1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình tuyển dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

67 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số 4
Người hướng dẫn Thạc Sĩ Nguyễn Việt Hưng
Trường học Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số 4
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 146,48 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (2)
    • 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (2)
      • 1.1. Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (2)
      • 1.2. Hình thức pháp lý (2)
      • 1.3. Trụ sở, địa bàn hoạt động (2)
        • 1.3.1. Trụ sở chính của công ty đặt tại (2)
        • 1.3.2. Địa chỉ các chi nhánh (2)
        • 1.3.3. Các công ty khác hiện Công ty đang tham gia góp vốn cổ phần đầu tư (3)
      • 1.4. Tư cách pháp nhân (3)
      • 1.5. Mục tiêu và phạm vi sản xuất kinh doanh của Công ty (3)
        • 1.5.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty (3)
        • 1.5.2. Mục tiêu của Công ty (4)
      • 1.6. Thời hạn hoạt động (4)
    • 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty (5)
      • 2.1. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ (5)
        • 2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng (5)
        • 2.1.2. Thị trường (7)
      • 2.2. Công nghệ, quy trình công nghệ và cơ sở vật chất trang thiết bị (7)
        • 2.2.1. Công nghệ (7)
        • 2.2.2. Quy trình công nghệ và cơ sở vật chất trang thiết bị (8)
      • 2.3. Nguyên vật liệu sử dụng (8)
      • 2.4. Lao động (9)
      • 2.5. Vốn sản xuất kinh doanh (10)
      • 2.6. Cơ cấu tổ chức và các quy định về quản lý và điều hành sản xuất (11)
    • 3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua 19 1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (19)
      • 3.2. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (20)
        • 3.2.1. Thuận lợi (20)
        • 3.2.2. Khó khăn (21)
      • 3.3. Định hướng phát triển và các giải pháp phát triển của Công ty (21)
        • 3.3.1. Định hướng phát triển (21)
        • 3.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện (25)
  • Chương 2 Đánh giá Quy trình tuyển dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (27)
    • 1. Cơ sở lý luận về quy trình tuyển dụng lao động (27)
      • 1.1. Thiết kế và phân tích công việc (27)
        • 1.1.1. Khái niệm công việc (27)
        • 1.1.2. Thiết kế công việc (28)
        • 1.1.3. Phân tích công việc (29)
        • 1.1.4. Các bước tiến hành phân tích công việc (30)
      • 1.2. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực (31)
        • 1.2.1. Vai trò của kế hoạch hoá nguồn nhân lực (31)
        • 1.2.2. Quan hệ giữa kế hoạch hoá nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh (32)
        • 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch hoá nguồn nhân lực (32)
        • 1.2.4. Quá trình kế hoạch hoá nguồn nhân lực (33)
      • 1.3. Tuyển mộ và tuyển chọn (35)
        • 1.3.1. Quá trình tuyển mộ (35)
        • 1.3.2. Quá trình tuyển chọn (38)
      • 1.4. Bố trí nhân lực và thôi việc (41)
        • 1.4.1. Định hướng (42)
        • 1.4.2. Quá trình biên chế nội bộ (42)
        • 1.4.3. Thôi việc (44)
      • 2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tổ chức lao động (45)
        • 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ (46)
        • 2.1.2. Quyền hạn (47)
      • 2.2. Mục đích của quy trình (48)
      • 2.3. Phạm vi áp dụng và trách nhiệm (48)
        • 2.3.1. Phạm vi áp dụng (48)
        • 2.3.2. Trách nhiệm (49)
      • 2.4. Nội dung quy trình tuyển dụng nhân lực (49)
        • 2.4.1. Lập và phê duyệt kế hoạch sử dụng nhân lực hàng năm (49)
        • 2.4.2. Quyết định điều động, cung ứng nhân lực hàng năm (49)
        • 2.4.3. Quy trình điều động nhanh (55)
    • 3. Đánh giá quy trình (0)
  • Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển dụng tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 (58)
    • 1. Giải pháp chung (58)
    • 2. Giải pháp hoàn thiện cho một số bước (60)
      • 2.1. Hoàn thiện hoạt động thiết kế và phân tích công việc (60)
      • 2.2. Hoàn thiện quá trình tuyển mộ và tuyển chọn lao động (60)
    • 3. Một số kiến nghị (61)
  • KẾT LUẬN (63)

Nội dung

Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

1.1 Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

Tên giao dịch đối ngoại: Investment and Construction Joint Stock Company N o 4 Tên viết tắt tiếng Việt: XD4

Tên viết tắt tiếng Anh: ICON4

Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng số 4 là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa theo hình thức: Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.

1.3 Trụ sở, địa bàn hoạt động

1.3.1 Trụ sở chính của công ty đặt tại:

243A Đê La Thành – Láng Thượng – Đông Đa TP Hà Nội Điện thoại: 04-8348845 Fax : 04-8348863

Email: cc4_marketing@hn.vnn.vn

1.3.2 Địa chỉ các chi nhánh

 Chi nhánh Bắc Ninh – Thôn Cổ Mễ - Phường Vũ Ninh – TX Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.

 Chi nhánh Thành phố HCM – C11 khu thương mại Thuận Việt – 319 Lý Thường Kiệt - Quận 11 – TP Hồ Chí Minh.

 Chi nhánh công ty tại thành phố Đà Nẵng – 21 Lê Đình Lý - Phường Vĩnh Trung - Quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng.

 Chi nhánh công ty tại Bắc Giang – 245 Lê Lợi - Phường Hoàng Văn Thụ -

TP Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.

 Chi nhánh công ty tại Hà Tây: 94 Phố Nhuệ Giang - Phường Nguyễn Trãi –

TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây.

 Chi nhánh công ty tại Hưng Yên: Phường Hiến Nam – TX Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên.

 Chi nhánh công ty tại Thái Nguyên: Đường Hoàng Văn Thụ - Phường Phan Đình Phùng – TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

1.3.3 Các công ty khác hiện Công ty đang tham gia góp vốn cổ phần đầu tư bao gồm:

 Công ty Cổ phần đầu tư Tam đảo.

 Công ty Cổ phần BOT Quốc Lộ II.

 Là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của Pháp luật.

 Có con dấu riêng, độc lập về tài sản được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật.

 Có điều lệ tổ chúc và hoạt động.

 Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ.

 Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán độc lập và tự chủ về tài chính.

 Có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của Pháp luậtvà Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

1.5 Mục tiêu và phạm vi sản xuất kinh doanh của Công ty

1.5.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty

 Nhận thầu, tổng thầu xây dựng các công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật; đường dây và trạm biến thế điện; trang trí nội ngoại thất.

 Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Lập và thẩm tra dự án đầu tư; tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát và quản lý dự án; tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hoá; khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, đo đạc công trình, thí nghiệm; Thiết kế lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế tổng dự toán; thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công nghiệp; kiểm định chất lượng công trình và các dịch vụ tư vấn khác.

 Sửa chữa phục hồi và phục chế các công trình di tích lịch sử.

 Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới, khu chế xuất, khu công nghiệp; kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, quản lý khai thácdịch vụ các khu đô thị mới.

 Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn; vận tải, bốc xếp dịch vụ giao nhận hàng hoá.

 Đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, đồ thủ công mỹ nghệ, rượu, bia, nước giải khát, nước sạch, hàng tiêu dùng.

 Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phương tiện vận tải.

 Cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành điều hoà không khí, điện lạnh, thiết bị phòng cháy nổ, thang máy, sửa máy thi công xây dựng.

 Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.

1.5.2 Mục tiêu của Công ty

Mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm tối đa hoá lợi nhuận có thể có được của Công ty cho các Cổ đông, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.

Thời gian hoạt động của Công ty là 50 năm kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Viêc chấm dứt trước thời hạn hoặc gia hạn hoạt động của Công ty do đại hội đồng cổ đồng cổ đông quyết định phù hợp với quy định của Pháp luật.

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 18 tháng 10 năm 1959 Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 được thành lập và lấy tên là Công ty xây dựng số 4, tiền thân là công trường xây dựng nhà máy phân đạm Hà Bắc và Công ty kiến trúc khu Bắc Hà nội Qua nhiều thời kỳ sát nhập đến năm 1995 Bộ có quyết định nhập Công ty xây dựng số 4 vào Tổng Công ty xây dựng Hà nội, từ đó Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng I trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà nội Ngày 26 tháng 12 năm 2005, căn cứ quyết định số : 2370/QĐ – BXD của bộ xây dựng về việc điều chỉnh phương án

Cổ phần hoá và chuyển Công ty xây dựng số 4 thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà nội thành Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty

2.1 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nhiệm vụ có tính tổng quát là tái sản xuất tài sản cố định của sản xuất và không sản xuất cho các ngành kinh tế và dịch vụ xã hội Sản xuất và tiêu dùng xã hội ngày càng cao về quy mô và trình độ thì nhu cầu về sản phẩm xây dựng ngày càng phải gia tăng về cả số lượng lẫn chất lượng.

Ngoài việc tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân dưới hình thức xây dựng mới, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định không ngừng bị hao mòn hữu hình và vô hình; Vì vậy, với Công ty nói riêng và ngành xây dựng nói chung còn có nhiệm vụ khôi phục, sửa chữa, mở rộng và hiện đại hoá các loại tài sản cố định đã được sản xuất trong những chu kỳ trước đó Tỷ trọng giữa xây dựng mới và sửa chữa, khôi phục, hiện đại hoá tài sản số định có mối tương quan xác định

2.1.1 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng

 Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc : Sản phẩm của Công ty XD số 4 chủ yếu là các công trình xây dựng - Mỗi sản phẩm xây lắp được tiến hành đơn chiếc, không thể sản xuất hoàn chỉnh từng sản phẩm xây dựng (ví dụ xây một ngôi nhà ở) để sau đó mang ra thị trường bán hoặc trao đổi Các sản phẩm xây dựng thường được đặt hàng đơn chiếc và sản xuất cũng tiến hành đơn chiếc từng sản phẩm Sản phẩm của xây dựng được sản xuất ra ở những địa điểm khác nhau, chi phí khác nhau, thậm chí đối với cùng một loại hình sản phẩm Khả năng trùng lặp về mọi phương diện kỹ thuật, công nghệ, chi phí, môi trường là rất ít Ngay cả trong xu hướng công nghiệp hoá ngành xây dựng (thiết kế, thi công các công trình điển hình, tiêu chuẩn, kết cấu bê tông đúc sẵn đối với nhà lắp ghép ), ảnh hưởng của tính đơn chiếc cũng chưa được loại trừ.

 Chịu ảnh hưởng những đặc điểm địa lý, văn hoá, xã hội : Sản phẩm xây lắp bao giờ cũng gắn liền trên một địa điểm, địa phương nhất định nên nó phải thích ứng với mọi điều kiện cụ thể của địa phương đó về khí hậu, thời tiết, môi trường, phong tục tập quán của địa phương dẫn tới việc chi phối các hoạt động sản xuất kinh Doanh có liên quan như khảo sát, thiết kế, phương pháp thi công và ảnh hưởng đến kinh tế kỹ thuật

 Thời gian sử dụng và giá trị sản phẩm : Yêu cầu về độ bền vững và thời gian sử dụng của sản phẩm xây dựng thường lớn và dài ngày Người có nhu cầu xây dựng thường có xu hướng xây dựng vĩnh cửu khác xa so với những nhu cầu mua sắm nhu yếu phẩm tiêu dùng hàng ngày, hàng tháng, hàng năm - Không ai mỗi năm làm nhà một lần nên khi điều kiện kinh tế cho phép, họ đều mong muốn làm một ngôi nhà vĩnh cửu Cũng vì thế những yêu cầu sửa chữa, cải tạo do quá trình sử dụng lâu dài cần được coi là đối tượng sản xuất của ngành xây dựng Gía trị sản phẩm xây dựng nói chung lớn hơn nhiều so với sản phẩm thông thường; Trong phương thức đấu thầu, công ty khi nhận thầu phải có một lượng vốn đủ lớn để đưa ra hoạt động trong thời gian đợi vốn của chủ đầu tư

 Ngay cùng một sản phẩm có kết cấu và kiến trúc giống nhau, chi phí sản xuất sản phẩm cũng có sự khác nhau về lao động sống, lao động quá khứ (vật tư, xe máy thi công) Vì thế việc xác định chi phí sản xuất cũng như xác định giá cả sản phẩm có nhiều khó khăn hơn so với nghiên cứu, xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả của các sản phẩm hàng hoá công nghiệp Khả năng xây dựng các định mức chi phí cho sản phẩm xây dựng bị hạn chế rất nhiều.

 Hoạt động thi công xây dựng do nhiều người tiến hành, nhiều hoạt động nghề nghiệp khác nhau đồng thời trên một mặt bằng và không gian khá rộng lớn Trong đó có nhiều công việc vận chuyển nặng nhọc Các hoạt động được tiến hành chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc vào thời tiết và khó kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Vì vậy Công ty phải chú ý phối hợp tiến độ giữa các công đoạn, đơn vị, giữa các mùa thời tiết để đảm bảo chất lượng, tránh đào bới, đục phá, làm lại và tránh lãng phí thời gian do phải chờ đợi nhau hoặc do khó khăn về thời tiết.

 Địa điểm thi công xây dựng là không ổn định, ảnh hưởng lớn đến chuyên môn hoá cũng như nâng cao năng xuất lao động; gây không ít khó khăn về ăn ở, đi lại, quản lý và bố trí sử dụng lao động.

Các công trình xây dựng (sản phẩm cuối cùng của sản xuất xây lắp) như Nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc, các thiết bị lắp đặt đều được thi công trên một địa điểm, nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm Địa điểm tiêu thụ sản phẩm sẽ do người chủ sở hữu quyết định (chủ đầu tư), vì vậy công ty khi nhận thầu chỉ có thể xác định địa điểm tiêu thụ thông qua việc thông báo của chủ đầu tư Mặt khác, trong khi xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hoặc thương mại, phải có chính sách phân phối và địa điểm bán hàng ngành xây dựng không phải làm việc này Như vậy, nếu đã xác định được nơi tiêu thụ sản phẩm thì đồng thời cũng xác định được địa điểm sản xuất.

2.2 Công nghệ, quy trình công nghệ và cơ sở vật chất trang thiết bị

Hiện tai Công ty đang sử dụng các loại máy móc, công nghệ như: Máy khoan cọc nhồi, máy đóng cọc, máy đầm rung, máy phát điện, máy đào, xúc, ủi, cẩu tháp, hệ thống cốp pha đà giáo, máy trắc địa… Tiến tới Công ty sẽ đầu tư máy trộn bê tông thương phẩm để tự cung cấp cho các công trình trong công ty.

2.2.2 Quy trình công nghệ và cơ sở vật chất trang thiết bị

Ngày nay, công nghệ thi công xây dựng ngày một tiến bộ, đòi hỏi phải đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại đắt tiền Công ty đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để đầu tư đúng hướng phù hợp với chiến lược tăng trưởng đa dạng, vừa bảo đảm phục vụ kịp thời cho thi công, vừa tạo sức cạnh tranh trong công tác đấu thầu Những loại máy móc Công ty tự đầu tư mua sắm như thiết bị đóng cọc, khoan cọc nhồi, máy đầm, máy đào, máy cẩu, máy phát điện, kể cả máy trắc địa và công cụ cầm tay đều có thể phối hợp sử dụng cho cả thi công xây dựng, giao thông và thuỷ lợi Khi dự án cần nhiều thiết bị cùng hoạt động đồng thời, nếu còn thiếu thì thuê phương tiện của đơn vị khác.

Trên thực tế có những thiết bị được chế tạo có công suất thiết kế rất lớn, năng suất lao động cao và được chế tạo theo yêu cầu phải khai thác công suất máy cả 3 ca trong ngày Nếu không sử dụng hết công suất thiết bị, chu kỳ sử dụng thiết bị kéo dài, vốn khấu hao thu hồi chậm hoặc không có khả năng thu hồi Ngược lại nếu tăng đơn giá ca máy để khấu hao nhanh, hậu quả đưa lại là giá thành sản phẩm cao

2.3 Nguyên vật liệu sử dụng

Nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu ở Công ty là các vật liệu xây dựng:

 Xi măng và phụ gia

 Các loại vật liệu khác

Nguyên vật liệu có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của công trình Vì vậy, Công ty luôn tìm kiếm, lựa chọn các nhà cung ứng vật tư đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại nguyên nhiên vật liệu đồng thời đảm bảo cung cấp theo đúng tiến độ Các nguyên nhiên vật liệu đều được kiểm tra trước khi nhập kho cũng như trong quá trình sản xuất

Công ty hiện đang sử dụng các nguyên vật liệu được đánh giá cao về chất lượng trên thị trường như: Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hải Phòng, Thép Thái Nguyên, Thép Việt Úc… Để đảm bảo cho chất lượng và tiến độ thi công công trình, Công ty luôn duy trì ít nhất là 3 nhà cung ứng vật tư cho mỗi loại nguyên vật liệu.

Tổng số lao động trong Công ty hiện có : 3890 người

Bảng 1: Trình độ cán bộ công nhân viên

Trình độ Số lượng (người) Đại học và trên đại học 406

Cao đẳng và trung cấp 111

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 Đây là một đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật có tri thức, có tay nghề cao, đã từng quản lý thi công nhiều công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, luôn yêu nghề và không ngừng nâng cao kiến thức và tay nghề Nhưng trong quá trình thi công các công trình, do thi công ở những địa điểm khác nhau nên Công ty phải thuê một lực lượng lao động thời vụ rất lớn tới hàng ngàn người, trong đó có nhiều lao động giản đơn, lực lượng này thường không ổn định vì nhiều người coi đây chỉ là công việc tạm bợ, luôn tìm cách chuyển nghề để mong tìm được việc khác đỡ nặng nhọc, vất vả mưa nắng lại tích luỹ được kinh nghiệm nâng cao tay nghề Do công nghệ và kỹ thuật xây dựng mới không ngừng phát triển, Công ty cũng đã có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để tiếp thu nhưng với đặc điểm trên, việc đào tạo huấn luyện cũng như thực thi các quy trình quản lý khá khó khăn

2.5 Vốn sản xuất kinh doanh

Bảng 2: Kết cấu vốn điều lệ

STT Kết cấu vốn điều lệ Đơn vị Giá trị

1 Tổng vốn điều lệ Tr.đồng 45.000

Trong đó: Vốn cố định Tr.đồng 35.918 Vốn lưu động Tr.đồng 9.082

2 Nguồn vốn đầu tư trong năm Tr.đồng 3.000

Huy động khác Tr.đồng 3.000

Vay ngân hàng Vay quỹ hỗ trợ đầu tư

Tổng nhu cầu vốn lưu động trong năm

Vốn lưu động hiện có Tr.đồng 10.000 Vốn lưu động thiếu cần bổ sung Tr.đồng 140.000

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

Cơ cấu vốn phân theo sở hữu Cụ thể như sau :

- Tổng số cổ phần phát hành 4.500.000 Cổ phần.

- Số Cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước 2.341.350 Cổ phần, chiếm 52,03% vốn điều lệ.

- Số Cổ phần ưu đãi bán cho CBCNV: 1.258.650 Cổ phần bằng 27,97 %

- Số cổ phần bán cho các nhà đầu tư khác: 900.000 Cổ phần chiếm 20 % vốn điều lệ.

Cổ phần của Nhà nước là cổ phần chi phối

Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 4.500.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần trị giá 10.000VNĐ

2.6 Cơ cấu tổ chức và các quy định về quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh giữa công ty và các đơn vị

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua 19 1 Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 5 năm (2002 – 2006) Đơn vị : triệu đồng

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

Trong 5 năm gần đây, nhìn chung Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 luôn có được các chỉ tiêu chủ yếu về kết quả sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước.

- Về chỉ tiêu giá trị sản lượng :

Giá trị sản lượng của Công ty không ngừng tăng với tốc độ rất cao qua các năm , ngoại trừ năm 2006 Năm 2005, giá trị sản lượng đã tăng gần gấp đôi so với năm 2002.

- Về chỉ tiêu doanh thu :

Qua so sánh chỉ tiêu doanh thu qua các năm ta thấy, ngoại trừ năm 2005 thì các năm còn lại Công ty đều đạt được mức tăng doanh thu rất cao, có năm lên đến 42%( năm 2003)

- Về chỉ tiêu lợi nhuận :

So với năm 2002, thì lợi nhuận năm 2006 tăng 560,38%, đây là một tỷ lệ tăng rất cao thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc của Công ty về chỉ tiêu lợi nhuận Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng qua các năm là không đều nhau, có năm tỷ lệ tăng là rất cao( năm 2003, 2006) nhưng cũng có năm tỷ lệ tăng là thấp(năm 2004), thậm chí có năm tỷ lệ tăng này là số âm ( năm 2005).

- Về chỉ tiêu nộp ngân sách:

Mức đóng góp của Công ty cho ngân sách Nhà nước qua các năm đều tăng lên với một tỷ lệ khá cao.

- Về chỉ tiêu thu nhập bình quân:

Qua so sánh chỉ tiêu thu nhập bình quân qua các năm ta thấy thu nhập của người lao động được tăng lên ở tất cả các năm đang xét

Tóm lại, qua các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 4 trong 5 năm qua, có thể thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn qua mỗi năm với các chỉ tiêu chủ yếu về kết quả kinh doanh đều tăng với tốc độ khá lớn.

3.2 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 có lịch sử gần 50 năm trong ngành xây dựng và đã khẳng định được tên tuổi, thương hiệu của mình trên thương trường, với một bề dày thành tích đáng tự hào, Công ty được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như : Bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn xây dựng Việt Nam tặng Công đoàn Công ty, Cờ thi đua xuất sắc của Bộ xây dựng, Cờ thi đua xuất sắc của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bằng khen của Bộ xây dựng, Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bằng khen của Bộ giao thông vận tải, Huân chương Độc lập Hạng Ba và rất nhiều huy chương vàng về chất lượng…

Công ty có một đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm, có năng lực, nhạy bén với thi trường có thể thực hiện được những nhiệm vụ khó khăn, những công trình lớn,đưa Công ty vượt qua mọi thử thách để phát triển.

Trong những năm qua, Công ty đã chú ý mua thêm nhiều máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ nên đã nâng cao được năng lực thiết bị giúp Công ty có khả năng thực hiện được nhiều công trình lớn, độ phức tạp trong thi công cao.

Mặt khác, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO) điều đó dẫn đến nhu cầu đầu tư vào nước ta là rất lớn và sẽ tạo ra một lượng cầu rất lớn về lĩnh vực xây dựng và đây chính là cơ hội rất thuận lợi để Công ty phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi trên thì Công ty cũng gặp phải một số khó khăn như:

Là một doanh nghiệp Nhà nước vừa chuyển sang hình thức Công ty cổ phần nên Công ty phải đối mặt với một số khó khăn trong quá trình chuyển giao, với những thay đổi trong hoạt động tổ chức và phương thức hoạt động của Công ty, Sự cạnh tranh trên thị trường nói chung và thị trường xây dựng diễn ra gay gắt Các đơn vị thiếu việc làm, lao động dôi dư nhiều Trong khi đó cơ sở vật chất của Công ty còn nghèo nàn;lực lượng lao động hầu hết được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, chưa đáp ứng được được đầy đử những yêu cầu của thời kỳ đổi mới, chưa thực sự thấu hiểu hoạt động của nền kinh tế thị trường.

Với việc gia nhập WTO có nghĩa là Công ty sẽ phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực rất lớn cả về nguồn vốn, máy móc thiết bị, con người cũng như kinh nghiệm về việc thi công những công trình chất lượng cao.

Hội nhập đang tạo ra những cơ hội rất lớn cùng những thách thức không nhỏ cho mọi doanh nghiệp, là một trong những Công ty luôn đi đầu trong ngành xây dựng, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đang từng bước khắc phục những khó khăn, tận dụng những cơ hội có thể có để phát triển ngày một vững mạnh hơn.

3.3 Định hướng phát triển và các giải pháp phát triển của Công ty

- Phấn đấu giữ vững và Phát huy năng lực ngành nghề chủ yếu hiện có củaCông ty dựa trên các thuận lợi trên cơ sở năng lực và điều kiện hiện có trong các dự án, công trình và các mối quan hệ, địa bàn mà công ty có thế mạnh, từng bước chuyển hướng sang các lĩnh vực có tiềm năng và đem lại lợi nhuận cao đồng thời mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh mới phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng của Công ty như: Đầu tư và xây dựng kinh doanh nhà ở, Kinh doanh dịch vụ khách sạn, Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho đầu tư các dự án, Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường sang các lĩnh vực như kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị.

- Nhanh chóng hoàn thành các công việc thủ tục để thực hiện các dự án đầu tư và đưa vào hoạt động.

- Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị đặc biệt là các thiết bị thi công đặc chủng và bổ sung nguồn vốn để tăng năng lực thi công.

- Tăng cường đào tạo và tuyển dụng lực lượng kỹ sư, thạc sĩ thuộc các ngành kinh tế, kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh theo các lĩnh vực kinh doanh của Công ty.

Đánh giá Quy trình tuyển dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

Cơ sở lý luận về quy trình tuyển dụng lao động

Để hình thành được nguồn nhân lực trong tổ chức, chúng ta cần thực hiện một quy trình tuyển dụng lao động với trình tự các bước như sau thì sẽ đảm bảo chất lượng cũng như số lượng lao động:

1.1 Thiết kế và phân tích công việc

Trong tổ chức, do chuyên môn hoá lao động mà các nghề được chia ra thành các công việc Mỗi một công việc lại được tạo thành từ nhiều nhiệm vụ cụ thể và được thực hiện bởi một hoặc một số người lao động tại một hoặc một số vị trí làm việc Nghề, công việc, vị trí làm việc và nhiệm vụ được định nghĩa như sau:

Nhiệm vụ: biểu thị từng hoạt động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện.

Vị trí ( vị trí việc làm ): biểu thị tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người lao động công việc: là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc là tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động

Nghề: là tập hợp những công việc tương tự về nội dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi người lao động phải có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có những kỹ năng kỹ xảo và kinh nghiệm cần thieets để thực hiện.

Việc tạo thành các công việc là kết quả của việc phân chia lao động ( phân công lao động ) trong nội bộ tổ chức Công việc có thể được xem như là một đơn vị mang tính tổ chức nhỏ nhất trong một công ty và nó có những chức năng quan trọng Thực hiện công việc chính là phương tiện để người lao động có thể đóng góp sức mình vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức Đồng thời, công việc là cơ sở để một tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhân lực đối với người lao động như: bố trí công việc, kế hoạch hoá lao động, đánh giá thực hiện công việc, thù lao và đào tạo…Mặt khác, công việc còn có những tác động rất quan trọng tới cá nhân người lao động như ảnh hưởng tới vai trò, cương vị của họ trong tổ chức, cũng như tiền lương, sự thoả mãn và thái độ của họ trong lao động.

Thiết kế công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi từng người lao động trong tổ chức cũng như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm vụ đó.

Khi thiết kế công việc cần phải xác định ba yếu tố thuộc về công việc như sau:

Nội dung công việc: bao gồm tổng thể các hoạt động, các nghĩa vụ, các nhiệm vụ, các trách nhiệm thuộc các công việc cần phải thực hiện; các máy móc, các trang thiết bị, dụng cụ cần phải sử dụng và các quan hệ cần phải thực hiện.

Các trách nhiệm đối với tổ chức: bao gồm tổng thể các trách nhiệm có kiên quan tới tổ chức nói chung mà mỗi người lao động phải thực hiện Chẳng hạn như: tuân thủ các quy định và các chế độ làm việc…

Các điều kiện lao động: bao gồm một tập hợp các yếu tố thuộc môi trường vật chất của công việc như nhiệt độ, chiếu sáng, các điều kiện an toàn…

Trong ba yếu tố thành phần thì nội dung công việc là yếu tổ chủ yếu của công việc và yếu tố trung tâm của thiết kế công việc.

J Richard Hackman và Greg R Oldham cho rằng có năm đặc trưng cơ bản để tạo nên nội dung của công việc:

Tập hợp các kỹ năng : là mức độ yêu cầu của công việc về một tập hợp các hoạt động khác nhau cần đựơc thực hiện để hoàn thành công việc, đòi hỏi sử dụng một loạt các kỹ năng và sự khéo léo của con người.

Tính xác định của nhiệm vụ: là mức độ yêu cầu của công việc về sự hoàn thành toàn bộ hay một phần xác định các hoạt động lao động để thực hiện công việc từ bắt đầu chi đến kết thúc với một kết quả cụ thể.

Tầm quan trọng của nhiệm vụ: là mức độ ảnh hưởng của công việc tới những người khác, tới tổ chức nói chung hay tới toàn xã hội.

Mức độ tự quản: là mức độ tự do và làm viẹc độc lập của người lao động khi thực hiện việc như: sắp xếp lịch làm việc, lựa chọn các cách thức thực hiện công việc …

Sự phản hồi: là mức độ mà sự thực hiện các hoạt động lao động được đòi hỏi bởi việc cung cấp các thông tin cho người lao động về tính hiệu quả của các hoạt động của họ. Ở từng công việc cụ thể, các đặc trưng cơ bản của công việc sẽ được kết cấu theo những tỷ lệ klhác nhau và chúng dẫn đến những kết quả nhất định đối với cá nhân người lao động hoặc đối với tổ chức Sử dụng năm đặc trưng cơ bản của công việc để phân tích các công việc có thể giúp các tổ chức thiết kế và thiết kế lại các công việc nhằm tạo ra những công việc được thiết kế hợp lý.

Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từmg công việc Đó là việc nghên cứu các công việc để làm rõ: ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì; họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào; những máy móc thiết bị, công cụ nào được sử dụng; những mối quan hệ nào được thực hiện ; các điều kiện làm việc cụ thể; cũng như những yêu cầu vè kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc Từ đó làm rõ bản chất của một công việc cụ thể.

Sau khi đã thu thập được các thông tin, chúng sẽ được xử lý phù hợp tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích công việc Tuy nhiên, chúng thường được hệ thống hoá và trình bày dưới dạng các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc Đó là những công cụ hữu ích cho tất cả những ai có liên quan tới các chức năng quản lý nhân sự trong tổ chức.

Đánh giá quy trình

1 Giải pháp chung Đặc điểm của môi trường kinh doanh trong thời đại ngày nay là sự biến động liên tục, từ môi trường kinh tế đến môi trường khoa học công nghệ cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh. Phản ứng nhanh, linh động trong các quyết định của doanh nghiệp trở thành nhân tố quan trọng chi phối đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Một doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, nhạy bén thì các bộ phận của nó cũng có khả năng tương tự hay ngược lại nếu các bộ phận của một doanh nghiệp hoạt động linh hoạt thì giúp cho doanh nghiệp đó hoạt động linh hoạt, nhạy bén với thị trường.

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Do đó, tìm kiếm những người tài giỏi, phù hợp với văn hoá và sự phát triển của doanh nghiệp luôn là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động quản trị doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 luôn ra sức tìm kiếm, tuyển mộ những lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Để thu hút, tuyển mộ được những lao động tốt nhất, Công ty đã áp dụng một quy trình tuyển dụng rất khoa học và đồng bộ

Tuy nhiên, để quy trình trên hoạt động có hiệu quả hơn thì đòi hỏi nó phải vận hành linh động hơn, nhạy bén hơn Như trên đã phân tích thì các hoạt động tuyển dụng của Công ty thường diễn ra theo kế hoạch đã vạch sẵn, điều này một mặt giúpCông ty ổn định và thực hiện được đúng chiến lược về nguồn nhân lực, mặt khác lại khiến cho thực trạng của nguồn nhân lực bị “xơ cứng” Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra với đầy đủ các bước trong quy trình tuyển dụng là rất cần thiết và hợp lý, thì việc xây dựng những quy trình tuyển dụng linh động hơn,đơn giản hơn như những “vệ tinh” xung quanh quy trình chủ đạo trên là rất cần thiết.

Một số giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển dụng tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

Giải pháp chung

Đặc điểm của môi trường kinh doanh trong thời đại ngày nay là sự biến động liên tục, từ môi trường kinh tế đến môi trường khoa học công nghệ cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh. Phản ứng nhanh, linh động trong các quyết định của doanh nghiệp trở thành nhân tố quan trọng chi phối đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Một doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, nhạy bén thì các bộ phận của nó cũng có khả năng tương tự hay ngược lại nếu các bộ phận của một doanh nghiệp hoạt động linh hoạt thì giúp cho doanh nghiệp đó hoạt động linh hoạt, nhạy bén với thị trường.

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Do đó, tìm kiếm những người tài giỏi, phù hợp với văn hoá và sự phát triển của doanh nghiệp luôn là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động quản trị doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 luôn ra sức tìm kiếm, tuyển mộ những lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Để thu hút, tuyển mộ được những lao động tốt nhất, Công ty đã áp dụng một quy trình tuyển dụng rất khoa học và đồng bộ

Tuy nhiên, để quy trình trên hoạt động có hiệu quả hơn thì đòi hỏi nó phải vận hành linh động hơn, nhạy bén hơn Như trên đã phân tích thì các hoạt động tuyển dụng của Công ty thường diễn ra theo kế hoạch đã vạch sẵn, điều này một mặt giúpCông ty ổn định và thực hiện được đúng chiến lược về nguồn nhân lực, mặt khác lại khiến cho thực trạng của nguồn nhân lực bị “xơ cứng” Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra với đầy đủ các bước trong quy trình tuyển dụng là rất cần thiết và hợp lý, thì việc xây dựng những quy trình tuyển dụng linh động hơn,đơn giản hơn như những “vệ tinh” xung quanh quy trình chủ đạo trên là rất cần thiết.

Các đơn vị lập kế hoạch về lao động

Phòng Tổ chức lao động đưa ra các phương án, quyết định

Phòng Tổ chức lao động phối hợp với các đơn vị thực hiện Để thoả mãn được yêu cầu trên Công ty có thể trao thêm quyền tự chủ trong việc tuyển dụng lao động cho các đơn vị để rút ngắn bớt thời gian, giảm chi phí và tăng tính hiệu quả cho quy trình tuyển dụng lao động.

Công ty có thể trao quyền quyết định về những vấn đề lao động cho phòng Tổ chức lao động, đồng thời với việc bố trí Trưởng phòng Tổ chức lao động kiêm nhiệm cả chức danh Phó Giám đốc Công ty Điều này giúp cho quy trình tuyển dụng giảm bớt được một bước, đồng thời ban lãnh đạo cấp cao của Công ty vẫn kiểm soát được nguồn nhân lực của Công ty.

Chúng ta có thể hình dung, quy trình điều động và tuyển dụng lao động dài hạn khi có sự thay đổi này sẽ chỉ còn có các bước:

Sơ đồ 4: Quy trình tuyển dụng, điều động nhân lực

Bước 1: Các đơn vị lập kế hoạch về lao động và gửi lên phòng Tổ chức lao động.

Bước 2: Phòng Tổ chức lao động dưới sự điều hành của Phó Giám đốc kiêm

Trưởng phòng Tổ chức lao động sẽ phân tích, tổng hợp các bản kế hoạch của các đơn vị để đưa ra các phương án, quyết định về việc bố trí, tuyển dụng lao động.

Bước 3: Sau khi có các phương án, quyết định về việc bố trí, tuyển dụng lao động Phòng tổ chức lao động sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện.

Giải pháp hoàn thiện cho một số bước

2.1 Hoàn thiện hoạt động thiết kế và phân tích công việc

Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất luôn được đổi mới với nhiều loại máy móc hơn, đi cùng với những thay đổi trên cũng xuất hiện thêm nhiều công việc mới, nhiều kỹ năng mới để thực hiện nó Vì vậy, để tuyển được những lao động có đủ kỹ năng, trình độ để hoàn thành công việc thì trước hết Công ty phải làm rõ công việc đó được tiến hành như thế nào? đòi hỏi người lao động có những kỹ năng và trình độ ra sao? Để giải đáp cho những câu hỏi trên, bắt buộc quá trình thiết kế và phân tích công việc của Công ty phải có khả năng nắm bắt được những thay đổi công nghệ và quy trình công nghệ Các bộ phận thiết kế và phân tích công việc nên tiến hành những hoạt động nghiên cứu, thiết kế, thiết kế lại công việc và phân tích công việc song song với những thay đổi công nghệ trong Công ty Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhờ đó mà người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó; và nhờ đó, người lao đông cũng hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc Đồng thời, đó cũng là điều kiện để có thể thực hiện được các hoạt động quản lý nguồn nhân lực đúng đắn và có hiệu quả thông qua việc giúp cho người quản lý có thể đưa ra được các quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao… dựa trên các tiêu thức có liên quan đến công việc chứ không phải dựa trên những tiêu chuẩn mơ hồ và mang tính chủ quan.

2.2 Hoàn thiện quá trình tuyển mộ và tuyển chọn lao động

Quá trình tuyển mộ và tuyển chọn là quá trình ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quy trình tuyển dụng lao động, đây là hoạt động mà doanh nghiệp tìm cách thu hút, tuyển chọn lao động vào làm việc tại Công ty Vì vậy, hiệu quả của hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng của lao động được tuyển.

Ngoài những phương pháp thu hút lao động mà công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 đang áp dụng, Công ty nên áp dụng thêm các phương pháp thu hút lao động như: Đăng tin tuyển dụng lao động trên mạng INTERNET, thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động trực tiếp tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực như các trường Đại hoc, Cao đẳng và các trường dạy nghề. Đăng tin tuyển dụng trên mạng INTERNET là một phương pháp rất mới nhưng rất hiệu quả, nhất là đối với nguồn lao động tri thức bởi vì hệ thống mạng INTERNER đã trở nên rất phổ biến và là kênh truyền thông rất hữu hiệu giúp người sử dụng vượt qua được các rào cản như địa lý, chi phí…trong việc tiếp cận thông tin Cho nên, Công ty áp dụng phương pháp này sẽ dễ dàng truyền tải thông tin tuyển dụng đến được với nhiều người lao động làm cho quá trình tuyển dụng đạt được chất lượng cao hơn.

Tiếp theo, thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động trực tiếp tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cũng là một phương pháp rất hiệu quả trong việc thu hút lao động.Các trường Đại học nói riêng và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nói chung là nơi đào tạo lao động có chất lượng cho đất nước Vì vậy, thông báo tuyển chọn ở các địa điểm này có thể giúp Công ty đi trước các công ty khác thu hút được những người ưu tú nhất, những lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phù hợp với văn hoá cũng như sự phát triển của doanh ngiệp.

Một số kiến nghị

Nước ta đã tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường hơn 15 năm nay và những tác dụng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế là rất lớn Tuy nhiên, xét một bộ phận của nó, thị trường lao động còn sơ khai và hoạt động kém hiệu quả, chưa liên kết được cung và cầu lao động.

Việc hoạt động kém hiệu quả của thị trường lao động đã hạn chế khả năng tìm kiếm được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp làm giảm khả năng phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp Xa hơn, nó khiến cho hoạt động giáo dục, đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho người lao động không ăn khớp với các đòi hỏi của công việc Hệ quả của việc đó là người lao động trước khi vào làm việc tại công ty sau khi tốt nghiệp các khoá đào tạo không biết mình cần có những kiến thức, kỹ năng nào để có thể hoàn thành công việc.

Vì vây, những cơ quan chức năng của Chính phủ liên quan đến vấn đề lao động và thị trường lao động cần chú trọng hơn đến việc xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trưòng lao động Cần có cơ chế giúp cho việc tiếp xúc giữa nhu cầu của doanh nghiệp và người lao động trở nên dễ dàng hơn với việc làm cho các thông tin về cung và cầu lao động được biết đến rộng rãi hơn.

Mặc dù , hiện tại nước ta có không ít các trung tâm giới thiệu, môi giới việc làm nhưng hoạt động của nó còn tồn tại rất nhiều khúc mắc làm mất lòng tin của người lao động vào kênh môi giới lao động rất quan trọng này Do đó, các Cơ quan chức năng cần có cơ chế quản lý tốt hơn đối với các trung tâm này và cho ra đời các trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm có uy tín làm “cầu nối” tin cậy giữa người lao động và doanh nghiệp, đồng thời với việc xây dựng một hệ thống thông tin rộng rãi giúp cho các thông tin về lao động, việc làm dễ dàng đến với mọi người.

Ngày đăng: 06/07/2023, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w