1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo Sát Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Ngầm Ở Các Cơ Sở Giết Mổ Trên Địa Bàn Tp.hcm (Chuyên Ngành Môi Trường).Pdf

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Ngầm Ở Các Cơ Sở Giết Mổ Trên Địa Bàn Tp.hcm
Tác giả Hồ Vinh
Người hướng dẫn PGS. TS Trịnh Hữu Phước, CN Lâm Phú Thiên
Trường học Trường Đại Học Mở Bán Công Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 671,86 KB

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT Hiện nay mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt và kể cả nước ngầm càng ngày càng nghiêm trọng, việc “Khảo sát phương pháp xử lý nước ngầm ở các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP.HCM”

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

(CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS TS TRỊNH HỮU PHƯỚC

CN LÂM PHÚ THIÊN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : HỒ VINH

Trang 2

Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Mở Bán

Công Tp Hồ Chí Minh, Cùng Quý Thầy Cô giảng viên bộ môn đã

truyền thụ những kiến thức quý giá trong bốn năm qua Đặc biệt, các

Thầy Cô Khoa Công Nghệ Sinh Học nhiệt tâm giảng dạy, chỉ bảo,

truyền đạt nguồn kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong

suốt thời gian học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn Thầy Trịnh Hữu Phước đã hướng dẫn, với sự

giúp đỡ tận tình của anh Lâm Phú Thiên cùng các anh chị làm việc trong

Khối Xét nghiệm – Chi cục Thú y TP HCM trong suốt quá trình thực

hiện, hoàn thành luận văn này

Đồng thời tôi cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian học tập và trong quá trình thực hiện luận văn tốt

nghiệp này

Con cũng xin cảm ơn Cha Mẹ, Anh Em là nguồn lực chính về vật

chất và tinh thần cho con đến ngày hôm nay

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

BẢNG VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv

HÌNH VÀ SƠ ĐỒ v

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Mục đích đề tài 2

1.2 Tính cấp thiết 2

1.3 Phạm vi khảo sát 2

1.4 Nhiệm vụ 2

1.5 Ứng dụng đề tài 3

PHẦN II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 4

2.1 Vai trò của nước nước ngầm 4

2.2 Nguồn nước ngầm 5

2.3 Tính chất của nước ngầm 6

2.3.1 Nước ngầm có oxi 6

2.3.2 Nước ngầm không có oxi 6

2.4 Các chỉ tiêu khảo sát quy trình xử lý nước 10

2.4.1 Màu sắc nước 10

2.4.2 pH nước 10

2.4.3 Nitrít nước 10

2.4.4 Kim loại sắt (Fe) trong nước 10

2.4.5 Amoniac (NH ) trong nước 11

Trang 4

2.5.1.1 Phương pháp khử sắt 12

2.5.1.2 Phương pháp lắng 16

2.5.1.3 Phương pháp lọc 18

2.5.1.4 Phương pháp khử trùng 21

2.5.2 Một số quy trình xử lý nước ngầm 23

PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Vật liệu nghiên cứu 26

3.2 Phương pháp nghiên cứu 26

3.2.1 Phương pháp lấy mẫu 26

3.2.2 Phương pháp phân tích và địa điểm phân tích 27

3.2.2.1 Tại các cơ sở giết mổ 27

3.2.2.2 Tại phòng Xét nghiệm 31

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 Kết quả 44

4.2 Thảo luận 49

PHẦN V KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 54

Trang 5

Bảng Trang

2.1 Một số phương pháp để khử sắt 16

2.2 Sự khác biệt giữa quá trình lọc nhanh và lọc chậm 19

2.3 Cường độ và thời gian rửa lọc 21

2.4 Các biện pháp bổ sung trong quá trình khử sắt 25

3.1 Loại giếng và cảm quan mẫu nước 27

3.2 Phương pháp kiểm nghiệm một số chỉ tiêu lý hoá 31

3.3 Dãy dung dịch chuẩn sánh màu 32

3.4 Xây dựng đường chuẩn sắt 35

3.5 Quy định chiều dài cuvet 40

3.6 Hệ số chuyển đổi khối lượng giữa nitơ và nitrít 41

3.7 Xây dựng đường chuẩn ammoniac 42

4.1 Giá trị trung bình các chỉ tiêu lý hoá của các cơ sở khảo sát 44

Chữ viết tắt

- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

- SMEWW: Standard Menthods Environmental for Water and Wastewater

- CSGM: Cơ sở giết mổ

- CSGMGS: Cơ sở giết mổ gia súc

- TT Bình Tân: Trung Tâm Bình Tân

- TT Q 12: Trung Tâm Quận 12

Trang 6

Hình Trang

2.1 Giàn làm thoáng tự nhiên 14

2.2 Bể lắng ngang loại hình chữ nhật 17

2.3 Bể lắng đứng chiều sâu lớn 18

2.4 Lọc qua nhiều lớp vật liệu lọc 20

3.2 Giàn tung nước và bể lắng (CSGM Trung Tâm Bình Tân) 29

3.3 Bể lắng (CSGM TT Bình Tân) 29

3.4 Hệ thống khử trùng (CSGM TT Bình Tân) 30

3.5 Dãy dung dịch chuẩn để xây dựng đường chuẩn sắt 34

Sơ đồ 2.1 Quá trình xử lý nước ngầm với mô hình đơn giản 23

2.2 Quy trình xử lý nước ngầm làm thoáng, lắng, lọc và khử trùng 24

3.1 Quy trình xử lý nước của Trung Tâm Bình Tân 28

3.2 Quy trình xử lý nước của CSGM Nam Phong 30

3.3 Quy trình kiểm tra sắt 36

3.4 Quy trình kiểm tra cặn 37

Trang 7

PHẦN I

Nước là một thành phần không thể thiếu đối với một sinh vật sống – nơi nào có nước nơi đó có sự sống Con người dùng nước phục vụ hầu hết cho mọi hoạt động sống, từ ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp cho đến nông nghiệp

Nước có ở mọi nơi nhưng thiếu nước sạch, điều này đang diễn ra trên khắp thế giới, nước ta cũng không ngoại lệ Một vài thập niên trở lại đây, ở nước ta sự gia tăng dân số cùng với sự đô thị hoá mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về nước sinh hoạt tăng lên rất nhiều Nguồn nước đã và đang bị ô nhiễm nhanh, ở nước mặt và kể cả nước ngầm do nước thải sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp Hiện nay, nhu cầu nước sạch thì lớn nhưng việc đáp ứng thì không đủ nhu cầu Do đó nhiều công ty, cơ sở sản xuất và hộ gia đình tự ý khoang giếng lấy nước dùng cho sản xuất cũng như sinh hoạt Việc sử dụng nước không có sự quản lý và kiểm tra chất lượng như thế này sẽ làm cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm và không đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các cơ sở giết mổ dùng nguồn nước ngầm từ giếng khoan Một số có xử lý trước khi dùng nhưng phần lớn các cơ sở không qua xử lý mà sử dụng trực tiếp, nguồn nước này sẽ không đảm bảo về chất lượng vệ sinh theo TCVN 5502: 2002 về nước cấp do đó ảnh hưởng rất lớn đến an toàn vệ sinh thực phẩm

Trước thực trạng như vậy, việc “khảo sát phương pháp xử lý nước ở các

Trang 8

1.1 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Đánh giá thực trạng việc dùng nước ngầm ở địa bàn TP.HCM, mức độ nhiễm các chất vô cơ, hữu cơ trong nước ngầm, khả năng xử lý ở những cơ sở có quy trình xử lý và đưa ra một số những phương pháp xử lý

1.2 TÍNH CẤP THIẾT

Hiện nay mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt và kể cả nước ngầm càng

ngày càng nghiêm trọng, việc “Khảo sát phương pháp xử lý nước ngầm ở các

cơ sở giết mổ trên địa bàn TP.HCM” rất cần thiết vào thời điểm hiện tại cũng

như tương lai, nhằm giải quyết nguồn nước sạch cho người tiêu dùng và cho nhiều ngành nghề khác

1.3 PHẠM VI KHẢO SÁT

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát phương pháp xử lý nước của 5 cơ sở giết mổ là:

▪ Cơ sở giết mổ gia súc Trung Tâm Quận 12

▪ Cơ sở giết mổ gia súc Bà Điểm

▪ Cơ sở giết mổ gia súc Trung Tâm Bình Tân

▪ Cơ sở giết mổ gia súc Tabico Tân Phú

▪ Cơ sở giết mổ gia súc Nam Phong Bình Thạnh

Các chỉ tiêu khảo sát là: màu sắc, pH, nitrít, tổng sắt, amoniac và tổng rắn hòa tan của nước

1.4 NHIỆM VỤ

Lấy mẫu nước tại các cơ sở giết mổ Trung Tâm Quận 12, CSGM Bà Điểm, CSGM Tabico Tân Phú mỗi cơ sở lấy 5 mẫu, CSGM Nam Phong và

Trang 9

CSGM Trung Tâm Bình Tân mỗi cơ sở lấy 10 mẫu Mẫu được phân tích tại phòng xét nghiệm Chi cục Thú y Tp HCM với các chỉ tiêu khảo sát ở trên

1.5 ỨNG DỤNG

Việc khảo sát một số quy trình xử lý nước ngầm, xác định phương pháp xử lý phù hợp và đưa ra những phương pháp xử lý nước tốt hơn, đồng thời ứng dụng nó vào việc xử lý nước tại các cơ sở giết mổ nói riêng Việc xử lý nước ngầm nói chung góp phần vào việc cung cấp nước sạch cho người tiêu dùng, ngành giết mổ để làm ra những sản phẩm động vật sạch hơn, hợp vệ sinh hơn

Trang 10

PHẦN II

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1 VAI TRÒ CỦA NƯỚC NGẦM

Nước ngầm có vai trò đặc biệt đối với đời sống con người, đặc biệt là thời điểm hiện nay Nguồn nước mặt đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân như do nước thải từ các khu công nghiệp, nước thải nông nghiệp, thuốc trừ sâu , phân bón, các ngành dịch vụ …

Đối với sinh hoạt: nước được các nhà máy cấp nước (chủ yếu xử lý từ nguồn nước mặt) không đủ cung cấp cho người tiêu dùng, đặc biệt là các vùng

xa nhà máy cấp nước Do vậy việc khai thác nước ngầm để cung cấp cho việc sinh hoạt của người dân là rất cần thiết Nhưng việc khai thác này cần được khoanh vùng, quản lý và xử lý nước trước khi sử dụng

Đối với các ngành công nghiệp: nước ngầm cũng rất quan trọng cho ngành công nghiệp Nó dùng để cung cấp cho các máy móc sử dụng hơi nước đặc biệt là các lò hơi, sử dụng nước trong việc sơ chế sản phẩm, dùng sản xuất nước giải khát, nước tinh khiết …

Đối với nông nghiệp: nước ngầm dùng để tưới cây vào mùa khô hạn Đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên và vùng núi Việc khai thác này cần được quy

Trang 11

hoạch và khai thác ở mức độ cho phép, tránh ảnh hưởng đến tụt mực nước ngầm và tầng đất phía trên.[1]

2.2 NGUỒN NƯỚC NGẦM

Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới mặt đất được bổ cập bởi nguồn nước mưa và nguồn nước mặt

Có nhiều cách phân loại nước ngầm khác nhau, cách phân loại phổ biến là theo vị trí tồn tại của tầng chứa nước so với mặt đất Theo cách phân loại này nước ngầm có thể chia làm bốn loại sau:

Nước ngầm ở lớp đất trên mặt

Đây là loại nước ngầm không áp, nằm ở độ sâu 2 - 3 m, trữ lượng không đáng kể, chất lượng kém, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết và thường bị nhiễm bẩn Loại nước này không được sử dụng vào cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt

Nước ngầm mạch nông

Thường là không áp, nằm ở độ sâu 4 - 20 m, trữ lượng nhỏ (chỉ trừ một số nước ngầm mạch nông ảnh hưởng của các cồn cát ven biển có trữ lượng lớn hơn và là nước ngọt) dễ bị ảnh hưởng của thời tiết, có nguy cơ bị nhiễm bẩn bởi rác thải và nước thải, nước có nhiễm vi trùng do đó chất lượng nước không cao Loại này có thể dùng cho các đối tượng dùng nước ít và cần xử lý trước khi sử dụng

Nước ngầm ở độ sâu trung bình

Loại nước này thường có áp, nằm ở độ sâu 20 - 30m, trữ lượng tương đối lớn, chất lượng khá hơn, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và ít bị ô nhiễm hơn Tuy nhiên, nước ngầm ở độ sâu này có chứa nhiều sắt hơn, có thể dùng cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và công nghiệp dành cho các đối tượng cần lượng nước tương

Trang 12

Nước ngầm mạch sâu

Loại nước này có áp, nằm ở độ sâu lớn hơn 30 m Trữ lượng dồi dào, chất lượng nước tốt không ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ của nước ổn định, ít bị nhiễm bẩn, vi trùng, do đó chất lượng nước tốt, Nước ngầm càng xuống sâu càng nhiều sắt, hàm lượng sắt ở một số nơi có thể lên đến 30 mg/l hoặc cao hơn Do đó xử lý nước ngầm mạch sâu là chủ yếu khử sắt, hàm lượng sắt càng cao thì việc xử lý càng phức tạp Đây là loại nước ngầm chủ yếu cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt và công nghiệp với quy mô lớn và được sử dụng rộng rãi trong ngành cấp nước đô thị.[4]

2.3 TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC NGẦM

Thành phần chất lượng của nguồn nước ngầm phụ thuộc vào nguồn gốc của nước ngầm, cấu trúc địa tầng của khu vực và chiều sâu của địa tầng nơi khai thác nước Ơû các khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải gây nhiễm bẩn, nước ngầm nói chung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định Người ta chia nước ngầm ra hai loại khác nhau: nước ngầm hiếu khí và nước ngầm yếm khí.[4] {8]

2.3.1 Nước ngầm có oxi

Thông thường nước có oxi có chất lượng tốt, có nhiều trường hợp không cần xử lý mà có thể cấp trực tiếp cho người sử dụng Trong nước có oxi sẽ không có các chất khử như : H2S, CH4, NH4 +…[8]

2.3.2 Nước ngầm không có oxi

Trong quá trình nước thấm qua các tầng đất đá, oxi bị tiêu thụ Khi lượng oxi hoà tan trong nước bị tiêu thụ hết, các chất hoà tan như Fe2+, Mn2+ sẽ tạo

Trang 13

thành Mặt khác các quá trình khử NO3- → NH4+ + SO42 - → H2S; CO2 → CH4

cũng xảy ra nếu nguồn nước bị nhiễm các hợp chất hữu cơ

Ion Ca 2 + trong nước ngầm

Nước ngầm có thể chứa ion Ca2 + với nồng độ cao Trong đất thường chứa nhiều CO2 do các quá trình trao đổi chất ở rễ cây và các quá trình thủy phân các tạp chất hữu cơ nhờ vi sinh vật, tạo ra khí CO2 và khí CO2 hoà tan trong nước mưa theo phản ứng:

CO2 + H2O → H2CO3

Axít yếu sẽ thấm sâu xuống đất và hoà tan canxi cacbonat tạo ra Ca2 +:

H2CO3 + CaCO3 → Ca(HCO3)2 → Ca2 + + 2HCO3

Ion Mg 2 + trong nước ngầm

Nguồn gốc của các ion Mg2 + trong nước ngầm chủ yếu từ các muối magic silicat và CaMg(CO3)2 chúng hoà tan chậm trong nước chứa khí CO2 Sự có mặt của ion Ca2 + và Mg2 + tạo độ cứng của nước

Ion natri (Na + ) trong nước ngầm

Sự hình thành ion Na+ trong nước ngầm theo phản ứng:

2NaAlSi3O3 +10H2O → Al2Si2(OH)2 + 2Na+ + 4H2SiO3

Ion Na+ cũng có thể có nguồn gốc từ NaCl, Na2SO4 là những muối có độ hoà tan lớn trong nước biển

Ion sắt (Fe 2 + ) trong nước ngầm

Các ion Fe2 + từ các lớp đất đá được hoà tan trong nước trong điều kiện yếm khí như sau :

4Fe(OH)3 + 8H+ → 4Fe2 + + O2 + 10H2O

Trang 14

Khi không bị vi sinh vật tiêu thụ cho các quá trình oxi hoá các chất hữu cơ trong đất (hợp chất humic), Fe hoá trị 3 (Fe(OH)3) sẽ bị khử thành Fe hoá trị 2 (Fe2 + )

Ion mangan (Mn 2 + ) trong nước ngầm

Các ion Mn2 + cũng được hoà tan trong nước từ các tầng đất đá ở điều kiện yếm khí như sau:

6MnO +12H+ → Mn2 + + 3O2 +6H2O

Ion amon (NH 4 + ) trong nước ngầm

Các ion amôn có trong nước ngầm có nguồn gốc từ các chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, phân bón hoá học và trong các quá trình vận động của nitơ.[2] [8]

Ion cacbonat (HCO 3 - ) có trong nước ngầm

Các ion HCO3- được tạo ra trong nước nhờ quá trình hoà tan đá vôi khi có mặt khí CO2 :

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca2 + + HCO3 –

Ion sunfat (SO 4 2 - ) trong nước ngầm

Các ion sunfat có trong nước ngầm từ muối CaSO4.7H2O hoặc do quá trình oxi hoá FeS2 trong điều kiện ẩm với sự có mặt của oxi theo phản ứng sau:

2FeS2 +2H2O +7O2 → 2Fe2 + +4SO4 2 - + 4H+

Ion clo (Cl - ) trong nước ngầm

Nguồn gốc từ quá trình phân li muối NaCl hoặc nước thải sinh hoạt

Tóm lại, nước ngầm chứa các cation chủ yếu là Na+, Ca2 +, Mg2 +, Fe2 +,

NH4 +và các anion chủ yếu HCO3 -, SO42 -, Cl- Điều quan trọng cần chú ý là tổng đương lượng cation bằng tổng đương lượng anion.[8], [16]

Ngoài ra nước ngầm còn có các chất khí hoà tan:

Khí oxi (O 2 )

Trang 15

Khí oxi được hoà tan trong nước mặt và thấm xuống dòng nước ngầm Trong quá trình thấm qua các tầng đất đá, oxi được tiêu thụ bỡi nhiều nguyên nhân khác nhau như sự oxi hoá các chất, các vi khuẩn sử dụng oxi, … do đó nước ngầm khai thác hầu như không có oxi Oxi chỉ có ở nước ngầm ở tầng trên là chủ yếu, nhưng hàm lượng rất thấp

Khí H 2 S hoà tan trong nước ngầm

Khí hidrosunfua được tạo ra trong điều kiện yếm khí từ ion sunfat với sự có mặt của vi khuẩn theo phản ứng sau:

2SO4 2 - + 14H+ + 8e → 2H2S + 2H2O + 6OH

-Khí mêtan (CH 4 ) và khí cacbonic (CO 2 )

Tạo thành trong quá trình yếm khí, từ các hợp chất humic với sự tham gia của vi khuẩn theo phản ứng sau:

4C10H16O10 + 2H2O → 21CO2 + 9CH4

Có những nguồn nước ngầm chứa tới 40 mg CH4/l Nồng độ các tạp chất chứa trong nước ngầm phụ thuộc vào vị trí địa lí, thành phần các tầng đất trong khu vực, độ hoà tan các tạp chất trong nước, sự có mặt các chất dễ bị phân hủy bằng sinh hoá trong đất đá

Nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn bỡi những hoạt động của con người, như phân bón chất thải hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt và công nghiệp … các nguồn nước thường chứa các chất bẩn hữu cơ như NH4 , PO4 3-

cũng như các loài vi sinh vật gây bệnh Xử lý nước ngầm bị nhiễm bẩn là công việc khá khó khăn để đạt được các chỉ tiêu cho nước sinh hoạt Do vậy khu vực khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp cần được bảo vệ cẩn thận, tránh nhiễm bẩn nguồn nước

Trang 16

Để bảo vệ nguồn nước ngầm cần phải khoanh vùng khu vực khoanh vùng bảo vệ và quản lý tốt các nguồn chất thải từ các khu vực chung quanh.[8], [15]

2.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC

2.4.1 Màu sắc nước

Màu của nước do nhiều nguồn gây ra từ tạp chất muối khoáng vô cơ (sắt, mangan, đồng …), do một số hợp chất hữu cơ (axit humic, fuvic …) Màu sắc gây phản cảm cho người sử dụng , gây bẩn quần áo và các vật dụng gia đình, Cần phải loại bỏ màu cũng như loại bỏ một số chất hữu cơ không mong muốn.[8], [15]

2.4.2 pH nước

pH của nước thể hiệ tính axít hay bazờ của nước và được đặc trưng bỡi nồng độ các ion H+ và OH- pH ảnh hưởng đến quá trình sinh học của nước và mang một số đặc tính như ăn mòn, hoà tan … gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước như tạo cợn, làm mềm nước, khử sắt, diêt khuẩn … vì vậy, việc xác định pH và đặc biệt trong một số trường hợp việc điều chỉnh pH cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật xử lý nước.[2], [8]

2.4.3 Nitrít nước

Nitrít có trong nước ngầm là do sự nhiễm các hợp chất hữu cơ từ nước mặt (từ phân bón, từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp …) Nitrít là độc tố đối với cá, tuy vậy nó không độc trực tiếp đối với người Người ta cho rằng dẫn suất của nó, hợp chất nitroso, nitroamin là chất có tiềm năng gây ung thư Nitrít là sản phẩm trung gian của amoniac, nó là hợp chất không bền chuyển thành nitrat trong môi trường không kìm hãm [3], [4]

Trang 17

2.4.4 Kim loại sắt (Fe) trong nước

Sắt có trong nước ngầm trong khoảng 0.1 - 50mg/l, tồn tại trong nước ngầm ở nhiều dạng khác nhau Fe2+, F3+ (thường là ở dạng Fe2+), sắt hữu cơ và các keo sắt Các dạng của sắt là nguyên nhân tạo ra màu sắc của nước, các cặn sắt kết tủa là nguồn gốc của sự lắng đọng làm tắt hoặc làm giảm lưu lượng nước trong mạng ống dẫn, gây ố bẩn quần áo khi giặt và các vật dụng gia đình sau khi chùi rửa Chúng làm cho nước có mùi tanh khó chịu Do đó cần phải loại bỏ chúng [2], [5]

2.4.5 Amoniac (NH3) nước

Amoniac tồn tại trong nước ngầm ở hai dạng NH3 và NH4 tùy thuộc vào

pH của môi trường Nồng độ của chúng thường không cao NH3 không có hiệu ứng đáng kể cho sức khoẻ của người tiêu dùng, nhưng sự có mặt của nó cùng với phốtphát trong nước thúc đẩy quá trình phú dưỡng của nước, là một chất tạo ra sự ô nhiễm do dự phát triển của vi khuẩn nitrosomonas Amoni là nguyên nhân sinh ra nitric(NO2-) và NO3- , theo sơ đồ sau:

NH3 NO2- NO3-

Amoni cũng là nguồn tạo điều kiện một số vi khuẩn sinh trưởng trong mạng ống dẫn làm giảm công suất của mạng ống dẫn Vì vậy amoni cần phải loại bỏ khỏi nước tiêu dùng.[2], [3], [4]

2.4.6 Tổng rắn hoà tan nước

Lượng chất rắn trong nước ngầm gồm có chất rắn vô cơ, chất rắn hữu cơ từ chất thải công nông nghiệp Nó cho phép đánh giá một phần nguồn nước và

Nitrosomonas nitrobacter

Trang 18

chất lượng nước Với lượng lớn chất rắn nó gây cặn trong mạng ống dẫn làm tắt nghẽn đường ống và gây phản cảm cho người sử dụng.[4], [8]

2.5 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NGẦM

2.5.1 Một số quá trình xử lý nước ngầm

Trong quá trình xử lý nước cấp có những biện pháp xử lý sau:

+ Biện pháp cơ học: Dùng các công trình và thiết bị làm sạch nước như: Giàn mưa, bể lắng, bể lọc …

+ Biện pháp hoá học: Dùng các hoá chất cho vào nước để xử lý nước như: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hoá nước, cho clo vào nước để khử trùng …

+ Biện pháp lý học: Dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm, điện phân nước biển để khử muối Khử khí CO2 bằng phương pháp làm thoáng …

Trong 3 biện pháp xử lý nước nêu trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lý nước cơ bản nhất, có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý nước một cách độc lập hoăïc kết hợp với biện pháp hoá học hoặc lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử lý nước Trong thực tế, để đạt một mục đích xử lí cho từng nguồn nước cụ thể một cách kinh tế và hiệu quả nhất, chúng ta phải thực hiện quá trình xử lí bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp

Trong dây chuyền xử líù nước ngầm, chủ yếu là công trình khử sắt, làm trong nước (khử đục và khử màu của nước) và khử trùng.[4]

2.5.1.1 Phương pháp khử sắt

Trong nước ngầm sắt thường tồn tại dạng ion, sắt có hoá trị 2 (Fe2 +) là thành phần của các muối hoà tan như: bicacbonat Fe(HCO3)2; sunfat (FeSO4)

Trang 19

Hàm lượng sắt có trong nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới sâu

Hiện nay có nhiều phương pháp khử sắt trong nước ngầm, có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:

+ Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng

+ Khử sắt bằng phương pháp dùng hoá chất

+ Các phương pháp khử sắt khác

Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng

Có nhiều phương pháp làm thoáng, làm thoáng tự nhiên (bằng giàn mưa), làm thoáng nhân tạo ( bằng Ejecteơ khí, máy nén khí, phun mưa trên mặt bể lọc…) phổ biến và rẻ tiền nhất là phương pháp làm thoáng tự nhiên bằng giàn mưa

Thực chất của phương pháp khử sắt bằng phương pháp làm thoáng là làm giàu oxi cho nước, đuổi CO2 và nhiều khí khác như NH3, H2S… ra khỏi nước vào không khí; tạo điều kiện để Fe2+ oxi hoá thành Fe3+ (Fe(OH)3↓) kết tủa, dùng bể lắng, lọc để giữ lại

Sau khi làm thoáng, nước có oxi hoà tan, quá trình oxi hoá diễn ra như sau:

4Fe2+ + O2 + 10H2O = 4Fe(OH)3↓ + 8H+

Đồng thời xảy ra phản ứng:

H+ + HCO3 - = H2O + CO2

Quá trình chuyển hoá Fe2+ thành Fe3+ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: pH,

O2, hàm lượng sắt trong nước, CO2, độ kiềm và nhiệt độ phản ứng Để việc thủy phân xảy ra triệt để thì pH của nước sau làm thoáng đạt từ 7 – 7,5 Nếu pH < 7,

Trang 20

lượng sắt trong nước sẽ không được khử hết Nếu độ pH nguồn sau làm thoáng nhỏ, có thể nâng độ pH bằng cách kiềm hoá nước hoặc đuổi khí CO2 tự do

Để khử 1mg Fe2+ cần 0,143mg O2, do đó quá trình làm thoáng cần phải hiệu quả để cung cấp vào nước đủ lượng oxi nhằm khử heat lượng sắt có trong nước.[4], [7]

Khử sắt bằng phương pháp dùng hoá chất

+ Khử sắt bằng các chất oxi hoá mạnh

Các chất oxi hoá mạnh thường để khử sắt là: Cl2, KMnO4, O3 … khi cho các chất oxi hoá mạnh vào nước, phản ứng diễn ra như sau:

2Fe2+ + Cl2 + 6H2O = 2Fe(OH)3↓ + 2Cl- + 6H+

3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O = 3Fe(OH)3↓ + MnO2 + K+ + 5H+

Hình 2.1 Giàn làm thoáng tự nhiên

Trang 21

Trong phản ứng để oxi hoá 1mg Fe2+, cần 0,64mg Cl2 hoặc 0,94mg KMnO4 và đồng thời độ kiềm của nước giảm đi

Dùng chất oxi hoá mạnh phản ứng xảy ra nhanh hơn so với phương pháp làm thoáng Nếu trong nước tồn tại các hợp chất như H2S, NH3 thì chúng sẽ gây cản trở quá trình khử sắt

+ Khử sắt bằng vôi: phương pháp khử sắt bằng vôi thườg không đứng độc lập, mà kết hợp với các quá trình làm ổn định nước hoặc làm mềm nước quá trình khử sắt xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp nước có oxi hoà tan: vôi được coi như chất xúc tác, phản ứng khử sắt diễn ra như sau:

4Fe(HCO3)2 + O2 + H2O + 4Ca(OH)2 → 4Fe(OH)3↓ + 4Ca(HCO3)2

sắt III hidroxit được tạo thành, dễ dàng lắng lại trong bể lắng và giữ lại hoàn toàn trong bể lọc

Trường hợp nước không có oxi hoà tan: khi cho vôi vào nước thì phản ứng như sau:

Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 → FeCO3↓ + CaCO3 + H2O

Sắt bị khử đi dưới dạng FeCO3 chứ không phải hidroxit sắt

Các phương pháp khử sắt khác

Khử sắt bằng trao đổi cation: Cho nước qua lớp vật liệu lọc có khả năng trao đổi ion Các ion H+ và Na+ có trong thành phần của lớp vật liệu lọ sẽ trao đổi với ion Fe2+ có trong nước Kết quả ion Fe2+ được giữ lại trong lớp vật liệu lọc Nguyên tắc theo phương trình sau:

2[K]Na + Fe(HCO3) → [K]2Fe + 2NaHCO3

2[K]H + Fe(HCO3) → [K]2Fe + H2CO3

Trang 22

Ngoài ra còn có nhiều phương pháp nhu: khử sắt bằng điện phân, khử sắt bằng phương pháp vi sinh vật, khử sắt ngay trong lòng đất

Bảng 2.1 Một số phương pháp làm thoáng để khử sắt

(Tùy vào chất lượng nguồn nước ngầm)[2], [5]

Thành phần các công trình chính

của dây chuyền công nghệ

Điều kiện sử dụng Chất lượng nước nguồn Công suất

trạm xử lý (m 3 ngày đêm)

1 – Giàn mưa (công trình làm

thoáng tự nhiên) lọc phá hoặc lọc

tiếp xúc, lọc chậm

2 – Giàn mưa, bể lắng tiếp xúc, lọc

nhanh hoặc giàn mưa, lọc tiếp xúc

3 – Công trình làm thoáng cưỡng

bức dùng quạt gió, bể tiếp xúc, lọc

nhanh hoặc công trình làm thoáng

dùng quạt gió, lọc tiếp xúc

4 – Ejector thu khí, lọc áp lực

5 – Máy nén khí, lọc áp lực

Hàm lượng sắt bất kì sau khi làm thoáng: pH ≥ 7;

độ kiềm ≥ 2 mgdl/l

H2S ≤ 0,2 mg/l, NH4 < 1 mg/l độ oxi hoá ≤ 0,15

Fe2+ Hàm lượng sắt < 12 mg/l;

2.5.1.2 Phương pháp lắng

Là quá trình làm sạch cơ bản trong công nghệ xử lý nước thải và nước cấp Nước cần xử lý được đưa vào bể và giữ lại trong đó trong suốt quá trình làm việc Nhờ diện tích tiết diện bề mặt lớn, tốc độ dòng chảy nhỏ, quá trình xảy ra

Trang 23

trong bể gần như ở trạng thái tĩnh Dưới tác dụng của lực trọng trường, các hạt cặn có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của khối chất lỏng bao quanh nó sẽ tự lắng xuống (quá trình lắng)

Bằng biện pháp nhân tạo, người ta có thể tăng kích thước hạt nhờ quá trình tạo bông keo Như vậy sẽ làm tăng quá trình lắng của các hạt có kích thước lớn hơn Việc bổ sung các tác nhân nhân tạo như phèn nhôm, phèn sắt, boat đá hoặc đất sét sẽ làm quá trình keo tụ có hiệu quả hơn Ví dụ cho vào nước các hạt đất sét, bột đá, phèn nhôm, phèn sắt … sẽ đẩy nhanh quá trình lắng Các tạp chất hoà tan trong nước cũng có thể tách ra khỏi nước nhờ quá trình lắng khi sử dụng hoá chất làm kết tủa chúng trong chất lỏng Trong kĩ thuật xử lý nước cấp và kể cả nước thải, nhiều bể lắng chỉ thực hiện nhờ các lực tự nhiên như trọng lực và quá trình liên kết tự nhiên giữa các hạt cặn, không cần sự tác động nào khác Sau đây là một số bể lắng thông thường:[8]

Nước vào Nước ra

Bùn ra

Hình 2.2 Bể lắng ngang loại hình chữ nhật

Trang 24

Nguyên tắc chung của bể lắng có những nguyên tắc chung sau đây:

- Cấu trúc của cửa nhập nước vào sao cho phân bố được dòng chảy thật đều trên toàn bộ diện tích tiết diện

- Vùng lắng trong đó các phần tử lắng đi qua lớp nước không có sự rối loạn do sự thay thế chất lỏng vào vị trí hạt lắng

- Cấu trúc của cửa thoát nước cũng làm sao cho quá trình thu nước phải đồng đều trên toàn tiết diện thu

- Vùng chứa bùn phải đảm bảo cho việc tích lũy bùn và định kì thải ra

ngoài.[5]

2.5.1.3 Phương pháp lọc

Lọc là quá trình làm trong nước nhờ lớp vật liệu lọc nhằm tách các hạt cặn lơ lửng, các keo tụ và ngay cả vi sinh vật trong nước Kết quả sau lọc nước sẽ có chất lượng tốt hơn cả về mặt vật lý, hoá học và cả vi sinh

Xét theo cấu trúc lớp vật liệu lọc, người ta có thể dùng lọc bề mặt (lọc tạo bánh) hay lọc sâu (cột lọc) Ơû lọc bề mặt , lớp vật liệu lọc có các mao quản nhỏ,

Hình 2.3 Bể lắng đứng chiều sâu lớn

Nước thô

Bùn thải

Nước ra

Trang 25

phần chất rắn trong nước có kích thước lớn hơn kích thước mao quản sẽ bị giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc, chỉ có nước và các phần tử nhỏ hơn lỗ mao quản mới có khả năng thông qua Ngược lại, lọc sâu khi lớp vật liệu lọc tạo thành cột lọc, khi lọc các vật liệu lơ lửng trong nước được giữ lại trong không gian giữa các lớp vật liệu lọc

Vật liệu lọc thường sử dụng là cát, sỏi, than, sỉ, thủy tinh … trong đó cát được sử dụng rộng rãi nhất do giá thành rẻ, dễ kiếm và hiệu suất lọc cao

Thường trong công nghệ xử lý nước, người ta thường sử dụng công nghệ lọc sâu Trong công nghệ lọc sâu, tùy thuộc vào tốc độ lọc và thời gian giữa hai lần hoàn nguyên vật liệu lọc, người ta chia thành lọc nhanh và lọc chậm Sự khác biệt giữa hai quá trình lọc này được trình bày như sau:[8]

Bảng 2.2 So sánh giữa hai loại bể lọc Thông số Lọc chậm Lọc nhanh

- Bề mặt lọc

- Chiều sâu cột nước trên bề mặt vật liệu

- Chiều cao vật liệu lọc

- Đường kính hạt

- Độ dày đều của hạt

- Trở lực lọc

- Vận tốc lọc

- Thời gian lọc

- Làm sạch và rửa vật liệu lọc

100 – 10000 m2

0,8 – 1,8 m 0,6 – 1 m 0,1 – 0,5 mm Không quan trọng

1 – 2 m nước 0,05 – 0,5 m3/giờ

1 – 12 tháng Làm sạch 3 – 5 cm phần trên bề mặt lọc

Tối đa 100 m2

1 – 3 m o,5 – 2,5 m 0,5 – 5 mm Rất quan trọng Đến 3 m nước

3 – 20 m3/giờ

10 – 150 giờ Dòng dòng chảy ngược

Trang 26

Trong quá trình lọc, các chất bẩn trong nước được tách khỏi nước, tích tụ dần trên bề mặt lọc và trong các lỗ mao quản, dần dần gây cản trở cho quá trình lọc, trở lực trong lớp vật liệu tăng lên và năng suất lọc giảm xuống, khi đó cần vệ sinh lớp vật liệu lọc để tái tạo khả năng lọc của nó

Sau nay là moat dạng bể lọc thông thường:

Quá trình hoàn nguyên vật liệu lọc

Thông thường người ta dùng dòng nước, dòng khí hoặc kết hợp cả hai Cho dòng nước hoặc khí đi ngược chiều với chiều lọc để rửa vật liệu lọc trong quá trình rửa, thể tích vật liệu tăng lên một khoảng từ 10 – 30% thể tích ban đầu

do sự giãn nở giữa các lớp vật liệu lọc

∗ Lớp vật liệu lọc có cấu trúc như sau:

1 Than antraxít 0,6 m, đường kính hạt 0,6mm

2 Cát 0,4m, đường kính hạt 0,6mm

3 Cát thạch anh 0,2m, đường kính hạt 0,5mm

4 Thanh đỡ lớp vật liệu lọc

Trang 27

Cặn bám trên bề mặt lớp vật liệu lọc tạo thành một lớp khá bền vững Do vậy cường độ rửa lọc đủ lớn để tạo ra sự xáo trộn trong lớp vật liệu lọc làm cho các hạt va đập cọ xát vào nhau và tự phá vỡ lớp vỏ bọc Cặn bẩn khi rửa sẽ bị nước rửa cuốn đi

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kết hợp với kinh nghiệm thực tế, người ta đã xác định được mức độ giãn nở, cường độ lọc và thời gian rửa cần tương ứng với các loại vật liệu như sau:[8]

Bảng 2.3 Cường độ và thời gian rửa lọc Bể lọc một

lớp với đường

kính (mm)

Độ giãn nở tương đối (%)

Rửa lọc bằng Cường độ

rửa lọc (l/sm 2 )

Thời gian rửa (phút)

2.5.1.5 Phương pháp khử trùng

Sau khi qua bể lắng, bể lọc, Phần lớn vi khuẩn trong nước đều giữ lại (khoảng 90%) và bị tiêu diệt Tuy nhiên để đảm bảo hoàn toàn vệ sinh phải áp dụng phương pháp khử trùng nước Có hai phương pháp chính đó làø phương pháp hoá học và phương pháp lý học.[4], [8]

Phương pháp khử trùng hoá học

Phương pháp khử trùng nước bằng nhiều loại hoá chất như Clo, ozon, manganperganat … nhưng thường dùng nhất là Clo hoá, tức là sử dụng Clo hoặc các hợp chất Clo như Clorua vôi như: CaOCl Zaven, NaOCl là những chất oxi

Trang 28

Khi đưa Clo vào nước dù ở dạng nào đều tạo ra phân tử axít hypoclorơ HOCl HOCl có tác dụng khử trùng mạnh Nó diệt hầu hết vi sinh vật có trong nước nhờ quá trình khuyếch tán vào bên trong tế bào và phá hủy các men tổng hợp

Phản ứng đặc trưng của clo là sự thuỷ phân tạo ra axít hypoclorơ và axít Clohydríc

Cl2 + H2O ↔ HOCl + HCl Khi sử dụng Cl vôi làm sát trùng phản ứng là:

Ca(OCl)2 + H2O → CaO + 2HOCl

2 HOCl → 2H+ + 2OCl

-Sự phân ly HOCl phụ thuộc vào nồng độ ion H+, hay nói khác là phụ thuộc vào pH của nước Kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình thủy phân của Clo hoàn toàn khi pH > 4

Để tiêu diệt 99% vi khuẩn E.coli có trong nước với liều lượng 0,1 mg/l Clo

dư tự đo, thời gian cần thiết từ 6 phút khi pH = 6, đến 180 phút khi pH = 11

Để đảm bảo cho quá trình khử trùng đạt được hiệu quả hoàn toàn, cần đảm bảo một lượng Clo dư thích hợp của nước sau khi xử lý, lượng Clo dư để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn trở lại thường dùng từ 0,2 – 0,3 mg/l tính theo Clo dư

Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, amoniac hoặc các hợp chất chứa muối amôn Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình khuyếch tán chất khử trùng qua vỏ tế bào của vi sinh vật Nhiệt độ tăng thì sự khuyếch tán các chất khử trùng tăng, còn amoni thường kết hợp với HOCl tạo thành mono Cloramin

HOCl + NH3 → NH2 Cl + H2O Kết hợp với các hợp chất có gốc amôn

HOCl + NH2Cl → NH2Cl2 + H2O

Trang 29

Sự kết hợp những chất này làm giảm khả năng khử trùng của Clo

Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khử trùng khác như: dùng ozon, permanganat, …

Khử trùng bằng ozon: Khử trùng bằng ozon là phương pháp tiên tiến ngày càng được ứng dụng rộng rãi Ozon không chỉ phá hủy men tế bào chất mà còn phá hủy tế bào chất Do đó hiệu quả xử lý cao hơn Người ta quan sát rằng với nồng độ 0,45 mg/l chỉ sau 2 phút siêu vi trùng có thể bị tiêu diệt Trong khi đó cần 1mg/l Clo và thời gian tiếp xúc đến 3 giờ Nhưng quá trình tạo ra ozon rất đắt so với dùng Clo do đó ozon thường dùng để khử trùng trong các quy trình sản xuất nước uống đóng chai.[2], [3], [6]

2.5.2 Một số quy trình xử lý nước ngầm

Thành phần các công trình đơn vị trong dây chuyền xử lý nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt thay đổi theo mỗi loại nguồn nước và được đặc trưng bỡi các quá trình xử lý nước Trong dây chuyền xử lý nước ngầm, chủ yếu là công trình khử sắt, làm trong nước (khử đục và màu của nước) và khử trùng.[4]

Trường hợp nước ngầm có chất lượng tốt, có thể sử dụng trực tiếp không cần qua xử lý Tuy nhiên, vấn đề làm mềm nước, diều chỉnh độ pH và khử trùng thì vẫn cần thiết Mô hình đơn giản của quá trình xử lý nước ngầm được thể hiện

Trang 30

Quy trình xử lý này được áp dụng cho loại nước ngầm có hàm lượng sắt thấp, và các chỉ tiêu khác đều đạt tiêu chuẩn cho phép Cho nên ta chỉ nâng pH của nước (hầu hết nước ngầm pH đều thấp)và khử trùng

Nếu nước ngầm không có oxi hoà tan thì các hợp chất như Fe2+, Mn2+, amon, và H2S có thể xuất hiện Trong trường hợp này việc cần trao đổi khí và

sau đó là quá trình lọc trở nên cần thiết Sau đây là quy trình xử lý :[4], [8]

Quy trình 2

Sơ đồ 2.2 Quy trình xử lý nước ngầm làm thoáng, lắng, lọc và khử trùng

Phạm vi áp dụng:

Sử dụng cho nguồn nước có hàm lượng các chất như sau:

- Hàm lượng sắt <=15mg/l

- Độ oxi hoá <= [0,15(Fe2+).5] mg/l

- NH4 < 1mg/l

- Độ màu của nước khi bơm khỏi giếng <= 150

- PH sau làm thoáng >= 6,8.[5], [7]

Trong làm thoáng quá trình trao đổi khí, trong nước sẽ xảy ra sự nhận oxi, đồng thời tách CH4, H2S và khử CO2, một số mùi cũng bị khử, khử Fe2+ thành

Fe3+ kết tủa và được giữ lại ở bể lắng và bể lọc Tiếp theo là quá trình lắng Bể lắng giữ lại những hạt cặn có trọng lượng lớn, các kết tủa sắt Sau đó nước tiếp tục đưa qua bể lọc Trong bể lọc, quá trình oxi hoá sắt còn tiếp tục xảy ra trong lớp vật liệu lọc các ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá tạo thành Fe3+ Việc điều chỉnh

Chất khử trùng (Cl2)

Giàn mưa hay thùng quạt gió

Bể lắng tiếp xúc chứa Bể

nước sạch

Nước từ

trạm bơm

tới

Phân phối Bể lọc

tiếp xúc

Trang 31

pH sau lọc cũng rất cần thiết, hóa chất điều chỉnh pH sau lọc là Ca(HO)2, NaOH hoặc Na2CO3, tùy thuộc vào từng loại nước ngầm để phù hợp với từng loại công trình xử lý nói trên.[8]

Trong một số trường hợp, thời gian lưu của lọc không đủ để khử Fe2+ kết hợp với oxi để tạo thành Fe3+, giải pháp đề ra là dùng dung dịch chất oxi hóa khử để oxi hóa Fe như Clo, kali permanganat, ozon …[5]

Bảng 2.4 Các biện pháp hoá học bổ sung và các hoá chất sử dụng[8]

Tiêu chuẩn

chất lượng

Phương pháp xử lí hoá học Hoá chất sử dụng

Nước có độ đục

Có mùi và vị Cacbon hoá, Clo hoá trước,

Clo hoá trước kèm amoniac hoá, xử lý bằng kali -

Axit sunfuric, sôda, xút, vôi

Nước có nhiều

vi trùng

Clo hoá, ozon hoá Clo, vôi, soda, phèn

kali permanganat Nước có nhiều

sắt

Làm thoáng , Clo hoá, kìm hoá, đánh phèn bằng kali permanganat lọc cation

Clo, kali permanganat, NaOH

Nước có nhiều Clo hoá, ozon hoá, làm thoáng Clo, ozon

Trang 32

PHẦN III

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Nước được lấy từ các giếng nước ngầm ở các cơ sở giết mổ: CSGM Nam Phong (Bình Thạnh), Trung Tâm Bình Tân, Mỗi cơ sở lấy 10 mẫu, 5 mẫu trước khi xử lý và 5 mẫu sau khi xử lý Ở 3 CSGM Bà Điểm, Quận 12, Tabico đều chỉ lấy 5 mẫu

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp lấy mẫu

Dụng cụ lấy mẫu: Chai thủy tinh có dung tích 1 lít sạch, bằng việc rửa với axít Clohydic, sau đó tráng nước cất, để cho ráo nước và sấy khô chuẩn bị để lấy mẫu

Cách lấy mẫu: Mở vòi cho nước chảy khoảng 10 phút (sao cho lượng nước cũ trong ống dẫn chảy ra hết), cho nước vào chai tráng 2 - 3 lần, rồi cho nước

Ngày đăng: 08/08/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN