1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đổi mới và tăng cường năng lực công tác đăng ký thuế khai thuế nộp thuế miễn thuế giảm thuế hoàn thuế thống kê thuế và chế độ kiểm toán thuế đến năm 2030

48 10 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ THUẾ, KHAI THUẾ, NỘP THUẾ, MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ, THỐNG KÊ THUẾ VÀ CHẾ ĐỘ KIỂM TOÁN THUẾ ĐẾN NĂM 2030
Tác giả Nhóm 2, Quản lý thuế 01
Người hướng dẫn Ths. Bùi Đỗ Vân
Trường học ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Chuyên ngành Quản Lý Thuế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 209,05 KB

Nội dung

Nhìn vào thực tế, những năm trở lại đây, ngành thuế đã và đang có những tiến triển đáng kể trong công tác quản lý thuế, tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn thẳng vào những bất cậpcòn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-🖎🖎✍ -BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ THUẾ

ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ THUẾ, KHAI THUẾ, NỘP THUẾ, MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ, THỐNG KÊ

THUẾ VÀ CHẾ ĐỘ KIỂM TOÁN THUẾ ĐẾN NĂM 2030

Lớp học phần : Quản lý thuế 01

Giảng viên hướng dẫn : Ths Bùi Đỗ Vân

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, Thuế có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hộicủa bất cứ quốc gia nào Ngoài chức năng căn bản của Thuế là tạo nguồn thu cho Ngân sách, từ

đó đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; Thuế cũng góp phần ổn định thị trường,điều tiết nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, , trở thành một trong những công cụ điều tiết kinh tế

vĩ mô hiệu quả nhất của Nhà nước; bên cạnh đó, Thuế cũng giữ vai trò đảm bảo cơ cấu kinh tế,giúp phát triển theo đúng định hướng được đề ra một cách ổn định, lâu dài, Thuế là tiền đề thiếtyếu để phát triển đất nước, Thuế là cái giá ta phải trả cho một xã hội văn minh

Nộp thuế là nghĩa vụ của toàn dân, nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng và đầy đủnghĩa vụ này Nguyên nhân có thể là do chủ quan người nộp thuế có ý nghĩ chống chế, khôngtuân thủ pháp luật nhằm thu về lợi ích cá nhân, nhưng, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từphía Quốc hội, Chính phủ, cơ quan quản lý thuế và các cơ quan liên quan khác chưa xây dựngđược một bộ máy quản lý thuế hiệu quả, dẫn đến việc thất thu thuế, thiếu đi sự đồng thuận củatoàn dân hoặc đơn giản là chưa phổ cập những chính sách, quyết định mới nhất tới người nộpthuế, Vậy thì phải tổ chức bộ máy quản lý thuế, đánh thuế và ban hành các thủ tục hành chínhthuế như thế nào để đạt được mức hiệu quả cao nhất trong việc thu thuế? Đề cập về vấn đề này,J.B Colbert - Bộ trưởng Bộ tài chính Pháp dưới thời Louis XIV đã từng nói: “The art of taxationconsists in so plucking the goose as to obtain the largest amount of feathers with the leastpossible amount of hissing.” - Nghệ thuật đánh thuế giống như vặt lông ngỗng sao cho thu đượcnhiều lông nhất nhưng gây ra ít tiếng kêu nhất Để “thu được nhiều lông” mà vẫn “gây ra ít tiếngkêu nhất” thì trước hết các sắc thuế được ban hành phải hợp lý từ thuế suất, biểu thuế, phạm vitới đối tượng tác động, không chỉ vậy, các nhà quản lý thuế cũng nhất định phải để tâm tới cáccông tác quản lý thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế,

Nhìn vào thực tế, những năm trở lại đây, ngành thuế đã và đang có những tiến triển đáng

kể trong công tác quản lý thuế, tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn thẳng vào những bất cậpcòn đang vướng mắc, lấy ví dụ như:(1) Chính sách thuế thường xuyên được sửa đổi, bổ sungcũng đã làm mất dần đạo lý và tính hệ thống của các sắc thuế, dẫn đến thiếu đồng bộ, minhbạch ; (2) Nhiều cơ sở dữ liệu để xác định doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, thu nhập chịuthuế của người nộp thuế còn thiếu, đặc biệt là cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý thuế đối vớithương mại, giao dịch điện tử; (3) Các quy định về chức năng quản lý thuế, thủ tục hành chínhthuế từ khâu đăng ký, kê khai, tính thuế, ấn định thuế, nộp thuế, xử lý tiền chậm nộp, nợ đọngthuế chưa rõ ràng, minh bạch, Đây là một trong những trở ngại rất lớn khi thực hiện mục tiêuhiệu quả thu thuế vì nó không chỉ gây khó khăn cho người dân trong việc tuân thủ các thủ tục,quy trình nộp thuế mà còn khiến cho khoản chi từ ngân sách nhà nước cho việc đảm bảo một bộmáy quản lý thuế rườm rà hoạt động bình thường, từ đó ảnh hướng tới cân đối ngân sách Chính

vì nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề, Nhà nước đã và đang không ngừng nghiên cứu

và ban hành các văn bản nhằm khắc phục dần dà và triệt đề, đưa vào thực thi và không ngừngsửa đổi sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước nhà Để làm rõ về chủ đề, nội dung,mục tiêu cũng như mức độ ảnh hưởng của các quyết sách, chỉ đạo trên, Nhóm 2 đã tập trungnghiên cứu các văn bản liên quan nhằm đưa ra cái nhìn khái quát và toàn diện nhất, trong đókhông thể không kể đến chỉ đạo về Đổi mới và tăng cường năng lực đăng ký thuế, khai thuế, nộpthuế, hoàn thuế miễn thuế, giảm thuế, thống kê thuế và chế độ kiểm toán thuế đến năm 2030

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN i

LỜI MỞ ĐẦU ii

MỤC LỤC iii

Chương I: Cơ sở lý thuyết 1

1.1 Đăng ký thuế 1

1.1.1 Đối tượng đăng ký thuế: 1

1.1.2 Đăng ký thuế lần đầu 1

1.2 Khai thuế 2

1.2.1 Nguyên tắc khai thuế (điều 42) 2

1.2.2 Hồ sơ khai thuế (Điều 43) 3

1.2.3 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 3

1.2.4 Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế 4

1.3 Nộp thuế 4

1.3.1 Thời hạn nộp thuế 4

1.3.2 Địa điểm và hình thức nộp thuế 4

1.3.3 Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (Điều 57) 4

1.4 Hoàn thuế 5

1.4.1 Khái niệm của hoàn thuế 5

1.4.2 Điều kiện hoàn thuế 5

1.4.3 Nội dung về thủ tục hoàn thuế Luật Thuế 2019 6

1.5 Miễn thuế, giảm thuế 7

1.5.1 Định nghĩa của miễn thuế, giảm thuế 7

1.5.2 Điều kiện miễn thuế, giảm thuế 8

1.5.3 Nội dung của miễn thuế, giảm thuế trong Luật Thuế 2019 10

1.6 Kế toán thuế, thống kê thuế 11

1.6.1 Định nghĩa của kế toán thuế, thống kê thuế 11

1.6.2 Những quy định trong kế toán thuế và nguyên tắc trong thống kê thuế 11

1.6.3 Nội dung về kế toán, thống kê về thuế trong Luật Thuế 2019 13

Chương II: Nội dung đổi mới và tăng cường năng lực công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, thống kê thuế và chế độ kiểm toán thuế đến năm 2030 14

2.1 Mục tiêu chung 14

Trang 4

2.2 Mục tiêu riêng, nội dung và lộ trình thực hiện 14

2.2.1 Đăng ký thuế 14

2.2.2 Khai thuế 18

2.2.3 Nộp thuế 21

2.2.4 Hoàn thuế 24

2.2.5 Miễn thuế, giảm thuế 28

2.2.6 Kế toán thuế, thống kê thuế 30

Chương III: Đánh giá thực hiện nội dung và lộ trình của đổi mới, tăng cường năng lực công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, thống kê thuế và chế độ kiểm toán thuế đến năm 2030 35

3.1 Thành tựu 35

3.1.1 Thủ tục hành chính đã chuyển biến căn bản theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện 35

3.1.2 Thể chế tinh giản, hiệu quả 35

3.1.3 Ứng dụng công nghệ để xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Tài chính số trong lĩnh vực thuế và các thủ tục về thuế 36

3.1.4 Hệ thống pháp luật về thuế ngày càng được hoàn thiện 37

3.1.5 Ngành thuế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 37

3.1.6 Công tác triển khai thực hiện thông qua hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế 37

3.2 Hạn chế còn tồn tại trong việc triển khai các công tác quản lý thuế 38

3.2.1 Công tác đăng kí thuế, nộp thuế, khai thuế 38

3.2.2 Công tác ứng dụng công nghệ 39

3.2.3 Công tác giảm thuế 40

3.2.4 Công tác hoàn thuế 41

3.2.5 Công tác thống kê thuế, kế toán thuế 42

Tài liệu tham khảo v

Trang 5

Chương I: Cơ sở lý thuyết 1.1 Đăng ký thuế

1.1.1 Đối tượng đăng ký thuế:

Theo khoản 1, điều 30, Luật Quản lý thuế 2019, quy định về đối tượng đăng ký thuế baogồm:

a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thôngcùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của LuậtDoanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiệnđăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Đăng ký thuế bao gồm:

a) Đăng ký thuế lần đầu;

b) Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;

c) Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;

d) Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

e) Khôi phục mã số thuế

1.1.2 Đăng ký thuế lần đầu

- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu:

Theo điều 31, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng

ký kinh doanh thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng

ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuếbao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế;

b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng

ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;

c) Các giấy tờ khác có liên quan

Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quanthuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộchiếu;

c) Các giấy tờ khác có liên quan

- Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu: (điều 32)

Trang 6

Theo điều 32, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về địa điểm nộphồ sơ đăng ký thuế lầnđầu như sau:

Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng

ký kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp,đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng kýthuế được quy định như sau:

a) Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuếnơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;

b) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại

cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó;

c) Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơiphát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơiphát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

- Thời hạn đăng ký thuế lần đầu: (Điều 33)

Theo điều 33, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn đăng ký thuế lần đầu như sau:

 Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng

ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợptác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

 Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10ngày làm việc kể từ ngày sau đây:

a) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động,giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;

b) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanhhoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhântheo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;

d) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuếtrực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;

đ) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;

e) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;

g) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước

1.2 Khai thuế

1.2.1 Nguyên tắc khai thuế (điều 42)

Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuếtheo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ

sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế

Trang 7

Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quanquản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyềnnơi có trụ sở Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụthuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ

sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởngnguồn thu ngân sách nhà nước Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và cácdịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại ViệtNam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế,khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1.2.2 Hồ sơ khai thuế (Điều 43)

 Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng

 Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý

 Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:

a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan đến xácđịnh số tiền thuế phải nộp;

b) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáotài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế

 Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế baogồm:

a) Tờ khai thuế;

b) Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định củapháp luật

1.2.3 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy địnhnhư sau:

a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối vớitrường hợp khai và nộp theo tháng;

b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụthuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý

 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy địnhnhư sau:

a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặcnăm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiêncủa năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đốivới hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

Trang 8

c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoáncủa hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinhdoanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là

10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh

 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa

vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế

1.2.4 Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế

 Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp

 Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơkhai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó

1.3 Nộp thuế

1.3.1 Thời hạn nộp thuế

 Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùngcủa thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạnnộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót

 Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất

là ngày 30 của tháng đầu quý sau

 Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuấtbán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngàythông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu

 Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theotháng

 Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của

cơ quan thuế

1.3.2 Địa điểm và hình thức nộp thuế

 Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:

a) Tại Kho bạc Nhà nước;

b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;

d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quyđịnh của pháp luật

 Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụtheo quy định của pháp luật có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức,nhân viên thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế kịp thời vàongân sách nhà nước

1.3.3 Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (Điều 57)

Trang 9

Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định như sau:

a) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện phápcưỡng chế;

b) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biệnpháp cưỡng chế;

c) Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh

1.4 Hoàn thuế

1.4.1 ''Khái niệm của hoàn thuế

Việc hoàn thuế là vấn đề mới và rất đáng bàn luận trong khoa học pháp lý ở Việt Nam.Với quan điểm tiếp cận vấn đề này từ góc độ luật học, khái niệm hoàn thuế cần được nhận thứclại một cách đầy đủ, với các đặc trưng cơ bản sau:

Một là, hoàn thuế là hành vi pháp lý của Nhà nước, theo đó Nhà nước ra quyết định trảlại cho người có quyền được hoàn thuế số tiền thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước nhưng không có

cơ sở pháp lý để Nhà nước được thụ hưởng hay sở hữu số tiền thuế đó

Hai là, hoàn thuế không phải là một “ân huệ” hay sự “ưu đãi” từ phía Nhà nước đối vớingười được hoàn thuế, lại càng không phải là một chính sách của Nhà nước nhằm thu hút đầu tư

từ các nhà kinh doanh, mà thực chất chỉ là một “bổn phận” hay “nghĩa vụ” đương nhiên của Nhànước phải làm đối với chủ thể được quyền nhận lại số tiền thuế do Nhà nước hoàn trả

Ba là, hoàn thuế là một quan hệ pháp luật có tính chất dân sự, mặc dù việc Nhà nướchoàn trả tiền thuế cho người được thụ hưởng luôn được thực hiện bằng một quyết định hànhchính cá biệt của Nhà nước thông qua một cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lýthuế được chỉ định bởi luật) Quan hệ pháp luật này là quan hệ tài sản phát sinh trên cơ sởnguyên tắc được ghi nhận tại Điều 247, Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đây và Điều

166, Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện nay về quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu,được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Bản chất của hoàn thuế chính là việc Nhà nước ra quyết định trả lại số tiền thuế đã thunhưng không có căn cứ pháp luật cho người chịu thuế Vì thế, về lý thuyết việc hoàn thuế phảiđược thực hiện theo nguyên lý, cơ chế đòi lại tài sản từ người khác đang chiếm hữu tài sản không

có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

Bốn là, hoàn thuế có bản chất là quan hệ tài sản phát sinh giữa Nhà nước (chủ thể hoànthuế) với tổ chức, cá nhân (chủ thể được hoàn thuế) nên quan hệ tài sản này chỉ phát sinh khi có

sự kiện pháp lý là yêu cầu hoàn thuế (thể hiện thông qua hồ sơ đề nghị hoàn thuế) từ phía người

có quyền được hoàn thuế gửi cho Nhà nước Như vậy, để giải quyết yêu cầu hoàn thuế một cáchthỏa đáng và công bằng, các quy định pháp luật về hoàn thuế cần được xây dựng một cách hợp

lý, khách quan và khoa học dựa trên cơ sở lý thuyết về hoàn thuế

Từ các phân tích và luận giải trên, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về hoàn thuếnhư sau: Hoàn thuế là một hành vi pháp lý của Nhà nước, theo đó Nhà nước (thông qua các cơquan quản lý thuế) ra quyết định trả lại cho người được hoàn thuế số tiền thuế mà họ đã nộp thừahoặc số tiền thuế mà Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật

1.4.2 Điều kiện hoàn thuế

Trang 10

Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiềnchậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với

số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạtphải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộpthừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừavới số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng vớikhoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quanquản lý thuế thực hiện bù trừ (khoản 1 điều 60 Luật Quản Lý Thuế 2019)

Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định để được hoàn thuế thu nhập

cá nhân năm 2023 phải đáp ứng điều kiện sau đây:

 Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã sốthuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế

 Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiệnquyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cánhân trả thu nhập

 Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cánhân

 Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu

1.4.3 Nội dung về thủ tục hoàn thuế Luật Thuế 2019

1.4.3.1 Hồ Sơ Hoàn Thuế

 Người nộp thuế khi đủ điều kiện được hoàn thuế cần lập và gửi hồ sơ tới cơ quan quản

lý thuế có thẩm quyền

 Hồ sơ bao gồm văn bản yêu cầu hoàn thuế và các tài liệu liên quan

1.4.3.2 Tiếp Nhận và Phản Hồi Hồ Sơ Hoàn Thuế

 Cơ quan thuế sẽ tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanhnghiệp hoặc cá nhân khi có tiền nộp thừa Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ hoàn thuếcho các trường hợp xuất khẩu hoặc người nước ngoài xuất cảnh

 Hồ sơ có thể nộp trực tiếp, qua đường bưu chính, hoặc điện tử

 Trong 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế sẽ thông báo tình trạng

hồ sơ và hạn giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung nếu cần

Trang 11

1.4.3.3 Phân Loại Hồ Sơ Hoàn Thuế

 Hồ sơ hoàn thuế được chia thành hai loại: kiểm tra trước hoàn thuế và hoàn thuế trước

 Hồ sơ kiểm tra trước bao gồm hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu, hồ sơ trong vòng 2 nămsau khi xử lý hành vi trốn thuế, hồ sơ của tổ chức giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, hồ

sơ có rủi ro cao về thuế, và một số hồ sơ khác theo quy định

 Hồ sơ hoàn thuế trước áp dụng cho những trường hợp không rơi vào các điều kiện của

hồ sơ kiểm tra trước

1.4.3.4 Địa Điểm Kiểm Tra Hồ Sơ Hoàn Thuế

 Hồ sơ hoàn thuế trước được kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế

 Hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế được kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc các bênliên quan

1.4.3.5 Thời Hạn Giải Quyết Hồ Sơ Hoàn Thuế

 Hồ sơ hoàn thuế trước: phải được giải quyết trong vòng 6 ngày làm việc

 Hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế: phải được giải quyết trong vòng 40 ngày làm việc

 Nếu cơ quan thuế chậm trễ không lỗi của người nộp thuế, cơ quan thuế phải trả lãi0,03%/ngày trên số tiền chậm trả

1.4.3.6 Thẩm Quyền Quyết Định Hoàn Thuế

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố có thẩmquyền quyết định hoàn thuế

 Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ nộp thừa quyết định hoàn trả tiền nộp thừa

 Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định trình tự, thủ tục hoàn thuế

1.4.3.7 Thanh Tra, Kiểm Tra Sau Hoàn Thuế

 Cơ quan quản lý thuế thanh tra, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế trước theo nguyên tắc rủi ro,trong vòng 5 năm sau quyết định hoàn thuế

 Thủ tục thanh tra, kiểm tra tuân theo quy định của Luật Thuế và Luật Thanh tra

1.5 Miễn thuế, giảm thuế

1.5.1 Định nghĩa của miễn thuế, giảm thuế

Miễn thuế: Miễn thuế là một chế độ được áp dụng để giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn cáckhoản tiền thuế mà cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp phải trả cho ngân sách nhà nước Điềunày có nghĩa là người nộp thuế sẽ không phải đóng góp tiền thuế cho các khoản thuế cụ thể hoặcđược hưởng các khoản miễn thuế nhất định Miễn thuế thường được thiết lập nhằm đạt được cácmục tiêu chính như khuyến khích đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy sự pháttriển kinh tế

Giảm thuế: Giảm thuế là việc giảm số tiền phải nộp thuế so với mức thuế ban đầu Chínhphủ thường áp dụng chính sách giảm thuế nhằm kích thích nền kinh tế và tăng khả năng thanh

Trang 12

toán của người dân Việc giảm thuế có thể áp dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau như cung cấp

sự đảm bảo cho tầng lớp thu nhập thấp, thúc đẩy giáo dục, môi trường, chăm sóc sức khỏe, thấtnghiệp và canh tác sinh thái Các hoạt động tình nguyện, tôn giáo và các đảng chính trị địaphương cũng thường được miễn nghĩa vụ đóng thuế

1.5.2 Điều kiện miễn thuế, giảm thuế

 Theo Luật Thuế 2019

a) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiềnthuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

b) Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cánhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống

 Căn cứ khoản 1 Điều 52 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định các trường hợp cơ quanthuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế như sau:

Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập theo quy định tại Luật thuế Thunhập cá nhân bao gồm:

 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựnghình thành trong tương lai) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi,

mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể;ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruộtvới nhau Lưu ý: Bất động sản do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân đượcxác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuậnhoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế

 Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ởcủa cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất

 Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất khôngphải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Lưu ý:Trường hợp cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất, nếu chuyểnnhượng diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì phải khai, nộp thuế đối vớithu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

 Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trìnhxây dựng hình thành trong tương lai) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ vớicon rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, emruột với nhau

 Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làmmuối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặcchỉ qua sơ chế thông thường

 Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nướcgiao để sản xuất

 Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từhợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ

Trang 13

 Thu nhập từ kiều hối bao gồm: Khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thânnhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác,học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước

 Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lươnglàm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật

 Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tựnguyện chi trả hàng tháng

 Thu nhập từ học bổng, bao gồm: Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; Họcbổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợkhuyến học của tổ chức đó

 Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sứckhỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định củapháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khoản bồi thường nhà nước và các khoảnbồi thường khác theo quy định của pháp luật

 Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằmmục đích lợi nhuận

 Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạodưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt

 Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc chocác hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế

 Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việctrên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khaithác, đánh bắt thủy sản xa bờ

 Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnhhưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hạinhưng không vượt quá số thuế phải nộp

Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịuthuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ theo pháp luật về thuế tiêu thụđặc biệt;

Miễn, giảm thuế tài nguyên cho người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tainạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế;

Miễn thuế, giảm thuế đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nôngnghiệp và các Nghị quyết của Quốc hội;

Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất;

Miễn lệ phí trước bạ

1.5.3 Nội dung của miễn thuế, giảm thuế trong Luật Thuế 2019

Trang 14

1.5.3.1 Miễn Thuế, Giảm Thuế

 Miễn thuế, giảm thuế được thực hiện theo luật thuế

 Miễn thuế cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp và cá nhân có thu nhập

từ tiền lương, tiền công với số thuế phải nộp năm không quá 50.000 đồng

1.5.3.2 Hồ Sơ Miễn Thuế, Giảm Thuế

 Trường hợp tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm: Hồ sơ bao gồm tờ khai thuế và tàiliệu liên quan

 Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn, giảm thuế: Hồ sơ gồm văn bản đề nghị và tàiliệu liên quan, chi tiết số tiền và lý do đề nghị miễn, giảm

 Đối với miễn thuế theo Điều 79, cơ quan thuế thông báo danh sách miễn thuế dựa trên

sổ thuế hoặc người nộp thuế tự xác định dựa trên tờ khai quyết toán thu nhập cá nhân

 Bộ Tài chính sẽ quy định chi tiết về hồ sơ và quy trình miễn, giảm thuế

 Thông qua các điều luật này, quy trình và yêu cầu hồ sơ cho việc miễn thuế, giảm thuếđược làm rõ để đảm bảo quản lý thuế hiệu quả và minh bạch

1.5.3.3 Nộp và Tiếp Nhận Hồ Sơ Miễn Thuế, Giảm Thuế

Trường hợp tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm: Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế,giảm thuế cùng lúc với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế theo Chương IV của Luật

Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn, giảm thuế:

 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu: hồ sơ nộp tại cơ quan hải quan theo quy định của Chính phủ

 Các loại thuế khác: nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Phương thức nộp hồ sơ:

 Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế

 Gửi qua đường bưu chính

 Gửi điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế

Tiếp nhận hồ sơ:

 Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ

 Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc không đầy đủ, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản trongvòng 3 ngày làm việc

1.5.3.4 Thời Hạn Giải Quyết Hồ Sơ Miễn Thuế, Giảm Thuế

Thời hạn giải quyết:

 30 ngày để quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo lý do không miễn, giảm,sau khi nhận đủ hồ sơ

 Nếu cần kiểm tra thực tế: 40 ngày để quyết định hoặc thông báo lý do không được miễn,giảm thuế, sau khi nhận đủ hồ sơ

Trang 15

Thông qua các điều luật này, quy trình nộp và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đượcquy định rõ ràng, đảm bảo quản lý thuế hiệu quả và công bằng.

1.6 Kế toán thuế, thống kê thuế

1.6.1 Định nghĩa của kế toán thuế, thống kê thuế

Thông thường các doanh nghiệp sẽ có bộ phận kế toán để thực hiện công việc kế toánnhư thực hiện các thủ tục thuế và nghiệp vụ kế toán, hoàn thiện sổ sách kế toán, hỗ trợ doanhnghiệp trong quá trình thanh tra, quyết toán thuế

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người làm kế toán thuế chưa có kinh nghiệm, thiếucập nhật kiến thức pháp luật thuế, dễ dẫn đến rủi ro, nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ

kế toán thuế

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chínhdưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động

Còn kế toán thuế là gì? Có thể hiểu đó là việc thực hiện các công việc phục vụ cho nghĩa

vụ khai báo và nộp thuế với nhà nước cho doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp được minh bạch và rõ ràng hơn, hạn chế những rủi ro về thuế trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh

Luật Kế toán quy định: Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán,làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dungcông tác kế toán theo quy định của Luật Kế toán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu

Thống kê thuế là quá trình thu thập, phân loại và phân tích các thông tin liên quan đếnthuế từ các nguồn dữ liệu khác nhau Mục đích của thống kê thuế là cung cấp thông tin chi tiết vềthuế, giúp cơ quan quản lý thuế và các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình thuế và đưa ra cácquyết định phù hợp

Các thông tin thống kê thuế bao gồm, nhưng không giới hạn, các khoản thuế thu được, sốlượng và loại thuế nộp, số lượng và loại doanh nghiệp nộp thuế, các khoản giảm trừ thuế, cáckhoản nợ thuế, và các thông tin khác liên quan đến thuế

Thống kê thuế có vai trò quan trọng trong việc quản lý thuế và định hướng chính sáchthuế Các cơ quan quản lý thuế sử dụng thông tin thống kê thuế để đánh giá hiệu quả thu thuế,phân tích xu hướng thuế, và đưa ra các biện pháp cải thiện quản lý thuế Đối với doanh nghiệp,thông tin thống kê thuế giúp họ hiểu rõ hơn về các khoản thuế cần nộp, đánh giá tình hình tàichính của mình và đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp

1.6.2 Những quy định trong kế toán thuế và nguyên tắc trong thống kê thuế

1.6.2.1 Những quy định trong kế toán thuế

Việc kinh doanh dịch vụ kế toán thuế cũng phải đảm bảo các quy định về kinh doanh dịch

vụ kế toán theo Luật Kế toán và Nghị định 174/2016/NĐ-CP:

 Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán,

hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toánnước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấpdịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam

Trang 16

 Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán

Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh; tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngânsách nhà nước và đơn vị kế toán khác quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2016/NĐ-CPđược thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách

kế toán Tổ chức đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước có thể thuê đơn vị kinh doanhdịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theopháp luật của đơn vị quyết định

Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi cử người làm dịch vụ kế toán cho khách hàng phảiđảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 51, Điều 56, Điều 58 Luật Kế toán và không thuộc cáctrường hợp không được làm kế toán hoặc không được cung cấp dịch vụ kế toán quy định tại Điều

19 và Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP

Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi cử người làm dịch vụ kế toán trưởng, phụ trách kếtoán cho khách hàng phải đảm bảo quy định tại Điều 56, 58 Luật Kế toán, Điều 21 Nghị định174/2016/NĐ-CP và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán hoặc không được cungcấp dịch vụ kế toán quy định tại Điều 19 và Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP

Người được thuê làm dịch vụ kế toán có quyền và trách nhiệm của người làm kế toán quyđịnh tại khoản 2, khoản 3 Điều 51 Luật Kế toán Người được thuê dịch vụ làm kế toán trưởng,phụ trách kế toán có quyền và trách nhiệm của kế toán trưởng quy định tại Điều 55 Luật kế toán

Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về việc thuê dịch

vụ làm kế toán, thuê dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán

 Cung cấp dịch vụ kế toán của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được cung cấp dịch vụ kế toán chodoanh nghiệp siêu nhỏ khi có ít nhất một người có chứng chỉ kế toán viên

 Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán

Theo Luật Kế toán, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kếtoán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệmquản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch

vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch

vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:

 Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột củangười có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trườnghợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhânlàm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;

 Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

 Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;

 Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế,tài chính với đơn vị kế toán đó;

 Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;

Trang 17

 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

1.6.2.2 Những nguyên tắc trong thống kê thuế

 Đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời và chính xác của thông tin thống kê

 Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp thống kê, hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu và chế

độ báo cáo thống kê thuế trên phạm vi toàn quốc

 Đảm bảo tính liêm chính, minh bạch, độc lập, không trùng lặp và chồng chéo trong quátrình thực hiện thống kê thuế

 Đảm bảo tính so sánh của số liệu thống kê thuế với các cơ quan quản lý nhà nước cóliên quan và cơ quan được giao nhiệm vụ thống kê nhà nước

1.6.3 Nội dung về kế toán, thống kê về thuế trong Luật Thuế 2019

Điều 13 Kế toán, thống kê về thuế

1 Cơ quan quản lý thuế thực hiện hạch toán kế toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vàcác khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế phải thu, đã thu, miễn,giảm, xóa nợ, không thu thuế, hoàn trả theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật vềngân sách nhà nước

2 Cơ quan quản lý thuế thực hiện thống kê số tiền thuế được ưu đãi, miễn, giảm và cácthông tin thống kê khác về thuế, người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thống kê và phápluật về thuế

3 Hằng năm, cơ quan quản lý thuế nộp báo cáo kế toán, thống kê về thuế cho cơ quan cóthẩm quyền và thực hiện công khai thông tin theo quy định của pháp luật

Trang 18

Chương II: Nội dung đổi mới và tăng cường năng lực công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, thống kê thuế và chế độ kiểm toán thuế đến năm

2030 2.1 Mục tiêu chung

 Tiếp tục triển khai các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính đăng ký thuế, nộpthuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo hướng chuẩn hóa mẫu biểu hồ sơ nhằm rútngắn thời gian giải quyết cho người nộp thuế Bên cạnh đó, tiến hành duy trì và mở rộngcác hình thức giao dịch điện tử trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế từmức độ 3 trở lên đối với doanh nghiệp và tổ chức, tập trung hỗ trợ người nộp thuế là cánhân sử dụng các hình thức giao dịch điện tử phù hợp…

 Từ đó tạo thuận lợi hơn nữa và giảm chi phí tuân thủ của người nộp thuế

 Thực hiện trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước bằng phương thức điện

tử, tự động hóa tối đa và đưa quản lý rủi ro vào các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, sửdụng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, cơ sở dữ liệu tập trung, liên kếtcác chức năng quản lý thuế

 Góp phần thực hiện các chức năng quản lý thuế một cách thống nhất, đồng bộ, hiệu quả cao

 Thực hiện thống nhất chế độ kế toán thuế, thống kê thuế trong toàn ngành Thuế theonguyên tắc tập trung, phản ánh kịp thời, chính xác thông tin thuế của người nộp thuế

 Phục vụ công tác quản lý thuế và công bố niên giám thống kê thuế

2.2 Mục tiêu riêng, nội dung và lộ trình thực hiện

2.2.1 Đăng ký thuế

2.2.1.1 Mục tiêu cụ thể

 Đến năm 2025: Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức

độ 3 và 4 trên tổng hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 80%

 Đến năm 2030: Duy trì và tăng tỷ lệ đạt được của mục tiêu trên giai đoạn 2021-2025,bên cạnh đó, tăng tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức

độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 90%

Trang 19

2.2.1.2 Nội dung thực hiện

 Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đăng ký thuế theo hướng cải cách đồng bộ, hiệuquả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người nộp thuế; rà soát, cắt giảm thànhphần hồ sơ đăng ký thuế cho nhóm người nộp thuế mà cơ quan thuế đã có đầy đủ thôngtin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, thông tin giấy tờ tùy thân của cá nhân của các

cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở kết nối hoặc trao đổi thông tin về giấy phép thànhlập và hoạt động, thông tin giấy tờ tùy thân của cá nhân với cơ quan nhà nước có thẩmquyền đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện và tối ưu hoá quy trình giải quyết thủtục hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin

 Xây dựng quy chế, quy trình, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và thực hiện kết nối,trao đổi thông tin với cơ quan có thẩm quyền về giấy phép thành lập và hoạt động (trongcác lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vựcchuyên ngành khác), cấp chứng nhận ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cấp giấychứng nhận đầu tư… theo quy định của Luật Quản lý thuế

 Xây dựng cơ sở pháp lý về liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế đối vớihợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; Xây dựng quy chế, quy trình, phần mềmứng dụng, cơ sở dữ liệu thực hiện liên thông điện tử với cơ quan đăng ký kinh doanh đốivới hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh

 Phối hợp với Bộ Công an về trao đổi thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làmcăn cứ cấp mã số thuế cho cá nhân và người phụ thuộc, cập nhật thay đổi thông tin vềgiấy tờ tùy thân cho cá nhân và người phụ thuộc, chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi cánhân chết, mất tích

2.2.1.3 Lộ trình thực hiện:

 Thực hiện thủ tục đăng ký thuế đối với cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh) trên Cổng dịch

vụ công quốc gia sử dụng dịch vụ kết nối thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Năm 2022:

 Đánh giá, rà soát quy định về đăng ký thuế của Luật Quản lý thuế để làm cơ sở báo cáo

cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến đăng ký thuế tại LuậtQuản lý thuế

 Tiếp tục hoàn thiện quy trình đăng ký thuế sửa đổi, bổ sung phù hợp với Luật Quản lýthuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành

 Phân tích và xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng Quy trình đăng ký thuế

Trang 20

 Tiếp tục triển khai thực hiện truyền nhận thông tin tài khoản ngân hàng của người nộpthuế để thực hiện quản lý thuế.

 Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện:

 Trình cấp có thẩm quyền ban hành Quy chế trao đổi thông tin về hợp tác xã giữa Hệthống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã và Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;Phân tích và xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng Quy chế

 Báo cáo Chính phủ Đề án trao đổi thông tin về hộ gia đình, cá nhân kinh doanh giữa Hệthống thông tin quốc gia về đăng ký hộ kinh doanh và Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế

 Xây dựng cơ sở pháp lý sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế để chuẩn bịtriển khai thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế

 Phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu thuế với

cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm: (1) Triển khai kết nối, chia sẻ thông tin giữa

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết

hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân không kinh doanh, rà soát chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế

cá nhân (2) Phân tích và xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng nội dungtriển khai

 Rà soát sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đơn giản hóa thôngtin đăng ký thuế hoặc cắt giảm thủ tục đăng ký thuế trên cơ sở tiếp nhận được thông tincủa cá nhân và người phụ thuộc từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

 Xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy trình để áp dụng quản lý rủi ro rủi ro trong quản

lý đăng ký thuế Trong đó, tăng cường quản lý rủi ro về đăng ký thuế của cá nhân vàngười phụ thuộc Hoàn thiện, triển khai thực hiện quy trình thu thập, rà soát thông tin vàchuẩn hóa các văn bản trao đổi thông tin với bên thứ ba từ nhiều cơ quan quản lý nhànước có liên quan

Năm 2023:

 Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện:

 Xây dựng văn bản pháp lý về liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộkinh doanh theo lộ trình Chính phủ phê duyệt

 Xây dựng và ban hành Quy chế trao đổi thông tin về hộ kinh doanh giữa Hệ thốngthông tin quốc gia về đăng ký hộ kinh doanh và Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế

 Phân tích và nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng các nội dung tại quy chế

 Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế đểtriển khai thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế

 Phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu thuế với

cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm:

 Trao đổi mở rộng thêm các dịch vụ kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốcgia về dân cư và cơ sở dữ liệu thuế theo hướng cơ sở dữ liệu thuế tự động tích hợp với

cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm cơ sở cải cách thủ tục đăng ký thuế đối với cánhân và người phụ thuộc, cập nhật thay đổi thông tin về giấy tờ tùy thân cho cá nhân vàngười phụ thuộc, chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi cá nhân chết, mất tích

Trang 21

 Xây dựng Quy chế trao đổi thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau khi thốngnhất với Bộ Công an.

 Phân tích và nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng các nội dung tại quy chế

 Rà soát sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý đăng ký thuế đảm bảo tiếp nhận và xử lýthông tin nhận được từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Phân tích và nâng cấp ứngdụng công nghệ thông tin đáp ứng các nội dung tại quy trình quản lý đăng ký thuế

 Phối hợp với các bộ, ngành xây dựng quy chế trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành với

cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Quản

lý thuế để truyền, nhận thông tin về giấy phép thành lập và hoạt động và giấy tờ tươngđương của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán,luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanhnghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tổchức khác (đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang; tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị,chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp) hoạt động kinh doanh theo quy định củapháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh

 Ban hành và triển khai thực hiện các quy định về quản lý rủi ro trong quản lý đăng kýthuế

Năm 2024:

 Phối hợp với các bộ, ngành dự thảo, xây dựng quy chế trao đổi thông tin khác giữa các

Bộ, ngành với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Quản

lý thuế

 Rà soát sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đơn giản hóathông tin đăng ký thuế hoặc cắt giảm thủ tục đăng ký thuế trên cơ sở cơ quan thuế đãnhận thông tin về giấy phép thành lập và hoạt động và giấy tờ tương đương giữa các bộ,ngành với cơ quan quản lý thuế

 Rà soát sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý đăng ký thuế đảm bảo tiếp nhận và xử lýthông tin nhận được từ các bộ, ngành, đảm bảo tính tự động giữa các bộ phận tại cơquan thuế trong quá trình xử lý hồ sơ

 Thực hiện hệ thống hóa, rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đảmbảo cơ sở cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý đăng ký thuế

Năm 2025:

 Phối hợp với các Bộ, ngành dự thảo, xây dựng quy chế trao đổi thông tin khác giữa các

Bộ, ngành với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Quản

lý thuế

Đến năm 2030:

 Tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện giai đoạn từ năm 2021-2025, rút kinh nghiệm,sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường khung pháp lý và ứng dụng tin học cho phù hợp hoặc

Trang 22

đề xuất điều chỉnh mục tiêu, lộ trình thực hiện cụ thể chưa phù hợp với thực tế triểnkhai.

 Thực hiện nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin theo các nội dung sửa đổi, bổ sung

về đăng ký thuế

 Tiếp tục hệ thống hóa, rà soát, hoàn thiện các quy định để đảm bảo cơ sở pháp lý choviệc nâng cao quản lý rủi ro trong công tác đăng ký thuế

2.2.2 Khai thuế

2.2.2.1 Mục tiêu cụ thể

 Tỷ lệ khai thuế điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%;của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế đạt tối thiểu 85%;của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sử dụng hóađơn điện tử đạt tối thiểu 85%

 Tỷ lệ tờ khai đã nộp đúng hạn của doanh nghiệp đạt tối thiểu 98%, của cá nhân đạt tốithiểu 85%

2.2.2.2 Nội dung

Cải cách quy định thủ tục hành chính liên quan đến người nộp thuế; rà soát, cắt giảmthành phần hồ sơ khai thuế, tối ưu hoá quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứngdụng công nghệ thông tin Cụ thể:

 Thể chế hoá việc khai thuế theo phương thức điện tử; Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cơchế kê khai thuế để giảm tần suất kê khai thuế; Mở rộng phạm vi người nộp thuế khaitập trung tại một nơi phù hợp với mô hình tổ chức quản lý và hạch toán kế toán củangười nộp thuế, thay thế bằng phương pháp phân bổ thuế để đáp ứng yêu cầu phân cấpngân sách nhà nước

 Thiết kế mẫu hồ sơ khai thuế phù hợp từng phân đoạn người nộp thuế; Hỗ trợ điền sẵnthông tin tờ khai từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và từ thông tin do bên thứ ba cungcấp; xây dựng các mẫu biểu hồ sơ khai thuế kết hợp nhiều sắc thuế và khoản thu có tínhchất tương đồng

 Triển khai dịch vụ thuế điện tử đến toàn bộ người nộp thuế, trong đó đẩy mạnh việc tiếpnhận các hồ sơ khai thuế cũng như gửi thông tin, thông báo đến người nộp thuế theophương thức điện tử nhanh chóng, kịp thời;

 Nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý khai thuế đối với nền kinh tế phi chính thức, khaithuế đối với nền kinh tế số

 Triển khai dịch vụ thuế điện tử, áp dụng hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung cấpdịch vụ đến toàn bộ người nộp thuế, cả các cá nhân cũng như doanh nghiệp

Tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước bằng phương thức điệntử; Tự động hóa các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trong nội bộ cơ quan thuế với hệ thống ứngdụng công nghệ thông tin hiện đại, cơ sở dữ liệu tập trung, liên kết giữa các chức năng quản lýthuế Cụ thể:

 Sửa đổi các quy trình trên nền tảng tự động hóa các khâu quản lý thuế

Trang 23

 Xây dựng cơ sở dữ liệu khai thuế tập trung, hiện đại, chính xác, kịp thời, đáp ứng cácyêu cầu công tác quản lý thu thuế, thu thập và cung cấp các thông tin hỗ trợ điền sẵnthông tin tờ khai

 Tăng cường trao đổi thông tin tự động với các cơ quan quản lý nhà nước khác và cácbên thứ ba để chủ động thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý thu thuế và cungcấp dữ liệu cho việc đánh giá và xác định rủi ro tuân thủ của người nộp thuế

2.2.2.3 Lộ trình thực hiện

Năm 2021

 Hoàn thiện cơ sở pháp lý các giao dịch khai thuế theo phương thức điện tử

 Triển khai điện tử hóa thủ tục khai lệ phí trước bạ, nhà đất, các khoản thu cá nhân, thukhác

 Sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý thuế Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các vănbản hướng dẫn thi hành

 Triển khai giai đoạn I tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, PhúThọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định đạt tỷ lệ 70% đối với doanh nghiệp, tổ chứcthuộc diện áp dụng hoá đơn điện tử

Năm 2022

 Đánh giá, rà soát quy định về khai thuế của Luật Quản lý thuế để làm cơ sở báo cáo cơquan có thẩm quyền hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hồ sơ, thời hạn, địa điểmnộp hồ sơ khai thuế tại Luật Quản lý thuế

 Tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý thuế phù hợp với Luật Quản lý thuế số38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành

 Phân tích và xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng Quy trình quản lý thuế

 Cung cấp thông tin về nghĩa vụ khai thuế của người nộp thuế trên cổng thông tin điện tửcủa ngành thuế

 Tiếp tục triển khai điện tử hóa thủ tục khai lệ phí trước bạ, nhà đất, các khoản thu cánhân, thu khác

 Tiếp tục triển khai giai đoạn II trên toàn quốc đạt tỷ lệ 100% đối với doanh nghiệp, tổchức, cá nhân, hộ kinh doanh thuộc diện áp dụng hoá đơn điện tử

 Triển khai các quy định về quản lý khai thuế đối với nền kinh tế số

 Xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy trình để áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý kêkhai thuế

Năm 2023

 Tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và quản lý nghĩa vụ người nộpthuế sửa đổi, bổ sung phù hợp với Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bảnhướng dẫn thi hành

 Tiếp tục phân tích và xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng Quy trình quản

lý khai thuế, nộp thuế và quản lý nghĩa vụ người nộp thuế

Trang 24

 Xây dựng cơ chế kê khai thuế theo phân đoạn người nộp thuế theo lĩnh vực ngành nghề,theo quy mô

 Xây dựng quy chế trao đổi thông tin với cơ quan quản lý địa chính để cơ quan thuếđược chia sẻ cơ sở dữ liệu về đất đai phục vụ công tác quản lý thuế

 Xây dựng quy chế phối hợp trao đổi với cơ quan quản lý thông tin về quản lý thuế tàinguyên; Xây dựng cơ chế rà soát, cập nhật thường xuyên giá tính thuế tài nguyên để tạo

sự bình đẳng nghĩa vụ thuế, khuyến khích doanh nghiệp khai thác chế biến sâu tàinguyên, nâng cao giá trị gia tăng tài nguyên

 Thu thập dữ liệu hóa đơn làm cơ sở đối chiếu với các dữ liệu do người nộp thuế kê khai

 Tiếp tục triển khai điện tử hóa thủ tục khai lệ phí trước bạ, nhà đất, các khoản thu cánhân, thu khác

 Tiếp tục hoàn thiện việc triển khai toàn quốc đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộkinh doanh thuộc diện áp dụng hoá đơn điện tử; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định(nếu có)

 Thiết lập hệ thống thu thập thông tin từ các bên thứ ba để nhận diện người nộp thuếchưa đăng ký, chưa khai thuế

 Ban hành và triển khai thực hiện các quy định về quản lý rủi ro trong quản lý kê khaithuế

Năm 2024

 Bổ sung, sửa đổi và thiết kế hồ sơ khai thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện,tăng cường điền các thông tin có sẵn giúp giảm tối đa chi phí tuân thủ của người nộpthuế và giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế

 Nghiên cứu, xây dựng cơ chế kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý theotừng phân đoạn người nộp thuế

 Tiếp tục triển khai điện tử các tờ khai thuế của cá nhân

 Kết nối liên thông điện tử giữa các cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa liênthông và cơ quan thuế trong việc luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính vàthông báo nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất

 Phối hợp với kết quả triển khai Đề án phân cấp ngân sách để xây dựng phương án mởrộng phạm vi người nộp thuế khai thuế tập trung tại một nơi và nộp thuế phân bổ chonhiều nơi

 Tiếp tục hoàn thiện việc triển khai toàn quốc đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộkinh doanh thuộc diện áp dụng hoá đơn điện tử; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định(nếu có)

 Nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý khai thuế đối với nền kinh tế phi chính thức

 Thực hiện hệ thống hóa, rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đảmbảo cơ sở cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý kê khai thuế

Năm 2025

Ngày đăng: 14/08/2024, 18:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w