LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot

105 917 2
LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có những nét đặc thù và bản sắc riêng. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer với trên 1,3 triệu người, sống chủ yếu ở 9 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, đông nhất ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang,v.v Trong đó, đồng bào KhmerAn Giang hiện có trên 85.600 người, chiếm 4,05% dân số toàn tỉnh. Sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (trên 80.000 người), số còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Lịch sử hình thành cộng đồng dân tộc Khmer ở ĐBSCL và sự hội nhập của họ vào cộng đồng dân tộc Việt Nam diễn ra khá phức tạp và có nhiều vấn đề nhạy cảm chính trị. Do vậy, việc thực hiện tốt chính sách phát triển KT - XH vùng ĐBDT Khmer sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của khu vực cũng như cả nước. Hơn 20 năm qua, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, tình hình KT - XH vùng ĐBDT Khmer ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng không ngừng chuyển biến tích cực. Sản xuất phát triển, đồi sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hình chính trị an ninh được củng cố. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh thành khác trong khu vực, do điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, trình độ nguồn nhân lực thấp, thiếu vốn sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu,v.v Do vậy, cho đến nay vùng ĐBDT vẫn còn kém phát triển, tốc độ tăng truởng KT chậm, bà con lao động vất vả quanh năm nhưng lo không nổi cái ăn, cái mặc và học hành cho con em. Khó khăn, túng thiếu vẫn luôn đeo bám họ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự phân hoá giàu, nghèo trong cộng đồng người Khmer, giữa người Khmer với các cộng đồng dân cư khác đang diễn ra khá nhanh. Đời sống khó khăn, một bộ phận bà con dân tộc Khmer đã nghe theo sự kích động, lôi kéo của một số thế lực phản động bên ngoài: đòi lại đất cũ của tộc họ, đưa yêu sách đòi nhà nước cấp đất sản xuất, cấp nhà, vay vốn sản xuất, vay tiền chuộc đất, chiếm đất của người kinh, khiếu kiện đông người, vượt cấp v.v Điều này không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình phát triển kinh tế mà còn dẫn đến nguy cơ bất ổn chính trị - xã hội ở một tỉnh giáp biên giới nước bạn Campuchia. Để khắc phục tình hình trên, giải pháp căn bản, lâu dài và hiệu quả nhất là tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh phát triển KT - XH vùng ĐBDT, trong đó tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KTH người dân tộc là giải pháp mang tính đột phá. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc nghiên cứu đề tài “Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay” là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Người Khmer có mặt sớm ở ĐBSCL, nhưng vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về người Khmer ở ĐBSCL mới chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả trong và ngoài nước trong 50 năm trở lại đây. Một số công trình đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau như vấn đề dân cư và dân tộc ở ĐBSCL, văn hoá văn nghệ truyền thống của người Khmer,v.v Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức xã hội, hôn nhân và gia đình của người Khmer cũng được giới thiệu khái lược trong một số công trình nghiên cứu, các chuyên khảo của các tác giả người Pháp, Mỹ, các học giả miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóng. Đặc biệt, sau ngày thống nhất đất nước cho tới nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Khmer như: Tác giả Mặc Đường, trong nhiều bài nghiên cứu như: Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở ĐBSCL (thế kỷ XV - XIX); vấn đề dân cư và dân tộc ở ĐBSCL vào những năm đầu thế kỷ XX… đã đề cập nhiều mặt về sự hình thành các cộng đồng tộc người, trong đó có người Khmer và mối quan hệ giữa các dân tộc trong vùng vào những thời kỳ khác nhau. Nghiên cứu sự tác động chính sách dân tộc của Đảng trên lĩnh vực KT - XH có Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thanh Thuỷ: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với ĐBDT Khmer ở ĐBSCL, Hà Nội - 2001. Công trình này tập trung đánh giá tác động, hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng đối với tình hình KT - XH vùng ĐBDT. Thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào KhmerLuận văn thạc sĩ lịch sử của Nguyễn Tấn Thời: Đảng bộ An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996-2004), Hà Nội - 2005. Trong công trình này tác giả tập trung đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào KhmerAn Giang. Luận án tiến sĩ triết học của Trần Thanh Nam, Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Hà Nội, 2001. Trình bày những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao đời sống tinh thần dân tộc Khmer. Đề cập đến các giải pháp nâng cao đời sống người Khmer có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do thạc sĩ Lê Tăng chủ nhiệm: Một số giải pháp nâng cao đời sống cho ĐBDT Khmer ở miền Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay, TP.HCM - 2003. Công trình này chủ yếu nghiên cứu lý luận về vấn đề dân tộc, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao đời sống ĐBDT Khmer miền Tây Nam bộ. Luận văn thạc sĩ kinh tế Võ Thị Kim Thu, Xoá đói giảm nghèo vùng ĐBDT Khmer tỉnh Trà Vinh, Hà Nội - 2005. Trình bày những vấn đề lý luận, thực trạng, giải pháp xóa đói giảm nghèo vùng ĐBDT Khmer tỉnh Trà Vinh,v.v Như vậy, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Khmer, nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đi vào nghiên cứu KTH của ĐBDT Khmer. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không trùng với một công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu a) Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển KTH ĐBDT Khmer An Giang thời gian qua, trên cơ sở đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những chủ trương, giải pháp để góp phần phát triển KTH ĐBDT An Giang theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Tạo tiền đề nâng cao thu nhập và mức sống của bà con, từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa đồng bào Khmer với đồng bào các dân tộc khác. b) Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển KTH ĐBDT Khmer, đặc biệt là kinh nghiệm phát triển của một số địa phương trong khu vực. - Phân tích thực trạng hoạt động hiện nay, đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi để góp phần giúp bà con phát huy tốt tiềm năng, đẩy mạnh SX - KD và nâng cao đời sống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phân tích các hoạt động KT cơ bản của hộ ĐBDT Khmer tỉnh An Giang hiện nay. Song, do nghề nông là hoạt động KT chủ yếu của đồng bào Khmer, do đó đề tài sẽ tập trung chủ yếu phân tích, đánh giá hoạt động KT của hộ nông dân Khmer. b) Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi tỉnh An Giang, đặc biệt là ở huyện miền núi, biên giới có đông ĐBDT Khmer sinh sống (Tri Tôn, Tịnh Biên). Về thời gian, phạm vi nghiên cứu thực trạng được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008. Phương hướng và các giải pháp được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp xuyên suốt của đề tài là duy vật biện chứng và logíc - lịch sử để xem xét, phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu. Phương pháp cụ thể được sử dụng là phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, khảo sát thực tế, v.v Những phương pháp này tùy theo từng vấn đề trong mỗi chương mà có cách vận dụng linh hoạt nhằm hoàn thành những nhiệm vụ luận văn đã nêu. 6. Những đóng góp mới của luận văn a) Về mặt lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản: Đặc trưng, những yếu tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm trong phát triển KTH ĐBDT Khmer. Phân tích quá trình vận động, phát triển KTH ĐBDT Khmer trong điều kiện nền KT chuyển đổi: quá trình chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa, dưới sự tác động trực tiếp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. b) Về thực tiễn: Luận văn góp phần cung cấp bức tranh khá toàn diện về các hoạt động KT của hộ ĐBDT Khmer An Giang. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, bước đầu luận văn cũng nêu lên một số phương hướng và giải pháp mang tính chất gợi mở để phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, chính sách đối với ĐBDT Khmer trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, 3 chương, 8 tiết và kết luận. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER HIỆN NAY 1.1. VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1.1. Kinh tế hộ Bất kỳ một công việc nghiên cứu nào cũng đều phải bắt đầu từ chỗ xác định rõ một số khái niệm cơ bản ban đầu. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học, bài viết đề cập nhiều đến vấn đề phát triển KTH. Song, khái niệm hộ và KTH vẫn chưa có sự thống nhất cao. Về phương diện thống kê, Liên Hiệp Quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ” [43, tr.8]. Tại cuộc thảo luận quốc tế về quản lý nông trại ở Hà Lan năm 1980, các nhà khoa học nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”[3, tr.6]. Những quan niệm trên đây chỉ đề cập đến chức năng sản xuất, tiêu dùng của hộ. Hay nói cách khác, xem hộ như một đơn vị KT. Khía cạnh nhân chủng học của hộ chưa được đề cập. Giáo sư T.G.Mc Gee trường Đại học Tổng hợp British Columbia, khi khảo sát “kinh tế hộ trong quá trình phát triển” ở một số nước châu Á cho rằng: “Ở các nước châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung quyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ” [43, tr.8]. Theo A.V.Chaianov, khái niệm hộ, đặc biệt là trong đời sống nông thôn không phải bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh học làm chỗ dựa cho nó mà nội dung còn có thêm cả một loạt những phức tạp về đời sống KT và đời sống gia đình. Ở Việt Nam, hộ là một khái niệm đã tồn tại ngay từ thời phong kiến. Nó cũng được coi là một đơn vị tế bào của xã hội, nhưng không phải bao giờ cũng trùng khớp với gia đình. Khái niệm này tồn tại trong hệ thống hành chính - pháp lý, dùng để chỉ những người cùng sống chung dưới một mái nhà, có KT chung. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật, hộ được xem như là chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa như là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động KT chung. Song, về phương diện nghiên cứu các tác gỉa vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có quan điểm cho rằng “hộ là một nhóm người cùng huyết tộc sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ” [43, tr.11]. Ngoài ra, các tác giả nêu lên 4 điểm cần lưu ý khi phân tích hộ, đó là: + Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc. + Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà. + Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung. + Cùng tiến hành sản xuất chung. Trên thực tế ít có trường hợp những hộ mà thành viên không sống chung một mái nhà mà lại cùng thu nhập và ăn chung. Hơn nữa, tiêu chí thứ tư là cùng tiến hành sản xuất chung chỉ đúng với những hộ nông dân có KT “tự cấp tự túc”. Nó có thể đúng vào thời điểm hiện tại ở nhiều vùng nông thôn, song nó không thể dùng làm một tiêu chuẩn chung để xác định hộ. Hộ có những đặc điểm thay đổi theo thời gian. Khi xã hội còn ở một trình độ phát triển thấp, với KT tự cấp tự túc là nhân tố cơ bản cấu thành nên hộ. Song, khi xã hội phát triển cao hơn, thì các thành viên của hộ có thể không còn làm chung và ăn chung nữa. Họ có thể cùng sống chung, nhưng làm việc ở những nơi khác nhau, và có thể chỉ đóng góp một phần thu nhập vào một số hoạt động chung của hộ. Do sự gắn bó gần như là đồng nhất giữa hộ và gia đình như vậy cho nên ở nước ta hiện nay, nhiều người đồng nhất khái niệm hộ và gia đình. Thực ra, đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Qua một số định nghĩa trên đây cho thấy, hộ và gia đình có những tiêu thức chung để nghiên cứu như cơ sở KT, quan hệ huyết thống và hôn nhân, tình trạng cư trú,… Tuy vậy, gia đình thường được xem xét trong các mối tương quan về xã hội, còn hộ là một đơn vị KT khi xem xét bản chất KT của nó trong mối tương quan với các loại hình kinh tế khác. Như vậy, gia đình được coi là hộ khi các thành viên có chung một cơ sở KT. Ngược lại, hộ chỉ được coi là gia đình khi các thành viên của nó có quan hệ huyết thống và hôn nhân. Với cách tiếp cận này, gia đình là cơ sở của hộ nói chung. Gia đình - một loại hình hộ- nó bao hàm những yếu tố để hình thành nên những loại hộ mở rộng khác. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về hộ, song khi xem xét hộ theo nghĩa rộng và toàn diện trên các khía cạnh: Huyết tộc, sản xuất, tiêu dùng…, chúng tôi cho rằng có thể nhận dạng hộ qua những tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất, một nhóm người cùng tiến hành sản xuất và tái sản xuất chung. Thứ hai, có chung một nguồn thu nhập và phân phối nguồn thu nhập đó dưới những hình thức nhất định. Nói cách khác có cùng một ngân sách (thu và chi). Thứ ba, cùng huyết tộc hoặc không cùng huyết tộc, cùng sống chung trong một mái nhà hoặc không cùng sống chung trong một mái nhà. Như vậy, hộ là một đơn vị KT - XH. Nó có nhiều chức năng khác nhau, nhưng khi bàn về chức năng của hộ, người ta thường đặc biệt quan tâm đến các quan hệ KT làm nền tảng cho hộ thực hiện các chức năng khác. Do đó, xét dưới góc độ KT, khái niệm hộ được hiểu là KTH. KTH là tế bào KT-XH, tồn tại lâu dài trong lịch sử; là đơn vị KT tự chủ trong nền SXHH. Trong KTH, các thành viên gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống và các quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối sản phẩm vì lợi ích chung của hộ và của các thành viên. Trong những xã hội chậm phát triển, hộ giữ đồng thời cả ba chức năng: SX - KD, tiêu dùng và đầu tư để tái sản xuất mở rộng. Nhìn rộng hơn thì hai chức năng SX - KD và đầu tư có thể gộp lại vào nhóm chức năng KT. Còn trong những xã hội phát triển, tỷ lệ các hộ tiến hành kinh doanh ở quy mô gia đình còn rất thấp. Nó phổ biến chỉ tồn tại trong những lĩnh vực như nông nghiệp và dịch vụ sinh hoạt, buôn bán nhỏ. Chức năng sản xuất kinh doanh và đầu tư chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện. 1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế quốc dân Trong lịch sử phát triển KT quốc dân, thời kỳ nào vai trò của KTH cũng đều rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng trong nền KT. Trong thời kỳ thực hiện chế độ hợp tác hoá, KTH được xem là “kinh tế phụ gia đình” hay “kinh tế phụ xã viên”, bổ sung cho KT tập thể. Vai trò của KTH nói chung, đặc biệt là KT nông hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào HTX mất dần động lực phát triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để nông hộ trở thành đơn vị KT tự chủ trong nông nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, với tính năng động và tiềm lực KT ngày càng được tăng cường, KTH có điều kiện thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền KT quốc dân. Vai trò đó được thể hiện qua những nội dung sau: Thứ nhất, KTH là cầu nối, là khâu trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên lên KT hàng hóa: KTH được coi là khâu trung gian có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn thực hiện bước chuyển từ KT tự nhiên lên KT hàng hóa giản đơn và tạo đà cho bước chuyển từ KT hàng hóa giản đơn lên KTTT. Bước chuyển biến từ KT tự nhiên lên KT hàng hóa giản đơn với quy mô hộ gia đình là một giai đoạn lịch sử đặc biệt, nếu chưa trải qua thì không thể phát triển SXHH quy mô lớn, không thể thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Thực tế cho thấy, hộ và nền KT tự nhiên của nó chứa đựng những tiềm năng của sự phân hoá. Và do đó thúc đẩy nông thôn quá độ lên một trình độ cao hơn - Nông thôn SXHH. Năng lực tự quyết định quá trình sản xuất của các hộ trong nền KT tự nhiên, tự cung tự cấp là mầm móng của những chiều hướng phát triển SXHH khác nhau. Chính nó sẽ tự phá vỡ các quan hệ KT khép kín của hộ, hình thành hộ SXHH. Song, đó là một quá trình lâu dài, gắn với những bước tiến nhất định của lực lượng sản xuất. Thứ hai, KTH là đơn vị tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh: Quá trình chuyển từ nền KT tự nhiên, tự cấp tự túc lên KT hàng hóa chỉ có thể diễn ra từ việc tích tụ vốn ở từng hộ. Nếu không có sự tích tụ đó thì những khoản tiền dư thừa do hoạt động KT của hộ tạo nên sẽ biến thành của cải tích trữ hoặc bị lãng phí vào những công việc khác, không được sử dụng vào mục đích SX - KD. Trong thời kỳ hợp tác hoá trước đây, hộ đã không thể trở thành đơn vị tích tụ vốn có hiệu quả, nên không huy động được nguồn để đưa vào SX - KD. Chỉ từ khi đổi mới cơ chế quản lý, hộ nông dân trở thành đơn vị KT tự chủ và mặc nhiên KTH cũng trở thành đơn vị tích tụ vốn. [...]... trung củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là ở cơ sở Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG HIỆN NAY 2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO KHMER 2.1.1 Điều kiện tự nhiên An Giangtỉnh miền Tây Nam bộ, thuộc khu vực ĐBSCL, tổng diện tích tự nhiên trên 353.551 ha, trong đó đất sản xuất... quân đầu người năm 2008 ước đạt 15,321 triệu đồng Cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất, An Giang luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội Do đó, đời sống của nhân dân, nhất là các hộ nghèo, hộ ĐBDT từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, năm 1996 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (theo tiêu chí cũ) là 10,61%, đến năm 2005... giữa đồng lúa phì nhiêu bạt ngàn vẫn thích ăn gạo lúa Sóc của người Khmer 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội An Giang hiện có 9 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố, với 154 xã, phường, thị trấn Tính đến tháng 12 năm 2008, dân tố toàn tỉnh là 2.253.865 người, với trên 460 ngàn hộ, trong đó có gần 75% dân số sống bằng nghề nông Người KinhAn Giang chiếm khoảng 95%, còn lại là người dân tộc thiểu số Khmer, ... NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER ĐBDT Khmer nước ta hiện có khoảng 1,3 triệu người, sống chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL: Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau Người Khmer có lịch sử lâu đời gắn với vùng đất Nam bộ Họ có tiếng nói và chữ viết được hình thành và phát triển từ rất sớm Dân tộc Khmer sống thật thà, chất phát,... viên được các cấp Ủyquan tâm chỉ đạo, tăng cường phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer Số đảng viên mới kết nạp hàng năm đều tăng, đến nay tổng số đảng viên toàn vùng trên 8.600 đồng chí, chiếm tỷ lệ 4,1% so với 9 tỉnhđông đồng bào Khmer và chiếm 0,67% so với dân số dân tộc Khmer trong toàn khu vực” [25, tr.2] Ở An Giang, để đẩy mạnh phát triển KT - XH vùng ĐBDT Khmer, tỉnh chủ trương làm tốt... các mối liên kết, hợp tác đa dạng giữa các hộ độc lập, tự chủ hoặc giữa tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần KT Trường hợp rộng hơn có thể có sự tham gia của Nhà nước, nhà khoa học và cả ngân hàng 1.2 ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER 1.2.1 Đặc trưng của kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer Bên cạnh những đặc trưng vốn có của KTH... kiện của hộ Khmer nghèo Ở Kiên Giang, từ năm 2001 đến nay, bằng nhiều hình thức khác nhau, tỉnh đã chi ra hàng tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất và đời sống cho hộ Khmer nghèo Trong đó, hỗ trợ bò cho các hộ nghèo là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất Trước đây, xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng là địa phương đầu tiên của tỉnh Kiên Giang thí điểm hỗ trợ bò cho hộ Khmer nghèo Với số vốn ban đầu 130 triệu đồng, ... đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 4% dân số Các dân tộcAn Giang vốn cùng sinh sống lâu đời, có nền văn hóa phong phú, đa dạng Qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc luôn có mối quan hệ gần gũi, kề vai sát cánh, đoàn kết một lòng, cùng nhau giữ ấp, giữ làng, bảo vệ quê hương, tổ quốc và tương trợ lẫn nhau Trong những năm qua, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, An Giang đã đạt nhiều thành tựu quan... còn kém phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer thường thấp hơn so với các dân tộc anh em khác 1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer Cũng như các dân tộc anh em khác trong khu vực, sự phát triển KTH ĐBDT Khmer chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, cả về mặt khách quan lẫn chủ quan Trong đó có những yếu tố cơ bản sau: a) Các yếu tố tự nhiên:... của nhân dân Địa hình của An Giang vừa có đồng bằng lại vừa có đồi núi, đường biên giới tiếp giáp 2 tỉnh TaKeo và Kandal thuộc Vương quốc Camphuchia Tỉnh có hai cửa khẩu Quốc tế là Xuân Tô và Vĩnh Xương và 01 cửa khẩu Quốc gia là Khánh Bình An Giang là một trong những tỉnh ở khu vực ĐBSCL có nhiều ngọn núi đẹp gắn với những danh thắng và di tích lịch sử văn hoá Những ai đã từng đến với An Giang chắc . LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có những. hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer ở An Giang. Luận án tiến sĩ triết học của Trần Thanh Nam, Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay. . nghiên cứu đề tài Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Người Khmer có mặt

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan