1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích những quy định hiện hành đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mặt khác, cũng xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề trên, đã và đang có nhiều quy định pháp luật, các văn bản quy phạm được cập nhật và sửa đổi bổ sung thường xuyên nhằm đáp ứng với th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Luật

Trang 3

MỤC LỤC

A Lời mở đầu 6

I Bối cảnh nghiên cứu 6

II Tổng quan đề tài 7

2 Ý nghĩa của kế hoạch lựa chọn nhà thầu 9

3 Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu 9

4 Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu 10

II Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất 12

1 Khái niệm 12

2 Ý nghĩa của việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 12

3 Nguyên tắc cơ bản đối với dự án đầu tư và nhà đầu tư 13

4 Các thủ tục lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư 15

III Cơ sở pháp lí 16

1 Cơ sở pháp lí về kế hoạch lựa chọn nhà thầu 16

2 Cơ sở pháp lí về kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất 17

C Thực trạng áp dụng pháp luật 18

I Thực tế pháp luật đang được áp dụng hiện nay 18

1 Thành tựu, đóng góp 18

2 Hạn chế, tồn tại 19

II Những lỗ trống pháp lí trong hệ thống pháp luật hiện hành 23

1 Một số quy định của Luật Đất đai, Luật Đấu thầu chưa tương thích với nhau gây lúng túng trong việc áp dụng hai hình thức đấu giá và đấu thầu 23

2 Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất chưa chặt chẽ, gây nhiều bất cập trong quản lý, tổn thất cho Nhà nước 24

III Sự thay đổi của pháp luật 25

D Kiến nghị 30

I Hoàn thiện pháp luật về khung pháp lý 30

Trang 4

1 Hoàn thiện pháp luật về kế hoạch lựa chọn nhà thầu 30

a Hoàn chỉnh khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động đấu thầu 30 b Pháp luật trong lựa chọn nhà thầu trường hợp đặc biệt 31

2 Hoàn thiện pháp luật về kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất 33

a Mở rộng phạm vi đấu thầu dự án có sử dụng đất 33 b Mở rộng pháp luật lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất 34

II Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện 36

1 Đánh giá tác động thêm yêu cầu quản lý hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp có vốn chi phối của doanh nghiệp Nhà nước 36 2 Cấp có quyền và trách nhiệm quyết định chỉ định thầu 36 3 Thực hiện đấu thầu qua mạng trong hệ thống Kho Bạc Nhà Nước 37

E Kết luận 39

Trang 5

A.Lời mở đầu

I Bối cảnh nghiên cứu

Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của loài người, xây dựng luôn là một yếu tố tiên quyết để đánh giá về trình độ phát triển, tiềm năng và trình độ văn minh của một hệ thống xã hội Con người càng văn minh, xã hội càng phát triển thì càng bớt lệ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, tất yếu trình độ xây dựng phải phát triển với tốc độ vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của con người cũng như phục vụ quá trình phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật Nhà ở và các công trình kiến trúc nhân tạo thuận tiện, phục vụ quá trình sinh sống và làm việc của con người ngày càng được cải tiến - Đến ngày nay, những tòa nhà chọc trời, những công trình khổng lồ đã được hình thành, đánh dấu khả năng sáng tạo và tiềm lực phát triển vô biên của nhân loại Đặc biệt, tại Việt Nam, trong thời kỳ phát triển toàn cầu cùng xu hướng hội nhập quốc tế được xem trọng, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế toàn cầu trên lãnh thổ nước ta đang ngày càng được xem trọng

Mặt khác, sự phát triển ấy cũng đòi hỏi quá trình quản lý, vận hành và nhiều thủ tục phức tạp hơn, bởi sản phẩm của hoạt động xây dựng ngày nay thường có thời gian sử dụng lâu dài, luôn gắn với những nguồn vốn đầu tư lớn mà có thể thuộc sở hữu của tư nhân hoặc của nhà nước Những sản phẩm này đòi hỏi phải bảo đảm tính năng sử dụng, an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh tham nhũng, lãng phí (nếu là công trình sử dụng cho mục đích công) Do vậy để hình thành một dự án đầu tư xây dựng công trình và đưa vào sử dụng, hoạt động đầu tư, xây dựng phải tuân thủ nhiều quy trình, quy phạm ở những công đoạn khác nhau Đặc biệt, trong công đoạn đấu thầu, Lựa chọn nhà thầu để thực hiện công trình xây dựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng Công đoạn này còn có ý nghĩa trong việc phòng chống tham nhũng, tránh thất thoát, và chống cạnh tranh không lành mạnh…

Trang 6

Hiểu được vấn đề ấy, Nhóm 3 đã đi sâu vào tìm hiểu về đấu thầu và ý nghĩa của quá trình này đối với ngành xây dựng, đặc biệt là tại Việt Nam Trong quá trình ấy, thuật ngữ “kế hoạch lựa chọn nhà thầu” và “kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất” nổi lên nhiều lần, thể hiện là một trong những danh mục quan trọng, được pháp luật đưa ra nhiều quy định nhằm hệ thống hoá và cụ thể hoá, phục vụ quá trình phát triển của quốc gia

Mặt khác, cũng xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề trên, đã và đang có nhiều quy định pháp luật, các văn bản quy phạm được cập nhật và sửa đổi bổ sung thường xuyên nhằm đáp ứng với thực tiễn, khi mà quá trình lên kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng như nhà đầu tư hiện nay còn gặp nhiều vấn đề chưa có phương án giải quyết, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Một đạo luật về đấu thầu không thể bao quát tất cả các vấn đề phát sinh như vậy Do đó nhu cầu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là thường xuyên được đặt ra, song song với đó cũng là yêu cầu tất yếu của các nhà thầu, nhà đầu tư, cần phải nắm bắt một cách cụ thể, liên tục sự thay đổi của các quy định pháp lý liên quan được sửa đổi, bổ sung Chính từ yêu cầu cấp thiết trên, trong đề tài thuyết trình

của bộ môn Luật Đấu thầu, Nhóm 3 sẽ đi sâu vào phân tích những quy định hiện hành đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất

II Tổng quan đề tài

1 Tình hình nghiên cứu

Pháp luật về đấu thầu xây dựng không phải là vấn đề quá mới mẻ ở Việt Nam Đã có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu viết về vấn đề này nhưng mới chỉ là những nghiên cứu chung Hiện chưa có bài viết, hay công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về pháp luật đấu thầu xây dựng tại Việt Nam hiện tại và tương lai Đồng thời, Luật Đấu thầu tuy đã được ban hành một thời gian nhưng còn rất nhiều nội dung cần xem xét khi đưa đạo luật này vào áp dụng trong thực tiễn Cho đến nay hướng hoàn thiện pháp luật đấu thầu luôn luôn được đặt ra

Trang 7

2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu, nhóm đặt trọng tâm nghiên cứu vào các quy định pháp lý hiện hành có liên quan đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư cho dự án đầu tư có sử dụng đất; giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các quy phạm pháp luật hiện hành và các dự thảo sửa đổi bổ sung có liên quan, từ đó phân tích mối liên hệ mật thiết giữa hai khái niệm được đề cập

III Bố cục đề tài v Tổng quan lí thuyết

v Thực trạng áp dụng pháp luật v Kiến nghị

Trang 8

Lập kế hoạch đấu thầu cho dự án đầu tư là việc xác định chính xác số lượng, tính chất các nhu cầu mua sắm để từ đó đưa ra các phương án thực hiện tối ưu nhằm đạt được mục đích của dự án Việc lập kế hoạch đấu thầu được thực hiện trước và cả sau khi có quyết định đấu thầu

2 Ý nghĩa của kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu có ý nghĩa rất lớn đối với cả chủ đầu tư, cơ quan quản lý và cả các bên liên quan Trong đó, kế hoạch này giúp chủ đầu tư có sự đánh giá tổng thể về các đặc điểm hoạt động đấu thầu của dự án, giúp họ biết được số lượng gói thầu và thời điểm thực hiện dự án đầu tư Bên cạnh đó, kế hoạch lựa chọn nhà thầu giúp cho cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tài trợ xem xét kỹ lưỡng và quyết định cho dự án thực hiện đấu thầu Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho các bên liên quan trao đổi về nhu cầu mua sắm trong trường hợp cần thiết để thống nhất cách thức thực hiện Điều này giúp nhà thầu giảm bớt thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm thông tin và cũng là công cụ để cho cộng đồng giám sát được hoạt đấu thầu

3 Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành cũng có những nguyên tắc điều chỉnh cho lựa chọn nhà thầu nói chung có quy định cụ

Trang 9

thể hơn cho dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi tại Điều 33 Luật Đấu thầu 2013 và Khoản 1 Điều 5 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự 2022 như sau:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm (toàn phần) hoặc được lựa chọn một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước (từng phần)

- Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu

- Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý

- (Điều 33a Luật Đấu thầu 2013 - bổ sung) Các hoạt động thực hiện trước đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi: Việc lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, xác định danh sách ngắn đối với các hoạt động mua sắm của dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi được thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi

4 Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phân chia căn cứ theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án và căn cứ theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên quy định tại Điều 34 Luật Đấu thầu 2013 và Khoản 2 Điều 5 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự 2022

Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án yêu cầu:

Trang 10

- Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan

- Quyết định mua sắm được phê duyệt;

- Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án

v Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 35 Luật Đấu thầu 2013, bao gồm: Tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng

v Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Các quy định về trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được pháp luật quy định tại Điều 36 Luật Đấu thầu 2013, trong đó trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc về chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên và các đơn vị thuộc chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có kế hoạch phê duyệt dự án

Trang 11

Các văn bản cần chuẩn bị để trình duyệt được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT về kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật đấu thầu 2013, nhằm tiến hành đánh giá các nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật Các tổ chức được giao thẩm định được hướng dẫn tại Điều 4 Quyết định 2468/QĐ-BTC năm 2015 về lựa chọn nhà thầu trong nội bộ ngành Tài chính và quy trình thẩm định chi tiết được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT về kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được căn cứ dựa trên báo cáo thẩm định quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Đấu thầu 2013 và hướng dẫn quy trình phê duyệt cụ thể tại Điều 7 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT về kế hoạch lựa chọn nhà thầu

II Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất

1 Khái niệm

Căn cứ điều 4 luật Đấu thầu 2013, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất là một bước quan trọng của quá trình đấu thầu nhằm quản lý và triển khai các dự án đầu tư Đây là thủ tục bắt buộc đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất

Chủ thể của quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là Bên mời thầu, Nhà đầu tư theo quy định của luật Đầu tư và các chủ thể khác có liên quan Trong đó, nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức hay cá nhân vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án

2 Ý nghĩa của việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam có ý nghĩa quan trọng:

Trang 12

- Tạo sự công bằng và minh bạch: Qua quá trình đấu thầu, các nhà đầu tư có cơ hội cạnh tranh với nhau để được chọn làm nhà thầu Quy trình đấu thầu đảm bảo tính công bằng và minh bạch, giúp tránh sự thiên vị và đảm bảo tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả

- Tăng cường hiệu quả và chất lượng dự án: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giúp tìm ra nhà thầu có khả năng và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện dự án Qua quá trình cạnh tranh, nhà đầu tư có thể chọn được nhà thầu có năng lực và khả năng cung cấp giá trị tốt nhất, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dự án

- Tối ưu hóa nguồn lực: Qua đấu thầu, nhà đầu tư có thể chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu với giá cả hợp lý Điều này giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, giảm thiểu rủi ro tài chính và đảm bảo sự bền vững của dự án - Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam đảm bảo rằng các quy định và quy trình pháp lý được tuân thủ đúng mực Điều này giúp tránh vi phạm pháp luật và đảm bảo tính pháp lý của dự án

- Tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và công trình công cộng Điều này không chỉ giúp tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, mà còn thúc đẩy sự phát triển và cải tiến trong lĩnh vực đầu tư và sử dụng đất

Tóm lại, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam mang lại lợi ích quan trọng như tạo sự công bằng, tăng cường hiệu quả và chất lượng dự án, tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo tuân thủ pháp luật và tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh

3 Nguyên tắc cơ bản đối với dự án đầu tư và nhà đầu tư

a Đối với dự án

- Xác định rõ mục tiêu và phạm vi của dự án đầu tư có sử dụng đất - Đánh giá và xác định nhu cầu sử dụng đất cho dự án

Trang 13

- Xác định đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của đất cần sử dụng trong dự án

- Xác định vị trí và diện tích đất cần sử dụng cho dự án - Phân loại đất theo mục đích sử dụng và quy định liên quan

- Xác định các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, cảnh quan, an toàn và sức khỏe lao động liên quan đến sử dụng đất trong dự án

- Đánh giá và xác định các rủi ro và biện pháp phòng ngừa liên quan đến việc sử dụng đất trong dự án

- Thực hiện việc tư vấn, nghiên cứu, đánh giá và lập kế hoạch sử dụng đất cho dự án

- Tuân thủ các quy định về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản khác liên quan đến đất trong dự án

- Đảm bảo tính công bằng, minh bạch và cạnh tranh trong quá trình đấu thầu liên quan đến sử dụng đất

b Đối với nhà đầu tư

- Tuân thủ quy định về đấu thầu: Nhà đầu tư phải tuân thủ quy trình và quy định đấu thầu công cộng khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ và công trình công cộng có liên quan đến việc sử dụng đất trong dự án

- Chuẩn bị và công bố thông tin: Nhà đầu tư phải chuẩn bị và công bố thông tin liên quan đến dự án đầu tư có sử dụng đất, bao gồm mục tiêu và phạm vi dự án, kế hoạch sử dụng đất, đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật về đất, vị trí và diện tích đất cần sử dụng, tiêu chuẩn và điều kiện chọn nhà thầu, và các thông tin khác liên quan

- Tài chính và thanh toán: Nhà đầu tư phải đảm bảo tài chính và khả năng thanh toán để thực hiện đấu thầu và quyết toán các hợp đồng liên quan đến việc sử dụng đất trong dự án

- Tuân thủ quy định về sử dụng đất: Nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản khác

Trang 14

liên quan đến đất trong dự án, bao gồm việc đảm bảo tính pháp lý và đúng pháp luật của việc sử dụng đất

- Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường: Nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, cảnh quan, an toàn và sức khỏe lao động liên quan đến việc sử dụng đất trong dự án

- Tuân thủ quy định về công bằng, minh bạch và cạnh tranh: Nhà đầu tư phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch và cạnh tranh trong quá trình đấu thầu liên quan đến sử dụng đất, đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà thầu tham gia

4 Các thủ tục lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

- Quyết định phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi - Các văn bản liên quan (nếu có)

Bên mời thầu lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm

quyền, đồng thời gửi đơn vị thẩm định Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản trình duyệt, trong đó nêu tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;

- Bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 10 Điều 6 và điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định này;

- Tài liệu kèm theo, trong đó bao gồm các bản chụp làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này

Trang 15

b Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

Căn cứ vào điều 25 nghị định 25/2020/NĐ-CP và những nội dung sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 điều 89 nghị định 35/2021/NĐ-CP, nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất bao gồm:

- Thời gian thực hiện hợp đồng

c Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư Căn cứ theo điều 26 nghị định 25/2020/NĐ-CP:

- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư là việc tiến hành thẩm tra, đánh giá các nội dung quy định tại Điều 25 nghị định này

- Đơn vị được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt

- Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư để làm cơ sở tiến hành lựa chọn nhà đầu tư

III Cơ sở pháp lí

1 Cơ sở pháp lí về kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Chương 3 Luật Đấu thầu 2013: Luật này bao hàm đầy đủ các nội dung của pháp luật quy định liên quan đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự: Tại Luật này

Trang 16

quy định bổ sung về nguyên tắc lập kế hoạch và yêu cầu trong lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn ưu đãi

- Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT về kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Thông tư này hướng dẫn cụ thể các quy trình trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

2 Cơ sở pháp lí về kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất

- Luật Đất đai năm 2013: Đây là văn bản căn cứ quan trọng để xác định các quy định về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản khác liên quan đến đất trong dự án

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Luật này quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng đất, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, cảnh quan, an toàn và sức khỏe lao động liên quan đến việc sử dụng đất trong dự án

- Luật Quản lý đầu tư công năm 2019: Luật này quy định về quy trình và quy định về đầu tư công, bao gồm cả việc đấu thầu và quản lý dự án đầu tư công, trong đó có các yêu cầu về đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất

- Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư

- Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Trang 17

C.Thực trạng áp dụng pháp luật

I Thực tế pháp luật đang được áp dụng hiện nay

Sau 8 năm thực hiện, Luật Đấu thầu cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước trên nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm công, quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước

Tại Việt Nam, pháp luật về kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định trong Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn và quy định liên quan

1 Thành tựu, đóng góp

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, là cơ sở pháp lý quan trọng và cao nhất trong hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về đấu thầu cho đến nay Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thay thế Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 đã góp phần nâng cao tính hiệu quả, công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác đấu thầu của các cơ quan nhà nước, các chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu, từng bước chuyên nghiệp hóa trong hoạt động đấu thầu Mặc dù có những vấn đề cần cải thiện, thực trạng áp dụng pháp luật về kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam hiện nay cũng mang lại một số thuận lợi như sau:

Ø Công tác triển khai thực hiện các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong Luật đấu thầu năm 2013 đã được tiến hành kịp thời từ Trung ương đến địa phương; Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn, áp dụng, thực hiện tương đối đồng bộ, đồng thời, đã hoàn chỉnh các văn bản quy định chi tiết và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thi hành kịp thời

Ø Kết quả sau gần 10 năm triển khai thực hiện quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu kể từ thời điểm Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi

Trang 18

hành đã cho hiệu quả tạo ra một môi trường lành mạnh, công bằng và minh bạch trong đấu thầu, từ đó lựa chọn được những nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu với chi phí cạnh tranh Quy trình lựa chọn nhà thầu theo pháp luật giúp đảm bảo rằng nhà thầu được chọn là những đơn vị có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện dự án Điều này giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công trình

Ø Song song đó quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu tạo ra điều kiện cho sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu Điều này đảm bảo rằng các doanh nghiệp có cơ hội tham gia và đưa ra đề xuất tốt nhất để giành được hợp đồng

Ø Bảo vệ quyền lợi của người dân và doanh nghiệp: Áp dụng pháp luật trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu giúp bảo vệ quyền lợi của người dân và doanh nghiệp Việc công bố thông tin và đảm bảo minh bạch giúp người dân và doanh nghiệp có cơ hội tham gia và kiểm tra quá trình lựa chọn và ngăn chặn tham nhũng và gian lận trong quá trình đấu thầu

Ø Tạo lòng tin và sự đáng tin cậy: Các quy định về quản lý, giám sát và xử lý vi phạm giúp đảm bảo rằng quy trình lựa chọn diễn ra một cách trung thực và không bị ảnh hưởng bởi các hành vi không đúng đắn

ð Thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước Ø Tăng cường quản lý và giám sát: Áp dụng pháp luật trong kế hoạch lựa

chọn nhà thầu giúp tăng cường quản lý và giám sát từ phía cơ quan chức năng Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch, công bằng và trách nhiệm trong quá trình lựa chọn nhà thầu

2 Hạn chế, tồn tại

Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Đấu thầu 2013 và các vbqppl khác về kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc Dưới đây là một số điểm chính về thực trạng áp dụng pháp luật về kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam hiện nay:

Trang 19

Ø Quy trình không đảm bảo đúng quy định:

Một số đơn vị đấu thầu vẫn tự ý thay đổi, sửa đổi quy trình đấu thầu, không tuân thủ đúng quy định, gây mất minh bạch, công bằng và tạo điều kiện tạo thông tin sai lệch trong quá trình lựa chọn nhà thầu

Khoản 1 Điều 33 Luật Đấu thầu 2013 quy định “Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước”

Mục đích là quy định gỡ khó cho chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp bách Nhưng thực tế lại là kẽ hở để nhiều đối tượng lợi dụng, lách luật cố tình chia nhỏ gói thầu nhằm mục đích đủ điều kiện hạn mức theo quy định để thực hiện chỉ định thầu, hoặc gộp nhiều các gói thầu nhỏ khác nhau lại với nhau để tạo ra một gói thầu phức tạp đến mức chỉ một doanh nghiệp cụ thể mới có thể thực hiện và do đó có thể được sử dụng để tránh các thủ tục đấu thầu thực sự cạnh tranh

Mặc dù pháp luật có quy định, việc phân chia gói thầu mua sắm, dự án thành các gói thầu hoặc gộp những gói thầu nhỏ lại thành một gói thầu lớn nhưng phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý…

+) Ví dụ: trường hợp sai phạm trong công tác đấu thầu thuốc chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai được thanh tra tỉnh Gia Lai chỉ ra tại kết luận thanh tra số 09 năm 2019 theo đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (BVĐK Gia Lai) mắc hàng loạt sai phạm Sai phạm nghiêm trọng nhất là cố ý làm chậm công tác đấu thầu, chia nhỏ các gói thầu để chỉ định thầu trái luật

Hay vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) liên quan đến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, quá trình điều tra, xử lý vụ án, các cơ quan tố tụng cũng đã chỉ ra tình trạng chia nhỏ gói thầu, giao

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w