóp méo, phá vỡ các mô hình truyềnthống, làm mất đi giá trị đích thực của di sản và gây áp lực từ dư luận trongviệc đổi mới, làm mới di sản

1.5.2 Quan điểm phát huy

Phát huy giá trị của di sản văn hóa đòi hỏi việc áp dụng các chiến lược

và kỹ thuật thích hợp để tăng cường và khai thác hiệu quả những giá trị nằmngầm trong di sản, mang lại lợi ích cụ thể cho từng đối tượng PGS TSNguyễn Hữu Thức chỉ ra rằng, hiện có ba cách tiếp cận trong việc khai thácgiá trị di sản văn hóa như sau:

1 Lập trường chưa khai thác: Sau khi nhận diện và đánh giá giá trị của

di sản văn hóa, nhà quản lý sẽ xem xét và quyết định việc khai thác dựa trêncác yếu tố cần thiết và sự cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro liên quan

2 Lập trường khai thác có giới hạn: Căn cứ điều kiện và tính đến lợi ích,rủi ro, người quản lý sẽ đặt ra các giới hạn về mức độ và phạm vi khai tháccho một di sản riêng biệt hoặc toàn bộ di sản

3 Quan điểm khai thác toàn diện và chuyên sâu: Phát huy tối đa các giá

Trang 31

trị đa chiều của một di sản hoặc toàn bộ hệ thống di sản nhằm đáp ứng nhucầu của các nhóm đối tượng và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.Điều quan trọng trong việc phát huy giá trị di sản văn hóa, cả vật thể vàphi vật thể, đặc biệt là ở tỉnh Ninh Bình, chính là việc khơi dậy và nuôi dưỡnglòng tự hào và ý thức về bản sắc văn hóa đặc trưng của mình trong cộng đồng.Điều này nhằm đảm bảo rằng những giá trị văn hóa không chỉ được bảo tồn

mà còn là một phần quan trọng trong đời sống thường nhật của người dân

Để thực hiện điều này, công tác tuyên truyền và giáo dục cần được đặtlên hàng đầu, đặc biệt là trong việc nâng cao kiến thức và nhận thức cho thế

hệ trẻ - những người sẽ tiếp nối và phát huy giá trị di sản của quê hương.Thông qua việc giáo dục, chúng ta xây dựng cầu nối vững chắc, kết nối giá trịvăn hóa của Ninh Bình với cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồngtiếp tục là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và làm phong phú thêm di sản văn hóa.Chúng ta có thể thực hiện điều này thông qua các chương trình giáo dục,các lễ hội, triển lãm, và các hoạt động tham gia cộng đồng, giúp mọi người,nhất là giới trẻ, hiểu rõ và trải nghiệm trực tiếp giá trị của di sản văn hóa Qua

đó, mỗi cá nhân sẽ trở thành những đại sứ văn hóa, tự hào và tích cực trongviệc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phong phú của tỉnh Ninh Bình

1.6 Mối quan hệ giữa bao tồn và phát huy giá trị di san văn hóa

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ biệnchứng và thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó cả hai đều đóng vaitrò quan trọng với mục tiêu duy trì và thúc đẩy sự phát triển của các giá trị disản văn hóa Bảo tồn di sản văn hóa một cách có hiệu quả tạo nền tảng vữngchắc để các giá trị di sản phát huy tác dụng của mình, và việc phát huy giá trị

di sản cũng đóng vai trò thiết yếu trong công cuộc bảo vệ và duy trì nguyêntrạng của di sản văn hóa

Về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa, cần phải "đạt được sự cân bằng trongviệc quản lý mối quan hệ giữa những áp lực tiêu cực từ toàn cầu hóa và quyếttâm bảo vệ di sản văn của các dân tộc, một cách vừa khuyến khích sự giao lưu

Trang 32

mở cửa, vừa duy trì được những đặc trưng riêng biệt, vừa lợi dụng các điềukiện thuận lợi, vừa đối phó với những thách thức phát sinh" Khi nói đến việcbảo tồn di sản văn hóa, chúng ta phải hiểu rằng không chỉ là ngăn chặn sự mấtmát mà ngoài việc bảo tồn còn phải có sự phát triển.

Mặt khác, khi nói về bảo tồn di sản văn hóa, chúng ta phải hiểu rằngkhông chỉ giữ cho di sản không bị mất mà chú trọng đến việc phải chăm sóc

và phát triển nó, sao cho di sản có thể tiếp tục tồn tại và phát huy giá trị trongbối cảnh hiện đại

Để bảo tồn và phát triển, đòi hỏi phải mở rộng giao lưu với các nền vănhoá khác, từ đó có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, đồng thời cũng phải biếtloại bỏ những cái xấu, cái tiêu cực Mỗi quốc gia, dân tộc đều phải bảo tồnnền văn hóa và vốn di sản văn hóa quý báu của mình, đấy không phải lànguyên tắc, mà chính là nội lực bản thân mỗi quốc gia, mỗi dân tộc

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của khóa luận đã hệ thống một số vấn đề lý thuyết về bảo tồn

và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Qua việc phân tích các khái niệm

cơ bản như “di sản văn hóa”, “giá trị di sản văn hóa”, "bảo tồn, phát huy giátrị di sản văn hóa", chương này đã làm sáng tỏ các quan điểm và phương pháptiếp cận trong việc bảo tồn di sản văn hóa Ngoài ra, chương này cũng tổnghợp các cách phân loại di sản dựa trên các tiêu chí như khả năng thoả mãnnhu cầu, mục đích sử dụng, lĩnh vực hoạt động của con người và hình tháibiểu hiện Những đặc trưng cơ bản của di sản văn hóa cũng được khám phá,

từ đó giúp ta hiểu rõ hơn về bản chất và tầm quan trọng của việc bảo tồn vàphát huy di sản trong xã hội hiện đại

Trang 33

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN

VĂN HÓA TỈNH NINH BÌNH 2.1 Khái quát về tỉnh Ninh Bình

Vị trí địa lý

Nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, tỉnh Ninh Bình có vị trí địa lýđược xác định từ 19⁰50 đến 20⁰26 vĩ độ Bắc; từ 105⁰32 đến 106⁰20 kinh độĐông Tỉnh này giáp với Hà Nam ở phía Bắc, Nam Định ở phía Đông, có bờbiển hướng Đông Nam tiếp giáp với biển Đông, giáp Thanh Hóa ở phía Tây

và Tây Nam, cùng với tỉnh Hòa Bình ở hướng Tây Cách thủ đô Hà Nộikhoảng 90km và nằm trên hành trình của tuyến giao thông quan trọng vớiđường sắt và đường bộ nối liền miền Nam với miền Bắc, Ninh Bình đóng vaitrò như một điểm nối quan trọng thúc đẩy giao thương kinh tế và văn hóa giữahai phần đất của đất nước Không chỉ vậy, Ninh Bình còn nằm trong vùng cónhiều tiềm năng năng lượng, được bao bọc bởi biển và có hệ thống sông ngòithông thương ra biển, tạo thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác vàquốc tế Đặc biệt, Ninh Bình có các tuyến quốc lộ như 1A, 10, 12B, 45 chạyqua và tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam cùng nhiều dòng sông đi quađịa bàn như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân và sông Lạng, vv

Khí hậu và thủy văn

Về khí hậu: Tại Ninh Bình, khí hậu thuộc loại cận nhiệt đới gió mùa với

đặc trưng mùa hè có độ ẩm cao và nhiều mưa từ tháng 5 đến tháng 9; trongkhi mùa đông khô và lạnh, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 của năm sau; các

Trang 34

tháng 4 và 10 phản ánh dấu hiệu của mùa xuân và mùa thu nhưng không rànhmạch như các khu vực nằm gần khu vực nhiệt đới Ninh Bình có lượng mưatrung bình hàng năm dao động từ 1.700 đến 1.800 mm, nhiệt độ trung bình là23,5 °C, tổng số giờ nắng hàng năm rơi vào khoảng 1.600 đến 1.700 giờ và độ

ẩm trung bình trong không khí từ 80% đến 85%

Về thủy văn thì tỉnh Ninh Bình có nhiều sông ngòi, ao hồ, và đầm phá

nhiều, đóng vai trò là nguồn cung cấp nước mặt không chỉ cho các ngànhcông nghiệp và nông lâm nghiệp mà còn cung cấp phù sa nuôi dưỡng mảnhđất canh tác Nguồn nước mưa dồi dạo hàng năm cung cấp cho dòng chảysông ngòi ở Ninh Bình, đem lại một lượng nước khá phong phú, điều này tạođiều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nông nghiệp đa chức năng cũng nhưcho công nghiệp, du lịch và các lĩnh vực phát triển kinh tế khác

Về hệ sinh thái và địa hình

Ninh Bình sở hững một hệ thực vật rừng giàu có chủ yếu tập trung tạiVườn Quốc gia Cúc Phương Rừng Cúc Phương với đặc trưng của rừng mưanhiệt đới, cấu trúc đặc trưng gồm nhiều tầng thực vật với độ cao có thể đạt40-50 mét, đa dạng về loài thực vật, trong đó có cả loài đặc hữu và loài dithực từ các vùng khô nhiệt đới như Ấn Độ và Myanmar Các loài thực vật đặctrưng có thể kể đến gồm chỏ xanh (Terminalia Mgriocarpa), cây lê(brassaiopsis cucphalobgensis thuộc họ Araliacsae), cây chân chim(Schefflera globulihera thuộc họ Araliacsae) Rừng Cúc Phương còn phongphú cả về thế giới động vật, đến nay đã phát hiện được 233 loài động vật cóxương sống, nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong tổng số 30 bộ côn trùngthường gặp ở nước ta

Tình hình dân cư

Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012, tỉnh Ninh Bình có số người sinhsống gần đạt mốc 1 triệu, chiếm hơn 5% so với tổng dân số của vùng đồngbằng sông Hồng và hơn 1% so với tổng số người của Việt Nam Phân bố giới

Trang 35

tính trong số dân này bao gồm 48,76% nam giới và 51,24% nữ giới Khi xemxét về địa điểm cư trú, người dân sống ở khu vực thành thị chiếm 15,3% trongkhi sống ở nông thôn chiếm đến 84,7% Mật độ dân số trung bình của tỉnh là

664 người mỗi km² Trong đó, thành phố Ninh Bình có mật độ dân cư caonhất với 2.217 người mỗi km² và huyện Yên Khánh cũng cao với 1.013 ngườimỗi km²; ngược lại, huyện Nho Quan có mật độ thấp nhất, ở mức 332 ngườimỗi km² Các nhóm dân tộc cư trú tại Ninh Bình chủ yếu là người Kinh,chiếm hơn 98,2% tổng dân số, kế theo là người Mường chiếm 1,7% Dân tộcMường có lịch sử lâu đời ở các làng miền núi cao của huyện Nho Quan và thị

xã Tam Điệp

Lịch sử

Trong quá khứ, Ninh Bình cùng Thanh Hóa từng là phần của bộ QuânNinh trong nước Văn Lang Dưới thời kỳ cai trị của người Hán, khu vực nàythuộc quận Giao Chỉ, và sau đó, khi thuộc Đông Ngô được gọi là Giao Châu

và thuộc châu Trường Yên dưới thời nhà Lương

Năm 968, sau khi dập tan các cuộc loạn lạc của 12 sứ quân, vua ĐinhTiên Hoàng lên ngôi và đặt đô ở Hoa Lư, đổi tên châu Trường Châu thànhTrường An Đến năm 1010, dưới thời Thuận Thiên đầu tiên, Lý Thái Tổchuyển đô về Thăng Long và Ninh Bình trở thành một phần của phủ Trường

An Dưới thời Lý, nguồn ghi chép cho thấy có khi khu vực này được gọi làchâu Đại Hoàng Giang

Ở đời Trần, Ninh Bình được đổi thành lộ Trường Yên, và dưới thờiTrần Thuận Tông, năm 1397, lộ được đổi tên thành trấn Thiên Quan Trongthời kỳ Minh, châu Trường Yên được khôi phục và thuộc phủ Kiến Bình Khi

Lê Thái Tổ lên ngôi, khu vực lại được gọi là trấn

Đến năm 1469, dưới thời Lê Thánh Tông, lúc chia bản đồ quốc gia, trấnTrường Yên được chia thành hai phủ: Trường Yên và Thiên Quan, là mộtphần của trấn Sơn Nam, với trung tâm đặt ở Vân Sàng Đời Lê Trung hưng

Trang 36

gọi khu vực này là trấn Thanh Hoa ngoại.

Trong thời Tây Sơn và sơ kỳ Nguyễn, khu vực vẫn mang tên Thanh Hoangoại trấn, bao gồm hai phủ là Trường Yên (sau này đổi là Yên Khánh) vàThiên Quan (sau này đổi là Nho Quan) Năm 1806 dưới triều Gia Long,Thanh Hoa ngoại trấn được đổi tên thành đạo Thanh Bình Vào năm 1822,đạo này đổi thành đạo Ninh Bình, và vào năm 1829, lại trở thành trấn, vớiviệc thêm huyện mới Kim Sơn, nâng tổng số huyện lên 7

Năm 1831, khu vực được chính thức thành lập thành tỉnh Ninh Bình vớiviệc bổ nhiệm tuần phủ làm quan đầu tỉnh, đặt dưới quản lý của tổng đốc HàNinh, có phạm vi từ Hà Nội tới Ninh Bình Đến đời Đồng Khánh, cấu trúctỉnh không có sự thay đổi Vào đầu thời kỳ Thành Thái, huyện Lạc Yên đượcchuyển về tỉnh Hoà Bình mới thành lập

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình kết hợp với Nam Định và

Hà Nam để tạo thành tỉnh Hà Nam Ninh, sau đó được tái lập vào ngày 12tháng 8 năm 1991 Lúc tách tỉnh, Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km²,dân số là 787.877 người, bao gồm 2 thị xã là Ninh Bình và Tam Điệp cùngvới 5 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Sơn, và Tam Điệp Ngày

23 tháng 11 năm 1993, huyện Hoàng Long đổi tên trở lại là huyện NhoQuan Ngày 4 tháng 7 năm 1994, huyện Tam Điệp được đổi tên thành huyệnYên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ các xã của huyện Tam Điệp cũ vàhuyện Kim Sơn Vào ngày 7 tháng 2 năm 2007, thị xã Ninh Bình đượcnâng cấp thành phố Ninh Bình

Văn hóa

Ninh Bình nằm ở nơi giao thoa giữa Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng vàBắc Trung Bộ, nổi tiếng với văn hóa phát triển và nền văn minh châu thổsông Hồng Đây là nơi có dấu vết của những cư dân cổ từ thời kỳ đá cũ đếnđời sống văn hóa Hòa Bình và thời đại đồ đá mới Việt Nam Ninh Bình cónhiều di tích khảo cổ quan trọng, từ Thời kỳ đá cũ tới Đông Sơn, và là kinh

Trang 37

đô Việt Nam thế kỷ X, gắn liền với lịch sử ba triều đại Đinh, Lê và Lý, chứngkiến nhiều sự kiện lịch sử mà dấu tích vẫn còn tồn tại.

Thời kỳ XVI - XVII, Công giáo truyền vào Ninh Bình, hình thành giáophận Phát Diệm Ninh Bình cũng chứa đựng "văn hóa mới" của cư dân venbiển, với dấu ấn của biển và các đê lịch sử, đồng thời mở rộng không gian vănhóa Việt xuống biển Đông Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng với nghềđánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản

Ninh Bình nổi bật với hệ thống núi đá vôi và hang động kỳ thú như TamCốc - Bích Động, Tràng An và nhiều địa danh nổi tiếng khác Ninh Bình cũng

có giá trị văn hóa từ dấu ấn của các tao nhân mặc khách từng bước chân quavùng này, làm phong phú thêm văn hóa địa phương Tín ngưỡng đặc trưngcủa vùng đất này gắn liền với việc thờ tự các vua, thánh, thần và tổ chức nhiều

lễ hội văn hóa đặc sắc, từ Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội Bái Đính đến các lễ hộikhác trên khắp các làng mạc

Ngoài ra, Ninh Bình cũng là quê hương của nghệ thuật hát chèo và cáclàn điệu hát xẩm, ca trù, cùng nhiều làng nghề truyền thống như điêu khắc đá,thêu ren, và làm chiếu cói

2.2 Các loại hình di san văn hóa đặc trưng tại Ninh Bình

2.2.1 Di sản văn hóa vật thể

Ninh Bình là nơi hội tụ của sự phong phú trong di sản văn hóa vật thểvới sự đa dạng của di tích lịch sử, danh thắng và cổ vật Cho đến nay, tỉnh ghinhận tổng 1.821 di tích, trong số đó 395 di tích được xếp hạng, gồm 314 ditích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 1 disản thế giới Đồng thời, tỉnh cũng bảo quản 5 hiện vật quốc gia và nhiều hàngngàn di vật lưu giữ tại bảo tàng tỉnh, các bảo tàng tư nhân và tại các di tích.Những nghiên cứu khảo cổ tại các di tích như Thung Lang, hang Đăng Đắng

và di chỉ Mán Bạc là minh chứng cho thấy sự cư trú từ rất sớm của con người

Trang 38

tại đây Sự đa dạng địa chất và địa mạo tại các di tích khảo cổ đã phản ánh sựphát triển độc đáo và đa dạng của Ninh Bình, từ đất cổ đến đất mới, từ núinon tới đồng bằng và vùng ven biển Sự sáng tạo, kế thừa, giao lưu và biếnđổi trong văn hóa đã tạo nên sự phong phú cho văn hóa của tỉnh.

Ninh Bình với địa thế đa dạng từ rừng, biển, đến miền trung du và đồngbằng, là "nơi hội tụ của kho báu thiên nhiên, với nhiều danh thắng nổi tiếng".Những di tích và thắng cảnh của Ninh Bình đã được ghi chép trong lịch sửvăn học của dân tộc và luôn thu hút du khách trong và ngoài nước như:

Khu thắng cảnh Tràng An

Khu du lịch Tràng An nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình, gồm 4 xãphân bố trên 2 huyện và 1 xã trên 1 huyện (thuộc thành phố Ninh Bình) gồmcác xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải (từ huyện Hoa Lư) , xã Gia Sinh(huyện Gia Viễn), xã Ninh Nhất, huyện Tân Thành (TP Ninh Bình) Với diệntích 1.566 ha, địa điểm này được phát hiện cách đây vài năm (từ năm 2001)

Vị trí thuận lợi chỉ cách thành phố Ninh Bình 6km và cách Hà Nội hơn 90km,gần quốc lộ 1A, là huyết mạch của cả nước, dễ dàng tiếp cận cho khách dulịch Động Tràng An là một phần quan trọng phía Nam thủ đô Hoa Lư - Hậu

để bảo vệ cố đô Hoa Lư cũng như nhiều dãy núi khác ở thành phố Ninh Bìnhmãi mãi Nơi đây nổi bật với những ngọn núi nhấp nhô, những hang động kỳ

ảo, những dòng sông uốn lượn và thung lũng đan xen tạo nên cảnh quan thiênnhiên độc đáo và tuyệt đẹp Hai bên bờ sông là những thắng cảnh hữu tình màthiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây: núi Ông Trang, núi Hòm Sách, núi MộTrà Khu du lịch Tràng An có các quần thể hang động như: Hang Ba Giọt,Hang Địa Linh, Hang Tối, Hang Sáng và các thung lũng như Thung lũngĐền Trần, Thung Mây, Thung lũng Nấu Rượu, Thung lũng Khổng cácthung lũng mới được khai thác hang động dài và đẹp xuyên qua vùng nước sẽkhiến du khách ngạc nhiên Mọi thứ dường như hòa quyện với nhau tạo nên

Trang 39

một không gian tuyệt vời Với 48 hang động thủy động, đây là quần thể hangđộng độc đáo ở Việt Nam.

Núi Bái Đính đứng độc lập, cao đến hơn 200m, có diện tích gần150.000m, quay về hướng Đông, có dáng vòng cung hai bên khép lại, tạothành một thung ở dưới rộng khoảng 3ha gọi là thung Chùa Nhìn theo mộtgóc khác, núi lại trông giống một người khổng lồ ngồi quay lưng ra biển, haichân duỗi về phía Tây Bắc và Tây Nam Núi Bái Đính hiện còn giữ được nétnguyên sơ của núi rừng xa xưa, cây cối tươi tốt, có nhiều cây cao to bao phủnúi non, xanh mượt một màu dịu mát Hiện nay khu núi chùa Bái Đánh được

Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt quy hoạch 390ha Chùa ở vị trí đẹp,sơn thủy hữu tình với năm cái nhất: chùa lớn nhất, tượng to nhất (100 tấnđồng), nhiều tượng nhất (500 pho tượng La Hán), chuông to nhất, giếngngọc lớn nhất Trong tương lai nơi đây còn là công viên văn hóa và học việnPhật giáo Nơi đây thể hiện tính độc đáo hiếm có của một khu du lịch văn hóatâm linh, là một trong những điểm nhấn của khu du lịch sinh thái Tràng An

Vườn Quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương, được thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm

1962, có diện tích 22.200 ha, ba phần tư trong số đó là những ngọn núi đá vôicao từ 300 đến 648 mét so với mực nước biển Đây là vườn quốc gia đầu tiên

ở Việt Nam Tự hào với hệ động thực vật đa dạng và phong phú, Cúc Phương

có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng24,7 °C

Địa hình phức tạp, với những cánh rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều

bí ẩn và cảnh quan độc đáo Công viên cũng có suối nước nóng 38°C Hệthống thực vật vô cùng phong phú với 1.944 loài trải dài 908 chi và 299 họ.Đáng chú ý, công viên là nơi sinh sống của những cây hơn 1.000 năm tuổi củacác loài như cây Cho và cây Dracontomelon cổ đại, cao từ 50 đến 70 mét Họlan được đại diện đặc biệt tốt, tự hào có tới 50 loài nở hoa và tỏa ra hương

Trang 40

thơm quanh năm.

Hệ động vật cũng đa dạng như nhau, bao gồm 71 loài động vật có vú,hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư Các loài động vật quýnhư gấu, ngựa hoang, mang dương, hổ, báo, martens, sóc và linh trưởng cưtrú ở đây Một khu vực sinh sản bán tự nhiên với các loài như hươu đốm,hươu sika, khỉ vàng, voọc Delacour và sóc bay phục vụ cả nghiên cứu khoahọc và cung cấp cho du khách cơ hội quan sát động vật hoang dã như thểtrong môi trường sống tự nhiên của chúng

Hiện nay, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã trở thành trung tâm bảo tồncác loài thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ các chương trình trồngrừng trong khu vực và toàn quốc Thời gian tốt nhất để ghé thăm Cúc Phương

là trong mùa khô từ tháng mười hai đến tháng tư, nơi người ta có thể trảinghiệm một hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sơ được bảo vệ nghiêm ngặt

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

Là một hệ sinh thái đất ngập nước đan xen với những ngọn núi đá vôi

và là khu bảo tồn lớn nhất thuộc loại này ở đồng bằng sông Hồng, rộngkhoảng 2.643 ha Nó được chỉ định là khu vực bảo vệ voọc quần trắng, mộtloài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.Vân Long trình bày một cảnh quan sáng tỏ của sức hấp dẫn đặc biệt Địa lýcủa Vân Long bằng phẳng, chênh lệch chiều cao không quá 0,5 mét Núi đávôi và đồi đất chiếm 3% diện tích Rừng Vân Long bao gồm 457 loài thực vật

có mạch cao cấp từ 327 chi và 127 họ Tám trong số các loài này được liệt kêtrong Sách đỏ Việt Nam năm 1996, bao gồm các loài như Cratoxylumprunifolium và Fokienia hodginsii

Về hệ động vật, có 39 loài thuộc 19 họ và 7 bộ, trong đó có 12 loài quýhiếm như voọc cỡ lớn, gấu đen châu Á, serows và rùa đầu to Trong số cácloài bò sát, 9 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, bao gồm rắn hổ mangchúa và thằn lằn khác nhau Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Quốc hội Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Di sản văn hóa
Tác giả: Quốc hội Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia
Năm: 2001
5. Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Viện Ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2001
6. Hồ Chí Minh Hồ (1995) Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chí Minh Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
8. Trịnh Liên Hà Quyên (2006), Luận văn thạc sĩ “Báo văn hóa với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo văn hóa với vấn đềbảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay”
Tác giả: Trịnh Liên Hà Quyên
Nhà XB: Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
10.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
11.Trần Ngọc Thêm (2016, tr. 39) Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đếnhiện đại và con đường tới tương
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thànhphố Hồ Chí Minh
12.Đàm Hoàng Thụ (1998), Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá nghệ thuật ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá nghệ thuậtở nước ta hiện nay
Tác giả: Đàm Hoàng Thụ
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 1998
13.Nguyễn Hồng Thủy (2023), "Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ tại cố đô Hoa Lư gắn với phát triển du lịch", tạp chí khoa học trường Đại học Hoa Lư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giátrị di tích khảo cổ tại cố đô Hoa Lư gắn với phát triển du lịch
Tác giả: Nguyễn Hồng Thủy
Năm: 2023
14.Nguyễn Hữu Thức (2016), Tài liệu kiến thức chuyên ngành Quản lý Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu kiến thức chuyên ngành Quản lýVăn hóa
Tác giả: Nguyễn Hữu Thức
Năm: 2016
15.A. Radugin, Đình Phòng Vũ (2002), Từ điển bách khoa Văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Văn hóa học
Tác giả: A. Radugin, Đình Phòng Vũ
Năm: 2002
16.Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoáVIII
Tác giả: Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình (2011), Báo cáo kết quả công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2011 Khác
2. Trần Thị Thanh Dung (2018), Luận văn thạc sĩ "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình&#34 Khác
4. Đỗ Đức Hoạt (2017), Luận văn thạc sĩ "Nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê&#34 Khác
7. Phạm Duy Khuê (2003), Đề tài khoa học: Cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam Khác
9. Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (2003), Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể UNESCO Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3.1.2. Số lượng khách vào tham quan tỉnh Ninh Bình - đề tài bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh ninh bình
Bảng 2.3.1.2. Số lượng khách vào tham quan tỉnh Ninh Bình (Trang 54)
Phụ lục 2.3.1.3: Hình ảnh sinh viên (tác giả) ngành Văn hóa Truyền thông K20 đang thực hiện khảo sát khách tham quan Tại cố đô Hoa Lư - đề tài bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh ninh bình
h ụ lục 2.3.1.3: Hình ảnh sinh viên (tác giả) ngành Văn hóa Truyền thông K20 đang thực hiện khảo sát khách tham quan Tại cố đô Hoa Lư (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w