Tình hình trong nướcTình hình trong nước Đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế -xã hội: Sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được;
Trang 1Đ䄃⌀I H伃⌀C QU퐃ĀC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
MÔN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
LÀM RÕ YÊU CẦU KHÁCH
QUAN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI;
NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠI HỘI VI CỦA ĐẢNG 1986
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Phan Khánh Bằng
Lớp HP: 222DL0610 Mã HP: DL06
Thời gian: Học kỳ II, năm học 2022 - 2023
TP HCM, tháng 02 năm 2023
0
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
NHÓM 5
1 Trần Lê Trâm Anh K225021950 Nội dung phần “Mục tiêu” Hoàn thành tốt
2 Nguyễn Phúc Thiên Ân K225021952 - Tìm kiếm hình ảnh
- Làm bài tiểu luận
Hoàn thành tốt
3 Lê Trương Mỹ Hằng K225021960 - Tìm kiếm hình ảnh
- Làm bài tiểu luận
Hoàn thành tốt
4 Nguyễn Trà My K225021973 - Nội dung phần “Tình
hình trong nước”
- Thuyết trình
Hoàn thành tốt
5 Lê Yến Nhi K225021979 - Nội dung phần “Kết luận
phần I” và “Thành tựu”
- Thuyết trình
- Trình bày thể thức
Hoàn thành tốt
6 Trần Hồng Nhung K225021982 - Nội dung phần “Kết luận
phần I” và “Thành tựu”
- Thuyết trình
Hoàn thành tốt
7 Trần Thanh Thảo K225021993 - Nội dung phần “Đổi mới
tư duy lý luận” và “Đổi mới kinh tế”
- Thuyết trình
Hoàn thành tốt
8 Trần Quốc Trung K225021997 - Nội dung phần “Về
nhiệm vụ đối ngoại” và
“Về xây dựng Đảng”
- Thuyết trình
Hoàn thành tốt
9 Trương Thiên Vấn K225022003 - Nội dung phần “Tình
hình thế giới” và “Kết luận”
Hoàn thành tốt
1
Trang 3- Thiết kế slide
- Thuyết trình
10 Đinh Nguyễn Hoàng
Yến K225022005 - Nội dung phần “Vềchính sách xã hội” và “Về
quốc phòng và an ninh”
- Thuyết trình
Hoàn thành tốt
2
Trang 4MỤC LỤC
II NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠI HỘI VI
2.1 Đổi mới tư duy lý luận 7
2.3.1 Kế hoạch hoá dân số, giải quyết việc làm cho người lao động 8 2.3.2 Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục trật
tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực xã hội 9 2.3.3 Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân 9 2.3.4 Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội 9 2.4 Về quốc phòng và an ninh 10 2.5 Về nhiệm vụ đối ngoại 11
3.2 Về chính trị - xã hội 13
3
Trang 5I YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
1 Tình hình thế giới
Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra những biến đổi to lớn, sâu sắc Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc
tế hoá các lực lượng sản xuất Các nước tư bản chủ nghĩa, do điều chỉnh, thích ứng và
sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể Hố ngăn cách giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng sâu rộng Sự bóc lột ngày càng nặng nề của các nước đế quốc chủ nghĩa khiến nhiều nước Á, Phi,
Mỹ La tinh ngày càng bần cùng và nợ nần chồng chất Phong trào công nhân của các nước tư bản có bước phát triển mới Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh; phong trào không liên kết trở thành lực lượng chính trị rộng lớn có vai trò ngày càng quan trọng
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, cải tổ, cải cách và đổi mới đã trở thành xu thế khách quan ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa Cả Liên Xô và Trung Quốc đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, và họ đang bước vào cải cách, cải tổ với các hình thức và mức độ khác nhau, có nước thành công, có nước thất bại Bối cảnh đó cho Đảng ta những bài học để định hướng được con đường đổi mới đúng đắn nhất cho nước nhà
2 Tình hình trong nước
Tình hình trong nước Đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế
-xã hội: Sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được; tài nguyên bị lãng phí; phân phối lưu thông rối ren, nhiều người lao động chưa
có việc làm, hàng tiêu dùng không đủ, nhà ở và điều kiện vệ sinh thiếu thốn Tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm; quần chúng giảm lòng tin đối với
sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước Nhìn tổng quát, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân Nguyên nhân chủ quan của tình hình trên là những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn Tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho tình hình kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng Bên cạnh đó, nước ta lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc gây ra…
4
Trang 63 Kết luận
Do ảnh hưởng từ những biến động chính trị của thế giới, đặc biệt sự khủng hoảng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tình hình Việt Nam hết sức nguy cấp: kinh
tế đất nước khó khăn triền miên, toàn thể nhân dân phải đối diện với những bế tắc, những rào cản của cơ chế cũ đã tỏ ra lỗi thời cần sớm thay đổi, Tất cả buộc Chính phủ đương thời phải nhìn lại và cho rằng đó chính là những sai lầm tả khuynh duy ý chí của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu quá trì trệ
Thực tiễn cho thấy để tiếp tục giữ vững chế độ, ổn định đời sống của người dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện Trong đó, đổi mới nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa là yêu cầu tiên quyết của đất nước và thời đại lúc này Quá trình này đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân không ngừng tìm tòi, đưa ra những sáng tạo có tính cách mạng
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 không phải được được tiến hành một cách ngẫu nhiên Yêu cầu đổi mới ở Việt Nam xuất phát từ thực tiễn khách quan, là do yêu cầu của cách mạng Việt Nam và là vấn đề sống còn của cách mạng Việt Nam Các yếu tố tác động từ bối cảnh trong nước hay quốc tế là những nguyên nhân dẫn đến lý do vì sao Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới năm
1986 Tuy nhiên, tác động từ bối cảnh trong nước có vai trò quyết định thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam năm 1986
Với sự tác động từ hai yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đứng trước tình trạng “khó khăn chồng chất khó khăn”, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là phải cần có một công cuộc đổi mới mạnh mẽ, thay đổi cơ bản cách nghĩ, cách làm Cuối những năm 70, ở một số địa phương bước đầu đã có những tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề do thực tiễn đặt ra Qua những thành công đạt được trong những bước đầu tiên, Đảng và nhân dân ta càng nhận thấy sự cần thiết của việc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả, thiết thực hơn với tình hình thực tiễn của đất nước Đối với nước ta lúc bấy giờ, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước
II NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠI HỘI VI CỦA ĐẢNG 1986
1 Mục tiêu
Trên cơ sở nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát đại hội nêu lên 5 mục tiêu kinh
tế xã hội cơ bản sau :
5
Trang 7Đầu tiên, sản xuất đủ tiêu dùng, có tích luỹ Trước mắt là đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu của xã hội, dần ổn định, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất
và văn hoá của nhân dân: đảm bảo ăn no, mặc ấm, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về nhà
ở, bảo vệ sức khoẻ, đi lại, học hành Yêu cầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế để đủ sức tiếp nhận và đưa vào tái sản xuất mở rộng vay vốn và viện trợ của nước ngoài Thứ hai, bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất Tính hợp lý của cơ cấu kinh tế trước hết là cơ cấu ngành kinh tế phải phù hợp với quy luật về sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, phù hợp khả năng của đất nước,
sự phân công lao động và hợp tác quốc tế Cơ cấu kinh tế ấy phải đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối với nhịp độ tăng trưởng ổn định Cơ cấu kinh tế ấy phải hướng vào việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Trong suốt thời kỳ quá độ cần cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới Phải củng cố các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, làm cho các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân,thể hiện được tính ưu việt về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thu nhập của người lao động và tích lũy cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội Hình thành đồng bộ hệ thống mới
về quản lý kinh tế
Thứ tư, tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội Có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đầu tiên là phải giải quyết một phần quá trình việc làm cho người lao động và đảm bảo
về cơ bản phân phối theo lao động Thực hiện công bằng xã hội phù hợp điều kiện cụ thể nước ta Thực hiện nguyên tắc mọi người sống và làm việc theo pháp luật Cuối cùng, đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh Quốc phòng an ninh được xây dựng và củng cố ngày càng vững mạnh đảm bảo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng kinh tế Củng cố thế trận bảo vệ tổ quốc cả về quốc phòng và an ninh Đại hội lần VI của Đảng không ấn định thời gian cụ thể khi nào kết thúc chặng đường đầu tiên
Đại hội cho rằng: “Cái mốc đánh dấu chặng đường đầu tiên, kết thúc là đạt được
5 mục tiêu nói trên Độ dài của chặng đường đầu tiên tuỳ thuộc một phần quan trọng vào việc vận dụng những bài học đã rút ra từ thực tiễn 10 năm qua, để đẩy nhanh nhịp
độ phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới”
6
Trang 82 Nội dung đường lối đổi mới
2.1 Đổi mới tư duy lý luận
Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả với hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp Đổi mới toàn diện và đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế
2.2 Đổi mới kinh tế
Xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp và hình thành cơ chế thị trường Đồng thời, xây dựng kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Lợi ích đầu tiên của các đường lối đổi mới trên có thể là cạnh tranh trong nền sản xuất hàng hóa buộc các chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng, chi phí sản xuất giảm ở mức thấp nhất
để chiến thắng trong cạnh tranh Quá trình đó đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Thứ hai là kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ, làm cho sản xuất gắn với tiêu dùng Kinh tế thị trường chịu sự chi phối của quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, buộc mỗi người sản xuất tự chịu trách nhiệm về hàng hóa mình làm ra Mỗi người sản xuất đều chịu sức ép buộc phải quan tâm tới sự tiêu thụ trên thị trường, sao cho sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận và cũng từ đó họ mới có thu nhập Thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất vì thế mà phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong sản xuất Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo điều kiện ra đời nền sản xuất lớn xã hội hóa cao; đồng thời chọn lọc được những nhà sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình
độ, đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của đất nước
Từ đó, phát triển nền kinh tế thị trường làm cho lực lượng sản xuất phát triển sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Đường lối này bắt nguồn từ nhu cầu việc phân bố tài nguyên thiên nhiên và phát triển không đồng đều về trình độ khoa học kỹ thuật giữa các nước dẫn đến yêu cầu sử dụng sao cho hiệu quả nguồn lực mỗi quốc gia Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại càng trở nên sôi động Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại làm cho quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành
xu hướng tất yếu của thời đại Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất: vượt khỏi khuôn khổ quốc gia để trở thành
7
Trang 9lực lượng sản xuất mang tính quốc tế; đẩy nhanh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế, hình thành nền kinh tế như một chỉnh thể có nhiều quốc gia tham gia, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau từ đó tạo thành thị trường quốc tế với giá cả quốc
tế chi phối Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, có ý nghĩa rất to lớn Thứ nhất là rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại, thu nhận và xử lý thông tin nhanh chóng và thuận tiện Thứ hai là làm cho quá trình giao lưu, liên kết, phân công
và hiệp tác quốc tế phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu
Quá trình quốc tế hoá đời sống được thể hiện qua sự phân công và hợp tác quốc
tế giữa các nước, các khu vực ngày càng phát triển Một sản phẩm cuối cùng là kết quả của hàng chục, hàng trăm cô nhiều nước khác nhau cùng tham gia sản xuất Ví dụ: sản xuất máy bay Sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước ngày càng làm cho các nước phụ thuộc vào nhau ngày càng chặt chẽ về nhiều mặt Mỗi nước có lợi thế riêng và khai thác tối đa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của mình, vậy nên nước Việt Nam trước tình hình đó cần lựa chọn phương án hội nhập để bắt kịp xu thế toàn cầu, nâng cao vị thế và tiềm lực quốc gia
2.3 Về chính sách xã hội
Đại hội đại biểu lần thứ VI thể hiện bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng
về chính sách xã hội, đã đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của chính sách xã hội trong phát triển đất nước Chính sách xã hội được coi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, là động lực to lớn, phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Về quan điểm xây dựng và thực hiện chính sách xã hội, Nghị quyết Đại hội lần thứ VI năm 1986 khẳng định “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc… thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội”
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ văn hóa phải phù hợp yêu cầu và khả năng cùng với chủ trương chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất
Báo cáo Đại hội VI năm 1986 đã trình bày đầy đủ nhất, toàn diện nhất các phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của chính sách xã hội trong một cấu trúc gồm bốn nhóm chính:
2.3.1 Kế hoạch hoá dân số, giải quyết việc làm cho người lao động
(i) Về chính sách kế hoạch hoá dân số
8
Trang 10Báo cáo chính trị năm 1986 xác định rõ quan điểm coi kế hoạch hóa dân số, kế hoạch hóa gia đình là điều kiện tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Do vậy, mục tiêu cụ thể của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình được đặt ra vào năm 1986 là phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số đến năm 1990 xuống 1,7% Giải pháp thực hiện là cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình miễn phí; tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tập trung vào những người trong độ tuổi sinh đẻ; có chế độ khen thưởng và xử phạt thích hợp; duy trì mô hình gia đình ít con Theo báo cáo năm 1986 đặt ra mục đích làm thay đổi tâm lý, tập quán của nhân dân, nhất là nam nữ thanh niên đối với việc kế hoạch hóa gia đình, chủ yếu để giảm tỷ lệ tăng dân số, tạo điều kiện tăng thu nhập mà chưa đặt ra vấn đề cân bằng giới tính khi sinh
(ii) Về giải quyết việc làm cho người lao động
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để giải quyết, sắp xếp việc làm cho người lao động thất nghiệp; thực hiện chủ trương phân bổ lại lực lượng lao động
và dân cư, vận động nhân dân đi khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long Có chủ trương đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được triển khai mạnh mẽ; đã giải quyết được việc làm cho một bộ phận thanh niên, đồng thời đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước sau này
2.3.2 Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực xã hội
Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện thực tế; bảo đảm an toàn xã hội, nhanh chóng khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Thực hiện sống và làm việc theo pháp luật Nghiêm trị các phần tử làm ăn phi pháp 2.3.3 Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân
Về giáo dục, văn hoá, nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hoá, có kỹ thuật, có kỷ luật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng công tác y tế và thể dục thể thao, nhất là ở cơ sở, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân
2.3.4 Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội
Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, gia đình có công với cách mạng, công nhân, viên
9