Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro khả năng xảy ra sự việc không mong muốn; từ đó tìm ra biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Trang 2
- -TIỂU LUẬN NHÓM 7 MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
Đề tài:
QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH ĐẠI
DỊCH COVID-19
GVHD: Bùi Ngọc ToảnSinh viên thực hiện:
1 Võ Ngọc Hiểu Phương – MSSV: 2121004779
2 Ngô Trương Huệ Trân – MSSV: 2121004818
3 Huỳnh Gia Thịnh – MSSV: 2121012988
Trang 4MỤC LỤC
GIỚI THIỆU: 5
PHẦN 1: QUẢN TRỊ RỦI RO 5
1.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 5
1.2 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro 6
1.3 Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 8
1.4 Quy trình quản trị rủi ro 9
1.4.1 Thiết lập bối cảnh 9
1.4.2 Nhận diện rủi ro 9
1.4.3 Phân tích, đánh giá rủi ro 10
1.4.4 Ứng phó rủi ro 10
1.4.5 Giám sát rủi ro 10
PHẦN 2: THỰC TRẠNG 11
2.1 Tình hình nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19 11
2.1.1 Tình hình thế giới 11
2.1.2 Tình hình Việt Nam 12
2.2 Thực trạng của các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19 15
PHẦN 3: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ, ỨNG PHÓ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG “THỜI COVID-19” 16
3.1 Chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 16
3.1.1 Giải pháp hỗ trợ liên quan đến gia hạn, miễn giảm thuế 16
3.1.2 Giải pháp hỗ trợ liên quan đến lãi suất 18
Trang 53.1.3 Giải pháp hỗ trợ liên quan đến cơ cấu thời hạn trả nợ 19
3.1.4 Giải pháp hỗ trợ liên quan đến cấp tín dụng 21
3.2 Ứng phó, quản lý rủi ro trong thời kỳ COVID-19 22
3.2.1 Xây dựng kế hoạch truyền thông nhất quán trong giai đoạn khủng hoảng 22 3.2.2 Đánh giá rủi ro hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai 23
3.2.3 Chiến lược nhân sự: Tìm thêm các giải pháp thay thế 24
3.2.4 Đảm bảo sự kết nối và an toàn khi làm việc từ xa 25
3.2.5 Tăng cường đa dạng hóa nhà cung cấp 25
PHẦN 4: KẾT LUẬN 26
Trang 6GIỚI THIỆU:
Trong thời gian vừa qua, sự lây lan rộng rãi của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội Bên cạnh những tác động tới con người, COVID-19 đã và đang gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và tiêu dùng không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch mà dần lan rộng ra tất cả các quốc gia, khu vực trên toàn cầu Do dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp, khó dự đoán đã tác động tới mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội; trong đó cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn
Dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn và thách thức đáng kể, tác động tiêu cực với hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp ở tất cả lĩnh vực Nhiều doanh nghiệp bị hạn chế tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng gián đoạn, doanh thu giảm mạnh, lao động phải nghỉ việc,…
Doanh nghiệp cần cân nhắc xây dựng các giải pháp phù hợp trong mọi tình huống nhằm ứng phó trước bối cảnh phức tạp của tình hình kinh tế Các doanh nghiệp nên xem xét lại hệ thống vận hành cũng như quy trình làm việc nhằm giảm thiểu rủi ro và hạn chế tối đa tác động tiêu cực của đại dịch Để vượt qua thử thách, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi số, thay đổi phương thức kinh doanh để thích ứng và tạo cơ hội pháttriển cho mình
PHẦN 1: QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh; đặc biệt sau đại dịch COVID khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh lao đao
Trang 7Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro (khả năng xảy ra sự việc không mong muốn); từ đó tìm ra biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực, đem lại sự bảo đảm hợp lý đối với việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.
Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như rủi ro về tài chính, về nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, rủi ro về sản xuất,… Những rủi ro này có thể đến từ chính doanh nghiệp, liên quan đến vấn đề quản lý, văn hóa doanh
nghiệp, chế độ đãi ngộ,… cũng có thể đến từ bên ngoài như sự biến động kinh
tế, điều kiện tự nhiên, xu hướng phát triển, xu hướng tiêu dùng, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật,…
Quản trị rủi ro giúp tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi; đồng thời tận dụng, tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thông qua việc áp dụng hợp lý, khoa học, tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp Mục tiêu cuối cùng của quản trị rủi ro là giúp doanh nghiệp thực hiện đúng hướng tất cả các kế hoạch và chiến lược kinh doanh
1.2 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro
Mục tiêu của quản trị rủi ro không chỉ dừng ở việc giảm thiểu mà là quản lý rủi
ro một cách hiệu quả, toàn diện, làm cơ sở cho việc bảo toàn và phát triển các giá trị của tổ chức Nói cách khác, quản trị rủi ro giúp cấp quản lý đưa ra quyết định chính xác, hiệu quả; giảm thiểu thiệt hại trong quá trình vận hành doanh nghiệp
Thứ nhất, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, bằng cách cung cấp thông
tin về các rủi ro trọng yếu và các biện pháp cần thực hiện
Trang 8Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược thông qua các
công cụ quản trị rủi ro, cụ thể:
- Đánh giá khả năng xảy ra và ảnh hưởng của các tình huống xấu, xây dựng biện pháp ngăn ngừa, ứng phó
- Quản trị rủi ro không tập trung vào rủi ro cụ thể mà vào nguồn gốc gây ra thiệt hại; từ đó hỗ trợ cấp quản lý cải thiện hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp ứng phó với môi trường kinh doanh thay đổi thông qua việc nhận diện, lập kế hoạch trước các rủi ro, chủ động xử lý tình huống khủng hoảng
Thứ ba, xây dựng lòng tin và và đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của nhà đầu tư
và các bên liên quan Hiện nay, các nhà đầu tư có thể yêu cầu doanh nghiệp công bố khả năng quản lý rủi ro để có cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa lơi nhuận và rủi ro Nếu doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt sẽ xử lý các vấn đề hiệuquả hơn
Thứ tư, giúp các nhà quản trị tập trung thiết lập chính sách, xác định trọng tâm,
cơ chế điều hành, cải thiện công cụ định lượng rủi ro, tăng cường trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện nhận diện kịp thời các thay đổi danh mục rủi ro của doanh nghiệp
Thứ năm, tối ưu nguồn lực sử dụng cho rủi ro chính Quản trị rủi ro thiết lập
quy trình chuẩn trong nhận diện, đánh giá, phân tích, ưu tiên và quản lý các rủi
ro chính
Thứ sáu, tối ưu tương quan lợi nhuận và rủi ro Quản trị rủi ro dựa trên mức độ
rủi ro chấp nhận, giám sát, theo dõi và quản lý rủi ro một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt cơ hội (rủi ro cao, lợi nhuận cao)
Trang 91.3 Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động ổn định
Quản trị rủi ro được thực hiện thông qua việc sử dụng một cách hợp lý, khoa học và tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp: nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, tài sản vật chất và các nguồn lực vô hình Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tổ chức các công việc, hoạt động một cách thật hợp lý
Từ đó, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ được đi vào quy củ và ổn định
- Giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu sứ mệnh, chiến lược kinh doanhMuốn đạt được sứ mệnh và mục tiêu đề ra thì những kế hoạch, chiến lược của nhà quản trị cần được thực hiện một cách trôi chảy và thành công nhất Để làm được điều này cần tận dụng tối đa các nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự đón nhận của thị trường Tuy nhiên, thị trường luôn biến động và khó nắm bắt nên cần dự báo trước để đề ra phương án xử lý phù hợp Đó có thể là cơ hội giúp doanh nghiệp tiến nhanh hơn đến mục tiêu, cũng có thể là “cơn giông bão” doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua
- Giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn
Quản trị rủi ro liên quan trực tiếp đến chiến lược kinh doanh, nếu có thể dự báo được rủi ro hoặc cơ hội chính xác, nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, những chiến lược hiệu quả Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, quản trị rủi ro càng thể hiện được vai trò của mình Doanh nghiệp càng nắm bắt rủi ro và cơ hội nhanh, có các biện pháp ứng phó phù hợp thì sẽ
có cơ hội chiến thắng càng cao
Ví dụ: Các ứng dụng hỗ trợ hội họp, làm việc, học tập trực tuyến như Zoom, Google Meet hay Microsoft Teams,… là điển hình cho sự thành công của quản
Trang 10trị rủi ro Khi nhiều doanh nghiệp còn đang loay hoay xoay sở để tồn tại trong thời kỳ dịch bệnh thì các nền tảng này đã biến thách thức thành cơ hội và phát triển mạnh mẽ
1.4 Quy trình quản trị rủi ro
1.4.1 Thiết lập bối cảnh
Xác định bối cảnh là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro
Tổ chức phải hiểu bối cảnh mà phần còn lại của quá trình quản trị rủi ro sẽ diễn ra Ngoài ra, tổ chức nên thiết lập các tiêu chí sẽ sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn và xác định cấu trúc phân tích của mình
1.4.2 Nhận diện rủi ro
Tìm hiểu môi trường doanh nghiệp, tìm hiểu thông tin thị trường để xác địnhcác rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải Sau đó liệt kê chúng vào một
Trang 11danh sách theo từng loại riêng Công ty cần xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một quy trình hoặc dự án cụ thể của công ty 1.4.3 Phân tích, đánh giá rủi ro
Sau khi đã xác định được các loại rủi ro tiềm ẩn cụ thể, tổ chức phải xem xét
tỷ lệ rủi ro tiềm ẩn đó sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả nó mang lại ra sao Mục tiêu của việc phân tích rủi ro là để hiểu rõ hơn về từng trường hợp rủi
ro cụ thể, và cách nó ảnh hưởng như thế nào đến các dự án và mục tiêu của doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành việc phân tích rủi ro, cần tiến hành đánh giá rủi ro Tổ chức đánh giá them từng rủi ro tiềm ẩn sau khi xác định được khả năng rủi
ro tiềm tang sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả mà nó mang lại ra sao Điều này cho phép công ty quyết định liệu một rủi ro có thể chấp nhận và liệu họ
có sẵn sàn chấp nhận rủi ro hay không?
1.4.4 Ứng phó rủi ro
Dựa trên mức độ đánh giá rủi ro, công ty cần lên kế hoạch giảm thiểu chúng bằng cách sử dụng biện pháp cụ thể Trong bước này, công ty đánh giá rủi rođược xếp hạng cao nhất và phát triển kế hoạch sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể Kế hoạch này bao gồm quy trình giảm thiểu, chiến thuật phòng ngừa và kế hoạch dự phòng trong trường hợp rủi ro xảy ra
1.4.5 Giám sát rủi ro
Quá trình nhận diện rủi ro không chỉ là một quá trình đơn lẻ được diễn ra trong một thời điểm nhất định, mà quá trình này cần được duy trì thường xuyên liên tục trong các doanh nghiệp Các rủi ro không bất biến mà ngược lại thường xuyên thay đổi, thậm chí một số loại rủi ro còn trở nên lớn hơn,
Trang 12mức độ gây ra thiệt hại cao hơn khi môi trường thay đổi Do đó, tất cả các loại rủi ro cần được nhận diện cũng như giám sát thường xuyên liên tục.
Sự giám sát này của doanh nghiệp đối với rủi ro nên được tiến hành định lỳ hàng quý hoặc hàng năm để có thể nhận biết sự thay đổi, giám sát rủi ro một cách kịp thời Giám sát rủi ro tại doanh nghiệp có thể được thực hiện bởi cácchủ sở hữu hoặc được thực hiện bởi một bộ phận độc lập như kiểm toán nội bộ
PHẦN 2: THỰC TRẠNG
2.1 Tình hình nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19
2.1.1 Tình hình thế giới
Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên hợp quốc
(UNDP) công bố và ngày 27/9 cho rằng COVID-19 là một cuộc khủng hoảng y tế mang đến nhiều hệ lụy, gây ra sự thiệt hại to lớn về mạng sống của con người, bên cạnh đó đây còn là một cú sốc nghiêm trọng đối với nền kinh tế không chỉ của riêng Việt Nam mà trên khắp thế giới
Cũng theo kết quả này cho thấy mức độ tăng trưởng về mặt kinh tế của thế giới năm 2020 giảm khoản 5-7% và cần thời gian ít nhất là 2-3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng so với trước thời kì xảy ra đại dịch Với việc đồng loạt rơi vào suy thoái của các nền kinh tế lớn trên thế giới như
Mỹ, Nhật, Hàn, Trung Quốc và châu Âu,… Trong đó Mỹ và các nước châu
Âu là những nơi có thực trạng không tích cực nhất trong năm 2020
Tính đến quý II/2020 tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới mức tang trưởng kinh tế đã suy giảm 31,4%, chỉ số tiêu dùng giảm 34% đây là số liệu tệ nhất
kể từ năm 1947 đến nay
Trang 13Tại châu Âu, tình hình cũng không kém phần ảm đạm khi trong quý II/2020,kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng Covid -19 với GDP giảm 12,1%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1995, sau khi giảm 3,8% trong quý I/2020 do hoạt động kinhdoanh đình trệ khi các doanh nghiệp phải đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid -19
Tại châu Á, kinh tế Nhật Bản cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm
2015 làm cho mức tăng trưởng âm hai quý liên tiếp trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 mang lại So với cùng kỳ năm 2019, GDP của Nhật Bản dã sụt giảm tới 3,4% trong quý II/2020, khi cả tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều sụt giảm Trong quý II, kinh tế nước này giảm 28,8% Trước đó, trong quý IV/2019, kinh tế Nhật Bản đã giảm 7,3% Trongkhi đó, Trung Quốc lại có mặt tích cực hơn, khi việc kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh đã giúp nền kinh tế nước này có mức tăng trưởng nhẹ 3,2% trong quý II/2020, sau khi đã giảm 6,8% trong quý I/2020 Tuy vậy, căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc là một trong những rủi ro chính đối với sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
2.1.2 Tình hình Việt Nam
Việt Nam là một trong số các nước đã kiểm soát tốt được đại dịch Covid-19,nhưng vẫn phần nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế, sau 9 tháng đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát qua 2 lần bùng phát (tháng 3 và tháng 7) Quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt GDP 3,82%, quý II giảm còn 0,39%, quý III tăng trở lại đạt 2,62% đưa con số tăng trưởng GDP của 9 tháng năm 2020 lên 2,12% Mặc
dù tăng trưởng vẫn là một con số dương, nhưng đây là mức tăng thấp nhất sovới cùng kỳ của các năm trong giai đoạn 2011-2020 và là một trong số ít các
Trang 14quốc gia có tăng trưởng dương trong thời kỳ mà mức tăng trưởng của các nước khác đều giảm.
NHỚ CHÈN BẢNG NÌ ZÔ LUN
Trang 15Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2020
Nguồn Báo cáo tài chính năm 2020Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch Covid-19tới doanh nghiệp (lần 1) cho thấy, đến ngày 20/4/2020, với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ chịu tác động nặng nề nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị ảnh hưởnglần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi ngành nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7% Một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tácđộng tiêu cực của dịch Covid-19 cao, điển hình như các ngành: hàng không
Trang 16100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại
lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, các ngành dệt may, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90% Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%) Trong đó, doanh thu bán lẻ 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019 Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưngnhững mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục…chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm.Đối với cầu trong đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng3,4% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 -
2020, trong đó khu vực nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 4,6% và khu vực FDI giảm 3,8% Vốn đầu tư khu vực FDI giảm mạnh nhất,
từ tăng trưởng 9,7% trong 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng âm 3,8% so với cùng kỳ năm trước; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% Tuy nhiên, điểm sáng duy nhất là vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng từ 3% 6 tháng đầu năm 2019 lên 7,4% so với cùng kỳ năm 2020 Trong thời điểm mànền kinh tế gặp khó khăn và tổng cầu suy giảm, Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chế sự suy giảm của tổng cầu
Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 5,9% Như vậy, kinh tế trong nước vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10%; khu vực FDI có