1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề bài đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra kiểm tra người nộp thuế đến năm 2030

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Và Tăng Cường Năng Lực Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra Người Nộp Thuế Đến Năm 2030
Tác giả Nhóm Thực Hiện, 03
Người hướng dẫn ThS. Bùi Đỗ Vân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý thuế
Thể loại Đề Bái
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 234,99 KB

Nội dung

Còn đối với hoạt động kiểm tra, tuy không được điềuchỉnh bởi một văn bản luật như thanh tra, nhưng trong một số lĩnh vực chuyên ngành,xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý, tính đặc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Viện Ngân Hàng – Tài Chính

ĐỀ BÀI:

ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC THANH TRA,

KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ ĐẾN NĂM 2030

Nhóm thực hiện: 03

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Bùi Đỗ Vân

Lớp học phần: Quản lý thuế_01

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: Tổng quan về Thanh tra, Kiểm tra thuế

1 Cơ sở lý thuyết

2 Cơ sở chính trị và pháp lý

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế

4 Các trường hợp liên quan

Chương 2: Thực trạng đổi mới và cải cách về công tác Thanh tra - Kiểm tra Thuế tại Việt Nam

1 Thực trạng trong công tác thanh tra, kiểm tra của Cục thanh tra -kiểm tra thuế Việt Nam trước khi thực hiện đổi mới và cải cách

2 Thực trạng trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Việt Nam sau khi thực hiện đổi mới và cải cách

3 Thuận lợi

4 Hạn chế

5 Đề xuất phương án để thực hiện, phát triển thêm đề án

Chương 3: Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế đến năm 2030

1 Mục tiêu

2 Nội dung

3 Lộ trình thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và đa dạng, việcđổi mới và tăng cường năng lực trong công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế đangtrở thành một yếu tố then chốt không chỉ đối với việc duy trì trật tự pháp luật, mà còn

là bệ phóng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Đến năm 2030, mục tiêucủa việc đổi mới không chỉ là để đảm bảo rằng mỗi cá nhân và tổ chức đều đóng gópcông bằng vào ngân sách nhà nước, mà còn giúp tạo ra một môi trường kinh doanhminh bạch và lành mạnh, nơi niềm tin vào hệ thống thuế là một trụ cột vững chắc củakinh tế Chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về tầm quan trọng của việc đổi mới vàtăng cường năng lực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, từ góc độ cảthách thức và giải pháp Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét những yếu tố đang làmcản trở việc kiểm tra và thanh tra thuế hiệu quả và sau đó chuyển hướng vào các chiếnlược và công nghệ mới mà có thể được áp dụng để cải thiện tình hình Từ việc áp dụngcông nghệ thông tin vào quản lý thuế, đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp hiểu rõ hơn về nghĩa vụ thuế của mình, tất cả những điều này đều có khả năngđóng góp vào việc tạo ra một hệ thống thuế công bằng, hiệu quả và dễ dàng tuân thủ.Qua đó nhấn mạnh về sự cần thiết của việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho việccải cách hệ thống thuế, không chỉ với mục đích tăng cường thu nhập cho nhà nước màcòn nhằm mục đích xây dựng một xã hội công bằng hơn, nơi mỗi cá nhân và doanhnghiệp đều góp phần công bằng chung

Trang 4

Chương 1: Tổng quan về Thanh tra, Kiểm tra thuế.

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm về Thanh tra, Kiểm tra thuế

Theo Luật quản lý thuế 2019: “Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắtbuộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luậtthuế” 

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Thanh tra năm 2022 quy định: “Thanh tra là hoạt độngxem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thựchiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyềnhạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”

Như vậy, đối với hoạt động thanh tra đã có Luật Thanh tra điểu chỉnh, nhưngchưa có luật nào điều chỉnh về hoạt động kiểm tra Bên cạnh đó, trên cả phương diện

lý luận và thực tế, hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra cần có sự phân định đểlàm rõ nội hàm hai khái niệm này, xác định yêu cầu, mục đích và điều kiện áp dụng haihoạt động thanh tra và kiểm tra Còn đối với hoạt động kiểm tra, tuy không được điềuchỉnh bởi một văn bản luật như thanh tra, nhưng trong một số lĩnh vực chuyên ngành,xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý, tính đặc thù và tầm quan trọng của công táckiểm tra, các cơ quan, tổ chức đơn vị đã ban hành các văn bản quy định về công táckiểm tra trong ngành, lĩnh vực hoạt động của mình

Quyết định 1614 QĐ-TCT 2020 “Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sátcủa cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụthuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằmđảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội”

1.2 Thời gian Thanh tra, Kiểm tra Thuế

Theo quy định của luật quản lý thuế năm 2019 số 38/2019/QH14, thời gianthanh tra, kiểm tra thuế được quy định như sau:

Đối với thanh tra thuế

Tùy thuộc vào tính chất của mỗi cuộc thanh tra nhưng không quá 45 ngày làmviệc đối với một cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành, không quá 30 ngày làm

Trang 5

Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời gian thanh tra thì phải đảm bảo nguyêntắc:

 Tổng thời gian thanh tra (gồm cả thời gian gia hạn) đối với cuộc thanh tra doTổng cục Thuế tiến hành không quá 70 ngày làm việc

 Tổng thời gian thanh tra (gồm cả thời gian gia hạn) đối với cuộc thanh tra doCục Thuế tiến hành không quá 45 ngày làm việc

Đối với kiểm tra thuế

Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế việc tại trụ sở của người nộp thuế

Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợpphạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể giahạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế

1.3 Mục đích Thanh tra, Kiểm tra Thuế

Theo quy định của luật quản lý thuế năm 2019 số 38/2019/QH14, mục đíchthanh tra, kiểm tra thuế được quy định như sau:

Đối với thanh tra thuế : Đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế;

xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế

Đối với kiểm tra thuế : Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin,

chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộpthuế

1.4 Quy trình Thanh tra, Kiểm tra thuế

Hiện tại, quy trình thanh tra thuế mới nhất hiện nay vẫn đang áp dụng theo Mục

II Phần II Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015, quy trình thanh tra thuế tại trụ sởngười nộp thuế được thực hiện như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra

Bước 1: Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra

Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra

Bước 3: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

Trang 6

Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra

Bước 1: Công bố Quyết định thanh tra thuế

Bước 2: Tiến hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế

Bước 3: Lập biên bản thanh tra

Ngày 14/7/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023thay mới Quy trình kiểm tra thuế Theo đó, đối với việc lựa chọn doanh nghiệp để đưavào kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp sẽ căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro

từ cao xuống và kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa thanh tra,kiểm tra thuế Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế sẽ bao gồm 02 giaiđoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

- Ban hành Quyết định kiểm tra

- Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi chongười nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hànhQuyết định

Trường hợp cơ quan thuế hoặc bộ phận không trực tiếp quản lý người nộp thuếthực hiện kiểm tra thì gửi 01 bản cho cơ quan thuế hoặc bộ phận trực tiếp quản lýngười nộp thuế làm đầu mối chuyển cho các bộ phận có liên quan

- Trước khi công bố Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải phâncông các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra từng phần việc theo nộidung ghi trong Quyết định kiểm tra theo mẫu số 07/QTKT ban hành kèmtheo quy trình kiểm tra thuế

- Bãi bỏ Quyết định kiểm tra; hoãn kiểm tra; tạm dừng kiểm tra; điều chỉnhquyết định kiểm tra khi chứng minh được đã số thuế khai là đúng và nộp đủ

số tiền thuế phải nộp

- Trường hợp người nộp thuế vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thường vẫnthực hiện kê khai thuế, khi cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tranhưng người nộp thuế không nhận Quyết định kiểm tra, hoặc cố tình trốntránh không chấp hành Quyết định kiểm tra thì đoàn kiểm tra thực hiện lập

Trang 7

biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định125/2020/NĐ-CP;

Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính về việc người nộp thuế không chấphành kiểm tra thuế, đoàn kiểm tra báo cáo Người ban hành Quyết định kiểm tra để xửphạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp quản lý thuế (nếu có) và thực hiện cácbước ấn định thuế theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định126/2020/NĐ-CP

Biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu người vi phạm, đại diện đơn vị viphạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vàobiên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã, phường nơi xảy

ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận

Trường hợp không có sự xác nhận của chính quyền hoặc của người chứng kiếnthì phải ghi rõ lý do vào biên bản

Giai đoạn 2: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

- Công bố Quyết định kiểm tra thuế

- Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

- Lập biên bản kiểm tra thuế

- Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

- Ghi nhật ký kiểm tra

- Giám sát đoàn kiểm tra

- Theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả sau kiểm tra

- Trường hợp cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế,người nộp thuế đáp ứng được yêu cầu làm việc theo phương thức giao dịchđiện tử, làm việc trực tuyến thì đoàn kiểm tra và người nộp thuế có thể thựchiện kiểm tra bằng phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến hoặckết hợp các phương thức làm việc trong kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế(làm việc trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế, làm việc theo phương thức điện

tử, làm việc trực tuyến)

Khuyến khích đoàn kiểm tra và người nộp thuế làm việc theo phương thức giaodịch điện tử, làm việc trực tuyến

Trang 8

2 Cơ sở chính trị và pháp lý

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, quy định

cụ thể về trình tự, thủ tục và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc thanh tra và kiểmtra thuế

Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 và Quyết định 2605/QĐ-TCT năm 2016:Các quyết định này cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình thanh tra thuế

Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023: Quyết định này cập nhật các quy định vềkiểm tra thuế, phản ánh sự linh hoạt và thích ứng với các thay đổi trong môi trườngkinh tế và quản lý thuế

Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 43/2023/NĐ-CP: Phân định rõ rànggiữa hoạt động thanh tra và kiểm tra

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XIII về Chiến lược phát triển quốc gia đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: "Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, nângcao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu thuế"

Các văn bản quy định chi tiết về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm:

- Thông tư 970/QĐ-TCT ngày 20/12/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn quytrình thanh tra thuế

- Thông tư 971/QĐ-TCT ngày 20/12/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn quytrình kiểm tra thuế

- Thông tư 80/2021/TT-BTC: Hướng dẫn chi tiết về biên bản kiểm tra thuế vàcác thủ tục liên quan

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế.

Cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế tại Việt Nam được thiết lập đểđảm bảo hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp Cụ thể, Cục Thanh tra-Kiểm tra thuế

đã chuyển đổi từ Vụ Thanh tra-Kiểm tra thuế thành Cục Thanh tra-Kiểm tra thuế, vớimục tiêu thống nhất và hiện đại hóa hoạt động thanh kiểm tra

Cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế bao gồm 7 phòng nghiệp vụ,thực hiện các chức năng như thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế;thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; hướng dẫn, chỉ đạo hệthống công tác Cục này cũng có trách nhiệm kết nối thông tin quản lý của các cục

Trang 9

thuế với thông tin trao đổi với các cơ quan thuế nước ngoài và các bộ, ngành kháctrong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế:

 Phòng tổng hợp

 Phòng Thanh tra - Kiểm tra giá chuyển nhượng

 Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 1

 Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 2

 Phòng Xử lý sau thanh tra

 Phòng Thanh tra – Kiểm tra giải quyết tố cáo và Phòng chống tham nhũng,tiêu cực

 Phòng giải quyết khiếu nại và giám sát thanh tra, kiểm tra

4 Các trường hợp liên quan

Theo Điều 110 Mục 2 Luật quản lý thuế năm 2019, việc kiểm tra thuế tại trụ sởcủa người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau

- Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoànthuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước

- Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này:

o Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phảinộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn đượckhấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơquan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sungthông tin, tài liệu Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thôngtin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấpnhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơquan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung

o Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà ngườinộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung

hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng

cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyếtđịnh kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng

kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Trang 10

- Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theoquy định của pháp luật về hải quan

o Trong trường hợp này, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra tại trụ sở của ngườikhai hải quan để đánh giá tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, chứng từliên quan đến hàng hóa đã được thông quan Mục đích của việc kiểm tra sauthông quan là để xác minh sự tuân thủ các quy định về thuế đối với hàng hóaxuất nhập khẩu, bao gồm việc kiểm tra các hồ sơ liên quan đến thuế giá trị giatăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, và các loại thuế khác có liên quan

o Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện có sai phạm hoặc rủi ro về thuế, cơquan thuế có thể tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.Việc này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều tuân thủ đúngcác quy định về thuế, góp phần ngăn chặn gian lận và trốn thuế trong lĩnh vựchải quan

- Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật

o Khi có thông tin hoặc dấu hiệu cho thấy người nộp thuế có thể đã vi phạm cácquy định của pháp luật về thuế

o Khi có báo cáo từ các cơ quan khác hoặc từ nguồn thông tin công khai về việcngười nộp thuế có hành vi không tuân thủ pháp luật thuế

o Khi phát hiện có sự không nhất quán hoặc sai lệch trong các số liệu, thông tinkhai thuế so với hồ sơ, chứng từ kế toán hoặc các bằng chứng khác liên quanđến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế

- Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề

o Việc kiểm tra thuế không chỉ dựa trên các dấu hiệu vi phạm cụ thể mà còn dựatrên một chiến lược quản lý rủi ro toàn diện, giúp cơ quan thuế có thể chủđộng phòng ngừa và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thuế Điều nàygóp phần vào việc tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng,nơi mọi người nộp thuế đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật

- Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơquan khác có thẩm quyền

o Khi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kiểm toán nhà nước hoặc Thanh tranhà nước phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế hoặc cần làm rõ các vấn

Trang 11

đề liên quan đến thuế, họ có thể đề xuất cơ quan thuế tiến hành kiểm tra cụ thểtại trụ sở của người nộp thuế

- Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế,chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tratheo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạtđộng mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định củapháp luật

Theo Điều 113 Mục 3 Luật quản lý thuế năm 2019, các trường hợp thanh trathuế:

- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế

o Chủ thể: vi phạm pháp luật thuế được thực hiện bởi các chủ thể là tổ chứchoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động thu thuế như người nộp thuế, cơ quanthuế hoặc công chức ngành thuế Những chủ thể này khi tham gí vào quá trìnhhành thu thuế thì được nhà nước trao thẩm quyền và trách nhiệm nhất địnhnhưng vì lợi ích riêng mà không thực hiện đúng thẩm quyền, nghĩa vụ màpháp luật đã quy định

o Về phương diện khách quan, vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp luật

Vì những hành vi này vừa vi phạm những quy tắc xử sự chung, lại vừa gâyphương hại đến lợi ích chung hoặc lợi ích riêng đang được pháp luật bảo vệ

o Vi phạm pháp luật thuế bao gồm lỗi ( cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện.Tính chất có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế thể hiện

ở việc chủ thể của hành vi có khả năng tránh được sự vi phạm nhưng họ đãkhông tránh hoặc cố ý thực hiện hành vi vi phạm vì một động cơ hay mục đíchthúc đẩy

o Về phương diện khách thể: hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương hại đếnnhũng lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ Những lợi ích này chỉ có thể là lợiích riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội

- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chốngtham nhũng: nếu có khiếu nại hoặc tố cáo về các vấn đề liên quan đến thuế,thanh tra thuế sẽ được thực hiện để xác minh và giải quyết các vấn đề đượcnêu ra

Trang 12

- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi rotrong quản lý thuế: căn cứ vào kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế,thanh tra có thể được yêu cầu để đảm bảo tuân thủ thuế và phát hiện các rủi rotiềm ẩn

- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và

cơ quan khác có thẩm quyền: thanh tra thuế có thể được tiến hành theo kiếnnghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, hoặc các cơ quan khác cóthẩm quyền khi họ phát hiện hoặc nghi ngờ về các vấn đề thuế trong quá trìnhkiểm tra của họ

Chương 2: Thực trạng đổi mới và cải cách về công tác Thanh tra - Kiểm tra Thuế

tại Việt Nam.

1 Thực trạng trong công tác thanh tra, kiểm tra của Cục thanh tra - kiểm tra thuế Việt Nam trước khi thực hiện đổi mới và cải cách.

1.1 Về chỉ đạo toàn ngành Thuế xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng và quan tâm.Cục Thanh tra – Kiểm tra thuế đã tham mưu Tổng cục chỉ đạo các Cục Thuế thực hiệnlập kế hoạch thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro theo một hệ thống tiêuchí rủi ro thống nhất (TPR), công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đảm bảokhoa học, khách quan, kịp thời,… các doanh nghiệp được lựa chọn cơ bản có số truythu cao

Hàng kỳ đã chỉ đạo các Cục Thuế báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra, tổng hợpcác hành vi vi phạm, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra,góp phần quan trọng vào việc thực hiện hoàn thành dự toán thu NSNN

Chỉ đạo toàn ngành tăng cường áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thựchiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp; Xây dựng phương án triển khai công tácthanh tra, kiểm tra linh hoạt, tập trung thanh tra, kiểm tra các ngành, lĩnh vực, chuyên

đề có dư địa nguồn thu lớn, khai thác nguồn thu, chống thất thu NSNN Thực hiệnthanh tra theo chuyên đề chuyên sâu đối với doanh nghiệp có tiềm ẩn rủi ro về gian lậnthuế cao như: chuyên đề thanh tra các ngành, lĩnh vực: ngân hàng, tài chính, dược,khoáng sản, thương mại điện tử…

Trang 13

Chỉ đạo toàn ngành tập trung thanh tra, kiểm tra công tác hoàn thuế giá trị giatăng đối với những mặt hàng có rủi ro cao về hoàn thuế, như: gỗ, tinh bột sắn, linhkiện điện tử

Chỉ đạo toàn ngành phòng, chống rủi ro trong quản lý sử dụng hóa đơn điện tử.Với những chỉ đạo quyết liệt nêu trên, công tác thanh tra, kiểm tra đã được nângcao về chất lượng, số lượng cũng như hiệu quả

Biểu 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2018-2022

đó, trong 3 năm gần nhất 2020 – 2022, Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế đã trình Tổngcục Thuế ban hành kết luận và quyết định xử lý qua thanh tra, kiểm tra đối với 140đơn vị với kết quả kiến nghị xử lý sau thanh tra, kiểm tra là 1.483,6 tỷ đồng đã gópphần không nhỏ hoàn thành dự toán thu NSNN của ngành thuế và đều vượt mức đượcgiao

Trang 14

Bên cạnh đó Cục Thanh tra - Kiểm tra cũng đã trực tiếp thực hiện thanh tra,kiểm tra các doanh nghiệp trọng điểm, các nội dung nhạy cảm, rủi ro cao, phức tạp.Một số vụ việc thanh tra, kiểm tra điển hình như: Thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệphoàn thuế giá trị gia tăng có dấu hiệu rủi ro cao; thanh tra tại các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài; thực hiện giám định đối với vụ việc phức tạp liên quan đến vụ ánhình sự Từ đó tổng hợp, rút kinh nghiệm chỉ đạo toàn ngành thực hiện chuyên sâu,trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Công tác chỉ đạo toàn ngành trong thời kỳ thiên tai, dịch bệnh, đã xây dựng quytrình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế theo Quyết định số 1215/QĐ-TCTngày 3/9/2020 của Tổng cục Thuế

1.2 Về công tác xây dựng hoàn thiện văn bản pháp luật

Đã chỉ đạo toàn ngành tích cực xây dựng cấu phần thanh tra, kiểm tra theo cơchế rủi ro, cụ thể hóa quy định của Luật quản lý thuế tại cấu phần thanh tra, kiểm trađảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế tại Việt Nam Trực tiếp tham gia xâydựng Luật Quản lý thuế năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm quy định

cụ thể việc áp dụng quản lý rủi ro trong các công tác này:

Phối hợp xây dựng Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 quy định về

áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế Thực hiện xây dựng các văn bản quy phạmpháp luật về rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra; các văn bản hướng dẫn toànngành lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đảm bảo lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kếhoạch thanh tra, kiểm tra công khai, minh bạch và hiệu quả

Chủ trì xây dựng Quy chế số 489/QĐ-TCT ngày 07/4/2022 về việc chuyển tinbáo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế

có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra

Chủ trì xây dựng Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 quy định vềquản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

1.3 Về hệ thống quy trình liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghịquyết, Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế đã triển khai xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quytrình nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở áp dụng phương pháp

Trang 15

lý nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra,kiểm tra, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng quy trình kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-TCT ngày 3/9/2020 củaTổng cục Thuế về kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ cơ quan thuế áp dụng trong thời kỳthiên tai, dịch bệnh

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy trình thanh tra thuế, quy trình kiểm trathuế phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019, Luật Thanh tra năm 2022

và phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra

Tham gia xây dựng Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế banhành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-TCT ngày 12/01/2023 của Tổng cục Thuế

Tham gia xây dựng Quy trình áp dụng quản lý rủi ro đánh giá, xác định ngườinộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn ban hành kèm theoQuyết định số 575/QĐ-TCT ngày 10/5/2023 của Tổng cục Thuế

Ban hành Quy chế giám sát đoàn thanh tra thuế để giám sát hoạt động của Đoànthanh tra thuế theo Quyết định số 1562/QĐ-TCT ngày 24/9/2018 của Tổng cục Thuế

Ban hành Quy trình Nhật ký điện tử để ghi nhật ký đoàn thanh tra, kiểm tra thuếtại cơ quan Thuế các cấp theo Quyết định số 1296/QĐ-TCT ngày 13/8/2018 của Tổngcục Thuế

1.4 Xây dựng chiến lược cải cách hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2021 - 2030

Thực hiện mục tiêu cải cách của Chính phủ, Bộ Tài chính giai đoạn 2021

-2030, Cục Thanh tra – Kiểm tra thuế đã tham mưu Tổng cục xây dựng Đề án đổi mới

và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế giai đoạn 2021 –2030

Theo đó, mục tiêu của giai đoạn này là nâng cao năng lực hoạt động thanh tra,kiểm tra tiếp cận với các thông lệ quốc tế tốt thông qua việc: đẩy mạnh áp dụng côngnghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp với định hướng xâydựng Chính phủ điện tử; tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh trakiểm tra thuế như là một biện pháp hiệu quả để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thờicác hành vi vi phạm về thuế, giảm khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế

Trang 16

Đề án cũng đã đề ra các mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể là mục tiêu đến năm

2025 và mục tiêu đến năm 2030

1.5 Công tác giải quyết, xử lý đối với công tác giám định, giải quyết các đơn thư,

tố cáo

1.5.1 Về công tác giám định thuế:

Cục Thanh tra - Kiểm tra Thuế Là đơn vị đầu mối cử giám định tư pháp trongngành thuế, đã rà soát và tổng hợp danh sách giám định viên tư pháp từ 63 Cục Thuếđịa phương, Trên cơ sở đó, đã trình Tổng cục Thuế báo cáo Bộ Tài chính danh sáchgiám định viên đương nhiệm, đề nghị miễn nhiệm và bổ nhiệm bổ sung

Thực hiện theo dõi, phối hợp và giải quyết các vướng mắc trong triển khai LuậtGiám định tư pháp, tổ chức các lớp tập huấn cho giám định viên tư pháp

Từ 2018 đến 2022, ngành thuế đã giải quyết 791 vụ giám định theo các Quyếtđịnh trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế

đã cử giám định viên tham gia các vụ việc phức tạp như giám định thuế tại Công tyTNHH Wonjinvina, Công ty TNHH Tuấn - Đức và Công ty Xây dựng và phát triểnnhà Bạc Liêu

1.5.2 Về giải quyết, chuyển đơn thư tố cáo người nộp thuế:

Xử lý đơn thư tố cáo đảm bảo kịp thời và đúng quy định của Luật khiếu nại, tốcáo

Từ 2018-2022, nhận 376 đơn thư tố cáo người nộp thuế, đã rà soát và xử lý,chuyển đơn đến các Cục Thuế địa phương hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền

Một số đơn thư phức tạp cần họp và xin ý kiến chỉ đạo các cấp để hướng dẫn xử

lý theo quy định

1.6 Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế phát hiện, xử lý và ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thu.

Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế chủ trì xây dựng Quy chế số 489/QĐ-TCT ngày07/4/2022 về việc chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành

vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra

Tổ chức triển khai công tác kiểm tra một số doanh nghiệp có giao dịch qua

Trang 17

các giao dịch, nhận diện được một số hình thức hợp thức hóa đơn chứng từ thanh toánqua ngân hàng của doanh nghiệp Theo đó, đúc rút kinh nghiệm, phổ biến đến các CụcThuế nhận dạng giao dịch đáng ngờ, cách thức kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả côngtác thanh tra, kiểm tra thuế.

Tổ chức triển khai công tác kiểm tra một số doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro caotrong hoàn thuế GTGT đối với các mặt hàng: gỗ, tinh bột sắn, linh kiện điện tử…

Chỉ đạo rà soát, kiểm tra các trường hợp liên quan đến hành vi mua bán hóa đơnxảy tra trên địa bàn các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Ninh…

1.7 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế

Về tài liệu đào tạo, bồi dưỡng: Tổng cục Thuế đã xây dựng, chuẩn hóa kiếnthức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và ban hành tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho côngchức làm việc tại bộ phận Kiểm tra, Thanh tra thuế Tài liệu được ban hành và cậpnhập hàng năm để đảm bảo phù hợp với sự thay đổi của chính sách pháp luật và cậpnhật, đổi mới, nâng cao phương pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra

Tổng cục Thuế cũng đã phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra - Thanh traChính phủ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chínhnhằm nâng cao, bổ sung các kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, đáp ứng các điều kiện, tiêuchuẩn về Đoàn thanh tra theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022

Song song với việc bồi dưỡng kiến thức kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm trathuế, Tổng cục Thuế còn tổ chức bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ, tập huấn các chínhsách mới, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm trathuế Kết quả 100% công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra được cập nhật vănbản pháp luật thuế khi có sự thay đổi; được tập huấn các ứng dụng vừa được sửa đổi,

bổ sung và những vấn đề liên quan đến triển khai thực hiện

2 Thực trạng trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Việt Nam sau khi thực hiện đổi mới và cải cách

2.1 Tập trung công tác thanh tra, kiểm tra

Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thuế, trong năm 2022 toàn hệ thống thuế

đã triển khai thực hiện 74.066 cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm tra 873.929 hồ sơ khaithuế tại cơ quan thuế

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w