1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược nhà thuốc và đáp ứng gpp của nhà thuốc bệnh viện

35 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược nhà thuốc và đáp ứng gpp của nhà thuốc bệnh viện
Tác giả Nguyễn Thu Hương
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật Y - Dược Đà Nẵng
Chuyên ngành Dược học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Bêncạnh đó, việc tuân thủ những quy định của nhà nước về quản lý, bảo quản,phân phối để bảo đảm chất lượng thuốc đến tay người sử dụng là điều vôcùng quan trọng.. Thân Thị Mỹ Linh chịu t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thuốc là sản phẩm vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộcsống con người Thuốc là một sản phẩm đặc biệt, dùng để phòng bệnh và

chữa bệnh hay cải thiện chức năng nào đó của cơ thể được tốt hơn

Ngày nay thuốc rất đa dạng, phong phú về cả chủng loại, tính chấtdược lý, nếu sử dụng đúng cách sẽ làm bệnh mau khỏi, nếu dùng sai sẽ gây

những tác hại, thậm chí có thể gây tử vong cho người sử dụng thuốc Bên

cạnh đó, việc tuân thủ những quy định của nhà nước về quản lý, bảo quản,phân phối để bảo đảm chất lượng thuốc đến tay người sử dụng là điều vô

cùng quan trọng Nhà thuốc là một trong những nơi bảo quản, bán lẻ thuốc,

đưa thuốc đến tay người sử dụng Trong đó vai trò của người Dược Sĩ rấtquan trọng trong việc tư vấn hướng dẫn cho người sử dụng thuốc một cách

hợp lý, an toàn và hiệu quả

Thời gian thực tập ở Nhà thuốc BV PHCN-ĐTBNN là khoảng thờigian giúp em hiểu được vai trò của người Dược Sĩ Cao Đẳng/ Trung Học

trong nhà thuốc Qua bài báo cáo em xin trình bày kết quả mà em đã đi thực

tế tại Nhà thuốc Trong quá trình thực hiện không tránh được sự thiếu sótmong Thầy Cô và các bạn góp ý để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

- @?

-TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN

CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DƯỢC

Trang 2

Em cảm ơn đến nhà thuốc BV PHCN-ĐTBNN vì đã tận tình giúp đỡ và chia sẻkinh nghiệm bán thuốc trong nhà thuốc, cách vận hành của nhà thuốc, các tiêu chuẩn cụthể trong từng hạng mục của nhà thuốc.Và cũng nhờ sự giúp đỡ này mà em có đượcnhững kiến thức cần thiết cho riêng mình, em thấy mình thật sự may mắn Xin chúc anh,chị trong nhà thuốc sức khỏe và thành đạt.

Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏinhững sai sót quá trình thực tập và làm báo cáo, rất mong các quý thầy cô bỏ qua

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu………1 Lời Cảm Ơn………2 Mục Lục……… 3 PHẦN I GIỚI THIỆU NHÀ THUỐC VÀ ĐÁP ỨNG GPP CỦA NHÀ THUỐC…4 PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 14

PHẦN III: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 3/2 24

3

Trang 4

PHẦN I:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ THUỐC

1 Tên và địa chỉ đơn vị thực tập

- Tên đơn vị: NHÀ THUỐC BV PHCN - ĐTBNN

- Địa chỉ: 313 Âu Dương Lân F2 Q8 TP Hồ Chí Minh

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: 114/ HCM - ĐKKDD

- Giấy đạt chuẩn GPP số:2292/GPP

- Dược sĩ phụ trách: Ths.DS Thân Thị Mỹ Linh

- Vị trí địa lí: Nhà thuốc nằm ở vị trí giao thông thuâ •n lợi, đông người qua lại,trong khu vực BV PHCN- ĐTBNN, khu vực tập trung đông dân cư, thuận tiện cho viê •c mua bán thuốc; Nhà thuốc thiết kế khang trang, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu mua bán bảo quản, đảm bảo chất lượng theo quy định

Địa chỉ Nhà Thuốc Bv Phục hồi chức năng- ĐTBNN trên Google Map

- Thời gian làm việc: 7h00 – 20h00

- Tổng số nhân viên trong nhà thuốc là:04 người

- Nhân viên bán thuốc: trình độ dược sĩ trung học trở lên

Trang 5

 Nhân sự của nhà thuốc BV PHCN- ĐTBNNbao gồm:

- 01 Dược sĩ đại học Phụ trách chuyên môn (Ths.DS Thân Thị Mỹ Linh)

- 01 Dược sĩ đại học và 02 Dược sĩ cao đẳng phụ trách bán hàng

 Chức năng và nhiệm vụ của Dược Sĩ tại Nhà Thuốc

- Ths.DS Thân Thị Mỹ Linh chịu trách nhiệm quản lí chuyên môn của Nhà Thuốc

và tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng thuốc và cách phòng bệnh , giải đáp thắc

mắc của khách hàng Nắm vững các quy định trong lĩnh vực hoạt động

- DSĐH Võ Nguyễn Như Quỳnh chịu trách nhiệm theo dõi sổ sách , nhập máy ,

nhập thuốc và phản hồi tình hình sử dụng thuốc của khách hàng

- DSCĐ Nguyễn Thị Phương Quyên, DSCĐ Đinh Thị Ngọc Mẫn thực hiện quy trình bán lẻ thuốc

Trang 7

Giấy chứng nhận của nhà thuốc

2 Nhiệm vụ và chức trách của DSĐH

7

Trang 8

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).

- Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị bệnh

- Quản lý, theo dõi việc bán lẻ thuốc theo nhu cầu điều trị bệnh và các nhu cầu khác

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc theo đúng quy định

- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết

- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp

cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ

- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản

- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn,

hợp lí và hiệu quả

2.2 Chức Trách

2.2.1 Chức trách của người quản lý chuyên môn hoặc người phụ trách Nhà thuốc:

- Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước

pháp luật về mọi mặt hoạt động của nhà thuốc, khi vắng mặt phải ủy quyền cho

nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành theo quy định

Trang 9

- Trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà thuốc bao gồm việc bán các

thuốc kê đơn, không kê đơn, tư vấn cho khách hàng

Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết

- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật

về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc

- Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên về chuyên môn cũng như đạo đức hành nghề

dược

- Cộng tác với y tế cơ sở, cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục

về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác

- Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn của thuốc

- Mọi hoạt động của nhà thuốc đều do dược sĩ điều hành, chỉ dẫn và chịu trách

nhiệm trước pháp luật về: Chất lượng thuốc; Phương pháp kinh doanh; Thực hiện chế độ quản lý thuốc theo chế độ thuốc bán theo đơn và không bán theo đơn; Lập

kế hoạch sử dụng thuốc; Đảm bảo các loại thuốc thiết yếu; Thực hiện nghĩa vụ nộp

thuế theo quy định của pháp luật

2.2.2 Chức trách của dược sĩ trung cấp tại nhà thuốc

• Áp dụng thực hiện quy trình bán thuốc theo đúng hướng dẫn của dược sĩ phụ trách, bán lẻ và phân phối thuốc theo sự chỉ dẫn của Dược sĩ đại học;

• Thực hiện quy trình bán thuốc, tư vấn cho khách hàng về chăm sóc sức khỏe trong

khi dùng thuốc và cách phòng bệnh (trong phạm vi cho phép);

• Theo dõi và phản hồi tình hình sử dụng thuốc của khách hàng;

9

Trang 10

• Cập nhật số lượng bán hàng đầy đủ, thực tế Và cập nhật thông tin cũng như tham

gia các buổi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn;

• Kiểm tra chất lượng thuốc (cảm quan) trong nhà thuốc và báo cáo cho Dược sĩ phụ trách hàng hóa về hạn dùng của thuốc hay có nghi ngờ về chất lượng thuốc;

• Báo cáo Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction), hồ sơ, sổ sách

• Quản lý kho, sắp xếp kho:

+ Theo qui định tác dụng Dược lý, công thức hóa học, hãng sản xuất, dạng thuốc; + Sắp xếp đảm bảo dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra;

+ Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO (hàng có hạn dùng ngắn xếp ngoài, hạn dùng dàixếp vào trong) và FIFO (hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước);

+ Đảm bảo đúng yêu cầu bảo quản của sản phẩm (nhiệt độ, tránh ánh sáng, dễ bay

hơi, dễ mối mọt, dễ cháy);

+ Nắm rõ số lượng hiện tại, chủng loại, hạn dùng, nơi để của các loại thuốc

đang có trong kho Phản hồi chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản cho Dược sĩphụ trách hàng hóa, nếu thuốc không đạt yêu cầu phải để ở khu vực riêng dán nhãn

chờ xử lý

• Dọn vệ sinh định kỳ;

• Quản lý sổ sách, hàng hóa:

+ Các sổ sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn được phân loại ghi

nhãn sắp xếp tủ riêng, các tờ quảng cáo phải đúng qui định Nhà nước

+ Quản lý xuất nhập tồn các thuốc trong nhà thuốc, kho Kiểm tra tính hợp

pháp nguồn gốc, xuất xứ của thuốc, chất lượng thuốc

Trang 11

+ Lựa chọn nhà phân phối uy tín, lập kế hoạch mua hàng thường kỳ hay đột

sáng cũng như được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết

 Diện tích rộng rãi tạo điều kiện cho việc trưng bày sản phẩm đầy đủ, đa dạng các mặt

hàng, tạo không gian giao tiếp thoải mái cho khách hàng

 Nhà thuốc trang bị đầy đủ tủ, quầy thuốc với các ngăn khác nhau, nhằm mục đích sắp xếpthuốc theo tác dụng dược lý của từng loại để tiện trong khi bán thuốc cũng như là bảo quản

thuốc

 Có cân sức khỏe, có bồn rửa tay phục vụ khách hàng

 Có treo ẩm kế trong nhà thuốc

 Máy lạnh, máy tính, máy in, mạng internet được tranng bị đầy đủ và hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của Nhà thuốc

11

Trang 12

 Có kéo cắt thuốc, thanh lấy thuốc, túi đóng gói.

 Trang bị trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

 Có bảng nội quy Nhà thuốc và Bảng giá thuốc theo quy định

 Từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược

I CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP

1 Tiêu chuẩn thực hành tốt Nhà thuốc:

GPP là từ viết tắt của cụm từ “Good Pharmacy Practice”, dịch nghĩa theo nghĩa tiếngViệt là “Nhà thuốc thực hành tốt” Đây là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của nhà thuốc vàcủa Dược sĩ, nhân sự thực hành nghề nghiệp của nhà thuốc, với chỉ tiêu đánh giá cả vềchuyên môn lẫn đạo đức của đội ngũ nhân sự vượt yêu cầu pháp lý tối thiểu

Bên cạnh tiêu chuẩn GPP, trong lĩnh vực Dược phẩm còn có các quy định yêu cầu bảođảm tiêu chuẩn GSP, GLP, GMP,… tuy nhiên GPP – Nhà thuốc thực hành tốt chính làđỉnh cao, hội tụ tất cả các tiêu chuẩn trên

2 Các bước mở nhà thuốc GPP:

 Chuẩn bị về nhân sự:

Người phụ trách chuyên môn là Dược sĩ đại học, có chứng chỉ hành nghề dược còn thờihạn hiệu lực Khi nhà thuốc hoạt động, người dược sĩ phải luôn có mặt (có thể là dược sĩchịu trách nhiệm chuyên môn, dược sĩ đã đăng ký là thành viên hoạt động của nhà thuốchay dược sĩ có ủy quyền thay thế tương đương theo đúng luật khi dược sĩ chính vắng mặt.Nguồn nhân lực đáp ứng quy mô hoạt động, nhân viên nhà thuốc tối thiểu là dược tá

Có kế hoạch tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho dược sĩ và nhân viênvới trách nhiệm chính thuộc về dược sĩ phụ trách chuyên môn nhà thuốc Sở Y Tế phốihợp với Hội dược học và các công ty Dược sẽ thường xuyên hỗ trợ hoạt động này

Trang 13

 Khu tư vấn với dược sĩ.

 Khu ra lẻ thuốc (có thể là hộp cách ly) với dụng cụ và bao bì thích hợp

 Kho bảo quản thuốc (có thể là hệ thống tủ, kệ đúng quy chế)

Thiết bị bảo quản: nhiệt kế (<30 C), ẩm kế (<75%), thiết bị bảo quản theo yêu cầu trên0nhãn thuốc (tủ lạnh 2 – 8 C, tủ mát, …) nếu có.Chuẩn bị về quy trình thao tác chuẩn SOP0(Standard Operation Procedure), hồ sơ sổ sách, tài liệu, quy chế

 Nhà thuốc phải xây dựng các quy trình thao tác chuẩn và huấn luyện nhân viên làmtheo quy trình này trong các hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo quản thuốc, theo dõithông tin về thuốc

Có 5 quy trình bắt buộc là:

 Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng

 Quy trình bán thuốc theo đơn

 Quy trình bán thuốc không theo đơn

 Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng

 Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

Ngoài ra nhà thuốc có thể xây dựng thêm các quy trình khác như quy trình bán thuốc lẻ(không còn bao bì trực tiếp), quy trình kiểm tra hạn dùng và giải quyết thuốc quá hạn, quytrình quản lý thông tin khách hàng, quy trình quản lý vệ sinh, môi trường nhà thuốc, quytrình đào tạo nhân viên,…

 Hồ sơ sổ sách và hệ thống tin học quản lý xuất nhập và tồn trữ thuốc, theo dõi số lô hạn dùng

 Sổ quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc

 Sổ khiếu nại, thu hồi

 Sổ theo dõi hạn dùng và thuốc quá hạn

 Hồ sơ lưu trữ thông tin khách hàng, bác sĩ kê đơn,…

 Nhà thuốc phải có các tài liệu quy chế để tra cứu khi cần như:

 Cách sử dụng thuốc và biệt dược, MIMS, VIDAL,…

 Danh mục thuốc thiết yếu Việt nam lần thứ V dùng cho tuyến C

 Danh mục thuốc OTC và thuốc kê đơn

 Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn

 Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Danh mục thuốc gây nghiện, thuốc gâynghiện ở dạng phối hợp

 Quy chế quản lý thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và các danh mục

13

Trang 14

 Quy chế bảo quản thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế

 Thông tư hướng dẫn ghi nhãn thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

 Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Trước khi nộp hồ sơ, nhà thuốc có thể tự kiểm tra theo Danh mục kiểm tra “ Thựchành tốt nhà thuốc GPP” tại Sở Y Tế Hồ sơ gồm có:

1 hoto bằng cấp chuyên môn theo danh sách nhân sự

2 Bản kê khai trang thiết bị chuyên môn (Biểu mẫu mã số 04/2007/SYT Trang 8)

3 Bản kê khai địa điểm (Biểu mẫu mã số 04/2007/SYT Trang 10); Vẽ sơ đồ đường điđến nhà thuốc

4 Sơ đồ bố trí mặt bằng (Các khu vực trong nhà thuốc)

5 Danh mục các Quy trình thao tác chuẩn (SOPs)

6 Biên bản tự kiểm tra “ Thực hành tốt nhà thuốc” (theo danh mục kiểm tra ban hànhkèm theo công văn 2313/QLD – CL ngày 11/5/2007 của Bộ Y tế)

Hồ sơ sẽ được giải quyết theo “ Quy trình cấp chứng nhận GPP của Sở Y Tế” trong thời giantối đa 30 ngày

Giấy chứng nhận “ Thực hành tốt nhà thuốc GPP” có giá trị 2 năm Sở Y tế sẽ có lịch hậukiểm tra thích hợp để đảm bảo nhà thuốc vận hành theo đúng chuẩn như bạn cam kết

Hai tháng trước khi hết hạn giấy chứng GPP, bạn có thể làm hồ sơ đề nghị cấp lại tại Sở

Y tế

6 PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ THUỐC GPP

 Phần mềm quản lý nhà thuốc: phần mềm quản lý thuốc tốt, ứng dụng chuyênnghiệp với nhiều tính năng đa dạng, hỗ trợ cho việc quản lý nhà thuốc và các cơ sở y tế vềcác mặt hàng thuốc, kho, xuất báo cáo, quản lý nhân viên …

Trang 15

Phần mềm FPT

Phần mềm quản lý nhà thuốc GPP áp dụng theo nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”

(GPP) của Bộ Y tế, hỗ trợ quản lý nhà thuốc đạt chuẩn GPP, quản lý và bán hàng bằng mã

vạch chính xác, nhanh chóng và dễ dàng

Nhận xét chung

 Thuốc ở nhà thuốc được xếp một cách ngăn nắp có trật tự, dễ quản lý,dễ thấy dễ ,

lấy và dễ kiểm tra

 Các thuốc kê đơn được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc

kê đơn”

 Thuốc được sắp xếp trên các kệ tủ theo nhóm tác dụng dược lý

 Trong từng nhóm dược lý thì thuốc được xếp theo A, B, C của tên thuốc

 Trong từng tên thuốc xếp thuốc theo nguyên tắc FEFO (hết hạn dung trước xuất trước - để bên ngoài, hạn dùng dài xuất sau - để ở bên trong)

 Có những loại thuốc chung một lô nhưng nhập nhiều đợt, xếp theo nguyên tắcFIFO (Nhập trước, xuất trước - xếp bên ngoài, Nhập sau, xuất sau - xếp bên

trong)

Phần II: Tổng quan khoa Dược bệnh viện:

I Giới thiệu khoa Dược:

1 Nhân sự khoa Dược:

 Trưởng Khoa Dược: DS.CKI Lê Thị Thu Hòa

 Kỹ Thuật Viên Trưởng: DS Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 16

 1 kho thuốc Đông y

3 Chức năng khoa dược:

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnhviện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện vềtoàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thờithuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợplý

4 Nhiệm vụ khoa Dược:

• Lập kế hoạch,cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng,chất lượng cho nhucầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán,điều trị vàcác yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh,thiên tai, thảm họa)

• Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị vàcác nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu

• Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

• Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

• Tổ chức pha chế thuốc, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu

sử dụng trong bệnh viện

• Thực hiện công tác dược lâm sàng , thông tin,tư vấn về sử dụng thuốc,tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tácdụng không mong muốn của thuốc

• Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại cáckhoa trong bệnh viện

• Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đạihọc, Cao đẳng và Trung học về dược

• Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh vàtheo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện

• Tham gia chỉ đạo tuyến

• Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu

• Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

• Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

5 Sơ đồ tổ chức khoa Dược:

Trang 17

II Những hoạt động chính của khoa Dược bệnh viện:

1 Công tác quản lý, sắp xếp và bảo quản theo GSP:

1.1 Điều kiện bảo quản thuốc trong kho:

 Nhiệt độ ≤25š C , độ ẩm ≤ 70%

 Nhiệt độ bảo quản lạnh: 2-8 C

 Điều kiện bảo quản ở nhà thuốc GPP: nhiệt độ ≤ 30 C, độ ẩm ≤ 75%

1.2Quy định kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tại kho:

 Vào 2 thời điểm mỗi ngày: 9h sáng và 15h chiều sau đó ghi vào phiếu theo dõi

 Các kho và nhà thuốc đều có nhiệt ẩm kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm

 Hiện tại bệnh viện được trang bị máy đo nhiệt độ và độ ẩm tự động nhầm phục vụ công tác kiểm tra chính xác, thuận lợi và dễ dàng hơn

1.3 Nguyên tắc sắp xếp thuốc trong kho:

 3 dễ :

+ Dễ thấy: Tất cả các loại thùng, hộp

thuốc phải xếp quay mặt ra ngoài, mũi

tên hướng lên trên

+ Dễ lấy: Thuốc xếp thành dãy hàng,

khối hành riêng biệt có chừa dường đi

và khe hở giữa các khối hàng

+ Dễ kiểm tra: đảm bảo sắp xếp thuốc

cách nền tối thiểu 0,1m cách tường

0,2- 0,5m Bằng giác quan kiểm tra sự

mất mác số lượng, chất lượng thuốc, sự

xâm nhập phá hoại mối, chuột, côn trùng, nấm mốc

17

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w