1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ HỌC đề tài QUẢN TRỊ RỦI RO

16 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 266,06 KB

Nội dung

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

I Khái niệm quản trị rủi ro 5

1.1 Rủi ro: 5

1.2 Phân loại rủi ro 6

1.2.1 Phân loại rủi ro theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống 61.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro 6

1.3 Khái niệm Quản trị rủi ro 7

II.Nội dung quản trị rủi ro 8

2.1 Nhận dạng - phân tích - đo lường rủi ro 8

2.1.1 Nhận dạng rủi ro 8

2.1.2 Phân tích rủi ro 10

2.1.3 Đo lường rủi ro 10

2.2 Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro 11

2.2.1 Biện pháp né tránh rủi ro 11

2.2.2 Biện pháp ngăn ngừa tổn thất 12

2.2.3 Biện pháp giảm thiểu tổn thất 12

2.2.4 Biện pháp chuyển giao rủi ro 13

2.2.5 Biện pháp đa dạng rủi ro 14

2.3 Tài trợ rủi ro 14

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Với thị trường nhiều biến động thì việc gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh là điều thường xảy ra Vì vậy, việc tránh, giảm thiểu hoặc kiểm soát rủi ro là việc hết sức quan trọng Cho nên Quản trị rủi ro là một trong những vấn đề tiên quyết, mang tính sống còn của mỗi nhà lãnh đạo, nhà quản trị nói chung và doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn diện và sâu rộng như ngày nay

Ngoài ra, Quản trị rủi ro còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sựtồn vong của tổ chức: Quản trị rủi ro giúp tổ chức đối mặt và ứng phó với

những rủi ro tiềm ẩn Bằng cách xác định, đánh giá và quản lý rủi ro, tổ chức có

thể đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển bền vững Đảm bảo an toàn và an ninh:

Quản trị rủi ro giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên, khách hàng và tài sản của tổ chức Bằng cách xác định các rủi ro về sự cố, vụ tai nạn, hoặc hành vi gian lận,

tổ chức có thể triển khai biện pháp phòng ngừa và ứng phó phù hợp Tối ưu hóahiệu quả và hiệu suất: Quản trị rủi ro giúp tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả hoạt

động của tổ chức Bằng cách xác định và quản lý rủi ro, tổ chức có thể tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, giảm thiểu lãng phí và tăng cường khả năng đạt được

mục tiêu Tăng cường niềm tin và uy tín: Quản trị rủi ro là một phần quan

trọng trong việc xây dựng niềm tin và uy tín của tổ chức Bằng cách thể hiện khả năng ứng phó với rủi ro và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, tổ chức có thể

tạo dựng một hình ảnh đáng tin cậy và đáng kính trong cộng đồng Tuân thủquy định và quy định pháp luật: Quản trị rủi ro là một phần quan trọng của

việc tuân thủ các quy định và quy định pháp luật Bằng cách xác định và quản lý rủi ro, tổ chức có thể đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tránh các hậu quả pháp lý tiềm ẩn.với

Trang 4

NỘI DUNG I.Khái niệm quản trị rủi ro

I.1 Rủi ro:

Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái

khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Những

định nghĩa này rất đa dạng, phong phú nhưng tựu trung lại có thể chia làm 2

trường phái lớn: trường phái truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) va trường phái trung hòa.

- Trường phái tiêu cực: Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là

sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

Ví dụ: Một người tham gia giao thông trên đường, có hai biến cố là xảy ra

tai nạn hoặc không xảy ra tai nạn.

+ Nếu xảy ra tai nạn người đó sẽ bị tổn thất về tài chính, sức khỏe, tinh

thần, tính mạng,…

+ Nếu tai nạn không xảy ra người đó sẽ không bị tổn thất, nhưng cũng

không có lợi ích gì thêm từ sự kiện này.

- Trường phái trung hòa: Theo trường phái trung hòa, rủi ro (risk) là sự

bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại nhữnglợi ích, những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai

Trang 5

Ví dụ: khi doanh nghiệp mở rộng thị trường sang nước ngoài sẽ gặp

những rủi ro như văn hoá, pháp lý, có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, những rủi ro này hoàn toàn có thể đo lường, dự đoán trước được bằng cách khảo sát thị trường, tìm hiểu xem văn hoá, thị hiếu, chính sách pháp luật, của đất nước đó thế nào để điều chỉnh sản phẩm, giá cả, cách vận hàng kinh doanh, cho phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp.

I.2 Phân loại rủi ro

Để phân loại rủi ro, người ta thường dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau Sau đây là các cách phân loại rủi ro phổ biến nhất, dễ nhận biết và phòng ngừa

I.2.1 Phân loại rủi ro theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống

 Rủi ro từ thảm họa: động đất, núi lửa, sóng thần, chiến tranh, khủng bố,

 Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hoái đoái, lãi suất biến động, giá cổ phiếu, …

 Rủi ro tác nghiệp: nhân viên bị tai nạn, hệ thống máy tính hư hỏng, …  Rủi ro chiến lược: rủi ro dự án, rủi ro từ khách hàng, rủi ro từ chuyển

đổi, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất, rủi ro thương hiệu, rủi ro ngành, rủi ro đình trệ

I.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro

- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Đây là nhóm rủi ro do các hiện

tượng thiên nhiên như: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, hạn hán,… gây ra Nhóm rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và tài sản, làm cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tổn thất nặng nề Nên được gọi là thiên tai/ thảm họa.

- Rủi ro do môi trường văn hóa: Rủi ro do môi trường văn hóa là những

rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tạp quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của người khác/ dân tộc khác Từ đó dẫn đến những cách ứng xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, làm mất cơ hội kinh doanh.

Trang 6

- Rủi ro do môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi

con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng Điển hình như kinh doanh tại Nhật Bản, nếu không biết những chuẩn mực xã hội đặc biệt như: tuổi tác, địa vị xã hội, trong nam khinh nữ, … thì rất khó thành công.

- Rủi ro do môi trường chính trị: Rủi ro này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

“không khí” kinh doanh Khi một chính thể mối ra đời có thể sẽ làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp/ tổ chức Trong kinh doanh quốc tế ảnh hưởng của môi trường chính trị lại càng lớn Chỉ có những ai biết nghiên cứu kỹ, nắm vững và có những chiến lược thích hợp với môi trường chính trị trong và ngoài nước đến kinh doanh thì mới có thể gặt hái được thành công.

I.3 Khái niệm Quản trị rủi ro

- Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro Có nhiều

trường phái nghiên cứu về rủi ro rất khác nhau, thậm thí mâu thuẫn, trái ngược nhau Có những tác giả cho rằng quản trị rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm Chỉ quản trị những rủi ro “thuần túy”, “những rủi ro có thể phân tán”, “những rủi ro có thể mua bảo hiểm”

- Ngược lại, trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của

tổ chức một cách toàn diện

- Tán đồng quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman Haimes và

các tác giả khác, chúng tôi cho rằng: “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp

cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhậndạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”

Ví dụ: Một công viên giải trí ngoài trời thừa nhận hoạt động kinh doanh

của họ hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết Để giảm bớt rủi ro bị ảnh hưởng tài chính lớn bất cứ khi nào có thời tiết xấu, công viên có thể chọn cách liên tục chi tiêu ở mức thấp và tích lũy tiền mặt dự trữ.

Trang 7

II.Nội dung quản trị rủi ro

II.1 Nhận dạng - phân tích - đo lường rủi ro II.1.1 Nhận dạng rủi ro.

- Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi

ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức nhằm phát triển thông tin về nguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro, các loại tổn thất

- Nhận dạng là việc theo dõi, xem xét và nghiên cứu

 Thống kê rủi ro (đã và đang xảy ra; rủi ro được dự báo)  Đề xuất giải pháp và tài trợ rủi ro

Ví dụ: Vào rạng sáng 16-09-2017 siêu thị thành đô ở số 352 đường Giải

Phóng, phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân , Hà Nội bị bốc cháy

 Nhận dạng rủi ro: do sự cố chập điện ở quầy ăn nhanh của siêu thị

 Các phương pháp nhận dạng rủi ro

- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: các câu

hỏi có thể được sắp xếp theo nguồn rủi ro, hoặc môi trường tác động  Tổ chức gặp phải những rủi ro nào?

 Tổn thất bao nhiêu?

 Số lần xuất hiện rủi ro đo trong 1 khoảng thời gian nhất định?  Biện pháp phòng ngừa, tài trợ rủi ro?

 Kết quả đạt được?

 Rủi ro chưa xuất hiện nhưng có thể xuất hiện? Lý do? Đánh giá, đề xuất công tác quản trị rủi ro.

- Phân tích các báo cáo tài chính:

 Phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, tài liệu bổ trợ khác, để có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp

 Kết hợp phân tích các số liệu trong kì báo cáo có so sánh với các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch => phát hiện rủi ro có thể phát sinh trong tương lai

Trang 8

 Ưu điểm:

+ Đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu có sẵn, có thể

trình bày ngắn gọn, rõ ràng và có thể dùng để ra quyết định cho cả nhà quản trị rủi ro và nhà quản trị doanh nghiệp.

+ Không loại trừ việc nhân dạng các rủi ro suy đoán, giúp ích cho việc đo lường và định ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi

ro

- Phương pháp lưu đồ: đây là một phương pháp quan trọng để nhận

dạng rủi ro Để thực hiện phương pháp này cần xây dựng lưu đồ trình bày tất các hoạt động của tổ chức.

Ưu điểm: gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp từ đố

có thể nhìn ra được nguy cơ của rủi ro bắt đầu từ chỗ nào trong quá trình hoạt động để kịp thời tìm ra các biện pháp đối phó với rủi ro.

- Nghiên cứu hiện trường/nghiên cứu tại chỗ: công việc này phải làm

thường xuyên Quan sát theo dõi trực tiếp hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá nhận dạng được những rủi ro mà tổ chức có thể gặp

 Ưu điểm: tính thực tế cao

Nhược điểm: phụ thuộc vào sự nhạy bén trong quan sát của

nhà quản trị

- Phân tích các hợp đồng: cần phân tích tất cả các bộ phận của hợp

đồng, từ phần mở đầu, giới thiệu các bên chủ thể, cho đến nội dung các điều kiện, điều khoản của hợp đồng và phần ký kết hợp đồng (tập trung kỹ điều kiện và điều khoản).

Trang 9

+ Các điều kiện và điều khoản khác

II.1.2 Phân tích rủi ro.

- Phân tích rủi ro là quá trình xác định những nguyên nhân gây ra rủi ro, thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân (nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa) trên cơ sở đó mới có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa

II.1.3 Đo lường rủi ro.

- Đo lường rủi ro dùng phân loại rủi ro để một tổ chức biết được rủi ro

nào xuất hiện nhiều lần, loại nào xuất hiện ít lần và loại này gây hậu quả nghiêm trọng loại nào không nghiêm trọng từ đó đưa ra biện pháp phù hợp.

- Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá dựa trên

2 tiêu chí: tần suất rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro

Hình 2.1.3: Ma trận đo lường rủi ro

Trang 10

Trong đó:

- Tần suất xuất hiện của rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng

xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một thời gian nhất định

Ví dụ: Chẳng hạn, bão là hiện tượng tự nhiên- biến số rủi ro (thiên

tai) thường xảy ra ở Việt Nam với tần suất khoảng 5-10 cơn bão/ năm Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông-ngư nghiệp hay lĩnh vực xây dựng cần biết được tần suất rủi ro để có kế hoạch phòng tránh hoặc kế hoạch phục hồi nhanh và hiệu quả

- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất, mất mát,

nguy hiểm…

Ví dụ: Mức độ thiệt hại một cuộc đình công có thể gây ra cho

doanh nghiệp (đình đốn sản xuất, không thực hiện được kế hoạch cung ứng sản phẩm,…) hay tổn thất về người và tài sản mà một vụ hỏa hoạn có thể gây ra cho cá nhân( bị thương tật, chết người), hay cho một doanh nghiệp (không có tài sản phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, phải bỏ thêm chi phí để khắc phục…) Mức độ nghiêm trọng càng cao thì tính chất nguy hiểm của rủi ro càng lớn.

II.2 Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro II.2.1 Biện pháp né tránh rủi ro

- Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra.

Ví dụ: Gần đây một công viên giải trí nhỏ được chuyển giao cho chính

quyền Công viên này có nhiều xe ngựa cho trẻ em chơi đã cũ được nhà quản trị rủi ro kiểm tra và họ cho rằng những xe ngựa này rất nguy hiểm Sau khi thương lượng giữa chính quyền và người thực hiện di chúc, họ bán những chiếc xe ngựa cũ nát này và tặng mảnh đất trống cho chính quyền sở tại Chính quyền đã biến mảnh đất này thành công viên lớn Công viên bao gồm một số khu vườn,có thể thấy rằng chính

Trang 11

quyền sở tại đã không chủ động ne tránh nguồn gốc rủi ro (công viên) mà chỉ né tránh nguyên nhân gây ra rủi ro (những chiếc xe ngựa).

- Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.

Ví dụ: Một công ty quản lý chung cư quyết định dời hồ bơi ra khỏi

khu vực chung cư này vì phần lớn những người thuê nhà đều có con nhỏ.

II.2.2 Biện pháp ngăn ngừa tổn thất.

Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại, bao gồm:

- Tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất.- Tập trung tác động vào môi trường rủi ro

- Chọn ngân hàng có uy tín để mở L/C - Mua bảo hiểm rủi ro.

- Tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro.- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình đầy đủ, kịp thời các thông

tin về chính sách xuất khẩu

II.2.3 Biện pháp giảm thiểu tổn thất

- Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được

Ví dụ: Xe hơi bị cháy Sườn, khung xe bán sắt vụn Một số bộ phận khác

trong xe có thể chưa bị cháy hoàn toàn có thể đem sửa chữa lại và đi bán ở chợ cũ

- Chuyển nợ

Ví dụ: Khi một công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người mua bảo

hiểm thì công ty bảo hiểm có thể có cơ hội lấy lại tiền bồi thường từ bên thứ ba trong vụ kiện

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro

Ví dụ: Thành lập các đội cấp cứu khẩn cấp, bảo đảm tín dụng từ việc cho

các tổ chức vay, kiểm tra thường xuyên để hoàn thiện hệ thống chữa cháy, phát triển chiến lược về những mối quan hệ cộng đồng,huấn luyện nhân viên về các trường hợp khẩn cấp an toàn…

Trang 12

- Dự phòng.

Ví dụ: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, một khi nhà sản

xuất xuất những lô hàng lớn nhưng vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan phải chấp nhận thanh toán bằng Telegraphic Transfers (là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiến nhất định cho người hưởng lợi, tức nhà xuất khẩu bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex) trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền, tức bên nhập khẩu) nên có thể gặp rủi ro rất lớn Để phòng ngừa rủi ro nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu mở Standby L/C (là một loại thư tín dụng được thực hiện bởi một ngân hàng thay mặt cho khách hàng, đảm bảo sẽ thanh toán và được thực hiện ngay cả khi khách hàng của họ không thể thực hiện thanh toán).côg

- Phân tán rủi ro

Ví dụ: Giả sử bạn có một số tiền để đầu tư và quyết định đặt toàn bộ số

tiền đó vào một công ty duy nhất Nếu công ty này gặp khó khăn hoặc trục trặc, bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình Đây là một tình huống tập trung rủi ro Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện phân tán rủi ro, bạn có thể đầu tư số tiền vào nhiều công ty khác nhau trong các ngành khác nhau hoặc thậm chí đầu tư vào các lớp tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, và hàng hóa Khi đó, nếu một công ty gặp khó khăn, bạn chỉ mất một phần nhỏ của tổng số tiền đầu tư của bạn và vẫn giữ được giá trị từ các khoản đầu tư khác.

II.2.4 Biện pháp chuyển giao rủi ro

- Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/tổ chức

Ví dụ: Khi thực hiện hợp đồng, thông thường một công ty gánh chịu tổn

thất là sự gia tăng giá cả lao động và nguyên vật liệu, do đó để đảm bảo cho nhà máy của công ty hoạt động công ty có thể thuê các hợp đồng phụ có giá ổn định khi có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu

Ngày đăng: 29/03/2024, 00:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w