I. Hoàn thiện pháp luật về khung pháp lý
1. Hoàn thiện pháp luật về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
a. Hoàn chỉnh khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động đấu thầu Thực tiễn thi hành Luật Đấu thầu thời gian qua đã phát sinh một số hoạt động mua sắm, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhưng chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ. Một số luật liên quan có những quy định khác Luật Đấu thầu và phát sinh vướng mắc. Điển hình như: quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư mặc dù đã được đơn giản hóa nhưng trong một số trường hợp vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho hoạt động đấu thầu, nhất là khi phải lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để thực hiện các dự án quan trọng, hoặc các tình huống khẩn trương, cấp bách... Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu hiện hành cũng chưa có quy định đầy đủ nhằm khuyến khích mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước, thay thế hàng hóa nhập khẩu; ưu đãi cho mua sắm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được cung cấp từ các nhóm yếu thế trong xã hội; mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh.
Mặt khác, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và việc thi hành pháp luật đấu thầu còn một số mặt hạn chế như “thông thầu, gian lận”, quy định về các hành vi bị cấm chưa đầy đủ, chưa bao quát được hết các vi phạm xảy ra trong thực tế. Cơ chế giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu chưa bảo đảm tính khách quan, hiệu quả… Do đó, tiếp tục bổ sung, sửa đổi các quy định của Luật Đấu thầu để khắc phục những vấn đề nói trên sẽ giúp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Các chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Đấu thầu cần tiếp tục tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật. Đồng thời, khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, nâng
cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu.
Luật sư Đỗ Xuân Đang, Công ty Luật TNHH ĐT & Solutions (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận, Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) gồm 10 chương, 98 điều. So với Luật Đấu thầu năm 2013, Dự luật này đã sửa đổi 75 điều, bổ sung mới 21 điều, giữ nguyên 2 điều, bãi bỏ 12 điều. Tuy nhiên đang có bất cập là Dự thảo Luật đã bổ sung một điều mới về đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và sửa đổi, bổ sung cơ bản quy định về hủy thầu với việc trao nhiều quyền hạn cho người có thẩm quyền, chủ đầu tư, nhưng các hành vi bị cấm mới chủ yếu quy định đối với nhà thầu; các hành vi cấm đối với người có thẩm quyền, chủ đầu tư, người có ảnh hưởng ít được quy định. Do vậy, nên rà soát các hành vi cấm theo nhóm chủ thể để dễ áp dụng: nhóm hành vi cấm chung, nhóm hành vi cấm đối với người có thẩm quyền, chủ đầu tư; nhóm hành vi cấm đối với tổ chuyên gia, tổ chấm thầu; nhóm hành vi cấm đối với nhà thầu.
b. Pháp luật trong lựa chọn nhà thầu trường hợp đặc biệt Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2022, trong đó, cho ý kiến về dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) với nhiều điểm nổi bật. Theo Nghị quyết 111, Chính phủ thống nhất với sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về: “Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu"; Hoàn thiện khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước, giải quyết triệt để các bất cập của Luật hiện hành; Quản lý hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn vốn, tài sản nhà nước nhưng đồng thời bảo đảm phân cấp mạnh, rõ trách nhiệm, tạo thuận lợi cho các chủ thể thực hiện thuận lợi, thông suốt, đồng thời có công cụ giám sát, kiểm tra. Trong đó có ý kiến được chú trọng nổi bật đó là hoàn thiện quy định bảo đảm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đấu thầu. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
đơn vị thực hiện lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, Dự thảo Quyết định cũng đề xuất 6 loại quy trình áp dụng cho 18 trường hợp đặc biệt được đưa ra.
Tuy nhiên, cần lưu ý hoàn thiện các vấn đề sau.
ỉ Tiếp tục rà soỏt hoàn thiện cỏc quy định cụ thể về bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, công khai, đánh giá hiệu quả kinh tế tổng thể trong hoạt động đấu thầu;
Quy định chặt chẽ khắc phục triệt để tình trạng đấu thầu hình thức, thông thầu, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước; ngăn chặn, xử lý hiệu quả vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu;
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.
ỉ Hoàn thiện cỏc quy định về cỏc hỡnh thức lựa chọn nhà thầu, phõn định rừ các hình thức, các trường hợp được áp dụng đơn giản hóa, cắt giảm trình tự, thủ tục, các khâu trung gian, rõ thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu;
Hoàn thiện quy định về phân cấp theo hướng cấp nào quyết định đầu tư thì cấp đó có quyền và trách nhiệm quyết định chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu hoặc được phân cấp, ủy quyền phù hợp cho cấp dưới;
Hoàn thiện quy định về chỉ định thầu đối với dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay, các gói thầu tư vấn, tái định cư, di dời công trình trong vùng dự án, gói thầu mua sắm phục vụ phòng chống dịch bệnh, thiên tai, yêu cầu bảo vệ an ninh, quốc phòng, các trường hợp cấp bách khác.
c. Tránh lạm dụng chỉ định thầu trong lựa chọn nhà thầu Hoàn thiện quy định về chỉ định thầu đối với dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay, các gói thầu tư vấn, tái định cư, di dời công trình trong vùng dự án, gói thầu mua sắm phục vụ phòng chống dịch bệnh, thiên tai, yêu cầu bảo vệ an ninh, quốc phòng, các trường hợp cấp bách khác…
Chỉ áp dụng chỉ định thầu trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách và quy định tiêu chí cụ thể, tránh lạm dụng. Nên giảm một số trường hợp chỉ định thầu mới được thêm trong dự thảo Luật Đấu Thầu.
Cụ thể, bỏ quy định áp dụng chỉ định thầu đối với gói thầu tái định cư. vì đây là công việc không phức tạp và nhiều nhà thầu có thể thực hiện được. Đối với dự án quan trọng quốc gia, việc chỉ định thầu sẽ do Quốc hội quyết định khi phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án. Quy định về chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được chỉnh lý theo hướng áp dụng đối với một số gói thầu có tính đặc thù, liên quan đến bản quyền tác giả hoặc phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ. Ngoài ra là chỉnh lý quy định chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp thuốc, hóa chất, thiết bị y tế để bao quát các trường hợp cấp bách, cấp cứu trong lĩnh vực y tế…0
Hoàn thiện quy định theo hướng: Luật quy định điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền; Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định danh mục và quy trình lựa chọn đối với các gói thầu mua sắm thường xuyên áp dụng chung trên cả nước. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận chủ trương đối với dự án, gói thầu quy mô lớn, liên quan đến quốc phòng, an ninh, biên giới lãnh thổ; người có thẩm quyền sẽ quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quyết định lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.