Khái niệm“Một đối tượng sau khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo luật định có nghĩa vụ thanhtoán một khoản tiền thuộc khoản thu của NSNN do cơ quan quản lý thuế thu nhưng trongthời hạn nộp
Trang 1Với bối cảnh ấy, việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đóng vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển bền vững của quốc gia Tuy nhiên, với sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh
tế và sự phức tạp ngày càng tăng của các hoạt động kinh doanh, các cơ quan quản lý thuếđang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý và thu hồi nợ thuế hiệu quả
Nội dung của đề tài "Đổi Mới Và Tăng Cường Năng Lực Công Tác Quản Lý Nợ Và
Cưỡng Chế Nợ Thuế Đến Năm 2030" sẽ đề cập tới những khía cạnh chính như: lý thuyết
chung, thực trạng nợ thuế và quản lý nợ thuế hiện trong những năm gần đây của ViệtNam Mục tiêu cuối cùng là hướng tới xây dựng một hệ thống quản lý nợ thuế hiện đại,nâng cao hiệu quả năng lực công tác quản lý nợ thuế, góp phần quan trọng vào sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030
Do năng lực và hiểu biết còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,cùng với đó là thời gian chuẩn bị bài tương đối gấp rút do tính chất thời gian của kỳ hè
Vì vậy, nhóm chúng em mong nhận được sự góp ý từ cô để bài tập này được hoàn thiệnhơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 2DANH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN ST
(Nhóm trưởng)
11224500
Nội dung,tổng hợp word, thuyết trình
Có tinh thần làm việcnhóm, tích cực, hoàn thànhtốt nội dung công việc
10/10
4
Nội dung,thuyết trình
Có tinh thần làm việcnhóm, hoàn thành tốt nộidung công việc
10/10
6
Nội dung,thuyết trình
Có tinh thần làm việcnhóm, tích cực, hoàn thànhtốt nội dung công việc
10/10
Anh
11216094
Nội dung,slide, thuyết trình
Có tinh thần làm việcnhóm, tích cực, hoàn thànhtốt nội dung công việc
10/10
5
Nội dung,thuyết trình
Có tinh thần làm việcnhóm, hoàn thành tốt nộidung công việc
10/10
2
Nội dung,thuyết trình
Có tinh thần làm việcnhóm, tích cực, hoàn thànhtốt nội dung công việc
10/10
8
Nội dung,slide, thuyết trình
Có tinh thần làm việcnhóm, tích cực, hoàn thànhtốt nội dung công việc
10/10
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
A LÝ THUYẾT 5
Trang 3I, Nợ thuế 5
1, Khái niệm, đặc điểm 5
2 Phân loại nợ thuế 6
3 Tác động của nợ thuế 9
II, QUẢN LÝ NỢ THUẾ 9
1, Quản lý nợ thuế 9
2, Cưỡng chế nợ thuế 10
B THỰC TRẠNG 13
I Nợ thuế 13
1 Tình trạng nợ thuế trong những năm gần đây 13
2 Nguyên nhân của tình trạng nợ thuế vẫn kéo dài 13
3 Thực trạng nợ thuế khi làm tiếp thị liên kết qua sàn TMĐT 14
II, Quản lý nợ thuế 16
1 Tình trạng quản lý nợ thuế trong những năm gần đây: 16
2 Nguyên nhân của tình trạng quản lý nợ thuế còn yếu kém 21
C ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ ĐẾN NĂM 2030 24
I MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 24
II MỤC TIÊU CỤ THỂ 24
1 Đến năm 2025 24
2 Đến năm 2030 24
III NỘI DUNG 25
1 Hoàn thiện thể chế và quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đáp ứng những thay đổi của kinh tế - xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế 25
2 Áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 25
3 Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại cơ quan thuế các cấp 25
4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 26
IV LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 26
1 Đến năm 2025 26
2 Đến năm 2030 26
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
A LÝ THUYẾT
I, Nợ thuế
1, Khái niệm, đặc điểm
Trang 41.1 Khái niệm
“Một đối tượng sau khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo luật định có nghĩa vụ thanhtoán một khoản tiền thuộc khoản thu của NSNN do cơ quan quản lý thuế thu nhưng trongthời hạn nộp thuế, đối tượng nộp thuế chưa hoàn thành khoản phải nộp đó, từ đó hìnhthành một khoản nợ giữa người nộp thuế đối với Nhà nước, khoản nợ này được gọi là nợthuế”
Người nợ thuế là người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ
Khoản nợ là số tiền thuế nợ được xác định theo từng lần phát sinh.
Số ngày nợ thuế của một khoản thuế nợ là khoảng thời gian liên tục tính theo
ngày, kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó được nộp vào NSNN,bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo Luật Lao động
Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày tiếp theo ngày hết
hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế
Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày khoản nợ được
nộp vào NSNN; hoặc ngày có hiệu lực thi hành của văn bản xóa nợ, miễn nộp hoặc xử lýbằng các hình thức khác
Tiền chậm nộp là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợ
thuế của một khoản nợ
Tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí,
tiền chậm nộp và các khoản phải nộp khác người nộp thuế đã nộp nhưng có một số sai sóttrên chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ chậm luân chuyển hoặc thất lạc, chờ ghi thu - ghichi; cơ quan thuế đang điều chỉnh theo đúng quy định
Khóa sổ thuế là thời gian ngừng nhập các chứng từ kế toán liên quan đến nghĩa vụ
thuế của người nộp thuế như: tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế, các quyết định, thôngbáo
1.2 Đặc điểm nợ thuế
1.2.1 Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến
Thuế là một khoản trích rút quyền lợi của chính đối tượng nộp thuế và mang tínhbắt buộc nên tự nguyện tuân thủ các quy định về nộp thuế là một điều khó khăn Do đó,việc bất tuân thủ việc nộp thuế dẫn tới trốn, tránh và nợ thuế là hành vi phổ biến, đặc biệtnghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, bởi người dân - những ngườinộp thuế chưa nhìn thấy được sự cần thiết cũng như lợi ích từ việc nộp thuế, hệ thốngđảm bảo phúc lợi xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, nhận thức xã hội còn ởmức thấp
1.2.2 Nợ thuế quá hạn là hành vi vi phạm pháp luật
Trang 5Những hành vi được quy định là vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuếđược cơ quan thuế quy định gồm:
- Vi phạm các thủ tục thuế
- Chậm nộp tiền thuế
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
- Trốn thuế, gian lận thuế
Như vậy, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủtiền thuế và bị xử phạt 0,03% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp và tùy từng giaiđoạn mà mức phạt có thể thay đổi và khi các chủ thể không thực hiện đúng với quy định
sẽ bị Nhà nước thực thi các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về nghĩa
vụ thuế
1.2.3 Nợ thuế là hình thức vi phạm khác với trốn thuế, tránh thuế.
Những chủ thể được coi là trốn thuế là khi họ sử dụng các cách thức phi pháp đểtrốn nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình Họ không khai báo hoặc khai báo thiếu thunhập, doanh thu hoặc tài sản trong khi họ lại cố gắng khai báo quá lên những khoản chitiêu được khấu trừ
Còn trong trường hợp tránh thuế, người nộp thuế thường lạm dụng những kẽ hởtrong chế độ thuế hiện hành để giảm nghĩa vụ thuế của mình Cả hai trường hợp trốn vàtránh thuế này đều khiến số thực thu nhỏ hơn so với số thuế tiềm năng
Đối với trường hợp nợ thuế là khi người nộp thuế không hoặc chưa nộp đủ số tiềnthuế đã được cơ quan thuế thực tính
2 Phân loại nợ thuế
2.1 Căn cứ vào nội dung của các khoản nợ qua kê khai của người nộp thuế
Nợ thuế, phí thông thường: thuế, phí phải nộp do ĐTNT kê khai với cơ quan thuế
không bao gồm số tiền thuế, phí bị truy thu, bị phạt chậm nộp do cơ quan thuế thanh tra,kiểm tra phát hiện
Nợ phạt thuế, phí: nợ do phạt nộp chậm; nợ phạt thiếu thuế phải nộp; người phạt
trốn thuế; nợ phạt vi phạm thủ tục về thuế
Nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra: Đây là các khoản mục nợ
thuế sau quá trình kiểm tra, thanh tra cơ quan thuế phát hiện tồn tại số thuế chênh lệch màđơn vị phải nộp nhưng bị bỏ sót ngoài sổ sách, không kê khai hoặc khai không chính xác
ở tất cả các loại hồ sơ khai thuế trong năm tính thuế
2.2 Căn cứ vào quy trình quản lý nợ
- Nợ chờ xử lý: Nợ chờ xử lý được chia thành nợ đang chờ điều chỉnh; nợ đang xử
lý miễn, giảm, xóa nợ; nợ đang được khoanh nợ, giãn nợ
Trang 6Nợ đang chờ điều chỉnh: người nợ thuế hoặc cơ quan thuế có sai sót khi kê khai
thuế, tính thuế đang làm thủ tục để điều chỉnh lại, hoặc do tạm tính số thuế phải nộp caohơn số phát sinh, hay số tiền nợ do ĐTNT đã kê khai số thuế tạm nộp hàng kỳ nhưngthuế thực tế phát sinh phải nộp thấp hơn so với số thuế kê khai tạm nộp và đang được làmthủ tục điều chỉnh lại
Nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ: miễn, giảm, xóa nợ theo quy định của pháp
luật về thuế khi cá nhân được cơ quan pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lựchành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ; nợ của người nợthuế bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của Luật Phásản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt
Nợ đang được khoanh nợ, giãn nợ: Đây là số tiền nợ thuế của người nộp thuế đã
được xử lý cho khoanh nợ, giãn nợ hoặc đang trong thời hạn làm các thủ tục tại cơ quanthuế đã được xử lý định
- Nợ thông thường: Nợ thông thường là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được
ấn định phải nộp vào NSNN nhưng đã hết hạn theo quy định mà chưa nộp vào NSNN vàkhông trong trường hợp thuộc nhóm nợ chờ xử lý nêu trên
- Nợ khó thu: Bao gồm nợ của các đối tượng giải thể, phá sản hoặc đang trong
giai đoạn thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản để giải quyết nợ theo trình tự của thủ tụcgiải thể, phá sản doanh nghiệp; hoặc nợ của đối tượng bỏ trốn, mất tích; của đối tượng bịkhởi tố là số tiền thuế nợ của ĐTNT đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự liênquan đến nghĩa vụ nộp thuế, đang thi hành án, đang chờ bản án hoặc kết luận của cơ quanpháp luật
2.3 Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ
Nợ có khả năng thu: Chủ yếu là các khoản nợ mới phát sinh sau thời hạn nộp
thuế được quy định tại các văn bản pháp quy về thuế Do vậy, nợ có khả năng thu đượchiểu là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào NSNN nhưng đãhết thời hạn nộp theo quy định của pháp luật mà chưa nộp, đồng thời không thuộc khóthu và nhóm nợ không có khả năng thu Phụ thuộc vào tính chất, mục đích thu nợ củatừng thời kinh tế - xã hội, cơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thànhcác loại: nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày, nợ thuế nộp từ 30 ngày đến 90 ngày và nợ thuếquá 90 ngày
Nợ khó thu: Theo cách phân loại này, nợ khó thu bao gồm: số tiền thuế nợ của
người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự hoặc đang chờ bản ánhoặc kết luận của cơ quan pháp luật nên chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế hoặc nợcủa người nợ thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; nợ đang chờ giải quyếttheo Luật Phá sản
Trang 7Nợ không có khả năng thu: Chủ yếu căn cứ vào tình trạng tồn tại của người nộp
thuế Người nộp thuế hầu hết đã ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc không còntồn tại trong thực tế, bao gồm các khoản nợ thuộc các trường hợp như: doanh nghiệp giảithể, phá sản nhưng không làm các thủ tục, trình tự giải thể phá sản đúng pháp luật Đặcđiểm của trường hợp này là khó khăn về tài chính, pháp doanh thua lỗ dẫn đến không cònkhả năng thanh toán
Hiện tại, theo các văn bản quy định của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam mớichỉ hướng dẫn phân loại nợ thuế theo khả năng thu với ba nhóm là: nợ có khả năng thu,
nợ khó thu và nợ chờ xử lý Trong khi đó, nhiều tiêu chí khác cần thiết sử dụng để phânloại nợ hiện chưa được quy định trong quy trình quản lý nợ thuế
2.4 Căn cứ vào đối tượng nợ
Căn cứ vào đối tượng nợ, nợ thuế có thể được phân chia cụ thể thành các nhómđối tượng theo tính chất sở hữu, loại hình hoặc đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh Theo đó, nợ thuế có thể phân chia thành các nhóm sau:
(i) Nợ thuế của doanh nghiệp nhà nước;
(ii) Nợ thuế của doanh nghiệp dân doanh;
(iii) Nợ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp ước ngoài;
(iv) Nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể;
(v) Nợ thuế thu nhập của cá nhân;
(vi) Nợ thuế của các đối tượng khác
2.5 Căn cứ vào sắc thuế
Căn cứ vào sắc thuế có thể phân loại thành nợ thuế GTGT, nợ thuế TTĐB, nợ thuếxuất khẩu, nợ thuế nhập khẩu, nợ thuế TNDN, nợ thuế TNCN Cách phân loại này chobiết sắc thuế nào có số nợ cao, sắc thuế nào có số nợ thấp Qua đó, tìm hiểu những quyđịnh pháp lý và thủ tục hành chính thu nộp sắc thuế đó đã hợp lý hay chưa, làm cơ sởhoàn thiện pháp luật thuế và quản lý thuế
2.6 Căn cứ vào nguyên nhân nợ thuế
Nợ thuế được chia thành hai nhóm lớn: nợ thuế do nguyên nhân khách quan và nợthuế do nguyên nhân chủ quan từ phía người nộp thuế Cách phân loại này cũng làm rõnguyên nhân cụ thể của nợ thuế như: nợ thuế do hoạt động sản xuất, kinh doanh củangười nộp thuế gặp khó khăn, khách quan; nợ thuế do người nộp thuế kinh doanh thua lỗ;
nợ thuế do người nộp thuế mất khả năng thanh toán; do cố tình chiếm dụng tiền thuế;nhằm mục đích trốn thuế; nợ thuế do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành
vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự
Trang 83 Tác động của nợ thuế
3.1 Nợ thuế gây thất thu cho NSNN
Thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN, việc nợ thuế sẽ gây thất thu lớn choNSNN Đối với những khoản nợ thuế trong thời gian ngắn, sẽ làm Nhà nước thiếu hụtmột lượng tài chính nhất định để giúp cho bộ máy Nhà nước được hoạt động trôi chảy,bình thường Đối với những khoản nợ thuế khó đòi thì Nhà nước cần phải có nhữnghoạch định chiến lược lâu dài để bù đắp khoản nợ đó Khi đó, Nhà nước cần phải sử dụngđến các biện pháp như: khoanh nợ, giãn nợ thậm chí là xóa nợ và điều đó sẽ làm thất thuNSNN Vì vậy, dù là nợ thuế trong ngắn hạn hoặc nợ lâu dài thì cũng gây thất thu lớn choNSNN
3.2 Nợ thuế gây mất công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các tổ chức và cá nhân đang kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Những tổ chức, cá nhân nợ thuế đã tạo ra sự mất công bằng về nghĩa vụ thuế đốivới những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế Giả sử với cùng quy mô, ngànhnghề kinh doanh, lợi nhuận trước thuế là như nhau, các cá nhân doanh nghiệp thực hiệntốt trách nhiệm thuế sẽ phải nộp một khoản thuế nhất định cho Nhà nước, làm lợi nhuậnsau thuế của họ sẽ bị giảm một phần Còn đối với những tổ chức, cá nhân nợ thuế chậmnộp hoặc không nộp thuế cho Nhà nước, lợi nhuận sau thuế của họ không hề thay đổi,thậm chí còn sinh lời nhiều hơn vì khoản tiền đáng lẽ ra họ phải nộp thuế cho Nhà nước,nay được họ chiếm dụng và sử dụng chúng vào mục đích khác Từ đó, gây mất công bằnggiữa những người nộp thuế, tạo sân chơi không bình đẳng giữa những người nộp thuế
3.3 Nợ thuế đã tạo ra chi phí không cần thiết đối với xã hội có liên quan đến công tác quản lý thuế, gây mất thời gian, công sức, tiền của cho việc quản lý nợ thuế
và cưỡng chế thuế
Khi xuất hiện các khoản nợ thuế đòi hỏi Nhà nước phải có một bộ phận chuyênđảm nhận chức năng quản lý các khoản nợ thuế đó Hơn nữa, những khoản nợ thuế nàyđược nợ từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều sắc thuế khác, từ nhiều nguyên nhân khácnhau và biện pháp thu hồi cũng khác nhau Do vậy, việc quản lý những khoản nợ này rấtphức tạp, đòi hỏi tốn kém về thời gian, tiền của và nhân lực
II, QUẢN LÝ NỢ THUẾ
1, Quản lý nợ thuế
1.1 Khái niệm
Quản lý nợ thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc áp dụng khung pháp lý
và mô hình tổ chức quản lý nhằm đánh giá tình trạng nợ thuế, đồng thời thực hiện đônđốc công tác thu nợ vào NSNN
Trang 91.2 Quản lý nợ thuế được thực hiện dựa trên ba mục tiêu chính:
Thứ nhất, nhằm theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người nộp
thuế
Thứ hai, tìm ra biện pháp thu nợ phù hợp và hiệu quả đối với quốc gia.
Thứ ba, đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu thuế và các khoản thu NSNN.
1.3 Yêu cầu của quản lý nợ thuế:
Thứ nhất, quản lý đầy đủ các khoản thu NSNN, chống thất thoát trong các khoản
thu NSNN, công tác thu ngân sách không chính xác
Thứ hai, Quản lý chính xác các khoản nợ thuế.
Thứ ba, Đảm bảo khả năng thu nợ kịp thời, chống thất thu NSNN.
1.4 Quy trình quản lý nợ thuế
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch thu nợ: Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp
quản lý nợ năm Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm
- Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ: Phân công công chức quản lý nợ.
Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ Phân tích,đánh giá và xử lý nợ Lưu hồ sơ
- Bước 3: Kiểm soát: Lập báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ.
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý nợ thuế:
Đánh giá dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ nợ thuế/ tổng số thu từ thuế trong năm;
Tốc độ tăng nợ thuế;
Tỷ lệ nợ thu trong năm;
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng số thuế ghi thu;
Tỷ lệ nợ có khả năng thu (hoặc nợ không có khả năng thu…)/ Số thuế ghi thu; Tuổi nợ bình quân của khoản nợ thuế quá hạn đã được nộp;
Tỷ lệ chi phí hành chính phục vụ thu nợ thuế/ Số thuế quá hạn thu hồi được;
Tỷ lệ số lượt người nộp thuế nợ quá hạn/Số người nộp thuế
2, Cưỡng chế nợ thuế
2.1 Khái niệm:
Cưỡng chế nợ thuế là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biệnpháp theo quy định của pháp luật để buộc người nộp thuế phải hoàn tất nghĩa vụ thuế vớinhà nước
Trang 10Trong quá trình quản lý thuế, người nộp thuế có thể tự giác hoặc không tự giácthực hiện nghĩa vụ thuế đúng thời hạn quy định Khi đó, công tác cưỡng chế nợ thuế cónội dung thông báo cho người nộp thuế biết trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ vànhững hậu quả có thể phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế.
2.2 Nguyên tắc cưỡng chế nợ thuế:
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải được thựchiện theo đúng thẩm quyền, phạm vi, trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp, khách quan
và minh bạch trong hoạt động cưỡng chế nợ thuế
Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả: Tính hiệu lực đòi hỏi các biện pháp cưỡng chế
nợ thuế phải được thực thi Tính hiệu quả đòi hỏi phải cân nhắc chi phí và lợi ích
Nguyên tắc xác định hợp lý trình tự ưu tiên thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợthuế: Những biện pháp càng cản trở hoạt động kinh doanh của người nộp thuế thì càngđược áp dụng sau và phải theo tuần tự
Nguyên tắc phối hợp đồng bộ: Các hoạt động của cơ quan thuế và các cơ quan nhànước có thẩm quyền phải được phối hợp đồng bộ
2.3 Vai trò cưỡng chế nợ thuế
Đảm bảo để đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đảm bảo thu đủ, kịpthời các khoản thuế vào NSNN và chống thất thu thuế
Đóng vai trò cảnh báo, ngăn ngừa đối với những đối tượng nộp thuế có ý định dâydưa nợ thuế, qua đó đảm bảo thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế
Đảm bảo tính công bằng giữa những người nộp thuế trong thực thi pháp luật thuế
Có vai trò giáo dục, nâng cao ý thức tự giác, ý thức tuân thủ pháp luật hay tựnguyện của người nộp thuế, góp phần tích cực trong quản lý thuế
2.4 Các trường hợp bị cưỡng chế thuế
Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hếtthời hạn, hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hànhnhiều hơn 10 ngày mà Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạnghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
Trang 11chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt viphạm hành chính về thuế).
Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế theoquy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngàytính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấpthuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bênbảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hànhchính
Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đốitượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế
Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạmhành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền
2.5 Các biện pháp cưỡng chế thuế
Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhànước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản
Biện pháp 2: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập Biện pháp này được ápdụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế được hưởng tiền lương, tiền cônghoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật
Biện pháp 3: Đình chỉ sử dụng hóa đơn Đây là biện pháp mạnh vì khi đó ngườinộp thuế không thể xuất hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của người nộp thuế
Biện pháp 4: Thu tiền hoặc tài sản của người nộp thuế do bên thứ ba nắm giữ.Biện pháp này thường được sử dụng khi không áp dụng được biện pháp cưỡng chế tríchtiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế
Biện pháp 5: Kê biên và bán đấu giá tài sản Đây là biện pháp buộc người nợ thuếphải giao tài sản cho Nhà nước để thực hiện bán đấu giá lấy tiền trừ vào số thuế nợ
Biện pháp 6: Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh, Giấy phép kinh doanh, Giấychứng nhận hợp tác xã, Giấy phép hành nghề, chứng chỉ hành nghề Đây là biện phápmạnh nhất của cưỡng chế nợ thuế
2.6 Các tiêu chí đánh giá kết quả của công tác cưỡng chế nợ thuế
- Các chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ số cuộc cưỡng chế thành công;
Tỷ lệ thu nợ thuế bằng áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế;
Trang 12Tỷ lệ chi phí hành chính để cưỡng chế thuế;
- Chỉ tiêu định tính: Phản ánh chuyển biến của người nộp thuế sau khi bị áp dụng
những biện pháp thu hồi nợ thuế của cơ quan thuế
I Nợ thuế
1 Tình trạng nợ thuế trong những năm gần đây
Theo Bộ Tài chính, tính đến thời điểm cuối tháng 12/2022, tổng số tiền thuế nợngành thuế đang quản lý là 134.967 tỷ đồng (bao gồm cả nợ đang xử lý và nợ đang khiếunại), tăng tới 10,1% so với thời điểm 31/12/2021 Lũy kế đến cuối tháng 12, thu hồi nợthuế ước đạt 29.416 tỷ đồng, đạt 70% so với chỉ tiêu thu nợ năm 2022
Nếu không kể số tiền thuế nợ đang xử lý và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếukiện thì tổng số tiền thuế nợ ước tính đến thời điểm 31/8/2023 là 131.448 tỷ đồng, tăng0,3% so với thời điểm ngày 31/7/2023, tăng 3,7% so với thời điểm ngày 31/12/2022.Tính đến cuối năm 2023 Tổng số tiền thuế nợ ngành thuế quản lý ước tính là 163.866 tỷđồng, tăng 0,2% so với thời điểm ngày 30/11/2023 và tăng 10,9% so với thời điểm ngày31/12/2022
Theo Tổng cục Thuế, thu nợ thuế tính đến cuối quý I/2024 ước đạt 26.868 tỷ đồng,tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023 Tính đến thời điểm ngày 31/3, nợ thuế là 186.022 tỷđồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2023, tăng 9,4% so với thời điểm ngày 31/12/2023,trong đó nợ có khả năng thu chiếm 55,6% tổng số tiền thuế nợ; tỷ lệ tiền thuế nợ có khảnăng thu trên dự toán thu năm 2024 ở mức 9,2%
2 Nguyên nhân của tình trạng nợ thuế vẫn kéo dài
Thứ nhất, tình hình kinh tế trong nước khó khăn, chưa phục hồi hoàn toàn từ sau
Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế, dẫn đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng không thuận lợi Nhiều doanh nghiệp rơi vào tìnhtrạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán, thậm chí dẫn tới phá sản Điều này khiến số nợthuế có xu hướng tăng lên qua các tháng và tác động bất lợi đến việc thực hiện xử lý thuhồi nợ thuế
Thứ hai, kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động, tác động xấu đến nền kinh tế
Việt Nam Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tài sản đều đã thế chấp ở ngân hàng nênkhi thực hiện cưỡng chế thì chưa thu hồi được; một số người nộp thuế rời bỏ thị trườnglàm tăng tiền thuế nợ khó thu
Trang 13Thứ ba, khó khăn chung của thị trường vốn cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới tình
hình hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản dẫn đến nợ các khoản thu từđất tăng cao
Thứ tư, một số người nộp thuế thuộc ngành nghề được gia hạn nộp thuế chưa nộp
giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo Nghị định 12/2023/NĐ-CP nên vẫn theo dõi nợ thuếlàm tổng số nợ thuế tăng lên
Thứ năm, một bộ phận người nộp thuế chưa chấp hành tốt các quy định của pháp
luật về thuế; cố tình trốn tránh nghĩa vụ thuế, không nộp thuế đúng hạn dẫn đến tình trạng
nợ thuế kéo dài; cơ quan Thuế xử phạt, tính tiền chậm nộp dẫn đến khoản tiền phạt chậmnộp tăng lên Bên cạnh đó còn tình trạng các cá nhân, hộ kinh doanh còn nợ thuế nhưng
đã ngưng hoạt động, mất tích và hiện cơ quan Thuế chưa xác định được doanh nghiệp đó
có còn tài sản để nộp tiền thuế hay không; một số DN đã phá sản nhưng không làm đầy
đủ các thủ tục theo quy định nên chưa có đủ cơ sở xem xét xóa nợ thuế
Thứ sáu, chính sách thuế chưa hoàn thiện: một số quy định về thuế chưa rõ ràng,
chưa thống nhất, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện, gây tranh chấp giữa cơ quanthuế và doanh nghiệp
3 Thực trạng nợ thuế khi làm tiếp thị liên kết qua sàn TMĐT
Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) đang là hình thức kinh doanh phổ biến và
khá thịnh hành hiện nay Đây là hình thức môi giới trực tuyến, trong đó doanh nghiệp chitrả hoa hồng cho các đối tác (cá nhân, tổ chức) khi họ giới thiệu khách hàng mua hàngthông qua các liên kết trên internet Hiện các sàn TMĐT sử dụng kênh tiếp thị này nhưmột đối tác trong kinh doanh và thanh toán hoa hồng Affiliate marketing chỉ mớixuất hiện tại Việt Nam vài năm gần đây, khi các nền tảng bán hàng online bùng nổ
Thực trạng nợ thuế khi làm tiếp thị liên kết qua sàn thương mại điện tử:
Từ năm 2021 - 2023, cơ quan quản lý thuế đã rà soát 31.570 trường hợp kinhdoanh online, xử lý vi phạm về thuế đối với 22.159 trường hợp Đặc biệt vào năm 2023,khi ứng dụng eTax phổ biến để tra cứu nghĩa vụ thuế TNCN, nhiều cá nhân kinh doanhAffiliate đã “tá hỏa” khi tra cứu thấy nghĩa vụ thuế TNCN phát sinh thêm hàng chục,hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến tháng 5/2024,
nợ thuế của các sàn TMĐT, các cá nhân và các doanh nghiệp kinh doanh online trên sàn
đã lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng Điều này dẫn tới thực trạng, nhiều người làmAffiliate cho các sàn TMĐT đã ôm “cục nợ” thuế, đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì bị truythu thuế TNCN: Khoản thuế này lên tới 35% trên tổng hoa hồng họ nhận được, trong khilợi nhuận thực chất nhận được chỉ khoảng 10% - 15% số tiền này