Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu phân tích những quy định hiện hành đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất (Trang 35 - 39)

1. Đánh giá tác động thêm yêu cầu quản lý hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp có vốn chi phối của doanh nghiệp Nhà nước

Cơ bản thống nhất với phương án xác định phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước) theo quy định tại khoản 1 điều 88 Luật Doanh nghiệp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, xác định rõ quan điểm, yêu cầu, phạm vi quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, đánh giá tác động thêm yêu cầu quản lý hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp có vốn chi phối của doanh nghiệp Nhà nước, hoàn thiện đồng bộ quy định liên quan, bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhưng phải có cơ chế tạo chủ động, linh hoạt, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay đối với doanh nghiệp Nhà nước.

2. Cấp có quyền và trách nhiệm quyết định chỉ định thầu

Cấp nào quyết định đầu tư thì cấp đó có có quyền và trách nhiệm quyết định chỉ định thầu. Tiếp tục rà soát hoàn thiện các quy định cụ thể về bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, công khai, đánh giá hiệu quả kinh tế tổng thể trong hoạt động đấu thầu; quy định chặt chẽ khắc phục triệt để tình trạng đấu thầu hình thức, thông thầu, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước; ngăn chặn, xử lý hiệu quả vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt

động đấu thầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.

Hoàn thiện các quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu, phân định rõ các hình thức, các trường hợp được áp dụng; đơn giản hóa, cắt giảm trình tự, thủ tục, các khâu trung gian, rõ thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện quy định về phân cấp theo hướng cấp nào quyết định đầu tư thì cấp đó có có quyền và trách nhiệm quyết định chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu hoặc được phân cấp, ủy quyền phù hợp cho cấp dưới.

3. Thực hiện đấu thầu qua mạng trong hệ thống Kho Bạc Nhà Nước

Để công tác đấu thầu qua mạng đạt được kỳ vọng và đi vào cuộc sống, từng bước khắc phục những khó khăn nêu trên, các đơn vị trong hệ thống KBNN cần phải triển khai một số giải pháp sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng tham gia vào công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng nhận thức được rằng đấu thầu qua mạng đang dần chiếm lĩnh và là xu hướng phát triển tất yếu của công tác đấu thầu trong thời gian tới.

Bố trí các công chức có trình độ chuyên môn tốt, nắm vững luật pháp và các cơ chế chính sách về mua sắm, đấu thầu nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng để đảm nhận các vị trí thực hiện nhiệm vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong hệ thống KBNN. Các công chức được giao nhiệm vụ cần chủ động, tích cực trong việc nghiên cứu, cập nhật chính sách chế độ về mua sắm, đấu thầu cũng như các quy định có liên quan khác của nhà nước.

Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho các cá nhân, đơn vị nắm bắt được các quy định pháp lý và kỹ năng để họ có thể kịp thích ứng, bắt nhịp được với xu thế hiện đại hóa trong lĩnh vực đấu thầu.

Trước hết, tất cả nhân sự tham gia đấu thầu qua mạng cần được đào tạo cơ bản, đúng theo quy định của Luật Đấu thầu và kỹ năng thực hiện đấu thầu qua mạng và được cấp chứng chỉ.

Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để đầu tư cho hệ thống tập hợp, lưu trữ trực tiếp trên hệ thống các hồ sơ, tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Qua đó, bên mời thầu có thể sử dụng các dữ liệu sẵn có trên hệ thống làm cơ sở thực hiện kiểm tra, đánh giá ngay trên hệ thống mà không cần yêu cầu nhà thầu nộp tài liệu đối chiếu khi khi được mời vào thương thảo hợp đồng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí rất lớn và tránh hiện tượng khai man năng lực.

Công tác đấu tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước đã yêu cầu các chủ đầu tư, bên mời thầu nghiêm túc thực hiện việc tự đăng tải thông tin đấu thầu trên hệ thống và tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng theo lộ trình quy định (từ năm 2018 trở đi, thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 40% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 30% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế), đưa kết quả thực hiện nhiệm vụ này là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chủ đầu tư, bên mời thầu. Để thực hiện quy định này, cần thay đổi nhận thức, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong đơn vị để tham gia đấu thầu; giao chỉ tiêu bắt buộc phải áp dụng đấu thầu qua mạng và giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

E. Kết luận

Thực trạng pháp lý về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất đang là vấn đề đáng quan tâm, nhất là khi việc hạn chế của quy định pháp luật gây ra sự thiếu công bằng, bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế dự thầu và vấn nạn đầu cơ đất đai tại Việt Nam.

Vì khung pháp luật hiện hành của Luật Đấu Thầu chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của nền kinh tế đang phát triển tại nước ta, việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý của Luật Đấu Thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất thể hiện rõ tính cấp thiết để khắc phục tình trạng trên đã nêu ra. Qua phân tích, nhóm rút ra một số kết luận về pháp luật hiện nay và giải pháp cho kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất:

Thứ nhất, pháp luật về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất còn quá nhiều hạn chế khiến quy trình không đảm bảo đúng quy định, tồn tại nhiều kẽ hở tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng lách luật thực hiện chỉ định thầu hoặc gộp nhiều gói thầu nhỏ nhằm phức tạp hóa chỉ một doanh nghiệp cụ thể thực hiện, tránh đấu thầu cạnh tranh.

Thứ hai, một số quy định của Luật Đất đai, Luật Đấu thầu chưa tương thích với nhau gây lúng túng trong việc áp dụng hai hình thức đấu giá và đấu thầu đối với đất chưa thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Và Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất chưa chặt chẽ, gây nhiều bất cập trong quản lý, tổn thất cho Nhà nước. Điều này gây cản trở việc tiếp cận dự án của các doanh nghiệp, nhà đầu tư các dự án đầu tư có sử dụng đất.

Thứ ba, một số giải pháp được nhóm kiến nghị đối với pháp luật đấu về trong vấn đề kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đấu. (1) Hoàn thiện pháp luật về lựa chọn nhà thầu như đồng bộ hoạt động đấu thầu của luật; quy định thêm về đấu thầu đặc biệt.

(2)Hoàn thiện pháp luật về kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử

Một phần của tài liệu phân tích những quy định hiện hành đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)