1.4 Dịch vụ và sản phẩm Ban đầu, Amazon đã nổi danh với việc kinh doanh sách trực tuyến, tuy nhiên, họ đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình với sự đa dạng hóa đáng kể.. Những dịch vụ và
GIỚI THIỆU AMAZON
Thông tin liên quan đến công ty Amazon
Amazon được biết đến là một tập đoàn thương mại điện tử và dịch vụ công nghệ lớn, có trụ sở chính tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ Công ty được thành lập vào ngày 05 tháng 07 năm
1994 bởi Jeff Bezos và ban đầu hoạt động như một cửa hàng sách trực tuyến Từ những nỗ lực ban đầu này, Amazon đã nhanh chóng mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau, trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và là một biểu tượng của cuộc cách mạng mua sắm trực tuyến
Amazon được thành lập vào năm 1994 bởi Jeff Bezos trong một gara xe ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ Jeff Bezos, người sáng lập và là CEO của Amazon, đã từng là người giữ chức vụ CEO trong hơn 20 năm cho đến khi anh rời khỏi vị trí vào năm 2021 và thay thế bởi Andy Jassy, người đã từng lãnh đạo phân khúc dịch vụ đám mây AWS Trong thời gian đó, ông đã định hình Amazon thành một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới
1.2 Quy mô và tầm ảnh hưởng
Amazon được biết đến là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, với tầm ảnh hưởng to lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ đám mây, truyền thông số và nhiều lĩnh vực khác Với hàng trăm triệu khách hàng trên khắp thế giới và một hệ thống cung ứng rộng lớn, Amazon đang chiếm lĩnh thị trường và định hình cách mà mọi người mua sắm và
Hình 1: LOGO AMAZON (Nguồn: REUTERS/Pascal Rossignol)
2 tiêu dùng hàng hóa Amazon đã trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới về vốn hóa thị trường và doanh thu Nó ảnh hưởng rất lớn đến cách mà mọi người mua sắm và tiếp cận các dịch vụ trực tuyến
Văn hóa doanh nghiệp của Amazon được phản ánh qua tinh thần sáng tạo, mạnh mẽ và không ngừng cải tiến Công ty này luôn khuyến khích nhân viên thúc đẩy sự đổi mới và sẵn sàng thách thức trạng quo Đồng thời, Amazon cũng chú trọng vào các giá trị như sự tự tin, tính tự lập và cam kết với khách hàng
1.4 Dịch vụ và sản phẩm
Ban đầu, Amazon đã nổi danh với việc kinh doanh sách trực tuyến, tuy nhiên, họ đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình với sự đa dạng hóa đáng kể Những dịch vụ và sản phẩm mà Amazon cung cấp ngày nay không chỉ là nền tảng mạnh mẽ cho sự phát triển của họ, mà còn là những điểm nhấn trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên khắp thế giới Các dịch vụ đó là:
- Amazon.com, "kho thần kỳ" với hàng triệu mặt hàng đa dạng từ sách, đồ điện tử, thời trang đến đồ gia dụng và mỹ phẩm, không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm món đồ cụ thể mà còn là nơi để thỏa mãn sự tò mò và khám phá
- Dịch vụ thành viên Amazon Prime, ngoài việc cung cấp giao hàng miễn phí, còn mở ra một thế giới rộng lớn với truy cập vào các nền tảng phim ảnh, âm nhạc và nhiều tiện ích khác, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng thư giãn và giải trí
- Amazon Web Services (AWS) không chỉ là một dịch vụ đám mây thông thường, mà là một hệ sinh thái toàn diện, cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu cho doanh nghiệp trên toàn thế giới, từ lưu trữ đến trí tuệ nhân tạo và IoT
- Kindle, dòng sản phẩm đọc sách điện tử, mang lại sự thuận tiện cho việc đọc sách và tiếp cận hàng triệu tựa sách từ cửa hàng Kindle của Amazon, mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết và trí tưởng tượng không giới hạn
- Amazon Echo, với trợ lý ảo Alexa, không chỉ là một chiếc loa thông minh, mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy, luôn sẵn sàng lắng nghe và đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng bằng giọng nói
Amazon cam kết đóng góp vào phát triển bền vững thông qua các chương trình như Amazon Climate Pledge, một cam kết để trở thành một công ty không gây ra khí hậu nặng nề vào năm
2040 Họ cũng chú trọng vào việc tối ưu hóa hoạt động vận hành để giảm thiểu tác động đến môi trường và cộng đồng.
Lĩnh vực hoạt động
Amazon đã bước vào một hành trình đa dạng và phong phú, mở rộng dịch vụ của mình qua nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua việc sở hữu nhiều công ty con Amazon không chỉ là một tập đoàn kinh doanh hàng đầu, mà còn là một hệ sinh thái đa dạng với sự hiện diện mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống hàng ngày Dưới đây là những lĩnh vực hoạt động chính của Amazon cùng với danh sách các công ty con nổi bật:
2.1 Thương mại điện tử và Bán lẻ trực tuyến:
- Amazon.com: Trang web thương mại điện tử chính của Amazon, cung cấp hàng triệu sản phẩm khác nhau
2.2 Dịch vụ Đám mây (Cloud Services:
- Amazon Web Services (AWS): Dịch vụ đám mây hàng đầu thế giới cung cấp lưu trữ, tính toán, trí tuệ nhân tạo và nhiều dịch vụ khác cho doanh nghiệp và tổ chức
2.3 Truyền thông số (Digital Media):
- Amazon Prime, Prime Video: Dịch vụ streaming video cung cấp nhiều loại nội dung giải trí, bao gồm phim, chương trình truyền hình và nội dung gốc sản xuất bởi Amazon
- Prime Music: một dịch vụ streaming nhạc của Amazon được tích hợp sẵn trong gói thành viên Amazon Prime Nó cung cấp cho người dùng truy cập vào một thư viện âm nhạc đa dạng với hàng triệu bài hát từ nhiều nghệ sĩ và thể loại khác nhau Các thành viên của Amazon Prime có thể tận hưởng Prime Music mà không cần trả thêm phí, điều này là một trong những tiện ích bổ sung của việc đăng ký thành viên Prime
- Twitch: Một nền tảng streaming nổi tiếng, hoạt đổng chủ yếu là phát trực tiếp các trò chơi điện tử và các nội dung khác liên quan đến game
2.4 Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ:
- Amazon AI: Phát triển các giải pháp trí tuệ nhân tạo cho các ứng dụng trong cả nội bộ và bên ngoài
- Amazon Robotics: Tập trung vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp robot và tự động hóa cho các hoạt động như vận chuyển và lưu kho
- Kindle: Dòng thiết bị đọc sách điện tử của Amazon Nó cho phép người dùng tải và đọc sách điện tử từ cửa hàng Kindle của Amazon trên các thiết bị như Kindle e-reader, máy tính bảng và điện thoại di động Kindle giúp người đọc tiết kiệm không gian vật lý bằng cách lưu trữ hàng nghìn cuốn sách trong một thiết bị nhỏ gọn và nhẹ Nó cung cấp các tính năng như điều chỉnh độ sáng, kích thước chữ, và ghi chú, tạo ra một trải nghiệm đọc sách linh hoạt và thoải mái cho người dùng
- Amazon Echo: dòng sản phẩm loa thông minh được trang bị trợ lý ảo Alexa của Amazon Với Echo, người dùng có thể điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà, nghe nhạc, đặt báo thức, hỏi và trả lời câu hỏi, và thực hiện nhiều tác vụ khác thông qua giọng nói Alexa có khả năng học và hiểu lời nói của người dùng, cung cấp phản hồi và thông tin chính xác Echo cũng có thể kết nối với các dịch vụ truyền thông số khác như Amazon Prime Music và Prime Video
- Fire TV: dòng sản phẩm streaming media player của Amazon, cho phép người dùng truy cập vào nhiều nền tảng truyền hình và video streaming như Netflix, Hulu, Disney+, YouTube và Amazon Prime Video trên TV thông qua kết nối internet Fire TV được kết hợp với trợ lý ảo Alexa, cho phép người dùng điều khiển TV bằng giọng nói và truy cập vào các ứng dụng và nội dung một cách dễ dàng Fire TV cung cấp một trải nghiệm giải trí đa phương tiện linh hoạt và thuận tiện cho người dùng
2.6 Sức khỏe và Dược phẩm:
- Amazon Pharmacy: một dịch vụ cung cấp thuốc trực tuyến của Amazon, giúp người dùng dễ dàng đặt mua và giao nhận thuốc từ nhà Dịch vụ này cho phép khách hàng tìm kiếm, so sánh giá và đặt hàng thuốc trên trang web hoặc ứng dụng di động của Amazon Amazon
Pharmacy cũng hỗ trợ các bảo hiểm y tế và cung cấp các tính năng như cập nhật thông tin về liều lượng và lịch trình sử dụng thuốc
- PillPack là một công ty con của Amazon Pharmacy, chuyên cung cấp dịch vụ gói và phân loại thuốc theo từng liều lượng cho người dùng Thay vì nhận các hộp thuốc riêng lẻ từ nhà thuốc, người dùng PillPack nhận được một gói duy nhất chứa tất cả các loại thuốc cần thiết, đã được phân loại theo từng thời điểm trong ngày và tuần Điều này giúp người dùng dễ dàng quản lý và tuân thủ đúng liều lượng thuốc của mình một cách hiệu quả
2.7 Thực phẩm và Giao hàng:
- Amazon Fresh: dịch vụ giao hàng thực phẩm tươi sống của Amazon Khách hàng có thể đặt mua các loại thực phẩm từ rau củ quả, thịt, hải sản đến thực phẩm đóng hộp và đồ uống Amazon Fresh đảm bảo chất lượng và tươi ngon của các sản phẩm và cung cấp các tiện ích như giao hàng trong ngày hoặc giao hàng nhanh chóng trong vài giờ Dịch vụ này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và năng lượng trong việc mua sắm và chuẩn bị thực phẩm hàng ngày
- Whole Foods Market: chuỗi cửa hàng siêu thị chuyên về thực phẩm hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác Amazon đã mua lại Whole Foods Market vào năm 2017, tạo ra một sự kết hợp độc đáo giữa chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ hàng đầu và nền tảng mạnh mẽ của Amazon trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến Whole Foods Market cung cấp một loạt các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao, hữu cơ và tự nhiên, đồng thời còn là nơi mua sắm lý tưởng cho những người quan tâm đến sức khỏe và chất lượng của thực phẩm mình tiêu dùng
2.8 Xe tự lái và Công nghệ động cơ:
- Zoox: một công ty con của Amazon, chuyên phát triển công nghệ xe tự lái và hệ thống giao thông thông minh Mục tiêu của Zoox là tạo ra các phương tiện tự lái hoàn toàn, có khả năng tự lái hoàn toàn trong môi trường đô thị phức tạp Công ty này được Amazon mua lại vào năm 2020 với hy vọng tăng cường năng lực phát triển trong lĩnh vực xe tự lái và dịch vụ giao hàng tự động Zoox hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của ngành công nghiệp vận tải tự lái và định hình cách mà con người di chuyển trong các thành phố lớn
2.9 Năng lượng tái tạo và Phát triển bền vững:
Amazon Climate Pledge: cam kết của Amazon về bền vững và giảm carbon, được công bố lần đầu vào tháng 9 năm 2019 Mục tiêu chính của Amazon Climate Pledge là trở thành một
6 công ty không thải carbon vào năm 2040, một thập kỷ trước mục tiêu toàn cầu của Hiệp hội Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Association - EPA) của Hoa Kỳ Cam kết này bao gồm một loạt các cam kết cụ thể, bao gồm:
➢ Trở thành công ty không thải carbon: Amazon cam kết hoàn toàn loại bỏ tất cả các khí thải carbon trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động của họ bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo và các giải pháp công nghệ hiệu quả hơn
Hoạt động đổi mới
Amazon không chỉ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà còn liên tục đổi mới từ bên trong và bên ngoài, giúp họ duy trì vị thế hàng đầu trong thế giới kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận ấn tượng cùng với sự sáng tạo không ngừng Trong thời đại hiện đại, xu hướng đổi mới trong việc phát triển xanh và bền vững đang trở nên ngày càng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Amazon không bỏ lỡ cơ hội này và đang tiến hành các hoạt động đổi mới nhằm thúc đẩy xu hướng xanh và bền vững, thể hiện sự cam kết của họ với một tương lai hướng tới môi trường sống tốt đẹp hơn và bền vững hơn cho tất cả mọi người
Whole food market là một chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ hàng đầu thế giới, được thành lập vào năm 1980 và sau 35 năm phát triển vào năm 2017 chuỗi đã được mua lại bởi Amazon đánh dấu bước đầu của ông lớn này bước chân vào thị trường thực phẩm hữu cơ Whole Foods Market là một phần của Amazon, mặc dù đã sáp nhập cách đây hơn 5 năm nhưng do
7 những yếu tố thành công của Amazon trong nhưng năm gần đây có liên quan chặt chẽ đến thương mại điện tử và thực phẩm tốt cho sức khỏe nên đây có thể nói là một bước đổi mới thành công lớn của Amazon Sự kết hợp giữa Whole Foods Market và Amazon đã tạo ra một tác động đáng kể trong các hoạt động đổi mới của Amazon, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm và bán lẻ
Những thành công trong việc thâu tóm chuối Whole Food Market là do COVID-19 lây lan trên toàn cầu và từ đó việc mua hàng trực tuyến được tăng đáng kể Cơ hội lớn không thể bỏ lỡ đối với Amazon khi họ là trang thương mại điện tử số 1 thế giới và nhu cầu thực phẩm và đặc biệt là thực phẩm tốt cho sức khỏe được gia tăng chóng mặt trong và sau dịch
Qua đó có thể thấy việc kết hợp mua bán trực tuyến vào các mảng khác nhau của Amazon dù nó không lạ lẫm nhưng luôn là một sự kết hợp đổi mới hiệu quả cao Việc kết hợp này đòi hỏi phải có một hệ thống đủ quy mô và trình độ chuyển môn cao cũng như công nghệ tốt và Amazon sau khi đã có hầu hết các yếu tố trên đã có một bước đi chính xác đầu tiên trong quá trình đổi mới phát triển xanh và bền vững
Zoox không chỉ là một công ty chuyên về nền tảng giao thông an toàn và phát triển hệ thống tự lái cho xe hơi Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới xanh và bền vững, đặc biệt sau khi Amazon mua lại vào tháng 6 năm 2020 Thương vụ này đánh dấu bước tiến tiếp theo trong hành trình của Amazon hướng tới một tương lai bền vững
Trong thời đại hiện nay, việc cải thiện và thêm các tính năng mới để hỗ trợ lái xe an toàn và hiệu quả luôn được xem là ưu tiên hàng đầu Các công nghệ liên quan đến an toàn lái xe đóng vai trò quan trọng trên các dòng xe cao cấp, với những tính năng như Cruise control, cảm biến tốc độ, cảm biến vật cản và camera 360 độ Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất chính là hệ thống tự động lái, giúp xe duy trì tốc độ, làn đường và quãng đường một cách an toàn và hiệu quả Điều này không chỉ giúp giảm tai nạn giao thông mà còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện lại tình trạng thiên nhiên đang bị đe dọa
Thương vụ thâu tóm Zoox của Amazon không chỉ là về việc mua lại một công ty, mà còn là về việc thể hiện cam kết của Amazon đối với một tương lai bền vững và ôn hòa với môi
8 trường Nó là một bước tiến lớn trong việc chứng minh rằng Amazon không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn đặt môi trường và sức khỏe của hành tinh lên hàng đầu
Trong tháng 6 năm 2020, Amazon đã tạo ra một bước đột phá mới với việc thành lập Amazon Climate Pledge Fund - một quỹ đầu tư được thiết lập nhằm thúc đẩy sự phát triển của các dự án, công ty và công nghệ liên quan đến phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Quỹ này không chỉ là một phần của cam kết của Amazon trong Climate Pledge
- cam kết giảm lượng khí nhà kính đến 0 vào năm 2040, mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo tương lai bền vững cho hành tinh chúng ta
Phạm vi đầu tư của quỹ này rất đa dạng và linh hoạt, có thể bao gồm các dự án và công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ năng lượng tái tạo đến quản lý tài nguyên tự nhiên Những dự án được đầu tư được kỳ vọng sẽ tạo ra tác động lớn đối với biến đổi khí hậu và môi trường, đồng thời mang lại lợi ích cho cả xã hội và kinh tế
Amazon Climate Pledge Fund không chỉ là một nguồn tài chính mà còn là một nguồn động viên và hỗ trợ cho các nhà đầu tư và những người làm việc trong lĩnh vực bền vững Quỹ có thể hợp tác với các tổ chức và công ty khác để tăng cường sự phát triển và triển khai các giải pháp bền vững trên diện rộng, tạo ra một ảnh hưởng tích cực và bền vững đối với tương lai của hành tinh
Việc tạo ra Amazon Climate Pledge Fund chứng tỏ cam kết chân thành của Amazon trong việc thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường Đây cũng là một lời kêu gọi để tất cả chúng ta cùng nhau hợp tác và đầu tư vào các giải pháp bền vững, để chúng ta có thể chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện trái đất của chúng ta.
CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH LỢI NHUẬN TỪ SỰ ĐỔI MỚI 8 1 Phát triển và thúc đẩy mua sắm trực tuyến
Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng
Amazon luôn dẫn đầu trong lĩnh vực đổi mới, và điểm mạnh cốt lõi của họ chính là sự tập trung vào việc đáp ứng thõa mãn nhu cầu của khách hàng Việc tạo ra dịch vụ Amazon Prime ban đầu có mục tiêu đơn giản là cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho các khách hàng trung thành khi mua sắm trên Amazon.com Tuy nhiên, qua thời gian, họ đã mở rộng và phát triển thêm các dịch vụ đi kèm nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng
Amazon Prime Video là một ví dụ điển hình, cung cấp một nền tảng giải trí chất lượng cao với các chương trình, phim bản quyền và sản phẩm do Amazon sản xuất Điều này không chỉ giúp các khách hàng Prime của họ có thêm nhiều lựa chọn giải trí, mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho Amazon trong thị trường giải trí trực tuyến
Ngoài ra, Amazon Prime Music và Amazon Prime Reading cũng là các dịch vụ quan trọng khác, cung cấp hàng triệu bài hát và sách điện tử cho người dùng Sự đa dạng này không chỉ tăng cường hệ sinh thái của Amazon mà còn giúp tăng doanh thu từ việc bán các sản phẩm liên quan như Kindle, loa và tai nghe
Qua dịch vụ này, Amazon đã mở rộng và phát triển hệ sinh thái của mình một cách toàn diện, không chỉ tập trung vào việc giữ chân và thu hút thêm khách hàng mà còn tạo ra các dịch vụ tốt hơn cho họ Sự tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kết hợp với tầm nhìn chiến lược và uy tín của Amazon, sẽ là những yếu tố quan trọng giúp họ tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.
Quản lý chuỗi cung ứng
Yếu tố quản lý chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lợi nhuận cho Amazon thông qua việc tối ưu hóa quá trình từ việc đặt hàng, lưu trữ hàng hóa, đến giao hàng cho khách hàng cuối cùng Một số cách mà Amazon đã áp dụng để tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng bao gồm:
Lập kế hoạch và dự báo: Amazon sử dụng dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo để dự báo nhu cầu sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất và vận chuyển một cách hiệu quả Điều này giúp giảm thiểu rủi ro thiếu hụt hàng hóa và đảm bảo sự phục vụ khách hàng tốt nhất
Tối ưu hóa lưu kho: Amazon sử dụng các trung tâm lưu trữ và hệ thống quản lý kho hàng hiện đại để tối ưu hóa quản lý lưu kho Các hệ thống tự động và robot hỗ trợ giúp tăng cường hiệu suất và giảm thời gian xử lý đơn hàng
Giao hàng linh hoạt: Amazon cung cấp nhiều phương thức giao hàng linh hoạt từ giao hàng trong ngày đến giao hàng nhanh trong vài giờ Họ cũng đang thử nghiệm các công nghệ mới như giao hàng bằng drone để tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng và giảm thời gian giao hàng
Tối ưu hóa chi phí vận chuyển: Amazon liên tục tối ưu hóa chi phí vận chuyển bằng cách tối ưu hóa tuyến đường giao hàng, tăng cường sử dụng các phương tiện vận tải hiệu quả, và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Đa dạng hóa dịch vụ hướng đến phát triển xanh, bền vững
Amazon được đặt tên theo dòng sông mạnh mẽ Amazon, một biểu tượng cho sự mạnh mẽ và phát triển Tuy nhiên, dòng sông này chảy qua khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới - rừng Amazon, một môi trường đa dạng sinh học và vô cùng quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái toàn cầu Nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Amazon cam kết đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bền vững của thiên nhiên Các chương trình đổi mới của họ tập trung vào sự phát triển xanh và bền vững, nhằm hỗ trợ cho môi trường và tạo ra những giải pháp tốt hơn cho tương lai
4.1 Phương tiện giao hàng thân thiện với môi trường:
Amazon đã giới thiệu chương trình "The Climate Pledge" vào năm 2019, cam kết mua 100,000 xe điện giao hàng từ Rivian, một công ty công nghệ phát triển phương tiện thân thiện với môi trường Amazon cũng đang thử nghiệm giao hàng bằng drone để giảm tác động của giao hàng truyền thống
4.2 Hộp giao hàng tái chế và thân thiện với môi trường:
Amazon đã nỗ lực sử dụng hộp giao hàng tái chế, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường và thiết kế hộp sao cho ít chất thải nhất có thể Các biện pháp này đã được áp dụng từ nhiều năm trước và tiếp tục được cải tiến
Amazon đã công bố chương trình "Shipment Zero" vào năm 2019, với mục tiêu đạt được 50% số lượng đơn hàng giao hàng không tạo ra khí nhà kính (net zero carbon) vào năm 2030 Tổ chức này cam kết sử dụng các phương thức vận chuyển thân thiện với môi trường và giảm thiểu tác động của giao hàng
4.4 Tiết kiệm năng lượng và hiệu suất năng lượng:
Amazon đã thực hiện các cải tiến để tăng hiệu suất năng lượng của các trung tâm phân phối và trung tâm dữ liệu Họ đã thực hiện các dự án năng lượng mặt trời và tận dụng năng lượng tái tạo để giảm tiêu thụ năng lượng
4.5 4.5 Thúc đẩy tái sử dụng và tái chế:
Amazon đã tạo ra chương trình "Amazon Second Chance" để khuyến khích người dùng tái sử dụng và tái chế các sản phẩm điện tử không còn sử dụng
Các hoạt động trên đã thực sự góp phần không nhỏ trong việc giúp cải thiện môi trường thiên nhiên của thế giới bên cạnh đó còn khuyến khích khách hàng ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường Thông qua đó giúp uy tín cũng như thương hiệu của Amazon được cái nhìn tích cực các đối tác cũng như là khách hàng, góp phần không nhỏ vào việc kinh doanh cũng như lợi nhuận của Amazon
CÁC NGUỒN GỐC ĐỔI MỚI
Nguồn gốc bên trong
1.1 Kindle – máy đọc sách điện tử:
Hình 2: Kindle – máy đọc sách điện tử
Nhắc đến Amazon thì mọi người sẽ nhớ ngay đến thiết bị đọc sách đầu tiên trên thế giới – Kindle Amazon Kindle được ra mắt lần đầu vào năm 2007 Bằng việc khởi đầu với một mức giá thấp, Amazon đã giúp Kindle kiểm soát thị trường sách điện tử và trở thành điểm đến để mua nội dung Các thiết bị Amazon Kindle cho phép người dùng có thể duyệt, mua, tải xuống và đọc sách, báo, tạp chí điện tử và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số khác qua mạng không dây kết nối với Kindle Store Ban đầu Kindle Basic mang đến cho người dùng những chức năng còn khá đơn giản, nhưng qua nhiều lần cải tiến, hiện nay, Amazon Kindle đã trở thành phiên bản hoàn thiện nhất có thể
Việc sử dụng Kindle giúp người dùng sử dụng tính năng bổ ích như: đọc sách cơ bản, nghe nhạc, xem phim, chơi game… Mục đích của việc ra mắt Kindle của Amazon chính là bán
14 sách điện tử, phải có một thiết bị đọc sách hoàn hảo thì mới kích thích người mua mua sách điện tử để đọc Sự ra đời của Amazon Kindle đã thay đổi cách chúng ta tiếp cận sách và đọc sách, đồng thời cũng khởi đầu một xu hướng phát triển các thiết bị đọc sách điện tử và nền tảng sách điện tử trên toàn thế giới
Amazon Web Services (AWS) ra đời vào năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện toán đám mây AWS là một nền tảng dịch vụ đám mây được phát triển bởi Amazon, cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây như máy chủ ảo, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, tích hợp và nhiều dịch vụ khác, giúp các tổ chức và cá nhân có thể triển khai và quản lý ứng dụng và dịch vụ một cách linh hoạt và hiệu quả Khách hàng có thể thuê tài nguyên máy chủ, lưu trữ dữ liệu và triển khai ứng dụng mà không cần phải quan tâm đến việc quản lý cơ sở hạ tầng vật lý
Ban đầu, AWS được xây dựng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Amazon, nhưng sau đó nó đã phát triển thành một mô hình kinh doanh riêng biệt và trở thành một nguồn thu lớn đối với công ty Sự ra đời của Amazon Web Services đã mở ra một thế giới mới của điện toán đám mây và thay đổi cách chúng ta nghĩ về việc xây dựng và triển khai công nghệ thông tin AWS đã thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo ra một cơ hội cho các doanh nghiệp và cá nhân để sử dụng tài nguyên công nghệ một cách hiệu quả và linh hoạt hơn
1.3 Amazon Go và Amazon Go Grocery:
Amazon Go và Amazon Go Grocery là mô hình đổi mới sáng tạo từ bên trong của Amazon
Cả hai mô hình này là một phần của nỗ lực của Amazon để cải thiện trải nghiệm mua sắm bằng cách áp dụng công nghệ vào quá trình mua hàng truyền thống
Amazon Go là một sự bùng nổ mô hình bán hàng không người bán đầu tiên trên thế giới được Jeff Bezos đưa ra vào tháng 1/2018 Mô hình này cho phép người dùng mua hàng mà không cần thanh toán thông qua thu ngân hay phải dùng máy quẹt thẻ Để mua hàng trong Amazon Go thì khách hàng cần có một tài khoản Amazon Account, mọi người có thể tải ứng dụng từ Apple App Store, Google Play hoặc Amazon Appstore Khi vào đến cửa hàng, khách hàng sẽ scan QR code từ app tạo cửa vào để vào được cửa hàng, sau đó khách hàng sẽ mua hàng Khi mua xong, không cần thanh toán ở quầy thu ngân mà chỉ cần ra về và thẻ ngân hàng có liên kết với Amazon Account sẽ được trừ tiền trực tiếp ngay lập tức
Amazon Go mang đến một mô hình kinh doanh mới trong ngành bán lẻ, thách thức các cửa hàng truyền thống và yêu cầu họ cải thiện dịch vụ để cạnh tranh Amazon Go mở ra nhiều cơ hội trong việc cải thiện trải nghiệm mua sắm, phát triển công nghệ và tạo ra những thay
16 đổi quan trọng trong cách chúng ta mua sắm hàng ngày Đầu năm 2020, Amazon đã tiến thêm 1 bước nữa với công nghệ "Just Walk Out Technology" khi mở siêu thị đầu tiên Amazon Go Grocery Amazon Go Grocery là siêu thị đồ thực phẩm tươi sống không người bán hàng đầu tiên trên thế giới Đây là một phiên bản mở rộng của Amazon Go khi mở ra những cửa hàng tạp hóa với quy mô lớn hơn nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm không thanh toán bằng cách truyền thống Nó cung cấp một loạt đa dạng các sản phẩm tạp hóa và thực phẩm tươi sống, bao gồm thực phẩm đóng hộp, rau quả, thịt, đồ hộp, bánh mì và nhiều mặt hàng khác hơn Amazon Go
Mục tiêu chính của Amazon Go Grocery là mang đến trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, lựa chọn các mặt hàng mà không cần xếp hàng chờ đợi tại quầy thanh toán Amazon Go và Amazon Go Grocery là ví dụ tiêu biểu cho sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ, giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng và thay đổi cách chúng ta tiếp cận việc mua sắm hàng ngày
1.4 Alexa & Echo - trợ lý ảo thông qua giọng nói:
Alexa & Echo là một đổi mới sáng tạo từ bên trong của Amazon, ra mắt vào năm 2014 Việc xây dựng một hệ thống trợ lý ảo như Alexa đòi hỏi sự phát triển và tích hợp của nhiều yếu
17 tố công nghệ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng giọng nói, trí tuệ nhân tạo, và quản lý thiết bị Alexa đã phát triển thông qua sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển của Amazon
Amazon Alexa, hay được gọi tắt là Alexa, tương tự như Siri hay Google Assistant, là trợ lý ảo được phát triển bởi Amazon, được sử dụng lần đầu tiên trên loa Amazon Echo và loa thông minh Amazon Echo Dot được phát triển bởi Amazon Lab126 Alexa là dạng trợ lý ảo sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây Người dùng có thể tương tác với Alexa bằng giọng nói, yêu cầu thực hiện các việc như chọn bài hát, lên danh sách cần làm, cài đặt báo thức, phát podcast, đọc sách, cung cấp thông tin thời tiết, giao thông, thể thao và tin tức hiện tại Người dùng chỉ cần gọi Alexa và ra lệch bật bài hát mà mình muốn nghe vô cùng tiện lợi
Amazon Alexa đã tạo ra một sự cách mạng trong cách chúng ta tương tác với các thiết bị công nghệ và giải quyết nhiều tác vụ hàng ngày thông qua giọng nói, tạo ra một trải nghiệm dễ dàng và thuận tiện hơn
Amazon Prime được ra mắt lần đầu vào năm 2005, với mục tiêu thúc đẩy mua sắm trực
18 tuyến và tạo ra một cộng đồng người tiêu dùng trung thành của Amazon Sự ra đời của Amazon Prime có nguồn gốc từ sự nhạy bén trong việc hiểu nhu cầu của khách hàng và khả năng tạo ra một mô hình kinh doanh khác biệt Để thực hiện ý tưởng của Amazon Prime, họ đã phải tích hợp chặt chẽ các hệ thống vận chuyển, lưu trữ và quản lý đơn hàng Họ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống phân phối, và quản lý tồn kho để đảm bảo khả năng cung cấp giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy
Nguồn gốc bên ngoài
Ring là một doanh nghiệp độc lập được thành lập bởi Jamie Smirnoff và đã trở thành một phần của Amazon kể từ năm 2018 Trước khi bị mua lại bởi Amazon, Ring đã tự mình phát triển các sản phẩm an ninh thông minh như camera giám sát và chuông cửa kết nối internet Việc Amazon mua lại Ring cho phép họ tận dụng sự sáng tạo và công nghệ từ một công ty khởi nghiệp khác để tạo ra giá trị mới cho khách hàng, thay vì phải đầu tư vào việc phát triển từ đầu Kể từ khi trở thành một phần của Amazon, Ring vẫn tiếp tục hoạt động như một thương hiệu độc lập trong hệ thống của tập đoàn Amazon Bằng cách mua lại Ring, Amazon đã mở rộng sự đa dạng hóa sản phẩm và giải pháp an ninh thông minh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ring đã giúp Amazon mở rộng chiến lược kinh doanh vào lĩnh vực an ninh và nhà thông minh
Whole Foods Market bắt đầu hoạt động từ năm 1980 và đã trở thành một chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ và sản phẩm sạch được người tiêu dùng quan tâm đến dinh dưỡng và chất lượng yêu thích Việc Amazon mua lại Whole Foods Market vào năm 2017 gây ra sự chấn động trong cả ngành thực phẩm và thương mại điện tử Điều này cho thấy sự chuyển đổi của Amazon từ việc tập trung chủ yếu vào thương mại điện tử sang việc mở rộng sang các lĩnh vực mới, đặc biệt là ngành thực phẩm và cửa hàng vật lý Whole Foods Market mang đến một mô hình cửa hàng vật lý độc đáo, với các cửa hàng thực phẩm hướng đến môi trường và phong cách mua sắm độc đáo
Việc mua lại này đã giúp Amazon mở rộng sự hiện diện của mình trong mô hình cửa hàng truyền thống và tương tác trực tiếp với khách hàng tại các cửa hàng Whole Foods Điều này mở ra cơ hội mở rộng danh mục sản phẩm của Amazon và tạo ra sự đa dạng hóa trong lĩnh vực mua sắm thực phẩm trực tuyến Mặc dù sau khi mua lại, Whole Foods vẫn hoạt động như một thương hiệu độc lập trong tập đoàn Amazon, nhưng Amazon đã bắt đầu tích hợp một số dịch vụ của mình vào cửa hàng Whole Foods, bao gồm ưu đãi đặc biệt cho người dùng Amazon Prime và việc đặt hàng thực phẩm trực tuyến thông qua dịch vụ giao hàng Amazon
Fresh Điều này không chỉ tăng cường giá trị cho người dùng mà còn mở ra cơ hội mở rộng thị trường cho Amazon trong ngành thực phẩm và cửa hàng vật lý
Twitch ra đời vào năm 2011 dưới bàn tay của Justin Kan và Emmett Shear Trong năm 2014, Amazon quyết định mua lại Twitch, mở ra một cánh cửa mới cho công ty trong lĩnh vực trực tuyến và giải trí Thương vụ mua lại này không chỉ mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ của Amazon mà còn định hình lại cách tiếp cận của người dùng đến nội dung giải trí trực tuyến
Sau khi thuộc sở hữu của Amazon, Twitch vẫn tiếp tục hoạt động như một thương hiệu độc lập trong hệ thống của công ty Amazon sử dụng sự phát triển của Twitch để tích hợp nền tảng này vào dịch vụ Amazon Prime và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng Prime Mua lại Twitch không chỉ tạo ra một môi trường tương tác giữa streamer và người xem mà còn tạo ra một mô hình kinh doanh mới cho các streamer chuyên nghiệp
Nhờ vào Twitch, các game thủ, nghệ sĩ và những người có sở thích khác có thể trực tiếp phát sóng, chia sẻ kỹ năng và nội dung của họ, và xây dựng cộng đồng fan hâm mộ Thương vụ này đã giúp Amazon mở rộng lĩnh vực giải trí trực tuyến và tạo ra một môi trường tương tác độc đáo giữa streamer và người xem
Kiva Systems được thành lập bởi Mick Mountz vào năm 2003 với mục tiêu phát triển các hệ thống tự động hóa sử dụng robot để cải thiện hiệu suất và hiệu quả trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ và lưu trữ hàng hóa trong các nhà kho Điều này giúp tối ưu hóa quá trình quản lý hàng hóa trong kho và giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết cho các hoạt động này
Vào năm 2012, Amazon quyết định mua lại Kiva Systems với mục tiêu tích hợp công nghệ tự động hóa vào hệ thống vận chuyển và quản lý hàng hóa của họ Khi công nghệ của Kiva Systems được tích hợp vào các trung tâm phân phối của Amazon, quá trình lưu trữ hàng hóa đã được tối ưu hóa hơn Các robot và hệ thống tự động hóa đã giảm thiểu thời gian xử lý đơn hàng, giảm lỗi và tối ưu hóa sử dụng không gian lưu trữ, giúp Amazon nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động logictics và quản lý kho hàng
Zoox ra đời từ sự hợp tác giữa Tim Kentley-Klay và Stanford Jesse Levinson vào năm 2014, mang trong mình sứ mệnh tiên phong trong việc phát triển các phương tiện tự lái hoàn toàn mới Với mục tiêu tạo ra những chiếc xe không cần sự can thiệp của người lái, Zoox đã chủ động trong việc kết hợp công nghệ robot và hệ thống truyền động điện tiên tiến nhất vào sản phẩm của mình
Năm 2020, Amazon đã quyết định mua lại Zoox, mở ra một chương mới trong lĩnh vực công nghệ và xe tự lái Bước thu mua này không chỉ giúp Amazon mở rộng dịch vụ vận chuyển và giao hàng mà còn tạo ra cơ hội cho việc phát triển các giải pháp vận tải hiệu quả hơn Việc tích hợp công nghệ xe tự lái của Zoox vào các dịch vụ của Amazon có thể tăng cường trải nghiệm của người dùng, giảm chi phí và cải thiện hiệu suất trong hoạt động vận chuyển
Việc Amazon mua lại Zoox không chỉ là một động thái mạnh mẽ để tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xe tự lái mà còn mở ra cơ hội định hình lại tương lai của ngành giao thông và vận chuyển thông qua sự đổi mới và tích hợp công nghệ tiên tiến Hơn thế nữa, thương vụ thâu tóm Zoox cho thấy Amazon đang đi những bước tiếp theo trong việc phát triển bền vững và ổn định trong tương lai và thể hiện công ty có tầm nhìn đúng đắn để phát triển không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì môi trường và thiên nhiên của hành tinh xanh.
HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
Giới thiệu Amazon Web Service - AWS
Amazon Web Services (AWS) ra đời từ nhu cầu của Amazon muốn tận dụng tài nguyên máy chủ dư thừa của mình để tạo ra một hệ thống đám mây công cụ cho các nhà phát triển và doanh nghiệp Trước đó, Amazon đã đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống hạ tầng máy chủ để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử của mình Tuy nhiên, vào những năm cuối của thập kỷ 2000, họ nhận ra rằng hệ thống máy chủ của họ có tài nguyên không sử dụng và đáp ứng biến động không đồng đều của lưu lượng truy cập Để tận dụng tối đa các tài nguyên này, Amazon đã phát triển các công nghệ và dịch vụ để chia sẻ và cho thuê tài nguyên máy chủ dư thừa của mình cho các công ty và nhà phát triển khác Điều này đã tạo ra một nền tảng đám mây công cụ cho việc triển khai ứng dụng, lưu trữ dữ liệu, và cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin khác mà không cần phải mua sắm, cấu hình hoặc quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ riêng AWS đã mang lại sự linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới
Sau khi phát triển và thử nghiệm các tính năng mới trong các môi trường thử nghiệm và phát triển nội bộ của Amazon thì tiếp theo đó các tính năng được triển khai cho cộng đồng người dùng AWS thông qua các dịch vụ như AWS Marketplace và AWS Partner Network Cuối cùng, thông qua các sự kiện, hội thảo, và tài liệu hướng dẫn, AWS thông báo và giới thiệu các tính năng mới cho khách hàng, các doanh nghiệp và nhà phát triển, Trải qua quá trình phát triển và cải tiến thì ngày nay AWS đã có thể cung cấp một loạt các dịch vụ đám mây, bao gồm lưu trữ dữ liệu, xây dựng và triển khai ứng dụng, phát triển trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, và nhiều hơn nữa Các dịch vụ này được chia thành các danh mục như tính toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, máy học, IoT, an ninh, và công cụ phát triển
Giờ đây, Amazon Web Services (AWS) không chỉ là thành tựu đáng chú ý nhất của Amazon trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ trực tuyến mà còn là một điểm mốc quan trọng trong sự đổi mới của Amazon.
Khó khăn Amazon gặp phải khi thực hiện hoạt động đổi mới
Amazon Web Services (AWS) đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Amazon và là một trong những dịch vụ chủ chốt giúp công ty trở thành một trong những nhà cung cấp đám mây hàng đầu trên thế giới Tuy nhiên, quá trình triển khai và phát triển AWS không hề dễ dàng và đã đối diện với một số thách thức đáng kể
Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, Amazon phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như Microsoft Azure và Google Cloud Platform Đây là những tên tuổi mạnh mẽ trong ngành công nghiệp đám mây và Amazon phải liên tục cải thiện và mở rộng AWS để duy trì vị thế của mình Không những thế, việc đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ quy định là một trong những thách thức lớn nhất khi triển khai các dịch vụ đám mây Amazon phải đối mặt với áp lực từ phía khách hàng và các cơ quan quản lý về việc bảo vệ dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin Từ đó, các chi phí và việc quản lý tài chính cũng trở thành một trong những thách thức lớn đối Amazon mặc dù việc sử dụng dịch vụ đám mây có thể giúp giảm thiểu chi phí đầu tư vào hạ tầng máy chủ riêng, nhưng công ty phải liên tục theo dõi, quản lý chi phí, dự báo ngân sách và tối ưu hóa chi phí để đảm bảo hiệu quả kinh doanh
Công tác quản lý và triển khai các ứng dụng và dịch vụ trên AWS đòi hỏi sự chuyên môn và kỹ năng kỹ thuật đặc biệt Amazon phải đảm bảo rằng nhân viên của họ có đủ kỹ năng và kiến thức để triển khai và quản lý các dịch vụ đúng cách Điều này đỏi hỏi Amazon phải có
24 kế hoạch và cách thức đào tạo cho các nhân viên của họ một cách tốt nhất Đồng thời việc đảm bảo tính sẵn sàng và hiệu suất cao đối với các ứng dụng và dịch vụ trên AWS là một thách thức khó khăn Amazon phải liên tục giám sát và tối ưu hóa hệ thống để đảm bảo rằng khách hàng có thể truy cập dịch vụ một cách mạnh mẽ và liên tục.
Đề xuất giải quyết khó khăn
3.1 Đầu Tư vào Nghiên Cứu và Phát Triển (R&D): Để tăng cường tính bảo mật cho dịch vụ AWS thì Amazon cũng đã đầu tư phát triển các tính năng sau:
Encryption and Key Management: các công nghệ mã hóa và quản lý khóa mạnh mẽ, bao gồm AWS Key Management Service (KMS) và AWS CloudHSM, để bảo vệ dữ liệu của khách hàng trong quá trình lưu trữ và truyền tải
Identity and Access Management (IAM): AWS IAM cho phép người dùng quản lý quyền truy cập và xác thực vào các tài nguyên trong môi trường đám mây của mình một cách linh hoạt và an toàn Amazon liên tục cải thiện và mở rộng tính năng của IAM để đảm bảo tính bảo mật tốt nhất cho người dùng
Network Security: Amazon AWS cung cấp các giải pháp và dịch vụ để bảo vệ mạng lưới và dữ liệu của khách hàng, bao gồm AWS Shield để chống lại các cuộc tấn công DDoS và AWS WAF (Web Application Firewall) để bảo vệ ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công đa dạng
Security Monitoring and Compliance: Amazon liên tục nghiên cứu và phát triển các công nghệ giám sát và tuân thủ bảo mật, bao gồm AWS Security Hub và AWS Config, để giúp khách hàng phát hiện và giảm thiểu các rủi ro bảo mật và tuân thủ quy định
Threat Detection and Response: Amazon AWS đầu tư vào các công nghệ phát hiện và phản ứng trước các mối đe dọa bảo mật, bao gồm AWS GuardDuty để phát hiện các hành vi bất thường và AWS Inspector để phân tích lỗ hổng bảo mật
3.2 Hợp Tác và Đối Tác Chiến Lược:
Amazon đã thiết lập một số đối tác chiến lược quan trọng để tạo ra một hệ sinh thái đám mây mạnh mẽ và phong phú, mang lại lợi ích lớn cho khách hàng thông qua việc kết hợp các
25 dịch vụ và giải pháp tốt nhất từ nhiều nguồn khác nhau Qua đó, Amazon có thể nắm bắt được những xu hướng mới nhất, tận dụng tối đa nguồn lực từ các đối tác, mở rộng thị trường của mình và cung cấp các giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn cho khách hàng Một số đối tác chiến lược chính của Amazon có thể kể đến đó là:
Microsoft: Amazon và Microsoft đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược để hợp tác trong lĩnh vực đám mây Hai công ty đã tích hợp các dịch vụ của nhau, cho phép khách hàng sử dụng các sản phẩm AWS cùng với các dịch vụ Azure của Microsoft Điều này mang lại lợi ích cho cả hai bên và mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong việc cung cấp giải pháp đám mây toàn diện cho khách hàng
Salesforce: Amazon đã hợp tác chặt chẽ với Salesforce trong việc kết hợp các dịch vụ của họ để cung cấp giải pháp CRM (Quản lý mối quan hệ khách hàng) toàn diện cho khách hàng
Sự kết hợp giữa AWS và Salesforce giúp tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả của các ứng dụng CRM, mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp
SAP: Amazon và SAP đã hợp tác để phát triển và cung cấp giải pháp điện toán đám mây cho doanh nghiệp Việc tích hợp giữa dịch vụ AWS và phần mềm SAP giúp tối ưu hóa hiệu suất và chi phí cho các hệ thống quản lý doanh nghiệp của khách hàng
VMware: Amazon và VMware đã hợp tác để phát triển dịch vụ đám mây hỗn hợp, kết hợp giữa môi trường đám mây công cộng của AWS và môi trường ảo hóa của VMware trong các trung tâm dữ liệu của khách hàng Điều này giúp các doanh nghiệp chuyển đổi sang môi trường đám mây một cách dễ dàng và linh hoạt hơn
3.3 Liên Tục Cải Tiến và Tinh Giản
Amazon đã loại bỏ hoặc tinh giản các dịch vụ không cần thiết hoặc ít được sử dụng trên AWS để giảm độ phức tạp và tăng cường hiệu suất của nền tảng Bên cạnh đó, Amazon cũng tối ưu hóa các quy trình đăng ký và triển khai để giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết cho việc triển khai các dịch vụ trên AWS Việc này giúp người dùng nhanh chóng bắt đầu sử dụng các dịch vụ mà họ cần mà không gặp phải các thủ tục phức tạp Đồng thời, “gã khổng lồ” này cũng đã cải thiện giao diện người dùng trên AWS bằng cách tinh giản, tối ưu hóa các trang web và bảng điều khiển, bên cạnh đó cũng cung cấp các công cụ quản lý và giám sát đơn giản để giúp người dùng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động của họ trên AWS Việc này
26 giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và quản lý các tài nguyên của mình trên nền tảng một cách thuận tiện và hiệu quả
3.4 Phát triển các tích hợp hệ thống và dịch vụ
Amazon có thể tích hợp AWS với các dịch vụ và sản phẩm khác của họ để tạo ra một hệ sinh thái đa dạng và kết nối có thể tạo ra lợi ích cho cả công ty và người dùng Chẳng hạn như:
Tích hợp AWS với Amazon Prime: Amazon có thể tích hợp AWS với dịch vụ Amazon Prime để cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp sử dụng cả hai dịch vụ Việc này có thể bao gồm giảm giá hoặc các gói dịch vụ kết hợp giữa AWS và Amazon Prime, như lưu trữ dữ liệu trực tuyến kết hợp với giao hàng nhanh chóng cho các doanh nghiệp thực phẩm hoặc bán lẻ
ĐỀ XUẤT
Trong thời gian tới, Amazon có thể đề xuất một số đổi mới và giải pháp để nâng cao hiệu suất, mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường sự cạnh tranh của mình Dưới đây là một số gợi ý:
Mở rộng dịch vụ vào các lĩnh vực mới: Amazon có thể mở rộng dịch vụ của mình vào các lĩnh vực mới, như chăm sóc sức khỏe và y tế, giáo dục trực tuyến, hoặc công nghệ blockchain Việc này giúp Amazon đa dạng hóa nguồn thu nhập và tăng cường sự hiện diện trên nhiều lĩnh vực kinh doanh
Phát triển các dịch vụ có sẵn trên nền tảng AI: Amazon có thể đầu tư vào việc phát triển các dịch vụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp các giải pháp thông minh và tự động hóa cho các doanh nghiệp và cá nhân Việc này có thể bao gồm việc cải thiện công nghệ trợ lý ảo, phát triển các dịch vụ phân tích dữ liệu thông minh, hoặc tăng cường tính năng AI trong các sản phẩm hiện tại của Amazon
Tăng cường bảo mật và quản lý dữ liệu: Amazon có thể tập trung vào việc tăng cường bảo mật và quản lý dữ liệu trên các dịch vụ của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu trữ đám mây và Internet of Things (IoT) Việc này giúp tăng cường lòng tin của khách hàng và bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng
Tạo ra các giải pháp xanh và bền vững: Amazon có thể đầu tư vào các dự án và công nghệ xanh và bền vững, như năng lượng tái tạo, giao thông và vận tải thông minh, và quản lý tài nguyên tự nhiên Việc này không chỉ giúp Amazon giảm tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực này
Tăng cường hợp tác và đối tác chiến lược: Amazon có thể tăng cường hợp tác và đối tác chiến lược với các doanh nghiệp và tổ chức khác để phát triển các giải pháp và dịch vụ mới, mở rộng thị trường và tăng cường sức cạnh tranh Việc này giúp Amazon tận dụng tối đa nguồn lực và kỹ năng của các đối tác để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình