Là quá trình tiếp nhận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và cóhệ thống nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,những ảnh hưởng bất lợi rủi ro,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về quản trị rủi ro
1.1.1 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro a Khái niệm: là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con người hoặc tổ chức nào đó.
Là quá trình tiếp nhận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi rủi ro, đồng thời tìm cách biến những rủi ro thành những cơ hội thành công. b.Vai trò của quản trị rủi ro:
Cùng với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động, quản trị rủi ro ngày nay được coi là chức năng tất yếu của quản trị tổ chức/doanh nghiệp, với các vai trò cơ bản:
, nhận dạng và giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp; tạo dựng môi trường bên trong và môi trường bên ngoài an toàn cho tổ chức doanh nghiệp
, hạn chế, xử lý tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong muốn khi rủi ro xảy ra (mà tổ chức/doanh nghiệp không thể né tránh được), giúp tổ chức/doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh tạo điều kiện cho tổ chức/doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra, tổ chức triển khai các chiến lược hoạt động của tổ chức, chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp
, tận dụng các cơ hội kinh doanh, biến “cái rủi” thành “cái may” nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực của tổ chức/doanh nghiệp trong các hoạt động, trong kinh doanh.
1.1.2 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro
Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi ích lớn hơn chi phí.
Quan điểm hiện đại về rủi ro cho rằng, trong rủi ro có thể tiềm ẩn các cơ hội, nếu rủi ro không xảy ra thì cơ hội thu lợi xuất hiện Xét trên góc độ tác động của rủi ro đến nguồn lực thì việc chấp nhận rủi ro phải hợp pháp (theo quy định của từng quốc gia) và phù hợp với chuẩn mực đạo đức Vì vậy, không phải rủi ro nào cũng nên chấp nhận.
Mặt khác, khi chấp nhận rủi ro, các nhà quản trị thường so sánh lợi ích thu được khi rủi ro không xảy ra với chi phí (tổn thất) khi rủi ro xảy ra Rủi ro được chấp nhận khi lợi ích dự tính lớn hơn chi phí (tổn thất) trong trường hợp rủi ro không xảy ra.
Ra các quyết định quản trị rủi ro ở cấp thích hợp
Những quyết định liên quan đến quản trị rủi ro cần được đưa ra bởi những cấp quản trị thích hợp Chẳng hạn, đối với cấp quản trị chiến lược (cấp cao) thì quản trị rủi ro tập trung vào xác định và phân tích các biến cố bất định có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp, đặc biệt là việc phân tích môi trường chiến lược Trong khi đó, các hoạt động kiểm soát rủi ro và một số hoạt động liên quan đến tài trợ rủi ro là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản trị cấp thấp hơn (cấp trung và cấp cơ sở)
Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp
Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực độc lập với các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp Nhiều rủi ro có nguồn gốc từ môi trường bên trong, bao gồm các rủi ro cơ hội và rủi ro sự cố Vì vậy, để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trước hết, các nhà quản trị phải làm tốt khâu hoạch định.
1.1.3 Nội dung của quản trị rủi ro.
Quá trình quản trị rủi ro bao gồm các nội dung:
Nhận dạng rủi ro: Là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của nhà quản trị trong giai đoạn này là: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp, phân loại, phân nhóm và chỉ ra các rủi ro đặc biệt nghiêm trọng
Nhận dạng rủi ro là giai đoạn đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp, vì vậy nó có vai trò quan trọng, là cơ sở, tiền đề để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong quy trình quản trị rủi ro
Bài th ả o lu ậ n Cdskd - Phân tích chuy ể n đ ổ i s…
Làm bài ki ể m tra - hay
Transformation i… None 3 Đ ề tài th ả o lu ậ n QLNN nhóm 3
Việc xác định tên và loại rủi ro cùng những đặc trung của chúng là cơ sở để nhà quản trị có thể xây dựng ma trận rủi ro và xác định mức độ ưu tiên, cách thức phân tích, đánh giá, chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát, tài trợ rủi ro phù hợp nhất
Việc nhận dạng rủi ro được tiến hành dựa trên cơ sở phân tích nguồn rủi ro (yếu tố làm phát sinh mối nguy) và đối tượng rủi ro (tức là đối tượng chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra).
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của chiến lược kinh doanh a.Khái niệm
Chiến lược kinh doanh là một thuật ngữ quen thuộc xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự với ý nghĩa:” khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự”, nhưng với mỗi người thì định nghĩa chiến lược kinh doanh lại được hiểu theo các cách khác nhau:
Theo Alfred Chandler “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo William J Glueck: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện.”
Theo Fred R David: “ Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh” Theo Michael E Porter: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
Như vậy, chiến lược kinh doanh có thể hiểu như sau:
Là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực…) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất. b.Đặc điểm
Chiến lược kinh doanh có 4 đặc điểm cơ bản sau: xác định rõ ràng những mục tiêu cơ bản, các phương thức kinh doanh cần đạt tới trong đúng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động của quản trị doanh nghiệp → đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh nhiều biến động. chiến lược kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơ bản, những phương hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ và những chính sách nhằm thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra. được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược. chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài sản hữu hình và vô hình) của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh. Ngoài ra còn một số đặc điểm khác như:
Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao → đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh thương mại.
Mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
1.2.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh Định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp.
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững.
Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường.
Tạo căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp để ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường.
Giúp tăng doanh số bán ra, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả quản trị, tránh được rủi ro về tài chính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp.
1.2.3 Phân loại chiến lược kinh doanh
Tùy thuộc vào ngành công nghiệp và mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh có thể được kết hợp và điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh doanh Một số loại chiến lược kinh doanh chủ yếu sau:
Chiến lược tăng trưởng tập trung
Là chiến lược tập trung mọi nỗ lực và cơ hội để phát triển các sản phẩm hiện có trên những thị trường hiện có bằng cách tăng cường chuyên môn hoá, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận.
Chiến lược tăng trưởng tập trung được triển khai theo 3 hướng Chiến lược cụ thể sau:
Không làm thay đổi bất kỳ yếu tố cấu thành nào, mà chỉ nhằm tăng thị phần của các sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách mở rộng sự tham gia của các sản phẩm hiện có vào những khu vực thị trường, khách hàng mới.
Khái quát chung về thị trường ô tô điện trên thế giới
2.1.1 Lịch sử thị trường xe điện thế giới
Xe điện được có mặt trên thế giới từ năm 1859 với diện mạo thô sơ và đơn giản nhưng là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thị trường xe điện ngày nay Trong suốt hành trình hình thành và phát triển, thị trường xe điện đã trải qua nhiều dấu mốc quan trọng, cụ thể:
Nhà vật lý học người Pháp Gaston Planté đã sáng chế thành công pin sạc có thể tích trữ năng lượng cho xe điện.
Nhà phát minh, kỹ sư điện người Pháp Gustave Trouve đã gắn kết pin sạc với xe ba bánh và tạo nên lịch sử với chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới.
Tại Vương quốc Anh, nhà phát minh Thomas Parker đã chế tạo thành công chiếc ô tô điện đầu tiên của thế giới.
: Nhà phát minh William Morrison là người đầu tiên tạo ra xe điện ở Mỹ. Chiếc xe có tốc độ tối đa là 23km/h và 6 chỗ ngồi.
: Kỹ sư Walter Bersey đã tạo ra một đội taxi điện hoạt động ở thủ đô London, Anh Cũng trong năm 1897, taxi điện cũng phát triển tại New York, Mỹ.
Nhiều gia đình trên toàn thế giới bắt đầu ưa chuộng sử dụng xe điện Tính riêng tại Mỹ, thời điểm này đã có 33.842 chiếc xe điện.
: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, hãng Ford (Mỹ) đã nghiên cứu và sản xuất xe động cơ đốt trong sử dụng xăng và bán với giá rẻ đã tác động mạnh tới thị trường xe điện Xăng dầu không còn quá đắt, trạm xăng được xây dựng khắp mọi nơi khiến xe xăng được ưa chuộng hơn xe điện.
Trước những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn do xe sử dụng động cơ đốt trong gây ra, các quốc gia trên toàn thế giới khuyến khích sử dụng năng lượng xanh Ngoài ra giá xăng dầu liên tục tăng cao, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của xe máy điện, ô tô điện Thị trường xe điện thế giới trở nên sôi động khi các hãng xe xăng, dầu chuyển dần sang sản xuất xe điện khi xác định đây chính là phương tiện di chuyển của tương lai, hướng đến môi trường xanh cùng những ưu điểm vượt trội về vận hành so với động cơ đốt trong.
2.1.2 Sự phát triển thị trường xe điện
Năm 2019, tổng số xe điện bán ra trên toàn thế giới là 1,4 triệu xe, tăng so với năm 2018.Tuy nhiên, mức tăng chỉ là 9% trong khi tốc độ tăng trưởng xe điện của 6 năm trước đó rất mạnh, từ 46 – 69% Nguyên nhân đến từ doanh số xe điện 6 tháng cuối năm 2019 tại hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc giảm Tuy nhiên, điều đáng mừng là doanh số xe điện bán ra tại các nước châu Âu lại tăng mạnh trong năm 2019, mức tăng trưởng lên tới44%.
Năm 2020, bất chấp sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn đến số xe ô tô đăng ký mới không có sự tăng trưởng rõ rệt nhưng số xe điện bán ra trên toàn cầu vẫn tăng mạnh, đạt 2,01 triệu xe Điều này cho thấy người dùng đã dần có cái nhìn rõ ràng về xe điện và ngày càng có nhiều thiện cảm hơn với phương tiện xanh này Cũng chính vì vậy, trong năm 2020 thị phần xe điện trên toàn thế giới đã đạt mức kỷ lục là 4,6%.
Và đến năm 2021, số xe điện bán ra trên toàn cầu đạt 4,2 triệu chiếc Đây là con số chứng minh xe điện đang dần chiếm ưu thế trên thị trường xe ô tô nói chung Các nhà sản xuất ô tô điện đã có được doanh số ngoài mong đợi khi hướng tới việc sử dụng năng lượng xanh trong ngành công nghiệp ô tô.
2.1.3 Các thị trường xe điện lớn nhất thế giới a.Thị trường Châu Âu
Trong năm 2020, Châu Âu đã vượt qua Trung Quốc và trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kỷ lục Doanh số bán xe điện vào năm 2020 tại Châu Âu đã tăng 43% so với năm 2019 Và Na Uy chính là quốc gia có tỷ lệ xe điện trên tổng số ô tô cao nhất thế giới hiện nay.
Chính sách trợ giá của Chính phủ các nước Châu Âu trong thời dịch bệnh Covid-19 và sự xuất hiện của nhiều mẫu xe điện mới đã góp phần rất lớn tạo nên tốc độ tăng trưởng vượt bậc này Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán tốc độ tăng trưởng của xe điện tại Châu Âu có thể sẽ giảm nhẹ sau khi chính sách trợ giá của Chính phủ các nước kết thúc vào cuối năm nay. b Thị trường xe điện tại Trung Quốc
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của châu Âu nhanh nhất thế giới nhưng tổng số xe điện tại Trung Quốc vẫn ở vị trí dẫn đầu với 4,5 triệu xe, chiếm khoảng 44% tổng số xe điện trên toàn cầu Nhiều thành phố tại Trung Quốc đã trở thành đô thị xanh, không tiếng ồn, không còn khí thải do xe ô tô chạy xăng, dầu gây ra … c.Thị trường xe điện tại Mỹ
Hiện tại, khoảng 2% xe ô tô mới được bán ra tại thị trường Mỹ là xe điện Chính phủ Mỹ cũng kỳ vọng xe điện sẽ chiếm 50% doanh số ô tô mới của Mỹ vào năm 2030 nhờ những chính sách thúc đẩy phát triển xe điện của mình Cùng với đó, Chính phủ Mỹ cũng dự kiến sẽ chuyển sang sử dụng xe điện thay thế xe xăng từ năm 2035.
Tổng quan về công ty Tesla
Tesla, Inc là một công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ có trụ sở tại Austin, Texas Tesla thiết kế và sản xuất ô tô điện, bộ lưu trữ năng lượng pin từ nhà đến lưới điện, tấm pin mặt trời và mái ngói năng lượng mặt trời, cùng các sản phẩm và dịch vụ liên quan.
Tesla là một trong những công ty và là nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới với giá trị vốn hóa thị trường gần 1 nghìn tỷ USD Công ty có doanh số bán xe điện chạy bằng pin và xe điện cắm điện nhiều nhất trên toàn thế giới, chiếm 23% thị trường pin-điện (hoàn toàn là điện) và 16% thị trường thiết bị cắm điện (bao gồm cả xe hybrid cắm điện) vào năm 2020. Được thành lập vào tháng 7 năm 2003 bởi Martin Eberhard và Marc Tarpenning với tên gọi Tesla Motors, tên của công ty là một sự tri ân đối với nhà phát minh và kỹ sư điện Nikola Tesla Vào tháng 2 năm 2004, thông qua khoản đầu tư 6.5 triệu đô la, người đồng sáng lập X.com, Elon Musk đã trở thành cổ đông lớn nhất của công ty và là chủ tịch của tập đoàn Ông giữ chức vụ Giám đốc điều hành từ năm 2008. a.Lịch sử của Tesla
Tesla là một thương hiệu không thể tách rời của Elon Musk, nhưng một sự thật ít ai biết rằng, ông không phải là người sáng lập Tesla Tesla được thành lập bởi Martin Eberhard và Marc Tarpenning vào ngày 1/7/2003 tại San Carlos, California, Hoa Kỳ Hai nhà sáng lập nhận thấy cơ hội thành lập công ty sau khi tập đoàn GM không tiếp tục đầu tư cho dự án xe điện EV1, họ tự tin rằng mình có thể tiếp tục phát triển dự án và thương mại hoá nó.
Năm 2005, với tư cách là một nhà đầu tư, đam mê về công nghệ, khát khao thay đổi mọi thứ tốt hơn, Elon Musk gia nhập Tesla với tư cách là nhà đầu tư số một và trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Elon Musk đã đưa ra tầm nhìn sản xuất những chiếc xe điện mang phong cách và sức mạnh thể thao cao cấp cho những người giàu, sau đó chuyển sang sản xuất các loại xe điện phổ thông, hướng tới thị trường toàn cầu càng sớm càng tốt.
Dự án đầu tiên trong tham vọng của Tesla là chiếc Tesla Roadster, một mẫu xe thể thao có động cơ điện cao cấp mà Elon Musk đã đầu tư rất nhiều tâm huyết và thời gian để phát triển Khi trở thành nhà đầu tư số một và kiểm soát Tesla, những quyết định của Musk có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển của công ty Elon Musk đã đưa ra những tầm nhìn rõ ràng, giúp giải quyết khủng hoảng năng lượng hoá thạch, cải thiện môi trường thông qua việc sản xuất các phương tiện chạy bằng động cơ điện.
Chính vì tầm nhìn này cùng với thiết kế và công nghệ của Tesla Roadster đã mang về cho Elon Musk giải thưởng Global Green product design vào năm 2006, cũng như giải thường Index Award vào năm 2007.
Tuy nhiên vào năm 2007, Tesla đã gặp một biến cố lớn, khi công ty chi tiêu vượt xa mức có thể huy động được, điều này dẫn tới việc Tesla phải sa thải 10% nhân viên Khi Elon Musk trực tiếp trở thành Giám đốc Điều hành vào năm 2007, ông tiếp tục sa thải thêm 25% nhân viên nhằm kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp chưa có lãi nhưng đang tiêu dần hết số tiền mặt đang có.
Tốc độ tiêu tiền của Tesla vượt kiểm soát đến nỗi website chuyên về ô tô “The Truth About Cars” thiết lập một chức năng đồng hồ đếm ngược có tên là “Tesla Death Watch”, đồng hồ này đếm ngược còn bao nhiêu thời gian nữa thì Tesla hết tiền mặt và phá sản. Tuy nhiên với các quỹ riêng của mình cùng lợi nhuận thu về từ những chiếc Tesla mà công ty phân phối, Musk đã cứu được Tesla khỏi tình trạng cạn kiệt tiền mặt Vào năm
2009, Tesla được Bộ năng lượng Hoa kỳ cho vay 465 triệu USD để tiếp tục tham vọng hướng tới tầm nhìn tạo ra những phương tiện không phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.
Vào năm 2010, Tesla sản xuất ra Model S, chiếc xe có giá bán tại thị trường Mỹ là hơn72.000 USD, mức giá này vẫn chưa đáp ứng mục tiêu trở thành những chiếc xe phổ thông, nhưng nó đã cải thiện hơn rất nhiều so với mức giá bán 200.000 USD của mẫuTesla Roadster.
Cùng thời điểm công bố mẫu Model S, Tesla cũng thực hiện IPO, niêm yết lên sàn chứng khoán Những nhà đầu tư rất lạc quan về tương lai của Tesla, được dự báo sẽ trở thành thương hiệu thay thế rất nhiều thương hiệu khác, như cái cách mà Apple từng làm với Nokia hay Google với Yahoo.
Vào ngày 2/7/2020 vốn hoá của Tesla đã đạt 207 tỉ USD, vượt qua Toyota (205 tỉ USD) để trở thành thương hiệu xe hơi giá trị số một thế giới.
Giờ đây Elon Musk và Tesla vẫn đã và đang thực hiện tầm nhìn về phương tiện giao thông thông dụng không sử dụng nhiên liệu hoá thạch thông qua giảm giá thành sản xuất pin, tăng số lượng trạm sạc, tăng phạm vi di chuyển của xe Trong những năm gần đây, lĩnh vực xe ô tô tự hành bằng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) cũng trở thành một mục tiêu chiến lược quan trọng của Tesla. b Những thị trường chính của Tesla
Thị trường lớn của xe điện Tesla mở rộng khắp các châu lục:
Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ và Canada, là thị trường chính của Tesla Tesla đã có sự hiện diện mạnh mẽ và đạt được thành công đáng kể trong việc tiếp cận người tiêu dùng ở khu vực này.
: Châu Âu là một thị trường quan trọng khác cho Tesla Công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh và mở các cửa hàng bán lẻ, trạm sạc và trung tâm dịch vụ ở nhiều quốc gia châu Âu Tesla đã nhận được sự chào đón tích cực từ khách hàng châu Âu và có mức tiêu thụ tăng đáng kể trong khu vực này.
Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới và có tiềm năng lớn cho xe điện Tesla đã mở nhà máy sản xuất ở Trung Quốc và tăng cường sự hiện diện của mình trong thị trường này Công ty đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ người tiêu dùng Trung Quốc và có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ở đây.
Thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty Tesla
Chiến lược chung trong kinh doanh của công ty Tesla là tạo ra và phát triển các sản phẩm xe điện cao cấp, tiên phong trong công nghệ và hiệu suất Mục tiêu của Tesla là thúc đẩy sự chuyển đổi từ ô tô sử dụng năng lượng hóa thạch sang ô tô sử dụng năng lượng sạch, góp phần vào việc giảm thiểu khí thải carbon và thay đổi cách thức di chuyển trên toàn cầu.
Công ty tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái xe điện hoàn chỉnh bằng cách tích hợp các yếu tố như khả năng tự lái, công nghệ pin tiên tiến và mạng lưới sạc đa dạng. Tesla luôn ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí sản xuất và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Hơn nữa, Tesla cũng tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm Công ty áp dụng các phương pháp sản xuất hiện đại và tự động hóa quy trình để tối ưu hóa năng suất và giảm thời gian giao hàng. Ngoài ra, Tesla sử dụng mô hình kinh doanh trực tiếp (direct-to-consumer) để tiếp cận khách hàng Công ty không chỉ bán xe thông qua các đại lý truyền thống, mà còn có cửa hàng bán lẻ tự mở để tương tác trực tiếp với khách hàng Điều này giúp Tesla kiểm soát trực tiếp trải nghiệm khách hàng và xây dựng một cộng đồng người dùng trung thành.
Tổng hợp lại, chiến lược chung của công ty Tesla là tạo ra những sản phẩm xe điện cao cấp, tiên phong trong công nghệ và hiệu suất, xây dựng hệ sinh thái xe điện hoàn chỉnh, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận khách hàng trực tiếp.
2.3.2 Chiến lược trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Công ty Tesla có một số chiến lược quan trọng trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
Tesla là một công ty công nghệ hàng đầu, luôn tập trung vào việc áp dụng các công nghệ mới và tiên tiến vào sản phẩm của mình Vừa qua, Tesla giới thiệu bản cập nhật mới nhất phiên bản phần mềm 9.0 giới thiệu giao diện người dùng được tinh chỉnh và đơn giản hóa, cùng với các tính năng hoàn toàn mới cho Model S, Model X và Model 3 cũng như trên ứng dụng di động của Tesla Tesla đã tinh chỉnh chế độ Centry giúp tính năng bảo mật mới tích hợp tốt hơn với ứng dụng di động và thêm tùy chọn để gửi video đến công ty để sao lưu tạm thời Không những thế, Tesla đã bắt đầu tung ra bản cập nhật phần mềm mới cho xe Model S và Model X bao gồm tính năng bộ nhớ vô lăng và cải tiến hơn nữa cho chức năng Easy Entry Các tính năng mới đang được giới thiệu bằng cách cập nhật phần mềm không dây phiên bản 8.1.2018.4.1 của Tesla Có thể thấy, Công ty liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đảm bảo rằng xe của họ sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất hiện có trên thị trường.
Tesla không chỉ tạo ra các sản phẩm với phần cứng chất lượng cao, mà còn tích hợp sự thông minh từ phần mềm điều khiển Họ tận dụng khả năng kết nối internet của xe để cải thiện trải nghiệm người dùng và cung cấp các cập nhật phần mềm để tăng cường tính năng và hiệu suất xe.
Tesla đã đặt mục tiêu xây dựng một hệ thống tự lái hoàn chỉnh và an toàn cho các xe của mình Công ty chú trọng vào việc phân tích dữ liệu từ hàng triệu km lái thử để liên tục nâng cấp phần mềm và phần cứng của hệ thống tự lái Tesla cập nhật autopilot để cải thiện chức năng thay đổi làn đường tự động Công ty cũng đang cung cấp cho người dùng chơi trò chơi atari trên bảng điều khiển của xe điện, sử dụng vô lăng như một bộ điều khiển khổng lồ công ty tung ra tính năng triệu hồi nâng cao và cập nhật tự động lái.
Một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Tesla là xây dựng cơ sở hạ tầng sạc nhanh toàn cầu Công ty đầu tư vào mạng lưới Supercharger, cho phép người dùng sạc nhanh và thuận tiện trên khắp các tuyến đường chính Tesla cũng đã giới thiệu bộ sạc thông minh không dây di động, bộ sạc di động có dung lượng 6000 mAh và hỗ trợ không dây 5W và sạc có dây 7.5W nếu cần sạc nhanh hơn
Tesla không chỉ tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mà còn liên tục nỗ lực để tối ưu hóa quy trình sản xuất Họ đã áp dụng các công nghệ tự động hóa và quản lý thông minh để đạt được hiệu quả cao hơn và giảm thiểu thời gian sản xuất.
Tổng quan, Tesla hướng đến việc phát triển sản phẩm công nghệ tiên tiến, tích hợp phần mềm và phần cứng thông minh, xây dựng hệ thống tự lái an toàn, xây dựng cơ sở hạ tầng sạc nhanh và tăng cường quy trình sản xuất hiệu quả Những chiến lược này đóng vai trò quan trọng trong việc định vị công ty Tesla là một trong những nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp ô tô điện.
2.3.3 Chiến lược sản xuất sản phẩm
Công ty Tesla có một chiến lược sản xuất sản phẩm độc đáo và tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong chiến lược sản xuất củaTesla:
Tesla sử dụng các quy trình tự động hóa cao để tăng hiệu suất và chất lượng sản phẩm Họ đã xây dựng các nhà máy hiện đại với hệ thống robot và thiết bị tự động để giảm sự phụ thuộc vào lao động con người
Các nhà máy của Tesla được thiết kế để có khả năng chuyển từ việc sản xuất một loại xe sang loại xe khác một cách linh hoạt Điều này cho phép công ty thích ứng với nhu cầu thị trường và tối ưu hóa việc sử dụng các dòng máy móc.
Tesla đã xây dựng một chuỗi cung ứng tích hợp, từ việc sản xuất pin lithium-ion cho xe điện cho đến gia công kim loại, lắp ráp và kiểm tra cuối cùng của xe Điều này giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng và tăng khả năng kiểm soát chất lượng
Tesla sử dụng một hệ thống sản xuất linh hoạt, cho phép công ty điều chỉnh quy trình sản xuất theo nhu cầu thị trường và phản hồi từ khách hàng. Điều này giúp Tesla đáp ứng nhanh chóng với các biến động trong ngành công nghiệp ô tô.
Nhận dạng rủi ro
Tính an toàn của Tesla giảm trong bối cảnh hãng đang phải đối mặt với một loạt vụ kiện và bị các cơ quan quản lý siết chặt giám sát.
Do quy trình sản xuất không đảm bảo chất lượng gây hỏng hóc hoặc gặp vấn đề trục trặc liên quan đến máy móc.
Biện pháp kiểm tra an toàn chỉ được thực hiện bằng mắt thường Một phương pháp quá lạc hậu đối với một công ty đi đầu về công nghệ.
3.1.2 Rủi ro nhà quản trị:
Bộ phận cổ đông không kiểm soát được người nắm cổ phần lớn nhất là Elon Musk Elon Musk thất bại trong phi vụ mua lại Twitter
Do khách hàng có sự gây khó dễ đối với công ty.
3.1.3 Rủi ro từ thị trường và khách hàng
Nhu cầu xe điện đang sụt giảm và tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt Kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy thoái
Do khách hàng có sự gây khó dễ, băn khoăn về chất lượng sản phẩm của công ty, họ quan ngại về cách vận hành và bảo hành về sau.
Mất tiền hoặc tệ hơn là vỡ nợ do không xoay đủ tiền để hoàn tất phi vụ mua Twitter
Tesla phải chịu áp lực duy trì vị thế và uy tín trên thị trường khi họ là công ty tiên phong ngành công nghiệp xe điện
Mất danh tiếng thương hiệu do lùm xùm từ vụ mua bán sẽ làm Tesla mất đi lượng lớn khách hàng trung thành
Chiến lược phát triển không phù hợp với Twitter cho định hướng của người chủ mới vốn kinh doanh trong 1 ngành khác hẳn
Tesla phụ thuộc rất nhiều vào luật pháp và chính sách mà chính phủ ban hành và bất kỳ thay đổi nào trong các quy định này đều có thể dẫn đến các vấn đề tài chính.
Nếu chính phủ thay đổi trợ cấp cho xe điện, giá tăng vọt sau khi việc mua lạiTwitter của Musk sẽ khiến người tiêu dùng chuyên sự chú ý sang sản phẩm khác.
Phân tích rủi ro
3.2.1 Phân tích nguyên nhân rủi ro
Elon Musk cần dùng cổ phiếu của Tesla để mua lại Twitter Việc giành quyền kiểm soát mạng xã hội mới được cho là sẽ bòn rút thời gian, công sức và tiền bạc trong bối cảnh công nghiệp xe điện toàn cầu đang cần một sự bứt phá Theo các nhà phân tích thì động thái của Musk chẳng khác nào đang coi Tesla như cỗ máy ATM rút tiền để nuôi mạng xã hội vừa mới trở thành một siêu ứng dụng.
Hành động của Elon Musk đã ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh thương hiệu Tesla trong mắt khách hàng
NCC Group, một công ty an ninh mạng chuyên chỉ ra các lỗ hổng trước khi kẻ xấu có thể lợi dụng chúng, đã cố gắng cảnh báo cho Tesla thấy những tên trộm không chỉ có thể mở Tesla Model S hoặc Model Y trong vài giây mà chúng còn có thể khởi động xe và lái nó đi.
Tesla hiện đang có rất nhiều khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ nhưng thay vào đó Tesla chỉ tập trung vào tăng trưởng sản lượng bán ra Steven Salowsky, người quản lý kênh Rich Rebuilds cho Richard Benoit Người đàn ông này cần ghế mới cho chiếc Tesla Model 3 của mình do có vấn đề với túi khí Tuy nhiên, anh phải đợi hơn một năm bảo dưỡng vì không còn linh kiện Nhưng trong suốt thời gian đó, Tesla chế tạo ra hàng trăm nghìn chiếc Model 3 với cùng bộ phận mà Steven cần
Tuy hàng năm số người có bằng lái xe nhiều hơn số xe Tesla sản xuất ra nhưng nếu trong dài hạn những ý kiến phàn nàn sẽ lớn dần và trở thành rào cản cho những người có nhu cầu.
Công ty vẫn đang theo đuổi cách tiếp cận ngắn hạn, trong đó mối quan tâm hàng đầu là giá trị cổ phiếu Khi điều này giảm xuống thì phần còn lại của công ty cũng vậy
“Một trong những thách thức lớn nhất mà chúng tôi gặp phải trong quý 3 là liệu chúng tôi có thể có đủ tàu vận chuyển hàng hay không”, ông nói "Hiện Tesla đang gặp sự cố thiếu hụt tàu lớn”.
Ngành công nghiệp ô tô đang chứng kiến doanh số bán xe của Mỹ sụt giảm trong khoảng thời gian ba tháng gần nhất do sản xuất bị hạn chế, hậu quả của tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô khác như xung đột Nga-Ukraine, động thái của FED, rủi ro suy thoái chuỗi cung ứng
Tổn thất dưới đây chỉ cần doanh nghiệp vi phạm một trong những rủi ro kể trên có thể gây ra những hệ lụy rất lớn đến toàn bộ dây chuyền sản xuất và cả con người làm việc tại đó Các hệ lụy là sự kéo theo, tiếp nối, hệ lụy của vấn đề này sẽ là nguyên nhân gây ra một hệ lụy khác, mỗi hệ lụy sau càng lớn và càng khiến cho doanh nghiệp càng lúc càng khó khăn hơn trên thị trường.
Doanh nghiệp bị mất uy tín trên thị trường Đây sẽ là tổn thất lớn nhất của Tesla vì nó ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, người lao động, các đối tác và cổ động của công ty
Cổ phiếu Tesla đã mất 60% giá trị kể từ khi Musk công bố kế hoạch mua lại nền tảng truyền thông xã hội Việc vị tỷ phú tiếp tục sử dụng cổ phần Tesla để huy động vốn càng khiến hãng xe điện lâm nguy bởi các nhà đầu tư vẫn duy trì xu hướng rút tiền mạnh mẽ. Musk đã bán tổng cộng hơn 39 tỷ USD cổ phiếu Tesla Như vậy, số lượng cổ phiếu hiện tại Musk đang nắm giữ, không bao gồm các quyền chọn có thể thực hiện, là 424 triệu. Trong bối cảnh Tesla “bận” đối mặt với loạt rắc rối xoay quanh đà lao dốc của cổ phiếu, công nghệ Autopilot cùng triển vọng u ám về tăng trưởng Theo ước tính từ Cox Automotive, đóng góp của Tesla trong tổng doanh số bán xe điện mới tại Mỹ chỉ còn 64% trong quý III thay vì 75% như cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu cho thấy mức độ trung thành của các chủ sở hữu Tesla cũng giảm xuống đáng kể Cụ thể, tính đến tháng 5 năm nay, khoảng 70% chủ sở hữu Tesla cho biết họ sẽ có thể quay lại mua tiếp chiếc xe thứ hai Tỷ lệ này hiện giảm xuống còn dưới 60%, trong khi phần còn lại của ngành dao động trung bình quanh mức 65% Theo HundredX, cảm quan về chất lượng, độ tin cậy, dịch vụ và giá trị thương hiệu của Tesla đều trở nên tiêu cực hơn trong vài tháng.
Rủi ro cạnh tranh: thị trường xe điện mạnh nhất ở Trung Quốc đang nổi lên với các công ty mới như BYD hay SAIC-GM-Wuling Automobile cho ra mắt nhiều loại phương tiện giá rẻ phục vụ phân khúc khách hàng có ngân sách eo hẹp Hoặc từ khi Ford Motor vàGeneral Motors đạt được thỏa thuận hào phóng với phía cung cấp tiềm năng, bao gồm cam kết trả trước hoặc các khoản vay giá rẻ Vị trí dẫn đầu thị trường lithium của Tesla đang dần bốc hơi Như vậy, Tesla sẽ dần đánh mất đi thị phần, lãi suất, cũng như thị trường và tệp khách hàng tiềm năng của mình.
Tốn chi phí trong giải quyết các đơn khiếu nại, đơn kiện, tranh chấp trong thương vụ mua lại Twitter Doanh nghiệp không chỉ tốn chi phí bồi thường, chi phí thuê luật sư, chi phí giảm thiếu thông tin truyền thông phát tán trên mạng mà còn bị lưu vào sổ của cơ quan có thẩm quyển Từ đó, mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TESLA
Kiểm soát rủi ro chiến lược kinh doanh
Tesla có thể đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của mình, chẳng hạn như phát triển các mô hình xe ô tô điện khác nhau, tập trung vào thị trường toàn cầu, và cung cấp các giải pháp năng lượng tái tạo khác nhau Điều này giúp giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào một dòng sản phẩm hoặc thị trường duy nhất.
Tesla nên tiến hành phân tích thị trường và đối thủ một cách cẩn thận để đánh giá rủi ro cạnh tranh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh dựa trên thông tin này Điều này giúp Tesla tăng cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro do mất thị phần hoặc không cạnh tranh được hiệu quả.
Tesla cần tìm hiểu sâu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp Thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, công ty có thể giữ chân khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng mới và giảm thiểu rủi ro do không đáp ứng được nhu cầu thị trường Tesla có thể đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng cường dịch vụ sau bán hàng và tạo ra các chương trình thúc đẩy mua lại xe Điều này giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự phụ thuộc vào doanh số bán hàng duy nhất.
Tesla có thể tìm cách hợp tác với các đối tác và nhà cung ứng đáng tin cậy để đảm bảo đủ nguồn cung và nguồn lực để giữ vững sản xuất và cung ứng hàng hóa Mối quan hệ đối tác và cung ứng này giúp giảm thiểu rủi ro do gián đoạn trong chuỗi cung ứng và khả năng không đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Tesla nên tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự cạnh tranh và ứng dụng các công nghệ tiên tiến mới nhất Việc thúc đẩy sự sáng tạo và khám phá công nghệ mới giúp công ty giảm thiểu rủi ro do sự lạc hậu công nghệ và mất khả năng cạnh tranh.
Với sự phát triển của ô tô tự lái và dữ liệu kết nối, Tesla cần đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin để tránh các cuộc tấn công mạng và việc lộ dữ liệu Để giảm thiểu rủi ro này, công ty cần đầu tư vào hệ thống bảo mật mạng mạnh mẽ và tiên tiến.
Tesla nên xây dựng và duy trì hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, bao gồm việc xác định, đo lường, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong công ty. Điều này giúp công ty phát hiện sớm các rủi ro tiềm năng và triển khai biện pháp phòng ngừa và xử lý để giảm thiểu tác động của chúng.
Công ty Tesla nên tiến hành đánh giá thường xuyên dựa trên các yếu tố rủi ro tiềm năng và điều chỉnh chiến lược của mình khi cần thiết để giảm thiểu tác động của rủi ro.
Tài trợ rủi ro chiến lược
: Tesla có thể tìm kiếm các nhà đầu tư có chuyên môn và kinh nghiệm về ngành công nghiệp xe điện hoặc năng lượng tái tạo để đồng hành và chia sẻ rủi ro trong phát triển đột phá công nghệ, sản xuất và tiếp thị xe điện Hợp tác này có thể mang lại lợi ích tài chính tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển và cũng tạo ra sự tư vấn cần thiết từ các chuyên gia trong lĩnh vực., đồng thời cung cấp cho công ty các cơ hội mới để truyền thông và tiếp cận thị trường mục tiêu.
Tesla có thể ký kết các hợp đồng lâu dài với các khách hàng, bao gồm cả chính phủ và các công ty đặt hàng lớn Điều này giúp công ty đảm bảo thu nhập ổn định và tạo nguồn tài trợ dự phòng để đối phó với rủi ro.
Tesla có thể hình thành một quỹ dự phòng để giữ lại một phần lợi nhuận của mình cho các mục tiêu tài trợ rủi ro Quỹ dự phòng này có thể được sử dụng để giảm thiểu tác động của rủi ro tiềm năng từ các sự cố hay sự thay đổi trong thị trường, bảo vệ các dự án nghiên cứu và phát triển, hay để san lấp các khoản lỗ tạm thời do các yêu cầu tài chính khẩn cấp.
: Tesla có thể tìm kiếm các khoản vay từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để giảm bớt rủi ro tài chính Điều này có thể được thực hiện thông qua việc lựa chọn các khoản vay cố định hoặc cố định hóa lãi suất để giảm thiểu sự biến động của chi phí tài chính.
Tesla có thể mua bảo hiểm chống lại những rủi ro tiềm năng do các sự cố hoặc tranh chấp pháp lý, bảo vệ khỏi các rủi ro trong quá trình hoạt động, bao gồm rủi ro kinh doanh, rủi ro sản xuất, và rủi ro hợp đồng Những rủi ro như tai nạn giao thông, thảm họa thiên nhiên hay các sự cố sản xuất có thể được đảm bảo toàn bộ hay một phần giúp giảm thiểu mức độ ảnh hưởng tiềm ẩn Bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tài chính đối với công ty và bảo vệ tài sản của Tesla.
Danh mục tài liệu tham khảo
Amis, M (2022, 07 06) Récupéré sur Misa Amis: https://amis.misa.vn/56273/chien-luoc-marketing-cua-tesla/
Récupéré sur genk: https://genk.vn/nhin-lai- nam-2022-cua-tesla-nan-nhan-kho-nhat-vi-tro-dua-cua-chinh-ceo-ngoi-vua-xe- dien-bi-lung-lay-20230121095504906.chn
VnEconomy: https://vneconomy.vn/automotive/thach-thuc-lon-nhat-cua-tesla- hien-nay-la-gi.htm
Tesla, N (2021, 5 12) Được truy lục từ PDFCoffee: https://pdfcoffee.com/quan-tri-chien-luoc-nhom-tesla-pdf-free.html
Récupéré sur Báo tin tức: https://baotintuc.vn/the-gioi/5-ly-do-khien-elon- musk-de-that-bai-trong-thuong-vu-mua-dut-twitter-20220417082508607.htm
Récupéré sur Vudigital: Chiến lược phân phối của Tesla với 2 cách thức bán xe điện đột phá