1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài quản trị rủi ro tài chính tại công tytnhh bê tông và xây lăp petrolimex

56 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Tại Công Ty TNHH Bê Tông Và Xây Lắp - Petrolimex
Tác giả Triệu Thị Lan, Võ Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Vân Linh, Nguyễn Văn Lanh
Người hướng dẫn Th.S Trần Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 6,51 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG (8)
    • 1.1 Các vấn đề cơ bản về rủi ro tài chính trong doanh nghiệp (8)
      • 1.1.1 Khái niệm chung về rủi ro (8)
      • 1.1.2 Khái niệm về rủi ro tài chính (9)
      • 1.1.3 Các loại rủi ro tài chính (9)
      • 1.1.4 Các tác động của rủi ro tài chính đến hoạt động kinh doanh của DN (11)
    • 1.2 Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp (12)
      • 1.2.1 Khái niệm của quản trị rủi ro tài chính (12)
      • 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp (13)
      • 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tài chính (16)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG (17)
    • 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Bê tông và Xây lắp – Petrolimex (17)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (18)
      • 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty (19)
      • 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh (21)
    • 2.2 Phân tích thực trạng quản trị rủi ro của công ty TNHH Bê tông và Xây lắp – Petrolimex (22)
      • 2.2.1 Đánh giá về quy trình quản trị rủi ro tài chính đang áp dụng tại Công ty (23)
      • 2.2.2 Nhận diện rủi ro tài chính tại công ty Petrolimex (25)
      • 2.2.3 Đo lường rủi ro tài chính tại công ty (41)
      • 2.2.4 Thực trạng kiểm soát và xử lý rủi ro tài chính (42)
    • 2.3 Đánh giá hoạt động quản trị RRTC của công ty (42)
      • 2.3.1 Các kết quả đạt được (42)
      • 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân (46)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG VÀ XÂY LẮP – PETROLIMEX (48)
    • 3.1. Hoàn thiện nhận diện và dự báo rủi ro tài chính tại Công ty (48)
    • 3.2. Hoàn thiện đo lường rủi ro tài chính tại Công ty (49)
    • 3.3. Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tài chính (50)
    • 3.4. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tài chính (51)
  • KẾT LUẬN (2)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (54)

Nội dung

Theo cách tiếp cận này “Rủi ro tài chính là biến cố rủiro khi công ty huy động nợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh tuy nhiên việc sử dụng nợkhông đạt hiệu quả như mong đợi ảnh hưởng tới

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG

Các vấn đề cơ bản về rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm chung về rủi ro

Theo quan niệm truyền thống: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người Rủi ro đó được hiểu là sự mất mát, thiệt hại, cũng như không thể nhận dạng và đo lường được.

Theo quan điểm trung hòa, Viện tiêu chuẩn Anh quốc định nghĩa: “ rủi ro là sự kiện không chắc chắn tác động đến các kết quả kinh doanh hoặc mục tiêu của dự án” Tiêu chuẩn quản lý rủi ro của Úc và New Zealand cũng đưa ra định nghĩa: “Rủi ro là khả năng gây sự kiện tác động ảnh hưởng đến các mục tiêu” Các quan điểm này đều thống nhất rủi ro là sự kiện không chắc chắn, tác động làm thay đổi mục tiêu của dự án Tuy nhiên bản chất của tác động không được chỉ rõ là tác động tiêu cực hay tích cực, như vậy có thể hiểu tác động này bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực và cũng không đề cập tới mức độ cũng như khả năng xảy ra như thế nào

Theo quan điểm hiện đại thì có một số khái niệm sau:

- Theo Frank Knight thì Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.

- Irving Prefer - Rủi ro là một sự tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất.

- Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được (Marilu Hurt McCarty)

- Rủi ro là tình hình sự việc phát triển theo một xác suất nhất định hoặc một sự việc lớn hay nhỏ được bố trí theo một xác suất (Nguyễn Văn Tiến, 2014)

- Rủi ro là biến động tiềm ẩn của kết quả (Đoàn Thị Hồng Vân, 2007)

- Khái niệm rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra của một số biến cố không lường trước được hay đúng hơn là một biến số mà ta hoàn toàn không chắc chắn (Georges Hirsch)

1.1.2 Khái niệm về rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính của doanh nghiệp là những rủi ro phát sinh khi doanh nghiệp huy động và sử dụng nguồn vốn nợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chu trình hoạt động của doanh nghiệp bắt đầu từ việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào sẽ chịu rủi ro kinh doanh mang tính đặc thù của lĩnh vực đó, tiếp đến doanh nghiệp đứng trước lựa chọn mức độ sử dụng các tài sản có chi phí cố định kinh doanh khác nhau Quyết định đầu tư càng nhiều vào tài sản có chi phí cố định kinh doanh khi đó quan điểm đưa ra là doanh nghiệp đang chịu rủi ro hoạt động ở mức cao

Mặt khác, việc bố trí nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, tỷ lệ trên tổng vốn cao hay thấp điều này phần nào phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp Theo cách tiếp cận này “Rủi ro tài chính là biến cố rủi ro khi công ty huy động nợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh tuy nhiên việc sử dụng nợ không đạt hiệu quả như mong đợi ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp’’.

1.1.3 Các loại rủi ro tài chính

1.1.3.1 Theo cách tiếp cận về quản lý tài chính

- Rủi ro thanh khoản: là rủi ro khi doanh nghiệp không đủ các nguồn lực thanh toán các khoản nợ tới hạn

- Nhóm rủi ro thị trường:

Rủi ro tỷ giá: Là rủi ro xảy đến do những biến động của tỷ giá gây ra

Rủi ro giá bán hàng hóa giảm: là rủi ro xảy đến khi giá bán hàng hóa của doanh nghiệp giảm so với kỳ vọng làm giảm doanh thu và lợi nhuận thực tế giảm so với kỳ vọng

Rủi ro lãi suất: Là rủi ro xảy đến khi lãi suất tăng ảnh hưởng tới chi phí vốn, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp

Rủi ro chi phí tăng: là rủi ro xảy đến khi giá cả các yếu tố đầu vào biến động tăng làm tăng chi phí của doanh nghiệp dẫn tới giảm lợi nhuận so với dự kiến

- Rủi ro dòng tiền: là rủi ro xảy đến từ việc quản lý dòng tiền vào ra không hợp lý hay là việc chuyển đổi các tài sản không bắt kịp với nhu cầu thanh toán các khoản nợ tới hạn

- Rủi ro đầu tư/ thoái vốn: Là rủi ro xảy đến do quyết định đầu tư không hiệu quả dẫn tới lợi nhuận không như mong đợi

- Rủi ro huy động vốn: Là rủi ro xảy đến khi số vốn huy động được không đạt như mong đợi

- Rủi ro trốn nợ: là rủi ro xảy đến khi đối tác của doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn với doanh nghiệp

- Rủi ro hệ thống là những rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các DN không tính đến tình trạng tài chính hay trình độ quản lý của DN Do vậy, không thể giảm thiểu rủi ro này bằng cách đa dạng hoá Trên thực tế, khái niệm “rủi ro hệ thống” và “rủi ro không thể đa dạng hoá” có thể được sử dụng thay thế cho nhau Các rủi ro tài chính thuộc nhóm này gồm có: rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro biến động giá

- Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro chỉ tác động đến một hoặc một số DN Các rủi ro tài chính thuộc nhóm này gồm có: rủi ro đòn bẩy tài chính, rủi ro tín dụng thương mại, rủi ro đầu tư ngoài ngành Các rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách đa dạng hoá.

1.1.4 Các tác động của rủi ro tài chính đến hoạt động kinh doanh của DN

Rủi ro tài chính là một biến số có tác động tới nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp và cuối cùng là sẽ tác động đến giá trị của doanh nghiệp Những tác động của rủi ro tài chính tới doanh nghiệp được phân tích trên các khía cạnh chính sau đây: Tác động của rủi ro tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Rủi ro tài chính sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, chi phí và qua đó tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp hay nói cách khác tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Tác động tới chi phí tài chính của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp có rủi ro tài chính đánh giá ở mức cao dẫn tới chi phí huy động vốn ở mức, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên do biến động của các biến cố rủi ro tài chính như lãi suất vay tăng cao làm chi phí tài chính tăng cao,…

- Tác động tới doanh thu của doanh nghiệp: Ngoài ra, do tác động của rủi ro tài chính việc doanh nghiệp triển khai các chiến lược tiêu thụ sản phẩm có thể bị ảnh hưởng, nguồn lực thực hiện các chính sách bán hàng, tác động tới doanh thu thực hiện của doanh nghiệp Tác động của rủi ro tài chính tới dòng tiền và khả năng thanh toán

Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm của quản trị rủi ro tài chính

Hiện nay, tồn tại nhiều khái niệm về quản trị rủi ro khác nhau nhưng chủ yếu được hiểu theo hai hướng: theo quan điểm truyền thống thì quản trị rủi ro hướng vào “quản trị tổn thất” tức là chỉ quản trị rủi ro thuần túy, rủi ro có thể bảo hiểm, còn theo quan điểm hiện đại thì quản trị rủi ro là “quản trị hiểm họa và cơ hội”, với mục tiêu là giảm thiểu tổn thất và kích thích, đón đầu cơ hội Quản trị rủi ro được hiểu là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

Sơ đồ 1: Chu trình quản trị rủi ro tài chính

(Nguồn: Giáo trình quản trị rủi ro tài chính)

Bước 1: Xác định rủi ro: Các nhà quản trị rủi ro cần làm là xác định các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải trước khi nó xảy ra tại doanh nghiệp của mình Mục đích là tập hợp các kiến thức chuyên môn để xác định và mô tả tất cả các rủi ro tài chính tiềm ẩn mà tổ chức có thể gặp phải

Bước 2: Tiếp cận và khoanh vùng rủi ro: Các nhà quản trị cần khoanh vùng rủi ro tài chính, việc này giúp xác định được ranh giới mà rủi ro ảnh hưởng đến từ đó chuyển sang bước ba.

Bước 3: Xây dựng chiến lược ứng phó rủi ro: Trong chiến lược của ứng phó rủi ro cần đưa ra được một phương án cụ thể cho loại rủi ro đã được xác định, dự đoán các cấp độ rủi ro và các nguồn lực cần có để ứng phó

Bước 4: Phân bổ trách nhiệm và thực hiện chiến lược: Là điều phối nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược, việc gắn trách nhiệm của từng cá nhân, đội nhóm cho mỗi phần của công việc giúp nhà quản trị có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát tiến trình tại Bước 5.

Bước 6: Đánh giá lại toàn bộ quy trình quản trị: Đây là bước để nhà quản trị đưa ra quyết định về sự thành công hay không trong việc kiểm soát được rủi ro Nếu rủi ro được kiểm soát nó kết thúc quy trình, nếu không quy trình sẽ được lặp lại. a Nhận diện rủi ro

Trong quản trị rủi ro tài chính thì đầu tiên là phải nhận diện rủi ro tài chính Nhận diện rủi ro tài chính đúng đắn, đầy đủ và kịp thời thì mới có biện pháp quản trị thích hợp, hiệu quả Trên cơ sở hiểu rõ về những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới hoạt động của doanh nghiệp, các phương pháp cụ thể đưa ra để nhận diện rủi ro tài chính tác động tới doanh nghiệp gồm:

- Phương pháp thiết lập bảng kê: Phương pháp này dựa trên kết quả của phân tích SWOT và phân tích STEEP chỉ ra những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi chuyên gia đánh giá tác động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Phương pháp khảo sát: Mỗi phòng, ban chức năng chịu trách nhiệm về một mảng công việc mang tính đặc thù riêng, Mỗi phòng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được phát phiếu gồm các bộ câu hỏi mô tả những rủi ro có thể xảy đến với phòng, ban, bộ phận của mình

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia là phương pháp phổ biến trong nhận diện rủi ro tài chính với doanh nghiệp Các chuyên gia được tham khảo ý kiến có thể là những chuyên gia đến từ chính doanh nghiệp

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Theo phương pháp này, rủi ro sẽ được nhận diện thông qua việc phân tích kỹ các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nhận diện những nhân tố tác động tới quy mô tài sản, nguồn vốn hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp b Đo lường, đánh giá rủi ro tài chính

- Đo lường rủi ro: Với cả ba yếu tố chính của rủi ro là khả năng xảy ra rủi ro, mức độ tác động của rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro nhà quản trị thường phải tính phân phối xác suất.

Có hai phương pháp được đưa ra để đo lường được các yếu tố rủi ro trên là phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Phương pháp định tính: là phương pháp dựa trên những đánh giá của nhà quản trị, ý kiến tư vấn của các chuyên gia để từ đó xếp hạng các rủi ro cũng như ước lượng xác suất xảy ra của rủi ro

Phương pháp định lượng: là phương pháp đo lường các yếu tố của rủi ro bằng cách sử dụng các mô hình toán để lượng hóa các yếu tố đó

Giá trị rủi ro = Mức độ tác động * Khả năng xuất hiện rủi ro * Khung thời gian Trên cơ sở giá trị rủi ro tính được, nhà quản trị lập bảng sắp xếp phân hạng giá trị rủi ro từ cao xuống thấp Trên cơ sở đó lựa chọn các rủi ro cần ưu tiên đối phó. c Xử lý rủi ro tài chính

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

Giới thiệu về công ty TNHH Bê tông và Xây lắp – Petrolimex

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex là công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn xây lắp 1 – Petrolimex (PCC-1 Group), ra đời ngày 30/11/2011 Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã tham gia xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trong phạm vi các tỉnh phía Bắc như xây dựng công trình kho cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu, hệ thống đường ống xăng dầu quốc gia, bồn bể chứa xăng dầu với dung tích hàng triệu m , sản phẩm hóa dầu, sản xuất cơ khí và thiết bị xăng dầu, gia công chế tạo bồn bể 3 áp lực, đóng xi-tec xăng dầu; gia công chế tạo kết cấu thép các chủng loại Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hệ thống tiêu chuẩn AWS, ASME, DIN, JIT của các nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản Công ty đã hợp tác với một số nhà thầu nước ngoài để liên danh đấu thầu các công trình có quy mô lớn.

Ngành nghề kinh doanh: o Xây lắp công trình: Công trình tiếp nhận, bồn chứa, vận chuyển, cấp phát xăng dầu và sản phẩm hóa dầu. o Sản xuất cơ khí: Gia công kết cấu thép, bồn bể chứa xăng dầu. o Thương mại dịch vụ: Cung cấp dịch vụ cho thuê nhà xưởng, nhà cửa, cung o cấp vật tư, máy móc thiết bị chuyên ngành xăng dầu cho các công trình o Kinh doanh và đầu tư bất động sản: Quản lý, khai thác các dự án Bất động sản trong nước.

Tầm nhìn: Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư và phát triển bền vững,

Công ty phấn đấu trở thành đơn vị chuyên sản xuất và xây lắp các công trình có uy tín và vị thế trên thị trường Việt Nam và hướng ra thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng mọi công trình.Công ty TNHH

Bê tông & Xây lắp - Petrolimex là đối tác tin cậy của tất cả các đơn vị thi công công trình xây dựng tại Việt Nam và khu vực.

Sứ mệnh: Mang đến cho quý khách các sản phẩm dịch vụ hiệu quả, tiện lợi và nhanh nhất cho người sử dụng, góp phần mang lại sự thành công cho khách hàng Ðịnh hướng đào tạo và tạo môi trường làm việc thân thiện cho nhân viên.

Giá trị cốt lõi: Sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu trí tuệ, sáng tạo là nền móng vững chắc của công ty Sự đoàn kết và tính chuyên nghiệp là phương châm hoạt động Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex có cấu trúc với đầy đủ các phòng ban của các công ty như: Phòng kinh doanh; Phòng kỹ thuật; Phòng tài chính – kế toán Phòng tổ chức hành chính Mỗi các phòng ban được chia làm nhiều khối chức năng và nhiệm vụ khác nhau phục vụ cho quản trị công việc, quản trị nhân sự của Công ty

Sơ đồ 3: Cơ câu tổ chức của công ty Mục đích của sơ đồ tổ chức Thiết lập hệ thống quản lý nhằm đảm bảo sự chỉ huy thống nhất trong quá trình làm việc, để đạt được kết quả tốt nhất Lựa chọn người đủ trình độ chuyên môn đáp ứng từng vị trí công tác Phân công công việc phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Ban giám đốc: Là người đứng đầu đại diện theo pháp luật của công ty, là người quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cách chức danh quản lý do công ty, bảo vệ quyền cho cán bộ nhân viên, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động của công ty, phụ trách chung về vấn đề tài chính, đối nội, đối ngoại.

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm thuyết phục khách hàng mới sử dụng sản phẩm của công ty, chăm sóc và giữ mối quan hệ với tập khách hàng đã có, nhận và xử lý các đơn hàng; Phụ trách công tác nhập hàng, phát triển thị trường; Hỗ trợ cho giám đốc trong các quyết định chiến lược của công ty.

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân viên, là đầu mối nhận giấy để bàn giao cho các team khác xử lý; Quản lý hồ sơ lao động của CBNV; quản lý việc mở, gia hạn và đóng Hợp đồng lao động cho người lao động; xử lý và quản lý các Hợp đồng nghỉ việc của nhân viên Dự toán số lượng nhân viên của các trung tâm, phòng ban; Hoàn thành các quyết định cho nhân viên như quyết định điều chuyển bộ phận, quyết định nghỉ việc, quyết định thưởng kỳ, thưởng nóng,…

- Phòng Tài chính – Kế toán: Thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính – kế toán của Công ty: Tiền vốn, công tác tổ chức và hoạch toán kế toán, phục vụ kịp thời cho các công tác kinh doanh và khai thác hiệu quả nguồn vốn, trang thiết bị và tài sản theo đúng chế độ quy định của Luật doanh nghiệp và của Công ty Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn Công ty, tránh xảy ra tình trạng không theo dõi được toàn bộ quá trình kinh doanh, đề phòng mọi trường hợp và cũng giúp cho việc kiểm soát dễ dàng Kiểm tra, xét duyệt báo cáo của các đơn vị phụ thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo cho toàn công ty.

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật sản xuất, vận hành, sửa chữa nguồn điện, công tác an toàn điện và bảo hộ lao động, công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ (PCCN), năng lượng hiệu quả và các vấn đề kỹ thuật có liên quan trong công tác hoạch định chiến lược khoa học, công nghệ, môi trường và công tác quản lý chất lượng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nhìn chung, sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty không quá phức tạp, chặt chẽ đảm bảo tính độc lập thống nhất Do vậy, mệnh lệnh ban ra ít thông qua trung gian, đảm bảo tính cập nhật kịp thời, chính xác

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex đã trải qua rất nhiều những dấu mốc lịch sử đánh dấu sự thành công, phát triển vượt bậc về mọi mặt Kết quả thể hiện rõ nhất đánh dấu sự thành công của Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex chính là lợi nhuận sau thuế năm sau tăng mạnh so với năm trước

Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex giai đoạn 2018-2020.

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020) Bảng 1 cho thấy, doanh thu của công ty biến động tăng giảm trong giai đoạn 2018-

2020 Năm 2018, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 94697 triệu đồng, năm 2019 đạt 97128 triệu đồng tăng hơn so với năm 2018 là 2431 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2.57% Năm 2020 doanh thu giảm xuống còn 90081 triệu đồng, giảm so với năm 2019 là 7047 triệu đồng (tỷ lệ giảm 7.26%) Doanh thu trong năm 2020 giảm là do tình hình cạnh tranh trên thị trường tăng cao, nhiều doanh nghiệp cùng ngành ra đời Số lượng công trình xây dựng tăng nhưng cạnh tranh ngày một gay gắt hơn, dẫn đến nguồn thu của công ty giảm xuống. Đứng trước những khó khăn của biến động thị trường, Ban lãnh đạo công ty đã có những chiến lược đúng đắn, do đó mặc dù tình hình kinh doanh không thực sự thuận lợi, lợi nhuận của Công ty vẫn tăng trưởng rất tốt Năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 4204 triệu đồng, tăng 247 triệu đồng so với năm 2018 (tỷ lệ tăng 6.25%), nguyên nhân là do trong năm này, doanh thu và chi phí (giá vốn hàng bán) đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận tăng Sang năm 2020, mặc dù doanh thu giảm, tuy nhiên do kiểm soát tốt chi phí nên lợi nhuận sau thuế tăng 112 triệu đồng so với năm 2019 (tỷ lệ tăng 2.68%).

Phân tích thực trạng quản trị rủi ro của công ty TNHH Bê tông và Xây lắp – Petrolimex

2.2.1 Đánh giá về quy trình quản trị rủi ro tài chính đang áp dụng tại Công ty

Sơ đồ 4: Quy trình quản trị rủi ro tài chính đang áp dụng tại công ty

Quy trình quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp được xây dựng khá tốt.Công ty đã tạo ra một hệ thống kiểm soát nhằm đảm bảo sự cân bằng ở mực hợp lý giữa chi phí rủi ro phát sinh và chi phí quản lý rủi ro Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm theo dõi quy trình quản lý rủi ro để đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa rủi ro và kiểm soát rủi ro. a Các rủi ro về giá, tỷ giá hối đoái và lãi suất do tác động của thị trường

Công ty đang chịu rủi ro về giá của các công cụ vốn và phát sinh từ các khoản đầu tư cổ phiếu dài hạn Các khoản đầu tư này được nắm giữ với mục đích chiến lược lâu dài.

Tỷ giá hối đoái tồn phát sinh do Công ty nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho các giao dịch với đối tác nước ngoài như OJSC Power Machines và doanh thu từ các dự án tại Lào và Campuchia…Trong đó lượng ngoại hối nhiều nhất Công ty giữ là Đô la Mỹ, tiếp đến là EURO và Đô la Singapore:

Số tiền Tỷ giá Số tiền Tỷ giá Đô la Mỹ 619.440 23.210 110.540 23.320

(Nguồn báo cáo tài chính 2021-2022)

Công ty cũng chịu những rủi ro về lãi suất khi phát sinh các khoản tiền gửi có hoặc không có kỳ hạn, các khoản vay chịu lãi suất thả nổi. b Rủi ro tín dụng

Công ty có các rủi ro tín dụng từ hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ yếu đối với các khoản phải thu khách hàng) và hoạt động tài chính (bao gồm tiền gửi ngân hàng,cho vay và các công cụ tài chính khác).

2.2.2 Nhận diện rủi ro tài chính tại công ty Petrolimex

Theo kết quả khảo sát thu thập được từ các nhà quản lý trả lời khảo sát về thực tế doanh nghiệp đã gặp phải những rủi ro nào thời gian:

Bảng 2: Các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp gặp phải

Rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rùi ro biến động giá 85

Rủi ro đòn bẩy tài chính 70

Tất cả các rủi ro trên 80

(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra) Như vậy, có tới 80% cán bộ quản lý được hỏi được hỏi đã gặp cả 4 loại rủi ro tài chính, cá biệt rủi ro thị trường (rủi ro liên quan tới sự biến động của lãi suất, tỷ giá và biến động giá) có tới 80% số CBQL cho rằng trả lời đã gặp phải Như vậy, rủi ro tài chính đã và đang là vấn đề mà Công ty thường xuyên gặp phải.

Phương pháp chính được Công ty sử dụng để nhận diện rủi ro tài chính là phân tích tài chính doanh nghiệp định kỳ Với phương pháp này có tới 75% CBQL cho rằng được sử dụng một cách thường xuyên, các phương pháp còn lại hầu như không sử dụng hoặc ít sử dụng Với phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, Công ty nhận diện rủi ro tài chính thông qua sự biến động của các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp như: o Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán o Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động o Nhóm chi tiêu phản ánh khả năng sinh lời o Chi tiêu phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp o Nhóm chỉ tiêu đánh giá về dòng tiền của doanh nghiệp o Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản Điều này nói lên những hạn chế của quy trình quản trị rủi ro tài chính của Công ty khi chỉ sử dụng những số liệu quá khứ làm cơ sở để đưa ra các quyết định quản trị.

Bảng 3: Kết quả khảo sát Phương pháp nhận diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Không sử dụng Ít (1 lần/năm)

Sử dụng ý kiến chuyên gia 65% 15% 10% 10%

Phân tích tài chính doanh nghiệp định kỳ

Xây dựng mô hình dự báo RRTC 15% 45% 30% 10%

(Nguồn: Xử lí kết quả điều tra)

Bảng 4: Các tiêu chí mà công ty sử dụng để nhận diện rủi ro tài chính

Hệ số tài chính của công ty

Không Ít sử dụng Trung bình (6 tháng/ lần)

1 Hệ số nợ gia tăng 5% 10% 25% 60%

2 Khó khăn trong thu hồi các khoản nợ 0 5% 30% 65%

3 Khó khăn trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 5% 15% 40% 40%

4 Khó khăn trong thanh toán nợ gốc đến hạn 0% 25% 20% 55%

5 Các chỉ số thanh toán 25% 35% 35% 5%

6 Hiệu quả hoạt động giảm 0% 25% 65% 10%

(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra)

* Thực trạng nhận diện rủi ro thị trường của công ty

- Rủi ro thị trường là một yếu tố có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty (85%) đối tượng được điều tra cho rằng Công ty đang đối diện với loại rủi ro này) Các rủi ro thị trường bao gồm:

- Rủi ro tỷ giả: Là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giả hối đoái biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành tỷ giả theo cơ chế trung tâm, linh hoạt, bám sát các diễn biến của thị trường ngoại tệ trong nước cũng như diễn biến của đồng USD trên thị trường quốc tế,điều chỉnh linh hoạt, có tăng, có giảm phù hợp với diễn biển Với cách điều hành như vậy, thị trường trong thời gian qua kết hợp với cung cầu tốt, tỷ giả tương đối ổn định, hệ thống tổ chức tín dụng đã mua ròng ngoại tệ từ nền kinh tế và bán được khối lượng khá lớn ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước Hiện tại, công ty có nhiều giao dịch với các nước láng giềng (Lào, Campuchia) trong việc thi công các công trình và xây lắp chuyên ngành xăng dầu, Việc giao dịch thanh toán chủ yếu bằng USD Do đó, nguồn cung ngoại tệ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của PCC nói chung và Công ty TNHH bê tông và xây lắp – Petrolimex nói riêng Sự biến động giữa USD so với VND chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến PCC và Công ty TNHH bê tông và xây lắp – Petrolimex trong hoạt động thanh toán Với sản phẩm là bồn chứa, cấp phát xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu có tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu thì rõ ràng có tồn tại rủi ro tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh của Công ty Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì rõ ràng đối với cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng có lợi hiện nay, công ty đang có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, trong tương lai nếu công ty muốn mở rộng hoạt động ra các thị trường nước ngoài thì việc tỷ giá tiếp tục gia tăng không còn là lợi thế

* Rủi ro do biến động giá xăng dầu

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, giá xăng dầu thế giới đã được thiết lập nhiều mặt bằng giá và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị của các nước xuất khẩu dầu mỏ Năm 2011, việc Libya ngừng sản xuất do nội chiến đã đẩy giá dầu tăng 35% chỉ trong 03 tháng đầu năm, lên 127 USD/thùng Đến giữa năm 2014, giá dầu giảm xuống còn 110 USD/thùng Tiếp đến là vấn đề dư nguồn cung trên toàn cầu do sự bùng nổ dầu đá phiến tại Mỹ, các lệnh trừng phạt quốc tế bị gỡ bỏ và nguồn cung của Iran tràn vào thị trường đã khiến giá dầu năm

2015 - 2016 lao dốc chỉ còn 30 USD/thùng Giá xăng dầu trên thế giới liên tục biến động bất thường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Petrolimex nói chung và kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Petrolimex nói chung và Công ty nói riêng Việc kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước giúp cho cho chiến lược giá của

Petrolimex trở nên linh hoạt hơn trước tình hình biển động của giá cả xăng dầu thế giới, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh

Bên cạnh các rủi ro mang tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Tập đoàn cũng như các đơn vị kinh tế khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và bị tổn thất nếu xảy ra các rủi ro bất khả kháng Các rủi ro bất khả kháng như động đất, thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế

* Thực trạng nhận diện RRTD thương mại: Các khoản phải thu của doanh nghiệp liên quan đến vốn bị chiếm dụng, phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thu của các chủ thể trong mối quan hệ tài chính

Hình 1: Tình hình biến động các khoản phải thu giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018-2020) Qua hình có thể thấy quy mô vốn kinh doanh của Công ty tăng đều hằng năm, theo đó các khoản phải thu cũng tăng lên Sự tăng lên này tương đối đồng đều, không có sự biến động mạnh, cũng không có sự giảm sự bất thường nào Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của Công ty, đặc biệt cuối năm 2019 chiếm trên 68% trong tài sản ngắn hạn và trên 46% trong tổng tài sản của doanh nghiệp Sự tăng lên này là hợp lý khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu xăng dầu tăng lên Khi doanh thu tiêu thụ hàng hoá tăng thì các khoản phải thu tăng cũng là điều tất yếu, tuy nhiên Công ty đang duy trì tỷ lệ các khoản phải thu khá cao trong tài sản ngắn hạn sẽ dễ dẫn đến rủi ro tài chính khi khả năng thanh toán của khách hàng có vấn đề, nợ xấu có khả năng tăng cao dẫn đến rủi ro tăng Việc quản trị các khoản phải thu không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ, có thể không thu hồi được nợ và doanh nghiệp sẽ bị mất vốn, từ đó tác động xấu tới khả năng thanh toán và là nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng thương mại trong doanh nghiệp.

Hình 2: Tốc độ luân chuyển KPT giai đoạn 2018-2020

Đánh giá hoạt động quản trị RRTC của công ty

2.3.1 Các kết quả đạt được Đối quy trình quản trị rủi ro

Công ty đã xây dựng được hệ thống kiểm soát theo chu trình khép kín và Ban giám đốc là những người sẽ theo dõi toàn bộ quy trình để đảm chất lượng trong từng khâu quản trị Có phản hồi 2 chiều trong các vấn đề phát sinh tại các khâu quản trị, xử lý tại chỗ và có kế hoạch hành động và các phương án dự phòng các mức độ rủi ro

Các bước quản trị rủi ro a) Nhận diện rủi ro tài chính

Doanh nghiệp đã từng bước tiếp cận và chủ động tiến hành quản trị rủi ro tài chính, dù mức độ quan tâm khác nhau.

Bảng 8: Tình hình tiếp cận với quản trị RRTC

Mức độ quan tâm của Ông/bà đối với quản trị RRTC doanh nghiệp

Bảng cho thấy 100% các CBQL đều quan tâm tới hoạt động quản trị rủi ro tài chính, dù mức độ mới ở mức trung bình (chiếm 75%) và Quan tâm (25%) Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì tác động của rủi ro nói chung và rủi ro tài chính nói riêng đến các doanh nghiệp ngày càng rõ rệt và ở các mức độ khác nhau Trên thực tế 100% các doanh nghiệp đều thực hiện quản trị rủi ro tài chính trên các nội dung nhận diện rủi ro tài chính; đo lường, đánh giá rủi ro tài chính; kiểm soát, xử lý rủi ro tài chính và tài trợ rủi ro tài chính, mặc dù cách thức quản trị ở mỗi đơn vị là khác nhau Các CBQL đều dần nhận thức được vai trò, vị trí của quản trị rủi ro tài chính trong công tác quản lý của doanh nghiệp, do đó quản trị rủi ro tài chính là công cụ để các chủ sở hữu, các nhà đầu tư quản lý, giám sát hiệu quả vốn đầu tư.

Nhờ có sự quan tâm của các CBQL mà công tác nhận diện RRTC đã có nhiều thành tựu đáng kể, bước đầu giúp doanh nghiệp biết được những RRTC mà mình phải đối mặt để có những phương án cho các bước tiếp theo

Các thành công của hoạt động nhận diện RRTC bao gồm:

Các khoản phải thu tăng với tốc độ lớn, điều này là phù hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhưng kéo theo đó là sự sụt giảm của vòng quay các khoản phải thu Sự tăng lên của các khoản phải thu trong giai đoạn 2018 – 2020 tương đối đồng đều, không có sự biến động mạnh, cũng không có sự giảm sút bất thường nào.

Trong giai đoạn nghiên cứu Công ty có chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng liên tục trong giai đoạn 2018-

2020 Hệ số thanh toán nhanh cũng có xu hướng tốt dần trong những năm gần đây Trong cả 3 năm, khả năng thanh toán tổng quát của công ty đều lớn hơn 1, tức là trung bình tổng tài sản gấp 1,4 lần nợ phải trả Do đó có thể thấy rằng Công ty không phải đối diện với áp lực phá sản.

Ngoài ra, với việc duy trì tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn cho thấy công ty khá linh động trong việc sử dụng tiền mặt tồn quỹ, sử dụng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lnh hoạt là một biện pháp hữu ích giúp công ty có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời

Những kết quả phân tích cho thấy hiện tại khả năng thanh khoản của công ty đang ở trạng thái ổn định, không gây ảnh hưởng đến RRTC cho Công ty

Rủi ro đòn bẩy tài chính:

Các phân tích cho thấy công ty sử dụng một câu trúc vốn thiên về nợ vay (chiếm trên 67% tổng tài sản) Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, đây là một lợi thế để doanh nghiệp có thể khuếch đại giá trị vốn CSH, chưa trở thành RRTC cho doanh nghiệp Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi, áp lực cạnh tranh lớn, lãi suất ngày càng tăng cao, việc duy trì tỷ lệ nợ lớn có khả năng trở thành RRTC cho công ty Mặc dù tổng tài sản có xu hướng tăng lên nhưng tổng nợ của doanh nghiệp lại có xu hướng giảm xuống b) Hoạt động đo lường rủi ro tài chính

Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng chỉ tiêu định tính để đánh giá và đo lường RRTC của doanh nghiệp Đây được xem là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng giúp doanh nghiệp lượng hóa được các RRTC mà đơn vị mình gặp phải.

Các phương pháp có hàm lượng khoa học lớn hơn (phương pháp định lượng) khá rắc rối và không thực sự phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa được quan tâm áp dụng. c) Hoạt động đánh giá rủi ro tài chính

Công ty sử dụng ý kiến chuyên gia để nhận diện rủi ro tài chính với doanh nghiệp, kết hợp với việc sử dụng các mô hình định lượng trong việc đo lường rủi ro tài chính do vậy đánh giá về rủi ro tài chính của doanh nghiệp phần lớn cũng dựa trên kinh nghiệm của nhà quản trị và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp d) Đối với hoạt động kiểm soát rủi ro tài chính Để kiểm soát RRTC, công ty đã có những động thái sử dụng các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: biện pháp phòng ngừa đối với RRTD (có 85% CBQL chọn phương án này); biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán và tỷ giá (có 75% CBQL cho rằng công ty đang thực hiện giải pháp này).

Các nhân tố lớn ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tài chính

Các nhân tố bên ngoài như thị trường kinh tế vĩ mô, quá trình hội nhập khiến áp lực lên thị trường xây dựng rất lớn Các đối thủ cạnh tranh với số vốn cao và hệ thống máy móc công nghệ hiện đại khiến việc kinh doanh của Công ty ngày càng khó khăn Tuy nhiên việc chuyển mình sang lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản trong những năm gần đây được xem là chìa khóa giúp Công ty phát triển ổn định

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân Đối quy trình quản trị rủi ro

Công ty chưa xây dựng và áp dụng mô hình quản trị rủi ro phù hợp Do công ty chưa có bộ phận quản trị rủi ro riêng biệt mà nhiệm vụ này do phòng tài chính kế toán đảm nhiệm luôn Khi chưa có sự phân tách rõ ràng do một bộ phận kiêm nhiều nhiệm vụ sẽ khiến hiệu quả hoạt động không cao, từ đó chức năng kiểm tra giám sát rủi ro cũng bị hạn chế

Các nhân tố ảnh hưởng

Các nhân tố bên trong

- Nguồn tài chính và nguồn nhân lực dành cho hoạt động quản trị rủi ro tài chính công ty còn thiếu và chưa thực sự hiệu quả Hoạt động quản trị RRTC không có sự phân công cụ thể

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG VÀ XÂY LẮP – PETROLIMEX

Hoàn thiện nhận diện và dự báo rủi ro tài chính tại Công ty

Thực tế Công ty đang nhận diện rủi ro tài chính bằng việc phân tích báo cáo tài chính, giúp Công ty phát hiện ra những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong tương lai. Ngoài ra Công ty cũng có thể áp dụng kết hợp với các phương pháp định lượng trong nhận diện rủi ro tài chính Công ty có thể sử dụng phương pháp định lượng như các ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin để nhận diện rủi ro tài chính Chẳng hạn như để dự báo rủi ro tỷ giá có thể sử dụng mô hình STL, phương pháp này cho phép Công ty dự báo được biến động tỷ giá (chiều hướng tăng/giảm của tỷ giá) để chủ động trong các hoạt động có liên quan đến ngoại tệ, ngoài ra y, công ty cần thực sự chủ động nhận diện và dự báo rủi ro tài chínhthông qua thực hiện phân tích các hệ số tài chính; hơn thế nữa, theo kết quả khảo sát ý kiến, đặc biệt là ý kiến của các bộ phận liên quan đến tài chính, sản xuất và kế hoạch.

Quy trình nhận diện rủi ro tài chính

Sơ đồ 5 Quy trình nhận diện rủi ro tài chính

Mô hình sự báo rủi ro tài chính

Xác đ nh các h sốố ị ệ đo l ườ ng tài chính

Xây d ng têu ự chu n các h sốố ẩ ệ Đánh giá m c đ ứ ộ hài lòng các h sốố ệ

Nh n di n r i ro ậ ệ ủ tài chính Kêốt lu n ậ

Sử dụng một mô hình dự báo rủi ro trong quy trình quản trị rủi ro tài chính Mô hình Z Score giúp kiểm tra sức mạnh tín dụng giúp Ban quản trị Công ty đánh giá khả năng phá sản của Công ty để đưa ra những quyết định phù hợp.

Công thức tính hệ số Z score:

A1 = Vốn luân chuyển ( = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản

A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản

A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản

Sau khi đã tính toán được hệ số Z rồi, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với bảng giá trị sau:

Z

Ngày đăng: 01/03/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w