Phần II: Tổng quan khoa Dược bệnh viện
II. Những hoạt động chính của khoa Dược bệnh viện
2. Các kho phòng của khoa Dược
2.1. Khối văn phòng.
- Văn phòng là nơi gắn kết giữa khoa lâm sàng và khoa Dược dưới sự chỉ đạo
của trưởng khoa Dược (DS.CKI Lê Thị Thu Hòa).
2.2. Kho Chính (chẵn):
- Nhiệm vụ: cấp phát thuốc ( kho nội trú và kho bảo hiểm y tế) của bệnh viện, cung ứng và công tác tham vấn trong lâm sàng.
- Thủ kho: Nguyễn Thị Anh Đào.
20
Sơ đồ kho chẵn - Quy trình nhập thuốc:
Thủ kho làm dự trù Trưởng khoa duyệt Cung ứng duyệt và gọi cho nhà cung cấp và cung cấp giao thuốc Thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra thuốc ( quan trọng nhất là hóa đơn) Kế toán kiểm tra Nhập lên máy thuốc đi theo 3 đường:
21
- Nguyên tắc sắp xếp thuốc:
Đối với các mặt hàng số lượng nhiều:
Thùng hàng có hạn dùng xa được xếp dưới cùng trong một chồng thùng hàng hoặc trong cùng trên kệ
Số lượng hàng trong thùng lẻ sẽ được ghi trên bên ngoài thùng để tiện kiểm kê vào cuối tháng
Mặt hàng có số lượng ít xếp chung 1 thùng bên ngoài thùng ghi số lượng tương ứng để tiện quản lý
Có tủ mát (2-8˚C) bảo quản các loại thuốc đặc biệt
Khi nhập hàng mới phải tiến hành đảo kho, đưa các thuốc gần hết hạn dùng trước lên vị trí phía trên hoặc phía ngoài
Khi kiểm hàng kiểm tra theo: FIFO( nhập trước- xuất trước), FEFO ( hết hạn trước- xuất trước)
Nguyên tắc bảo quản tại kho chẵn: 3 dễ, 5 chống
2.3 Kho lẻ nội trú:
- Nhiệm vụ: Cấp phát thuốc cho các khoa phòng dành cho bệnh nhân nội trú - Nhân sự: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Hùng Cường
- Quy trình lĩnh thuốc của điều dưỡng:
Điều dưỡng tổng hợp y lệnh của bác sĩ đối với bệnh nhân để làm thành một phiếu lĩnh trên phần mềm FPT.
22
Điều dưỡng gọi thẳng lên thống kê dược hoặc văn phòng khoa để duyệt phiếu xuất của kho lẻ ( số phiếu, tên kho ).
Điều dưỡng cầm phiếu lĩnh gồm 2 tờ giấy A4 4 liên có chữ kí của trưởng khoa lâm sàng lên văn phòng khoa để nhận phiếu xuất.
Điều dưỡng cầm phiếu xuất qua kho lẻ, thủ kho lẻ có trách nhiệm dựa trên phiếu xuất phát thuốc ( thế hiện rõ số lô, số lượng, hạn dùng) phát thuốc theo 3 tiêu chí: 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, 5 đúng.
Điều dưỡng cầm những thuốc cần dùng gấp hoặc đắt tiền mang về trước.
Thủ kho có trách nhiệm đẩy thuốc từ kho lẻ xuống các kho lâm sàn trao tận tay điều dưỡng.
Điều dưỡng chia và cắt thuốc theo y lệnh của bác sĩ sau đó trao tận tay bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.
- Quy trình hủy vỏ thuốc hướng thần (DS phụ trách: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa) thông tư 50:
Phát vỏ thuốc hướng thần và thu lại từng vỏ
Sau 1 tháng tổng hợp lại, đếm từng vỏ giao lại cho KTV trưởng và KTV trưởng kiểm tra lại
KTV trưởng làm biên bản hủy vỏ thuốc hướng thần
KTV trưởng đếm và hủy từng vỏ trước sự chứng kiến của tài chính kế toán, trưởng khoa dược, ban cấp lãnh đạo. Thống kê, cung ứng có nhiệm vụ quay phim và chụp ảnh lại tất cả quá trình
Kí tên vào biên bản hủy vỏ
* Trực dược: Kho trực dược là kho con của kho lẻ.
- Theo quy định hiện tại của trưởng khoa dược, kho trực dược chỉ có chị Trương Nhật Quỳnh và DS trực ngày hôm đó mới có thể vào.
- Nhiệm vụ: phát thuốc ngoài giờ từ 16h30 đến 7h30 hôm sau.
- Cơ số tủ trực ban đầu: là cơ số được hình thành bởi trưởng khoa dược - DS trực sau giờ hành chính: phát thuốc cho các khoa lâm sàng dựa trên quy trình lĩnh thuốc của điều dưỡng. Nhưng tại đây không có khối văn phòng, DS trực sẽ là người duyệt phiếu xuất, hết ca trực DS có trách nhiệm lĩnh thuốc bù lại cơ số ban đầu
2.4 Kho BHYT:
- Nhiệm vụ: Cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú và thực hiện các quy chế chuyên môn trong hoạt động bảo quản, cấp phát
- Nhân sự: Nguyễn Thị Hồng Yến, Đinh Thị Ngọc Mẫn 23
- Chức năng:
+ Quy trình khám bảo hiểm y tế:
Khai báo y tế.
Đăng kí khám: Nộp bảo hiểm y tế và chứng minh nhân dân Lấy số phòng và số thứ tự.
Nhận lại CMND và sổ khám bệnh Gặp bác sĩ.
Nhận đơn thuốc Nộp qua phòng tài chính kế toán Thanh toán chênh lệch so với BHYT.
Cầm 2 đơn thuốc và 1 phiếu thanh toán Đến quầy BHYT.
+ Quy trình lĩnh thuốc BHYT:
Thủ kho đưa toa thuốc cho bệnh nhân kí tên.
Dược sĩ nhận toa và phát thuốc.
Ghi rõ cách dùng cho bệnh nhân.
Giữ lại 1 đơn thuốc và trả cho bệnh nhân 1 đơn thuốc và phiếu thanh toán.
2.5 Nhà thuốc bệnh viện:
- Nhân sự: Nguyễn Thị Bích Liên, Võ Nguyễn Như Quỳnh, Trần Nguyễn Anh Thư - Nhà thuốc là tự cung tự cấp dưới sự quản lý của trưởng khoa dược.
- Khác với nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện xuất hóa đơn thuế GTGT trên phần mềm quản lý mà không phải chịu thuế.
- Nhà thuốc bệnh viện chuyên bán thuốc theo đơn.
- Thuốc của nhà thuốc bệnh viện khi mua thuốc phải thông qua trưởng khoa dược và phó giám đốc duyệt.
- Quy trình nhập thuốc:Thủ kho làm dự trù Trưởng khoa duyệt Giám đốc/ Phó giám đốc duyệt Cung ứng duyệt và gọi cho nhà cung cấp và cung cấp giao thuốc Thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra thuốc ( quan trọng nhất là hóa đơn) Kế toán kiểm tra Nhập lên máy
2.6 Kho đông y:
-Nhân sự: Nguyễn Thị Duân -Quy trình lĩnh thuốc ( tương tự quy trình lĩnh thuốc của điều dưỡng) -Một đơn thuốc sử dụng hai ngày, sau khi điều dưỡng lĩnh dược liệu thủ kho đông y
có nhiệm vụ duyệt phiếu xuất trên phần mềm FPT Quy trình sắc thuốc:
+ Nội trú + Ngoại trú:
24
PHẦN III: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 3/2 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
Địa chỉ: Số 930C2 đường C khu công nghiệp Cát Lái II, P. Thành Mỹ Lợi, Q2, TP.HCM.
- Tiền thân là xí nghiệp dược phẩm 3/2, thành lập từ năm 1976, là một doanh nghiệp nhà nước, được ủy ban nhân dân TP.HCM phê duyệt phương án cổ phần hóa Doanh nghiệp vào năm 2001 và chính thức lấy tên là: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 3/2- F.T.PHARMA.
- Công ty Cổ Phần Dược Phẩm 3/2-F.T.Pharma với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên môn giỏi, công nhân đào tạo bài bản, chuyên môn sâu, kết hợp với trang thiết bị hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.
Thông tin về nhà máy GMP:
- Đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, GLP, GSP và chủ trương của thành phố di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, công ty đã tiến hành đầu tư nhà máy mới trên tổng diện tích 10.200 m² từ năm 2003, tất cả nhà sản xuất dược phẩm phải thực hiện chủ trương của BYT.
- Tháng 8/2006 Cục Quản Lý Dược- BYT đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu “GMP” theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới “GLP” (thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc) và “GSP” (thực hành tốt bảo quản thuốc) cho các dạng thành phẩm như: viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm, viên bao phim, viên bao đường, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc viên, thuốc nhỏ mắt không chứa kháng sinh nhóm Beta-lactam.
- Với khẩu hiệu “Uy tín hàng đầu – Chất lượng trên hết”, Công Ty đã ngày càng phát triển với tốc độ tăng bình quân về tổng doanh thu và lợi nhuận trên 20%/năm.
- Các mặt hàng truyền thống của công ty sản xuất được người tiêu dùng tín nhiệm là các dạng thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, nang mềm dược liệu trong nước và các loại thuốc phụ khoa.