1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đổi mới sáng tạo và khởi nghiệpdự án chuỗi cửa hàngtrái cây sạch cleanfruittrên địa bàn thành phốcầnthơ

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanhDự án kinh doanh trái cây sạch tại Cần Thơ là một ý tưởng kinh doanh hiệnđại và phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay vì người tiêu dù

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠKHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆPDỰ ÁN CHUỖI CỬA HÀNG

TRÁI CÂY SẠCH CLEANFRUITTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠNgành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Th.S Nguyễn Thị Mộng Ngân Trần Thị Minh LýLê Thị Ngọc NgoanThái Phạm Huỳnh NhưHồ Ngọc Minh ThưLương Ngọc TiềnĐặng Thị Thuỳ Trang

Cần Thơ – 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠKHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆPDỰ ÁN CHUỖI CỬA HÀNG

TRÁI CÂY SẠCH CLEANFRUITTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠNgành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Th.S Nguyễn Thị Mộng Ngân Trần Thị Minh LýLê Thị Ngọc NgoanThái Phạm Huỳnh NhưHồ Ngọc Minh ThưLương Ngọc TiềnĐặng Thị Thuỳ Trang

200009920001812000321200033120003672000528

Trang 3

ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

sinh viênNội dung thực hiệnĐánh giá

Lê Thị Ngọc Ngoan 2000181

Tổng quan về dự án, sảnphẩm và yếu tố quyết địnhthành công của doanh nghiệp

Trần Thị Minh Lý 2000099 Kết luận và PowerPoint 100%Thái Phạm Huỳnh Như 2000099 Kế hoạch tài chính, Kế hoạch

Hồ Ngọc Minh Thư 2000331 Dự phòng rủi ro của dự án 100%

Đặng Thị Thuỳ Trang 2000528 Kế hoạch tài chính, Chiến

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm sốĐiểm chữCần Thơ, ngày tháng năm 2024

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm xin cam đoan các nội dung trong bài báo cáo là nghiên cứu của nhóm đượcsự hướng dẫn của Ths Nguyễn Thị Mộng Ngân Ngoài ra trong bài báo cáo có sửdụng một số thông tin, dữ liệu và số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánhgiá được thu thập từ các nguồn và chú thích rõ ràng Nếu phát hiện có bất kỳ sự gianlận nào nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình.

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo môn Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp này, lời đầu tiêncho nhóm gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý Thầy Cô Trường Đại học Kỹ thuật -Công nghệ Cần Thơ đã tạo cho chúng em những điều kiện học tập tốt nhất Cảm ơnquý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản lý công nghiệp Trường Đại học Kỹ thuật - Côngnghệ Cần Thơ, đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em để vận dụng vàothực hiện và hoàn thành bài báo cáo Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâusắc với cô Ths Nguyễn Thị Mộng Ngân, người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng vàgóp ý trong quá trình thực hiện bài báo cáo giúp chúng em hoàn thành tốt bài báo cáomôn Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ýkiến đóng góp quý báu của cô để nhóm em có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức, thựchiện tốt hơn những bài báo cáo tiếp theo và vận dụng những kiến thức đó vào côngviệc thực tế sau này.

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1

1.1 Giới thiệu về dự án kinh doanh 1

1.1.1 Nguồn gốc và cơ sở hình thành ý tưởng 1

1.1.2 Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng 1

1.1.3 Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh 1

1.2 Các sản phẩm của doanh nghiệp 2

1.3 Các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp 2

1.4 Đánh giá dự án kinh doanh 3

2.1.3 Phân đoạn thị trường 9

2.1.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh 9

2.2 Xây dựng Chiến lược Marketing 11

2.2.1 Mục tiêu của Marketing 11

2.2.2 Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường 12

2.2.3 Chiến lược sản phẩm 13

2.2.4 Chiến lược giá 13

2.2.5 Chiến lược phân phối 13

2.2.6 Chiến lược xúc tiến bán 19

CHƯƠNG 3 20

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 20

Trang 8

3.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu 20

5.2 Rủi ro về đối thủ cạnh tranh 28

5.3 Rủi ro do nguồn cung ứng 29

5.4 Rủi ro với khách hàng 30

CHƯƠNG 5 31

KẾT LUẬN 31

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân tích đối thủ cạnh tranh 10

Bảng 2.2: Giá thành sản phẩm 16

Bảng 3.1: Chi phí đầu tư ban đầu 20

Bảng 3.2: Doanh thu dự kiến 5 năm 21

Bảng 3.3: Chi phí duy trì họat động hàng năm của dự án 21

Bảng 3.4: Dự toán lợi nhuận của dự án: 22

Bảng 4.1: Kế hoạch bố trí nhân sự 24

Bảng 4.2: Câu hỏi phỏng vấn nhân viên 26

Bảng 4.3: Chi phí trả lương nhân viên tính trên một tháng 27

Trang 10

VietGAP Vietnamese Good AgriculturalPractices

Thực hành sản xuất nông nghiệptốt ở Việt Nam

GlobalGAP Good Agricultural Practices Thực hành sản xuất nông nghiệptốt toàn cầu

Trang 11

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu về dự án kinh doanh

1.1.1 Nguồn gốc và cơ sở hình thành ý tưởng

Thực tế kinh doanh trái cây là một lĩnh vực đầy hứa hẹn với nhu cầu tiêuthụ trái cây ngày càng tăng do ý thức về sức khỏe và dinh dưỡng của người dânngày càng cao Đặc biệt, khi mà thời gian vừa qua đã xuất hiện một số thôngtin xấu liên quan đến hoa quả, trái cây Trung Quốc gây hoang mang và ảnhhưởng đến sức khỏe người dân Xuất phát từ thực tế việc người tiêu dùng đãbắt đầu cảnh giác với trái cây Trung Quốc, nhóm chúng em muốn thành lập dựán kinh doanh trái cây sạch tại địa bàn Cần Thơ Dự án kinh doanh thành lậpchuỗi trái cây sạch nhằm mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao khảnăng cạnh tranh với các nhà phân phối lớn trên thị trường Đồng thời, cung cấpcho người tiêu dùng trái cây tươi ngon và đảm bảo chất lượng.

1.1.2 Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng

Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến kinh doanh thực phẩm bẩnđang khiến nhiều người cảm thấy hoang mang lo sợ đến sức khỏe bị ảnh hưởng,tính mạng bị đe dọa Việc tràn lan của trái cây không rõ nguồn gốc đã làm tăngsự quan tâm của người dân đến chất lượng và an toàn của trái cây.

Với sự phát triển của đời sống nhân dân và tăng trưởng của trình độ dân trí,người dân đã trở nên quan tâm hơn đến sức khỏe của mình.Vì vậy, việc sửdụng trái cây sạch và an toàn trở nên quan trọng hơn hết.

1.1.3 Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

Dự án kinh doanh trái cây sạch tại Cần Thơ là một ý tưởng kinh doanh hiệnđại và phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay vì người tiêu dùng ngàycàng quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm.

Nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, là một trong những khu vựccó sản lượng trái cây lớn và đa dạng, có thể tiếp cận dễ dàng nguồn nguyên liệu

Trang 12

trái cây sạch Với địa hình này đã mang lại nhiều ưu điểm và uy tín cho việckinh doanh trái cây sạch tại Cần Thơ.

1.2 Các sản phẩm của doanh nghiệp

- Mua bán và cung ứng trái cây đặc sản của Việt Nam và nhập khẩu, đượctrồng theo các tiêu chuẩn VIETGAP VÀ GLOBALGAP:

+ Trái cây nội địa theo mùa, đặc sản từng vùng: vú sữa Lò Rèn, nhãn tiêu,bưởi Năm Roi, sầu riêng Ri 6,

+ Trái cây nhập khẩu từ các nước: Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc,

1.3 Các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

Tại Cần Thơ, nhu cầu về trái cây sạch đang tăng cao đáng kể Người tiêudùng sẵn sàng chi trả gấp đôi giá nếu họ tin rằng sản phẩm đó là trái cây sạch.Do đó, giá cả không phải là yếu tố chính quyết định nhu cầu về trái cây sạch.Thay vào đó, chất lượng của trái cây sạch và khả năng tạo dựng niềm tin ởngười tiêu dùng về nguồn gốc sạch của sản phẩm mới là những yếu tố cốt lõithúc đẩy nhu cầu.

Chiến lược xây dựng niềm tin về trái cây sạch tại doanh nghiệp

- Để củng cố niềm tin của khách hàng vào nguồn gốc sạch của trái cây tạidoanh nghiệp, chúng em tập trung vào các biện pháp tác động đến tâm lý vàtrực quan của họ Chiến lược kinh doanh của chúng em là "Khác biệt hóa" sovới các đối thủ cạnh tranh, bao gồm các điểm khác biệt sau:

+ Bao bì và nhãn mác sản phẩm: Thiết kế bao bì và nhãn mác độc đáo, dễ

nhận biết, nhấn mạnh vào nguồn gốc sạch và chất lượng cao của trái cây.

+ Chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp: Đào tạo nhân viên cung cấp dịch vụ

khách hàng chuyên nghiệp, giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin rõ ràng vềnguồn gốc của trái cây.

+ Khuyến mãi và bán hàng: Triển khai các chương trình khuyến mãi và

bán hàng hấp dẫn, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm trái cây sạch, chưa cóđối thủ cạnh tranh cung cấp.

Trang 13

+ Tôn chỉ kinh doanh của doanh nghiệp là “AN TOÀN TRÊN TỪNG QUẢ”.Với tôn chỉ "An toàn trên từng quả" của dự án kinh doanh trái cây sạch tại Cần

Thơ của chúng em muốn cam kết sâu sắc đối với chất lượng và sự an toàn củasản phẩm Mỗi quả trái cây được trồng và thu hoạch với sự chăm sóc tỉ mỉ, đảmbảo không có thuốc trừ sâu độc hại hoặc hóa chất tổng hợp Tôn chỉ này khôngchỉ là một lời hứa mà còn là một lời khẳng định về sự tin tưởng và minh bạch,cho phép người tiêu dùng yên tâm rằng họ đang lựa chọn những sản phẩm tốtnhất và an toàn nhất cho sức khỏe của gia đình mình.

1.4 Đánh giá dự án kinh doanh

1.4.1 Ưu điểm

Mặt hàng trái cây là loại hàng hóa rất được ưa chuộng và dễ tiêu dùng, làmột trong những sản phẩm được rất nhiều nhà đầu tư kinh doanh lựa chọn.Khởi nghiệp mặt hàng trái cây có những ưu điểm sau đây:

- Vốn đầu tư nhỏ: Việt Nam nổi tiếng với khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây

ăn trái nên không khó để bạn tìm được cho mình một nguồn cung cấp trái câygiá rẻ Bên cạnh đó, trái cây nội địa tại nước ta cũng rất ngon và đa dạng nênkhông chỉ được người dân trong nước mà cả du khách quốc tế yêu thích Vìvậy, khi mới bắt đầu kinh doanh thì doanh nghiệp có thể nhập hàng trực tiếp tạinhà vườn, sau đó bán trái cây cắt sẵn hoặc nguyên trái, là có thể nhanh chóngtiếp cận khách hàng, qua đó thu về lợi nhuận nhanh chỉ với số vốn thấp.

- Trái cây là thực phẩm tốt: Trái cây chính là một trong những nhu yếu phẩm

cơ bản của con người và cũng là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinhdưỡng cho sức khỏe Đặc biệt, một số loại trái cây có múi như cam, quýt,bưởi, còn có thể chữa bệnh nên được hầu hết mọi người ưa chuộng và bổsung hàng ngày.

- Lợi nhuận lớn: Kinh doanh hoa quả là mặt hàng mang lại lợi nhuận lớn cho

của hàng với giá nhập về thấp và khi bán ra được tính cao.

Trang 14

1.4.2 Nhược điểm

Khi kinh doanh bất cứ một mặt hàng nào kể cả sản phẩm vô hình hay hữuhình thì đó chắc chắn là một công việc không hề dễ dàng Tương tự, mở doanhnghiệp bán trái cây cũng như vậy Bên cạnh những thuận lợi thì kinh doanh hoaquả cũng có những rủi ro, khó khăn luôn thường trực trong suốt quá trình bánhàng.

- Thị trường đang bị bão hòa: Trước những tiềm năng của việc bán hoa quả

mang lại, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trái cây liên tục được mở với cácgiá bán khác nhau Điều này đã khiến cho thị trường trái cây ngày một thêmgay gắt hơn Đó là sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanhnghiệp với chợ hay với siêu thị, cá thể kinh doanh online, Đặc biệt, sự dunhập của hàng loạt trái cây nhập khẩu cũng vô tình khiến cho thị trường nàyngày càng thêm bão hòa.

- Hàng hóa bảo quản không tốt: Trái cây trong quá trình vận chuyển hay khi

trưng bày nếu không được bảo quản tốt sẽ khiến chất lượng bị ảnh hưởng Hoaquả bị dập, vỡ, hư, héo, không những không bán được mà còn khiến cho uytín của bạn trong mắt khách hàng bị ảnh hưởng không nhỏ.

- Giá cả biến động: Trái cây là một sản phẩm khá đặc thù vì phải chịu nhiều tác

động từ thời tiết (khô hạn, mưa nhiều), thiên nhiên (sâu bệnh, côn trùng) haygiá xăng tăng làm chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao, Tất cả những điều nàyđều góp phần ảnh hưởng đến giá thành nhập hàng của bạn, đồng thời gây khókhăn trong việc duy trì mức giá niêm yết như thông thường

1.4.3 Cơ hội

- Với thời đại 4.0 hiện tại thì các kênh truyền thông là cơ hội đối với doanhnghiệp doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, PR thương hiệu của bản thân.Xây dụng hình ảnh doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội như: Facebook,Tiktok, để có thể dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng hơn Cũng như là cơhội để có thể bán hàng trên các nền tảng trên.

Trang 15

- Tình trạng giao thông phát triển là cơ hội để có thể dễ dàng vận chuyểnhàng hóa từ nơi này đến nơi khác, thuận tiện cho việc giao hàng hóa đến ngườitiêu dùng Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng trái cây được vận chuyển nhanhchóng và trong tình trạng phù hợp nhất để giữ nguyên chất lượng và tăng tuổithọ của nó Giao thông phát triển như thế này có thể tạo ra những cơ hội lớnhơn cho ngành nông nghiệp và tiêu thụ trái cây sạch và an toàn hơn.

- Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp tự khởi nghiệp để tạoviệc làm cũng như phát triển kinh tế vùng Tạo điều kiện để có thể phát triểncác dự án khởi nghiệp:

Hỗ trợ tài chính: Hỗ trợ cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh

nghiệp khởi nghiệp, tổ chức các chương trình hỗ trợ tài chính cho cácdoanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: Cung cấp các khu văn phòng, nhà xưởng cho các

doanh nghiệp khởi nghiệp với giá ưu đãi Hỗ trợ các doanh nghiệp khởinghiệp tiếp cận các dịch vụ công nghệ thông tin Tổ chức các hội chợ,triển lãm để các doanh nghiệp khởi nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.

Đào tạo và hỗ trợ tư vấn: Tổ chức các khóa đào tạo về khởi nghiệp cho

các cá nhân và doanh nghiệp Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho cácdoanh nghiệp khởi nghiệp về luật pháp, tài chính, marketing, v.v Kếtnối các doanh nghiệp khởi nghiệp với các chuyên gia, nhà đầu tư.

1.4.4 Thách thức

Với thời đại 4.0 hiện tại thì các kênh truyền thông vừa là cơ hội vừa làthách thức đối với doanh nghiệp doanh nghiệp phải gây dựng được danh tiếngtrong lòng khách hàng, từ thái độ dịch vụ đến chất lượng hàng hóa phải đạt tiêuchuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với giá cả thị trường.

- Vật giá leo thang, chi phí vận chuyển, nguồn vốn cũng là thách thức đốivới doanh nghiệp kinh doanh mới phát triển Các chi phí tăng cao dẫn đến giábán tăng cao làm ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng Giá

Trang 16

bán luôn là một phần để khách hàng có thể chọn lựa doanh nghiệp cũng là yếutố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chợ hay siêu thị.

- Nguồn cung hàng hóa phải là nơi uy tín để chất lượng hàng hóa đã đượcđảm bảo ngay từ nguồn hàng Hiện nay, người tiêu dùng rất thông minh và rấtquan tâm đến các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm Cùng với sự phát triểncủa internet, họ có đầy đủ kiến thức và kĩ năng nhận biết những nơi cung cấpsản phẩm có thật sự chất lượng hay không Cần phải tìm được nhà cung ứngsản phẩm chất lượng và uy tín.

- Thực hiện nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để tìm ra hướnggiải pháp cũng như con đường phát triển riêng của bản thân doanh nghiệp Đểcó thể hiểu được các phong tục tập quán cũng như sở thích và nhu cầu củangười tiêu dùng.

Trang 17

Dựa trên đánh giá đó, doanh nghiệp sẽ quyết định phục vụ bao nhiêu phânkhúc thị trường, bằng cách chọn lựa thị trường mục tiêu theo các phương phápsau:

- Tập trung vào một phân khúc, chuyên môn hóa lựa chọn, chuyên mônhóa sản phẩm, chuyên môn hóa thị trường và phục vụ toàn bộ thị trường.Doanh nghiệp cần xem xét các phân khúc nào phù hợp nhất với thị trường vàkhả năng của mình để khai thác thành công các phân khúc đó Đây là nhữngphân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến Đồng thời, cần xemxét mối quan hệ giữa các phân khúc và lập kế hoạch chiếm lĩnh các phân khúcthị trường tiềm năng.

- Đánh giá và lựa chọn các phân khúc thị trường mục tiêu là bước quantrọng trong việc xây dựng chiến lược marketing của một doanh nghiệp Dướiđây là một số khía cạnh cụ thể và cách tiếp cận khi xem xét tiềm năng sinh lờivà quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu:

- Đánh giá tiềm năng sinh lời của từng phân khúc:

+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng: Xác định quy mô hiện tại và dự báo tốc

độ tăng trưởng của phân khúc Phân khúc lớn có tốc độ tăng trưởng cao thườnghấp dẫn hơn.

+ Cấu trúc thị trường: Đánh giá cấu trúc thị trường dựa trên mức độ cạnh

tranh, sự thâm nhập của sản phẩm thay thế, quyền lực thương lượng của ngườimua và nhà cung cấp.

Trang 18

+ Phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp: Xem xét mức độ

phản ánh mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng sử dụng hiệu quảnguồn lực có sẵn.

- Lựa chọn thị trường mục tiêu:

+ Tập trung vào một phân khúc: Phù hợp với doanh nghiệp có nguồn lực

hạn chế muốn xây dựng thế mạnh trong một phân khúc cụ thể.

+ Chuyên môn hóa lựa chọn: Lựa chọn một số phân khúc để phục vụ dựa

trên sự phù hợp tốt nhất với điểm mạnh và mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Chuyên môn hóa sản phẩm: Tập trung vào việc cung cấp một sản phẩm

hoặc dòng sản phẩm cho nhiều phân khúc thị trường.

+ Chuyên môn hóa thị trường: Phục vụ nhiều phân khúc thị trường với

nhiều sản phẩm, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàngcụ thể.

+ Phục vụ toàn bộ thị trường: Phù hợp với các doanh nghiệp có khả năng và

nguồn lực để phục vụ rộng rãi, thường áp dụng cho các sản phẩm có tính chấtphổ thông.

- Xem xét mối quan hệ giữa các phân khúc và lập kế hoạch chiếm lĩnh thịtrường:

+ Mối quan hệ giữa các phân khúc: Đánh giá cách một phân khúc có thể ảnh

hưởng hoặc tạo điều kiện cho sự thành công trong phân khúc khác.

+ Kế hoạch chiếm lĩnh thị trường tiềm năng: Phát triển kế hoạch chi tiết để khai

thác các phân khúc có tiềm năng cao nhưng chưa được phục vụ đầy đủ.

2.1.2 Định vị thị trường

Trong một thế giới nơi mà khách hàng đắm chìm trong biển quảng cáo,việc đánh giá sản phẩm trước mỗi lần mua trở nên khó khăn Để giải quyết vấnđề này, doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp “Định vị vị trí sản phẩm trong

tâm trí của khách hàng” Vị trí của một sản phẩm là kết quả của những ấn

tượng, khái niệm và cảm giác mà khách hàng nắm về sản phẩm so với các sảnphẩm cạnh tranh Khi doanh nghiệp thực hiện định vị, họ tạo ra sản phẩm và

Trang 19

hình ảnh để thị trường mục tiêu hiểu và đánh giá cao hơn so với các đối thủcạnh tranh.

Quá trình định vị sản phẩm bao gồm ba bước quan trọng:

- Thứ nhất, doanh nghiệp cần phát hiện những điểm khác biệt về sản phẩm,dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có thể làm nổi bật sự khác biệt so với đối thủ cạnhtranh.

- Thứ hai, họ phải đưa ra các tiêu chuẩn để ưu tiên những điểm khác biệtquan trọng nhất.

- Cuối cùng, doanh nghiệp phải tạo ra những tín hiệu hiệu quả để thị trườngmục tiêu có thể nhận biết và phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh.

Bằng cách thực hiện chiến lược định vị sản phẩm một cách hiệu quả, doanhnghiệp có thể chuẩn bị cho việc phát triển các chiến lược marketing cạnh tranh.

2.1.3 Phân đoạn thị trường

Trong việc phân tích thị trường, doanh nghiệp chia nhỏ thị trường thành cácnhóm khách hàng khác nhau Việc này giúp doanh nghiệp phát triển các chiếnlược marketing đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc thị trường đãđược chọn lựa, điều mà không thể thực hiện cho toàn bộ thị trường.

- Có những lợi ích rõ ràng khi phân khúc thị trường:

+ Có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của mỗi nhómkhách hàng cụ thể.

+ Các nguồn lực của doanh nghiệp có thể được sử dụng một cách hiệu quảhơn cho các hoạt động marketing nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn củatừng phân khúc thị trường đã được xác định.

2.1.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh2.1.4.1 Siêu thị BigC, Metro

Trang 20

+ Hệ thống làm lạnh và bảo quản trong siêu thị hoạt động hiệu quả.- Điểm yếu:

+ Trái cây sạch thường được đóng gói trong túi nilon, thông tin về giá cả vàmã số tiền chỉ được hiển thị duy nhất trên bao bì, thiếu thông tin khác.

+ Bày bán trái cây sạch không hấp dẫn, số lượng và loại trái cây sạch cóhạn Sự trộn lẫn và thiếu tổ chức trong việc trưng bày cũng làm giảm sự hấpdẫn đối với người mua.

+ Vào giờ cao điểm, lượng khách hàng tại siêu thị tăng cao Việc phải xếphàng đợi để thanh toán mất thời gian, đặc biệt là đối với người mua trái câysạch, gây không tiện và có thể gây khó chịu.

+ Giá trái cây sạch tại các siêu thị thường cao hơn so với các doanh nghiệpvà chợ truyền thống.

+ Thiếu sự chuyên nghiệp trong dịch vụ bán hàng trái cây sạch tại các siêuthị, cùng với việc không có dịch vụ hỗ trợ đi kèm.

2.1.4.2 Các siêu thị trái cây sạch tại các chợ

- Điểm mạnh:

+ Giá cả phải chăng.

+ Phong phú về các loại trái cây sạch với mức độ chất lượng đa dạng.+ Vị trí tại chợ giúp thuận tiện cho việc mua sắm.

Bảng 2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Siêu thịBig C và

- Trái cây sạch được bándưới thương hiệu có uy

- Trái cây sạch không có thông tin chứng nhậnchất lượng.

Trang 21

Metro tín của siêu thị.

- Trái cây sạch được bảoquản tốt.

- Trong khi đó, trái cây sạch ở chợ thường không được kiểm tra chất lượngsản phẩm, thiếu bao bì bảo quản và nguồn gốc không rõ ràng.

- Sản phẩm trái cây sạch của các đối thủ cạnh tranh chưa đủ hấp dẫn để thuhút khách hàng, không thể xây dựng được niềm tin về chất lượng cho ngườimua.

- Trong khi nhu cầu về trái cây sạch là rất lớn, các đối thủ cạnh tranh vẫnchưa thể tạo ra hình ảnh và niềm tin đáng kể từ phía khách hàng Sự cung cấpvẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tạo ra một khoảng trống trên thị trường cho cácdự án mới thâm nhập và hoạt động thành công.

2.2 Xây dựng Chiến lược Marketing

2.2.1 Mục tiêu của Marketing

Mục tiêu chung:

- Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của trái cây sạch CleanFruitđể phát triển doanh nghiệp của mình Mục tiêu chính của chiến lược marketingnày là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàngcũ để họ hài lòng hơn qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN