Làm rõ yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới, nộidung đường lối đổi mới được thông qua tại đại hội vi củađảng 1986

21 0 0
Làm rõ yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới, nộidung đường lối đổi mới được thông qua tại đại hội vi củađảng 1986

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài:Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều yếu tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT

ĐỀ: LÀM RÕ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, NỘIDUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠI HỘI VI CỦA

9 Nguyễn Ngọc Thảo Vân K224010075 100% 10 Nguyễn Lê Trúc Phương K224020186 100%

12 Ngô Thị Thuận Thương K225032118 100%

GVHD: THẦY PHAN KHÁNH BẰNGMÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ HỌC PHẦN: 231DL0620

Trang 3

3 Kết luận công cuộc đổi mới là yêu cầu khách quan 6

II Nội dung đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội VI của Đảng 1986 6

1 Mục tiêu của đường lối đổi mới 6

2 Nội dung công cuộc đổi mới 7

2.1 Đổi mới tư duy lý luận: 7

2.2 Đổi mới về kinh tế: 9

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài:

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều yếu tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tổng kết quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng, đã nêu lên một bài học cơ bản: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đã gần 40 năm kể từ Đại hội VI (15-18/06/1986) của Đảng, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đã có sự chuyển biến rõ rệt, vượt qua tình trạng khó khăn, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa Nước ta không còn là một nước công nghiệp lạc hậu, kém phát triển Nước ta từ quan liêu bao cấp đã trở thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội VI đã thay đổi cơ bản phương thức phát triển của đất nước, mở đầu cho hàng loạt những đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa xã hội

Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của Đại hội VI đối với sự đổi

mới và phát triển cúa đất nước, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Làm rõ yêu cầukhách quan của công cuộc đổi mới, nội dung đường lối đổi mới được thông quatại Đại hội VI của Đảng 1986” Tiểu luận sẽ làm rõ yêu của khách quan của công

cuộc đổi mới, nêu bật nội dung cũng như ý nghĩa lịch sử của đường lối đổi mới mà Đảng ta đã đề ra trong Đại hội.

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân chúng em còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của thầy để bài thuyết trình của chúng em được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn thầy!

2 Mục đích, yêu cầu:

Mục đích: tất cả học sinh trong lớp hiểu rõ được nội dung công cuộc đường lối đổi mới, xác định, nhìn nhận được tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Yêu cầu:

+ Phân tích yêu cầu khách quan dẫn đến công cuộc đổi mới.

Trang 5

+ Phân tích nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng + Đánh giá khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng.

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp lý luận kết hợp phân tích, tổng hợp, đánh giá - Tổng hợp nguồn từ sách, tài liệu tham khảo trên internet.

Trang 6

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực lượng sản xuất Các nước tư bản chủ nghĩa, do điều chỉnh, thích ứng và sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể.

Hố ngăn cách giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng sâu rộng Sự bóc lột ngày càng nặng nề của các nước đế quốc chủ nghĩa khiến nhiều nước Á, Phi, Mỹ La tinh ngày càng bần cùng và nợ nần chồng chất Phong trào công nhân của các nước tư bản có bước phát triển mới

Hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh; phong trào không liên kết trở thành lực lượng chính trị rộng lớn có vai trò ngày càng quan trọng.

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, cải tổ, cải cách và đổi mới đã trở thành xu thế khách quan ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa Cả Liên Xô và Trung Quốc đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, và họ đang bước vào cải cách, cải tổ với các hình thức và mức độ khác nhau, có nước thành công, có nước thất bại Bối cảnh đó cho Đảng ta những bài học để định hướng được con đường đổi mới đúng đắn nhất cho nước nhà.

2 Tình hình trong nước

Đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội: Sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được; tài nguyên bị lãng phí phân phối lưu thông rối ren, nhiều người lao động chưa có việc làm, hàng tiêu dùng không đủ, nhà ở và điều kiện vệ sinh thiếu thốn Tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm; quần chúng giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của

Trang 7

Đảng và sự điều hành của Nhà nước Nhìn tổng quát, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Nguyên nhân chủ quan của tình hình trên là những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn Tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, việc bố trẻ sai cơ cấu kinh tế, cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho tình hình kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng.

Bên cạnh đó, nước ta lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc gây ra

3 Kết luận công cuộc đổi mới là yêu cầu khách quan

Với sự tác động sâu sắc từ hai yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải cần có một công cuộc đổi mới mạnh mẽ, thay đổi cơ bản cách nghĩ, cách làm Cuối những năm 70, ở một số địa phương bước đầu có những tìm tòi, thử.

nghiệm, đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề do thực tiễn đặt ra Qua những thành công bước đầu đạt được trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đó, Đảng và nhân dân ta càng nhận thấy sự cần thiết đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả hơn Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn.

II NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠIHỘI VI CỦA ĐẢNG 1986

1 Mục tiêu của đường lối đổi mới

Mục tiêu bao trùm đặt ra cho công cuộc đổi mới được Đại hội VI xác định là: “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm những nhu cầu thiết yếu cho nhân dân, xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đi lên, củng cố vững chắc quốc phòng và an ninh.

Trang 8

2 Nội dung công cuộc đổi mới

2.1 Đổi mới tư duy lý luận:

Ðại hội lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Ðảng trong lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức.

Với "tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", đánh giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ 1975-1986.

Đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, khuyết điểm đó, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa tả khuynh, vừa hữu khuynh.

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.

Trong lĩnh vực tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và sự yếu kém về vận dụng các quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Về tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là thiếu quy hoạch và chậm đổi mới cán bộ; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu; tổ chức bộ máy quá lớn, chồng chéo và kém hiệu lực; giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên thiếu chặt chẽ.

Trong công tác tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo một số quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức, không xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của công việc; cách làm lại thiếu quy hoạch, chưa chú ý lắng nghe ý kiến của quần chúng Công tác giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên thiếu chặt chẽ.

Đại hội rút ra bốn bài học quý báu:

Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy

dân làm gốc".

Đặc biệt chăm lo củng cố sự liên hệ giữa Đảng và nhân dân;

Tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa quan liêu.

Trang 9

Mỗi đảng viên cộng sản phải thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động.

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo

quy luật khách quan.

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện

Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo

nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ðại hội xác định: Ðảng phải trưởng thành về lãnh đạo chính trị, phát triển và cụ thể hóa đường lối, đề ra những giải pháp đúng đắn đối với những vấn đề mới của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Ðể tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Ðảng phải đổi mới về nhiều mặt:

- Đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới công tác tư tưởng; đổi mới công tác cán bộ và phong cách làm việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.

- Đảng cần phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra"; tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước là điều kiện tất yếu để huy động lực lượng của quần chúng.

Ðại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Ðiều lệ Ðảng cho phù hợp tình hình mới.

Ðổi mới toàn diện thật sự là ý Ðảng, lòng dân Nghị quyết Ðại hội VI vào cuộc sống là quá trình thể nghiệm, tìm tòi, từng bước cụ thể hóa, phát triển và tổ chức thực hiện những định hướng lớn Ðảng và Nhà nước vừa tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách, giữ vững ổn định chính trị, vừa thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trang 10

2.2 Đổi mới về kinh tế:

Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp, chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường.

Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:

- Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy:

Hướng mọi cố gắng vào việc đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu của xã hội, dần dần ổn định và tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân Cụ thể là bảo đảm ăn đủ no, có thêm dinh dưỡng, mặc đủ ấm; đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về bảo vệ sức khoẻ và chữa bệnh, đi lại, học hành và hưởng thụ văn hoá, tăng thêm đồ dùng thiết yếu của các gia đình, khắc phục một bước khó khăn về nhà ở, nhất là tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung.

Ổn định đời sống nhân dân phải đi đôi với bảo đảm yêu cầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để đủ sức tiếp nhận và đưa vào tái sản xuất mở rộng vốn vay và viện trợ của nước ngoài.

- Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là "lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu", coi đó là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hóa trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ:

Về lương thực, thực phẩm: bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ Đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động.

Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu.

Về hàng xuất khẩu: tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hoá cần thiết.

- Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa thường xuyên, với hình thức, bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp và lực lượng sản xuất phát triển:

Trang 11

Tăng cường kinh tế xã hội chủ nghĩa trên cả ba mặt chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối, làm cho kinh tế quốc doanh phát huy được vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể giữ vị trí quyết định trong nền kinh tế quốc dân, chi phối được các thành phần kinh tế khác.

Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình.

Sử dụng khả năng tích cực của kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá.

Sử dụng kinh tế tư bản tư nhân (tư sản nhỏ) trong một số ngành, nghề, đi đôi với cải tạo họ từng bước bằng nhiều hình thức kinh tế tư bản nhà nước.

Xoá bỏ thương nghiệp tư bản tư nhân.

- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông:

Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

Cơ chế mới lấy kế hoạch hoá làm trung tâm, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quản lý bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu kết hợp với biện pháp hành chính, giáo dục, thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiết lập trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế.

Giải phóng năng lực sản xuất; tập trung sức bảo đảm vật tư và cải tiến các chính sách cụ thể.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả các chính sách xã hội.

- Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.

Năm phương hướng lớn phát triển kinh tế là:

- Bố trí lại cơ cấu sản xuất;

- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;

- Sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế;

- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học - kỹ thuật:

Trang 12

Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được khẳng định là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế.

Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế mới về quản lý kinh tế mà chúng ta đang xây dựng.

Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phải nắm vững những vấn đề có tính nguyên tắc dưới đây:

o Thực hiện tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế; o Đổi mới kế hoạch hóa;

o Sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại:

Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là mở rộng quan hệ phân công, hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Trong toàn bộ công tác kinh tế đối ngoại, khâu quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.

Đại hội VI nhấn mạnh: "Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sáchkinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềmtàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnhmẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa".

2.3 Về chính sách xã hội:

Đại hội khẳng định, chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, cần có chính sách cơ bản, lâu dài, xác định được những nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên.

Bốn nhóm chính sách xã hội:

- Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động:

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:42