1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập 1 ngành công nghệ thông tin trình bày về quy trình tuyển dụng và các hoạt động ngoại khóa liên quan đến doanh nghiệp và công nghệ đã tham gia

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình tuyển dụng và các hoạt động ngoại khóa liên quan đến doanh nghiệp và công nghệ
Tác giả Hồ Hữu Hào
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Báo cáo thực tập 1
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Đối với Việt Nam, tuy công nghệ thông tin mới chỉ phát triển vài năm trở lại đây và đang đi từng bước phát triển nhưng những bước phát triển đó đã cho thấy Việt Nam là nước có tiềm năng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

~~~~~~*~~~~~~

Báo cáo thực tập 1 ngành Công nghệ thông tin

Sinh viên thực hiện : Hồ Hữu Hào MSSV : 45.01.104.070

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2022

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay đang có những bước phát triển như vũ bão trên mọi lĩnh vực hoạt động ở khắp nơi trên toàn thế giới , điều này xảy ra trong vòng vài năm vừa qua ở Việt Nam là sự đầu tư ồ ạt về công nghệ Tin học đã và đang là những vấn đề không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức , công ty nào Đặc biệt tin học ngày ngày càng có vai trò quan trọng trong việc quản lý các cơ quan tổ chức nhất là lĩnh vực thu thập thông tin Đối với Việt Nam, tuy công nghệ thông tin mới chỉ phát triển vài năm trở lại đây và đang đi từng bước phát triển nhưng những bước phát triển đó đã cho thấy Việt Nam là nước có tiềm năng về lĩnh vực công nghệ thông tin , trong đó phát triển hệ thống thông tin đang là thế mạnh của đất nước Hệ thống thông tin giúp cho công việc quản lý dễ dàng hơn , nâng cao hiệu quả sản xuất , tiết kiệm thời gian

và công sức

Qua thời gian tìm hiểu thực tế để xác định đề tài thực tập , em đã rút ra được những bài học quý giá và tổng hợp lại qua các chương sau :

Chương 1: Giới thiệu thị trường lao động và các vị trí trong ngành CNTT Chương 2: Trình bày về quy trình tuyển dụng và các hoạt động ngoại khóa liên

quan đến doanh nghiệp và công nghệ đã tham gia

Trình bài những bài học, thành quả đạt được và kế hoạch phát triển của bản thân trong 3 năm tới

Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không trách những sai sót Em kính mong các thầy cô cùng các anh chị trong công ty góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

MỤC LỤC

Trang 3

4 Chuyên ngành Phân tích dữ liệu 4

7 Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh 5

14 Chuyên ngành Công nghệ truyền thông kĩ thuật số 6

15 Chuyên ngành Thiết kế và kỹ thuật Mạng Công nghệ thông tin 6

6 Xu hướng việc làm của ngành Công nghệ thông tin 11

I Khái quát về ngành Công Nghệ Thông Tin

1 Công Nghệ Thông Tin là gì ?

Chúng ta đang sống trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Đây là thời kỳ gắn với những đột phá về công nghệ Công nghệ thông tin được coi là nền tảng cho các ngành khác phát triển Sự thay đổi công nghệ gây tác động lớn tới thị trường lao động Theo đó, nhiều việc làm truyền thống sẽ mất

đi, nhiều công việc mới, cơ hội mới sẽ xuất hiện

Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) được biết đến là ngành học áp dụng các phương pháp và các công cụ để đào tạo về sử dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và hệ thống mạng Internet Từ đó các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ biết cách lập trình để quản lý thông tin, vận hành các

hệ thống thiết bị công nghệ và hệ thống mạng

Ngành Công nghệ thông tin được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế Các dịch vụ cốt lõi

để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: Quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất

Trang 4

2 Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Tùy từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những giáo trình thú vị khác nhau Nhưng tựu chung lại thì mọi sinh viên sẽ phải học những môn học cơ bản dưới đây:

 Kiến thức căn bản về máy tính

 Kiến thức căn bản về Công nghệ thông tin

 Các ngôn ngữ lập trình phổ biến đang được sử dụng hiện nay

 Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kf thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản

lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng Công nghệ thông tin theo xu hướng SMACcủa thế giới.(SMAC: viết tắt của Social - Mạng xã hội, Mobility - Di động, Analytics - Phân tích dữ liệu, Cloud - Điện toán đám mây)

 Trọng tâm của ngành học là những kiến thức, kf năng cần thiết cho các loại công việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng (Core) về ngành Công nghệ thông tin trước khi tiếp cận học sâu hơn về chuyên ngành (Major) Các kiến thức nền tảng có thể kể đến ví dụ như: Phát triển web, Giải quyết vấn đề bằng ICT, các Ngôn ngữ lập trình, Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, Hệ thống mạng, Cloud, Hệ thống thông tin doanh nghiệp Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được học thêm về quản trị dự án Công nghệ thông tin và các vấn đề trong Công nghệ thông tin

 Và còn rất nhiều môn học khác nữa tùy theo phân ngành mà bạn lựa chọn

 Liên quan tới các ngành học, sinh viên có thể lựa chọn học rất nhiều các ngành khác nhau Một số ngành hoặc chuyên ngành có thể kể đến như:

 1 Công nghệ phần mềm:

 Ngành học Công nghệ phần mềm cung cấp cho sinh viên nền tảng toàn diện về phát triển các phần mềm ứng dụng để xử lý thông tin hoặc điều khiển các thiết bị Cụ thể, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về lập trình theo một số ngôn ngữ như PHP, Java, Ruby…Sinh viên cũng được học để sử dụng phần mềm điều kiển các hệ thống thiết bị, đặc biệt là thiêt

bị Mobil, IoT, Robotic Sinh viên cũng được học các nội dung về quản lý

và phân tích dữ liệu lớn (bigdata), ứng dụng trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng

Trang 5

 2 Chuyên ngành Quản trị hệ thống:

 Ngành học Quản trị hệ thống cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về quan trị hệ thống thông tin trong các tổ chức Sinh viên sẽ được học cách quản lý nhu cầu về Công nghệ thông tin trong tổ chức, hệ thống máy tính, phát triển websites, quản trị hệ thống mạng và các thiết bị mạng, hệ thống máy chủ, an toàn thông tin Sau khi tốt nghiệp, sinh viên

sẽ đủ khả năng tạo nghiên cứu, phân tích nhu cầu và đưa ra các giải pháp

cơ sở hạ tầng chính xác và phù hợp

 3 Chuyên ngành IoT:

 Chuyên ngành sẽ dạy sinh viên cách lập trình và làm việc với nhiều thiết

bị IoT khác nhau Đồng thời sinh viên cũng sẽ được cung cấp những kiến thức rõ ràng về cách công nghệ mới đang định hình tương lai của việc kết nối Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở nên tự tin và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh này

 4 Chuyên ngành Phân tích dữ liệu

 Trọng tâm chính của chuyên ngành Phân tích dữ liệu là khả năng sử dụng công nghệ và phát triển các ứng dụng hỗ trợ cho việc phân tích và xử lý

dữ liệu trong các tổ chức Chuyên ngành Phân tích dữ liệu sẽ hướng dẫn cho sinh viên cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau Đồng thời sinh viên sẽ được học cách sử dụng các công cụ mới nhất để lưu trữ, xử lý, trích xuất và trực quan hóa dữ liệu

 5 Chuyên ngành Khoa học Máy tính

 Khi theo học chuyên ngành Khoa học Máy tính, sinh viên sẽ học cách kết hợp chặt chẽ giữa các kf năng Công nghệ thông tin truyền thống và tư duy thiết kế hiện đại Từ đó, có thể thiết kế, phân tích và triển khai các hệ thống phần mềm trong các tổ chức lớn Sinh viên cũng sẽ được đi sâu vào các chủ đề phức tạp như thuật toán, hệ thống máy tính, an ninh mạng

 6 Ngành An ninh mạng

 An ninh mạng đã trở thành một phần của xã hội hiện đại Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về hệ thống

mã hóa Đồng thời, các bạn cũng sẽ được học về cấu tạo phức tạp của Internet Ngoài ra, chuyên ngành An ninh mạng sẽ cung cấp cho sinh viên các kf năng thực tế để phân tích và đối phó với các mối đe dọa

Trang 6

 7 Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh

 Thông qua chương trình học, sinh viên sẽ được cung cấp các kf năng để thực hiện các phân tích và kiểm toán kinh doanh phức tạp bao gồm giải quyết vấn đề, mua lại và triển khai hệ thống Chương trình học đã kết hợp kiến thức trên với kiến thức về thiết kế và triển khai cơ sở dữ liệu, quản lý

dự án, kinh doanh, mạng xã hội và quản lý hệ thống thông tin Chính vì vậy, sau tốt nghiệp, sinh viên sẽ có kf năng phân tích các vấn đề kinh doanh và phát triển các giải pháp CNTT

 8 Chuyên ngành Phát triển Game

 Chuyên ngành sẽ xây dựng kf năng và kiến thức cho sinh viên trong việc thiết kế và lập trình trò chơi máy tính Đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ cách

áp dụng công nghệ đa phương tiện và internet cho việc phát triển trò chơi Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ hiểu cách phát triển trò chơi máy tính cũng như các ứng dụng

 9 Chuyên ngành Quản lý dữ liệu

 Với các khóa học quản lý dữ liệu, sinh viên sẽ có được các kf năng để thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như ứng phó với những thách thức mới trong việc quản lý dữ liệu kf thuật số Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu các phương pháp thống kê và công cụ cần thiết để xử lý và quản

lý tập dữ liệu

 10 Chuyên ngành Viễn thông

 Sinh viên sẽ không chỉ được dạy về các lĩnh vực chính của ngành viễn thông Sinh viên sẽ còn được học về việc lập kế hoạch, xây dựng và duy trì nhiều loại mạng viễn thông Trong chuyên ngành này, sinh viên cũng

sẽ được học thêm về những nội dung khác Có thể kể đến như truyền thông RF, điện tử kf thuật số / tương tự, lập trình phần mềm, Unix và toán học

 11 Chuyên ngành Thiết kế phần mềm

 Sinh viên sẽ được tìm hiểu về dữ liệu lớn, điện toán xanh và an ninh mạng Đồng thời sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu về tác động của chúng đến cách chúng ta thiết kế và sử dụng công nghệ Chương trình học cũng

sẽ cung cấp sinh viên lý thuyết thiết kế kết hợp các khái niệm đó với nhau

Trang 7

thành một gói giải quyết các vấn đề và tạo ra trải nghiệm người dùng cuối thỏa mãn

 12 Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

 Thông qua chuyên ngành, sinh viên sẽ học cách hiểu và giải quyết các vấn đề phức tạp bằng công nghệ tiên tiến Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu mối quan hệ giữa thiết kế, xây dựng và bảo trì Với hướng dẫn thực hành, sinh viên sẽ nắm rõ các kf năng và kf thuật thực tế để xây dựng các ứng dụng, phần mềm di động

 13 Chuyên ngành Quản lý dự án

 Chuyên ngành Quản lý dự án không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn để quản lý các dự án khác nhau Sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản cần thiết để trở thành người quản lý dự án chuyên nghiệp Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ thành thạo tất cả các loại hình dự

án trong nhiều ngành công nghiệp

 14 Chuyên ngành Công nghệ truyền thông kĩ thuật số

 Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có được kinh nghiệm thực tế về thiết kế web, thiết kế trực quan, lập trình và tích hợp cơ sở dữ liệu Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ kf năng, kinh nghiệm và kiến thức để làm việc trong các lĩnh vực như đa phương tiện, thiết kế web, lập trình web, sản xuất video

 15 Chuyên ngành Thiết kế và kỹ thuật Mạng Công nghệ thông tin

 Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên nội dung và xu hướng mới nhất về công nghệ thông tin và thiết kế mạng Sinh viên sẽ được tìm hiểu những điều cơ bản về mạng máy tính, các mạng kf thuật số cục bộ và cách cải thiện chúng

3 Bối cảnh ngành Công nghệ thông tin hiện nay

Trong bối cảnh Covid-19 và chuyển đổi số toàn diện hiện nay, những lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội sẽ được áp dụng công nghệ một cách rộng rãi các xu hướng công nghệ trên , đặt biệt một số lĩnh vực mang tính thiết yếu cho con người sẽ được đẩy nhanh hơn như giáo dục, y tế , thương mại logistic

Trang 8

Xu hướng công nghệ sẽ được ứng dụng và tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại năm 2022 là công nghệ 5G, IoT, điện toán đám mây,trí tuệ nhân tạo ,dữ liệu lớn, thực tế ảo (VR) Một công nghệ khác cũng đang nở rộ ở Việt Nam và kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ trong 2022, đó là Blockchain Với việc ra đời và phát triển của các nền tảng cung cấp hợp đồng thông minh (smart contract)

và NFT (non fungible token) trên Blockchain, chúng ta kỳ vọng năm 2022 sẽ được thấy nhiều ứng dụng của công nghệ này trong cuộc sống

Công nghệ có thể giải quyết rất nhiều nhu cầu đang “gặp khó” của con người như giao tiếp, làm việc và học tập từ xa, sử dụng dữ liệu để ra quyết định Các dịch vụ trực tuyến được ứng dụng cho hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, giáo dục, y tế, giải trí

4 Khảo sát ngành CNTT

Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 58.000 doanh nghiệp Công nghệ thông tin Tuy nhiên, đứng trước xu hướng chuyển đổi số hóa của thế giới, thì ngày nay không có một công ty, doanh nghiệp nào thiếu sự hiện diện của công nghệ thông tin

Theo thống kê từ TopDev năm 2022, thị trường nhân lực ngành CNTT trong nước được dự báo là thiếu hụt 150.000 nhân lực và nhu cầu trong 3-5 năm tới ngày càng lớn

Sinh viên ngành IT luôn được các nhà tuyển dụng săn đón ngay từ khi còn là sinh viên với mức lương khởi điểm luôn cao hơn so với mặt bằng chung Cụ thể, các ông lớn công nghệ Việt Nam sẵn sàng trả một mức lương khởi điểm hậu hĩnh cho đội ngũ IT trung bình khoảng 1.500 USD (khoảng 34.5 triệu), con số

có thể lên đến 5.776 USD (khoảng 132 triệu đồng) đối với vị trí CTO, CIO Không chỉ vậy, CNTT còn nằm trong nhóm ngành mũi nhọn ở các quốc gia trên thế giới nên cơ hội cho các bạn sinh viên IT làm việc tại nước ngoài là rất lớn

Dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin vẫn được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới và việc tuyển dụng sẽ rất khó khăn

Nhân lực ngành công nghệ thông tin vẫn tăng cao trong thời gian tới

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh Xã hội

Hà Nội), trong bối cảnh dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin được

Trang 9

đánh giá chưa bao giờ giảm nhiệt Lĩnh vực công nghệ vẫn có xu hướng tuyển dụng lớn và thường xuyên, ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: kf sư, lập trình viên Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tuyển dụng, do vậy khá nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch tuyển dụng lâu dài nhằm tìm kiếm những ứng viên tiềm năng Mức lương doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động trong lĩnh vực này chủ yếu từ 7 –

9 triệu đồng/tháng, chiếm 43,75%; trên 15 triệu đồng/tháng, chiếm 25% Theo khảo sát của Công ty Navigos Search, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng, tuy nhiên tập trung vào nhân sự chất lượng cao với các công nghệ cập nhật nhất, nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ

Còn theo báo cáo thị trường của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người

Trước sự thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự trong ngành IT, 100 đại diện doanh nghiệp, đơn vị đào tạo phi truyền thống lĩnh vực này đã cùng ký cam kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng số do FUNiX tổ chức mới đây

TS Nguyễn Thành Nam - Founder FUNiX cho biết, các công việc trong ngành tăng trưởng tới 47% những năm qua, nhưng các đơn vị đào tạo chính thống về công nghệ thông tin chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu thực tế Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo phi truyền thống là hướng đi đúng đắn giúp lấp đầy khoảng trống nhân sự, cũng là khoảng trống của những cơ hội trong ngành IT mà Việt Nam cần

Trong các lĩnh vực công nghệ giàu tiềm năng như Mobile Game, Blockchain, IoT, AI…, các chuyên gia đều đánh giá Việt Nam có đủ tiềm năng và cơ hội để cạnh tranh trên thị trường thế giới, thậm chí là cái nôi cung cấp nguồn nhân sự giỏi cho thế giới

Ông Huy Nguyễn, đại diện CTO KardiaChain cho rằng, Việt Nam đang đứng trước một vận hội lớn với blockchain (công nghệ chuỗi khối) khi đang ở cùng vạch xuất phát về blockchain với thế giới, có được sự quan tâm của toàn xã hội

và hành lang pháp lý tốt Còn ông Vũ Hồng Chiên, Giám đốc QAI FPT Software cũng thể hiện lạc quan về tiềm năng ngành AI tại Việt Nam, cho biết:

Trang 10

“Chúng tôi hướng tới đưa Quy Nhơn thành thung lũng AI của thế giới vào năm 2025.”

Cung cấp góc nhìn ở lĩnh vực game, ông Phạm Quân, CEO Onesoft khẳng định hiện Việt Nam đã có vị trí nhất định trong ngành lập trình game Năm 2021, Việt Nam đã có những game studio thuộc top 15 studio toàn cầu, sánh ngang với những tên tuổi như Microsoft, Facebook Trong 10 game studio đứng đầu Đông Nam Á và Thái Bình Dương thì có 5 game studio là của người Việt

Để tận dụng được “vận hội” và những tiềm năng đó, cần sự liên minh giữa các doanh nghiệp, đơn vị để chung tay đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin Ông Hùng Trần, nhà sáng lập STEAM for Vietnam lại nhấn mạnh ý nghĩa của việc đào tạo công nghệ thông tin từ lứa tuổi học sinh để xây dựng nhân sự vững chắc cho tương lai Thực tế, STEAM for Vietnam đã triển khai những lớp học 5.000 học sinh mỗi buổi, với chương trình học tiên tiến cùng đội ngũ giảng viên

là chuyên gia Việt từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu dạy cho trẻ em Việt Nam khắp mọi miền

Với giải pháp đào tạo cá thể hóa theo FUNiX Way, ông Hoàng Việt Thắng, đại diện Tổ chức Giáo dục Trực tuyến FUNiX chia sẻ: Có thể phổ cập CNTT từ chính thực tế hơn 10.000 sinh viên tại đây Từ những người ngoài ngành, những người chưa từng học công nghệ thông tin đã chuyển nghề thành công với lập trình; hay hành trình học IT sớm của học sinh phổ thông Phương thức học FUNiX Way đang giúp hành trình học IT trở nên thuận lợi hơn, từng bước đáp ứng số lượng và chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp

Các báo cáo nghiên cứu thị trường lao động lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) công bố gần đây đều chung dự báo nhu cầu nhân lực lĩnh vực này vẫn sẽ tăng cao vài năm tới do yêu cầu chuyển đổi số

5 Báo cáo thị trường năng lực ngành công nghệ thông tin

Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT vẫn tăng cao

Lấy năm 2010 làm mốc nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỉ và có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định Trong đó 7 nhóm ngành thuộc lĩnh vực CNTT có nhu cầu tuyển dụng phổ biến lần lượt là: Phát triển phần mềm, hỗ trợ kf thuật, quản lý dự án sản phẩm, UX UI, QA/QC, khoa học

dữ liệu

Mảng phát triển phần mềm vẫn dữ được tính ổn định

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w