1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

n ng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Tác giả Hồ Nữ Xuân Mai
Người hướng dẫn TS. Phạm Ngọc Anh
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 285,85 KB

Nội dung

- Những kết quả đạt được: Hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được những kết quả khá ấn tượng: Doanh thu thuần tăng, cơ cấu vốn đã có những thay đổi tích cực khi tỷ trọng nợ phả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -*** -

Trang 2

Học viên: Hồ Nữ Xuân Mai - 822017

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Ngọc Anh

HÀ NỘI 2024 LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu

trong đề án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Hồ Nữ Xuân MaiMỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH

Trang 3

MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6 1.1.

Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6 1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6 1.1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp 7 1.1.3 Phân loại vốn kinh

doanh của doanh nghiệp 9 1.1.4 Vai trò của vốn kinh doanh đối với hoạt động của doanh

nghiệp 18 1.2 Cơ

sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh

nghiệp 19 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 19 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 21 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 31 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 31 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công

ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà 31 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà 31 2.2 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà 37 2.2.1 Phân tích tài sản của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 37 2.2.2 Phân tích nguồn vốn của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 41 2.2.3 Phân tích tình hình

đảm bảo nguồn vốn của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 46

2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà 49 2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà 52 2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 52 2.3.2 Hiệu quả sử

Trang 4

dụng vốn kinh doanh dài hạn của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà 55 2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ngắn hạn của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà 57 2.4 Đánh giá hiệu

quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà 62 2.4.1 Những kết quả đạt được 62 2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại

và nguyên nhân của hạn chế 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 65 3.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần bánh

kẹo Hải Hà trong 5 năm tới 65 3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 65 3.1.2 Định hướng và mục

tiêu phát triển của công ty trong 5 năm tới 68 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 70 3.2.1 Nhóm giải pháp

chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 70 3.2.2.

Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dài

hạn 76 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ngắn

hạn 78

3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty bánh kẹo Hải Hà 82 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU

THAM KHẢO 85

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 5

2018-Hà giai đoạn 2018-2022 48 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà giaiđoạn 2018-2022 51 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần bánh kẹoHải Hà giai đoạn 2018-2022 53 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn

2018 – 2022 54 Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu về sử dụng vốn dài hạn Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn

2018 – 2022 56 Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu về sử dụng vốn ngắn hạn Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn

2018 – 2022 59

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 32 Hình 2.2: Biến động về cơ cấu tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà thời điểm 31/12/2018-31/12/2022 41 Hình 2.3: Biến động về cơ cấu nguồn Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà thời điểm 31/12/2018-31/12/2022 46

Trang 6

Hình 2.4: Quy mô vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2018-2022 52 Hình 2.5: Vòng quay các khoản phải thu của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2018-2022 61 Hình 2.6: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2018-2022 61

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đề án “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà” nhằm phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty để thấy rõ những tồn tại và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

Với mục tiêu như vậy, đề án đã hoàn thành những nội dung sau: 1 Đề

án đã phân tích một cách khoa học hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trong giai đoạn 2018 - 2022 - Những kết quả đạt được: Hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được những kết quả khá ấn tượng: Doanh thu thuần tăng, cơ cấu vốn đã có những thay đổi tích cực khi tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần, tỷ trọng VCSH tăng dần; tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động địa phương, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư mới các dây chuyền công nghệ sản xuất, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng về chất lượng cũng như số lượng, tạo được uy tín trên thương trường

- Đề án cũng chỉ ra được những tồn tại: Công ty chưa thực sự chú trọng công tác hoạch định, phân tích tài chính, mới chỉ dừng lại ở việc tính toán một số chỉ tiêu, đánh giá chung sau một năm hoạt động như hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận Do đó, Công ty chưa thấy hết sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty Trước mắt thì Công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nhưng về lâu dài Công ty sẽ gặp khó khăn hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty sẽ khó huy động vốn từ các tổ chức tín dụng; đồng thời công tác quản lý hàng tồn kho còn đang kém dẫn đến việc ứ đọng vốn kéo theo

Trang 7

hàng loạt các chi phí về quản lý tăng lên khiến cho việc sử dụng vốn kinh doanh không đạt hiệu quả.

2 Trên cơ sở vận dụng lý luận và phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đề án đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà: - Tích cực nắm vững chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội - Sử dụng tiết kiệm tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản phải thu, xây dựng biểu lãi suất trả chậm nhằm kích thích khách hàng thanh toán sớm, tăng tốc độ quay vòng các khoản phải thu

- Tập trung quản lý hàng tồn kho, phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giảm tồn kho

- Quan tâm đổi mới công tác lãnh đạo, tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ mới của Công ty

- Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Tăng cường các biện pháp tăng doanh thu, lợi nhuận, tiết kiệm chi phí - Đẩy mạnh việc huy động vốn, việc hạch toán kế toán của Công ty - Xây dựng mô hình tài trợ VLĐ linh hoạt, lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp; Hoàn thiện công tác quản trị vốn bằng tiền, đồng thời nâng cao khả năng thanh toán

- Xây dựng kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý, lập kế hoạch khấu hao TSCĐ, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ, đầu tư và sử dụng những TSCĐ, các thiết bị mới và hiện đại.

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Doanh nghiệp không chỉ là tổ chức kinh doanh đơn thuần mà còn là hạt nhân thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế Do vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệpbuộc phải có những chiến lược, chính sách kinh doanh cụ thể Để duy trì hoạt động sảnxuất kinh doanh và hướng tới mục tiêu tăng trưởng trong tương lai thì các doanh nghiệpphải có một lượng vốn nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh củadoanh nghiệp cũng như phải biết cách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả số vốn đó Vốn làchìa khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, hiệu quả sử

Trang 8

dụng vốn quyết định sự thành - bại của doanh nghiệp, vì vậy bất kỳ một doanh nghiệpnào cũng quan tâm đến vốn, và hiệu quả sử dụng vốn

Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt Do đó, để nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, việc tìm ra các biện pháp quản lývốn chặt chẽ, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là hết sức quan trọng, vì

có như vậy doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu phát triển theo chiều sâu, tăng lợinhuận tối đa với chi phí bỏ ra tối thiểu

Năm 2023 ghi nhận sự suy giảm mạnh về kinh tế trên toàn cầu nói chung và tạiViệt Nam nói riêng Khi tình hình thế giới vẫn phức tạp gây ảnh hưởng đến các yếu tốnhư biến động giá cả, tỷ giá, nguồn cung, cước vận chuyển quốc tế dẫn đến các yếu

tố đầu vào của ngành bánh kẹo biến động khó lường, lượng đơn hàng sụt giảm mạnh.Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là cácdoanh nghiệp sản xuất bánh kẹo vì các doanh nghiệp này phụ thuộc vào nguyên liệunhập khẩu Trong nước, Chính phủ quyết liệt thực hiện kiềm chế lạm phát, lãi suất tăngcao nên gây khó khăn cho công ty và các khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn đểsản xuất kinh doanh Thêm vào đó, bánh kẹo là một ngành có tính cạnh tranh cao, có sựtham gia của nhiều tên tuổi lớn và nhỏ từ khắp nơi trên thế giới Không chỉ phải chốnglại đối thủ nội, các doanh nghiệp bánh kẹo Việt còn cần đối mặt với sức ép từ nhữngđối thủ nhập ngoại Trước những khó khăn đó, sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp doanhnghiệp giảm thiểu chi phí, tối đa hóa cơ hội cho hoạt động

Trang 9

nghiệp với mong muốn đóng góp những ý kiến của mình nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong công ty

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đóng vai trò quan trọng trong phân tích hoạt độngkinh doanh nhằm đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quảcao nhất với chi phí thấp nhất Đồng thời trên cơ sở đó, cung cấp các thông tin hữu íchcho các đối tượng quan tâm như các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng… nhận biết tìnhhình tài chính thực tế để có quyết định đầu tư hiệu quả Để thực hiện đề án tác giả đãtham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để nghiên cứu về công tác quản lý, sử dụngvốn và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản, phương pháp nghiên cứu, cụ thể:

- Tạp chí “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Míađường Sơn La” của tác giả Nguyễn Ngọc Phú, 2019 đã phân tích, đánh giá thực trạnghoạt động sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu được cung cấp tại Chi nhánh và sốliệu tác giả khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, từ đó tác giả đã đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty

- Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

cổ phần thực phẩm Hữu Nghị” của tác giả Trần Khánh Thủy, Học viện tài chính Nhậnthấy hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị chưa tốt tác giả đãchỉ ra nguyên nhân chính, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngvốn Nguyên nhân chính được cho là việc xây dựng kế hoạch và dự báo thị trường chưatốt dẫn đến tồn kho nhiều, không đem lại hiệu quả và chi phí nhân công lớn song hiệusuất công tác chưa cao

- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty mẹ - Công ty cổphần BIBICA” của tác giả Tống Thị Kim Oanh, Học viện tài chính Tác giả cho rằnghiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao đến từ các nguyên nhân chính sau: Hàngtồn kho chiếm tỷ trọng lớn gây ra tình trạng ứ đọng vốn; khả năng thu hồi nợ chưa tốt;

Trang 10

vốn bằng tiền lớn cũng góp phần gây nên ứ đọng vốn Tác giả cũng đã đề cập đến cácgiải pháp tiêu biểu như công ty cần điều chỉnh chính sách bán hàng, thu tiền, giảm thờihạn thanh toán theo lộ trình và cần có sự tính toán kỹ càng; Đối với các khoản vay ngắnhạn, phải trả khác: kéo dài thời gian chậm trả; Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính,xây dựng kế hoạch ngân sách nhằm dự báo nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuấtkinh doanh

Có thể nói vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trongnhững đề tài được các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đặc biệtquan tâm, được thể hiện qua rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố và ápdụng Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn tại Công

ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong giai đoạn hiện nay Đề tài này kế thừa kết quả củanhững nghiên cứu kể trên, đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tạiCông ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

4

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Để thực hiệnmục tiêu trên đề án cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải

Hà trong 5 năm gần đây

- Đưa ra một số giải pháp dựa trên thực trạng sử dụng vốn kinh doanh và định hướng phát triển của công ty trong 5 năm tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề án là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: đề án nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

- Về thời gian: đề án thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2022 -

Về nội dung: đề án tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 5 Phương pháp

Trang 11

nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp: đề án hệ thống hoá những thông tin đa dạng thu thậpđược từ các nguồn, các tài liệu khác nhau để phân tích làm rõ vai trò của sử dụng vốnhiệu quả trong Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

- Phương pháp so sánh: đề án sử dụng các số liệu thu thập được, tính toán và xử

lý số liệu thực tế từ đó so sánh số liệu kì này với số liệu kì trước, so sánh số thực hiệnvới kế hoạch giúp nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng và đánh giá hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

Đề án góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận chung về hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh trong doanh nghiệp hiện nay và áp dụng vào 1 doanh nghiệp cụ thể làđối tượng nghiên cứu của đề tài Ngoài ra, đề án phân tích kết quả của việc sử dụngvốn, chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phầnBánh kẹo Hải Hà từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh trong Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà nói riêng và trong doanhnghiệp hiện nay nói chung Đồng thời là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp kháccùng lĩnh vực kinh doanh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Theo quan điểm của C.Mác, “vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu

Trang 12

vào của quá trình sản xuất” Tuy định nghĩa của C.Mác mang một tầm khái quát lớn

nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên ông đã quan niệmchỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế

Paul A, Samuelson, nhà kinh tế học thuộc trường phái “tân cổ điển” đã thừa kế quan niệm về yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là đất đai, lao động và vốn Theo ông,

“vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá tình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một DN, đó là máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ….”

David Begg - Giáo sư kinh tế học trường Tổng hợp London, Anh đã đưa ra hai

định nghĩa: “Vốn hiện vật và vốn tài chính của DN Vốn hiện vật là dự trữ các hàng

hoá đã sản xuất ra các hàng hoá khác, vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của DN” Như vậy, David Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa vốn của

Samuelson

Khái niệm về vốn kinh doanh (VKD) rất phong phú và đa dạng, các quan niệmnày được đưa ra dựa trên tư duy logic, quan điểm, mục tiêu và lĩnh vực nghiên cứu củacác tác giả hoặc nhóm các nhà khoa học Đề án sẽ nêu ra và phân tích các quan điểmkhác nhau về VKD trong những thời kỳ lịch sử khác nhau như theo quan điểm của Paul

A Samuelson, David Begg, nhóm tác giả trường Đại học kinh tế quốc dân, Học việnTài chính và một số tác giả khác…

Tác giả nhận thấy rằng với những cách tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu khác nhau,trong những điều kiện lịch sử khác nhau thì có những khái niệm khác nhau về VKD.Song, nhìn chung các quan niệm khác nhau đó đều có những điểm chung nhất và chorằng VKD của doanh nghiệp có những đặc trưng sau:

7

Một là, vốn kinh doanh đại diện cho một lượng tài sản ứng trước và biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nhất định để dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh Hai là, vốn kinh doanh phải tích tụ và tập trung với một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng trong đầu tư vào sản xuất kinh doanh Ba là, vốn kinh doanh gắn liền với chủ

sở hữu nhất định

Bốn là, khi sử dụng vốn kinh doanh vào mục tiêu nào đó, đều phải tính đến giá trị

và hiệu quả của nó

Từ những phân tích trên, theo quan điểm của cá nhân tác giả, “vốn kinh doanh có

thể được hiểu một cách khái quát là giá trị được đo lường bằng tiền của những yếu tố

Trang 13

được ứng trước dùng để hình thành nên các tư liệu sản xuất, trả công cho người lao động, tiến hành hoạt động sản xuất và hoàn thành sản phẩm, dịch vụ với mục đích thu

về lợi ích lớn hơn số vốn bỏ ra Nói cách khác, vốn kinh doanh là giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi ích trong tương lai.”

1.1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Với mục đích quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể

nhận thức vốn qua một số đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị có thực Vốn là một lượng

tiền đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, tức là được đảm bảo bằng một lượngtài sản có thực Tài sản đó có thể có hình thái vật chất cụ thể hoặc không có hình tháivật chất cụ thể được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ hai, vốn được tập trung tích tụ thành một lượng nhất định đủ sức đầu tư kinh doanh Việc tích tụ tập trung vốn đến một giới hạn nào đó mới đủ sức phát huy tác

dụng, cho dù đó là một phương án kinh doanh nhỏ nhất Nếu vốn nằm rải rác ở khắpnơi, không được tích tụ tập trung đến một lượng đủ lớn thì tác dụng của vốn khôngđược phát huy hoặc phát huy không đáng kể Chính vì thế, các doanh nghiệp lúc khởinghiệp phải tiến hành các biện pháp để khai thác thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi thànhmột món đủ lớn để đầu tư kinh doanh Không những thế, trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình, các doanh nghiệp vẫn không ngừng tìm kiếm các biện

8

pháp để tích tụ tập trung vốn nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh của mình

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, vốn phải vận động sinh lời Mục đích vận

động của vốn là để sinh lời Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình tháibiểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là tiền,lượng tiền quay về nơi xuất phát phải lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu lúc xuất phát -

Đó là nguyên tắc của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Phương thức vận động của vốn do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định Có thể mô phỏng quá trình vận động của vốn qua các sơ đồ sau: Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Trang 14

Trong lĩnh vực thương mại:

Thứ tư, vốn có giá trị về mặt thời gian Trong nền kinh tế thị trường, một đồng

vốn ở thời điểm này khác với giá trị của một đồng vốn ở thời điểm khác, đó chính làgiá trị thời gian của vốn Vốn có giá trị về mặt thời gian là do trong nền kinh tế thịtrường có sự tồn tại của các nhân tố như là giá cả thị trường, lạm phát, khủng hoảng…Các nhân tố này tồn tại một cách cố hữu, tiềm ẩn trong hoạt động của nền kinh tế thịtrường Các nhân tố này ở các thời điểm khác nhau có thể biểu hiện và mức độ tác độngkhác nhau, ảnh hưởng đến các giá trị của tiền làm cho sức mua của tiền ở các

9

thời điểm khác nhau sẽ không giống nhau (sức mạnh của đồng tiền giảm theo thờigian) Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường người ta quan niệm là vốn phải thườngxuyên vận động sinh lời, không có đồng vốn “chết” Cho nên việc xem xét những thiệthại do ứ đọng vốn, vòng quay vốn thấp… Luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quantâm thì khi xem xét, đánh giá hoạt động sản xuất vốn Điều đó đòi hỏi các doanhnghiệp phải xét đến giá trị thời gian của vốn

Thứ năm, vốn gắn liền với chủ sở hữu Trong nền kinh tế thị trường, vốn luôn

được gắn liền với chủ sở hữu Không thể có một đồng vốn vô chủ, vô chủ đồng nghĩavới sử dụng vốn lãng phí kém hiệu quả Chỉ có những đồng vốn gắn liền với chủ sởhữu nhất định, gắn liền với lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thì đồng vốn đó mới được

sử dụng đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả Tuy là trong nền kinh tế thị trường, vấn đềtách rời quyền sở hữu và sử dụng vốn là rất phổ biến nhưng cho dù ở bất kì hình thức

Trang 15

nào thì nó vẫn được gắn liền với chủ sở hữu, gắn liền với quyền lợi của chủ sở hữu

Thứ sáu, vốn được coi như loại hàng hoá đặc biệt Trong nền kinh tế thị trường,

vốn được coi như một loại hàng hoá Những người có vốn đưa vào thị trường, cònnhững người cần vốn tìm nguồn vốn tìm nguồn để “mua quyền sử dụng” Để có đượcquyền sử dụng vốn đó, người mua phải trả cho người bán một giá nhất định, đó làquyền để có được quyền sử dụng vốn mà người ta gọi là quyền sử dụng vốn

Thứ bảy, vốn kinh doanh bao gồm cả giá trị của các tài sản vô hình Trong nền

kinh tế thị trường, giá trị thực của doanh nghiệp không cho phép cộng giản đơn số vốn

cố định và vốn lưu động hiên có mà còn tính đến giá trị của một số tài sản có khả năngkinh doanh sinh lời như vị trí địa lý, bí quyết về công nghệ chế tạo sản phẩm, mức độ

uy tín của nhãn hiệu sản phẩm… Người ta gọi những tài sản này là những tài sản vôhình Những tài sản này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời củamột của doanh nghiệp, nó được coi như bộ phận vốn của doanh nghiệp Chính vì vậy,khi xác định vốn kinh doanh cần phải lượng hoá những tài sản này để qui về giá trị,nhằm xác định chính xác vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng cách tiếp cận, góc độ đánh giá mà sẽ có những cách phân loại vốn kinh doanh khác nhau Việc phân chia này sẽ giúp các chủ sở hữu hiểu rõ hơn về

10

bản chất của vốn kinh doanh, cũng như các nguồn hình thành khác nhau của vốn kinhdoanh Dưới đây là một số cách phân loại vốn kinh doanh phổ biến được nhiều doanhnghiệp áp dụng hiện nay, cụ thể:

a Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển, vốn được chia làm 2 loại: vốn cố định

và vốn lưu động:

* Vốn cố định:

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, làkhoản đầu tư ứng trước hình thành nên TSCĐ của doanh nghiệp Vì vậy quy mô VCĐnhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ VCĐ ảnh hưởng rất lớn đến trình độtrang bị kỹ thuật vật chất và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Song ngược lại, những đặc điểm vận động của TSCĐ trong quá trình sử dụnglại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ Từmối liên hệ đó, ta có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của VCĐ trongquá trình sản xuất kinh doanh

Trang 16

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh VCĐ có đặcđiểm này là do TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp và phát huy tác dụng trongnhiều chu kỳ sản xuất

- Vốn cố định luân chuyển dần, từng phần trong các chu kỳ sản xuất Khi thamgia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưngtính năng và công suất của bị giảm dần, tức là TSCĐ bị hao mòn, và cùng với sự giảmdần về giá trị sử dụng, thì giá trị của TSCĐ cũng bị giảm đi, theo đó vốn cố định gồm 2

bộ phận: phần hao mòn của TSCĐ và phần giá trị còn lại của TSCĐ

- Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất Saumỗi chu kỳ sản xuất, phần VCĐ được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần tăng lên,tương ứng với phần đầu tư ban đầu vào TSCĐ giảm xuống Cho đến khi TSCĐ hết thờigian sử dụng, giá trị TSCĐ được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thìVCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển

Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trongquá trình kinh doanh Trong bảng cân đối kế toán, tài sản lưu động được thể hiện ở các

bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho Giá trịcác khoản tài sản lưu động của doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giátrị tài sản Quản lý, sử dụng các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đốivới việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp Mặc dù hầu hết các vụ phá sảntrong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưuđộng kém, nhưng điều đó cũng cho thấy việc quản trị vốn lưu động rất quan trọng đốivới sự thành bại của doanh nghiệp Tài sản lưu động bao gồm tài sản dự trữ, tiền mặt vàcác chứng khoán thanh khoản cao và các khoản phải thu

- Tài sản dự trữ:

Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động thì việc tồn tại vật tư hàng hóa

dự trữ, tồn kho là điều cần thiết cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp Hàng

Trang 17

hóa tồn kho có 3 loại: Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh;sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm Tồn kho trong quá trình sản xuất là các loạinguyên vật liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sản xuất Thông thường quátrình sản xuất chia thành nhiều công đoạn, giữa những công đoạn này bao giờ cũng tồntại những bán thành phẩm Nếu chu kỳ sản xuất càng dài thì tồn kho trong quá trình sảnxuất càng lớn

Khi tiến hành sản xuất xong hầu hết các DN đều không thể tiêu thụ hết ngay cácsản phẩm, nên còn một lượng thành phẩm tồn kho Những DN sản xuất mang tính thời

vụ mà có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì tồn kho thành phẩm sẽ lớn và ngượclại

- Tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao:

Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của DN ởngân hàng Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua TSCĐ, trả tiềnthuế, trả nợ Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, vì vậy trong quản lý

12

tiền mặt việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất Tuynhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh là tất yếu vì thiếu nó DN không thể hoạt độngđược Các chứng khoán thanh khoản cao giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động của

DN, vì số dư tiền mặt nhiều DN có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanhkhoản cao, việc đầu tư đó đem lại tỷ suất lợi nhuận lớn hơn để tiền ở ngân hàng và khicần có thể đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí Như vậytrong quản trị vốn DN sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để duy trìtiền mặt ở mức độ mong muốn

- Các khoản phải thu gồm phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ nhưng vì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất nên chúng ta chỉ đi nghiên cứu khoản này

Trong nền kinh tế thị trường, DN không thể tránh khỏi tình trạng có lúc tạm thờithiếu vốn nên phải mua chịu nguyên vật liệu, hàng hóa của nhà cũng cấp Cũng nhưvậy, đôi khi khách hàng cũng mua chịu hàng hóa, thành phẩm của DN nên hình thànhnên các khoản phải thu Hình thức mua bán chịu được gọi là tín dụng thương mại Tíndụng thương mại có thể làm cho DN đứng vững trên thị trường và gặt hái thành cônglớn nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của DN nếu cáckhoản phải thu không thể thu khi đến hạn, phải chuyển thành nợ khó đòi hoặc phải xóa

sổ nợ khó đòi

Trang 18

Để sử dụng có hiệu quả TSLĐ, DN cần nắm được đặc điểm của TSLĐ Khácvới TSCĐ, trong quá trình sản xuất kinh doanh TSLĐ của DN luôn luôn thay đổi hìnhthái biểu hiện, từ hình thái bằng tiền chuyển sang dạng nguyên vật liệu, sang sản phẩm

dở dang, thành phẩm rồi quay lại hình thái tiền tệ ban đầu Vì VLĐ là biểu hiện bằngtiền của TSLĐ nên VLĐ cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ sảnxuất: dự trữ, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục và lặp lại theochu kỳ, được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của VLĐ

Trong các doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh luôn được diễn ra liêntục, cho nên có thể thấy trong cùng một khoảng thời gian VLĐ của DN được phân bổtrên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Muốncho quá trình sản xuất liên tục, DN phải có đủ lượng VLĐ đầu tư vào các hình thái

- Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ cho vốn lưu động, đảm bảo cung ứng đầy

đủ, kịp thời vốn lưu động cho hoạt động sản xuất Đồng thời phải có giải pháp thíchứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ chuchuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

b Căn cứ theo quan hệ sở hữu, vốn được chia làm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả:

* Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Doanh nghiệp cóđầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt Tuỳ theo loại hình doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung khácnhau, như vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn góp bổ sung trong quá trình hoạtđộng (như phát hành cổ phiếu), chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản

Vốn góp ban đầu: Khi DN được thành lập bao giờ cũng phải có một lượng vốnban đầu nhất định do các chủ sở hữu đóng góp Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư

Trang 19

của Nhà Nước thì số vốn ban đầu có vốn góp của Nhà Nước, Nhà Nước có thể góp mộtphần hoặc toàn bộ vốn tùy theo tầm quan trọng của DN trong nền kinh tế quốc dân Đốivới công ty cổ phần thì số vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp, các cổ đông là chủ sởhữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phiếu mà họ nắm giữ Đốivới công ty tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì số vốn ban đầu do chủ doanhnghiệp tự bỏ ra Còn với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì số vốn ban đầu donhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam cùng góp vốn, luật pháp chỉ hạn chếlượng vốn góp tối thiểu (là 30% vốn điều lệ) mà không giới hạn

14

mức góp tối đa (nếu nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn thì hình thức pháp lý của

DN là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài)

Lợi nhuận không chia: Quy mô vốn ban đầu là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên

số vốn này cần được tăng theo sự phát triển của DN trong quá trình thực hiện hoạt độngsản xuất kinh doanh Nếu DN sử dụng vốn có hiệu quả thì nguồn vốn của DN tăng lên

từ phần lợi nhuận không chia Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia được sử dụng để táiđầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia - nguồn vốn nội bộ là một trong nhữngphương thức tạo nguồn quan trọng và thuận lợi, vì giảm chi phí sử dụng vốn, giảm sựphụ thuộc vào bên ngoài, tăng tính chủ động Các DN coi trọng chính sách tái đầu tư

từ lợi nhuận không chia, đối với DN có vốn đầu tư của Nhà Nước thì số lợi nhuậnkhông chia không chỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bản thân DN mà còn phụthuộc vào chính sách tái đầu tư của NN Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc

DN tư nhân thì phần lợi nhuận không chia phụ thuộc vào chủ DN Đối với công ty cổphần, số lợi nhuận không chia thể hiện ở chính sách phân chia cổ tức, hầu hết các công

ty cổ phần hiện nay thực hiện chính sách không phân chia cổ tức hoặc phân chia cổ tứcrất thấp để dành lợi nhuận vào tái đầu tư mở rộng DN, khi đó các cổ đông không đượcnhận cổ tức hoặc được nhận số cổ tức rất thấp nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn

cổ phần tăng lên của công ty

Phát hành cổ phiếu mới: Các doanh nghiệp được phép có thể bổ sung vốn trongquá trình hoạt động bằng cách phát hành cổ phiếu mới Phát hành cổ phiếu mới đượcgọi là hoạt động tài trợ dài hạn của DN vì đây là số vốn chủ sở hữu và không có thờihạn hoàn trả vốn gốc

Nợ phải trả:

Nợ phải trả là phần vốn doanh nghiệp được sử dụng nhưng thuộc sở hữu của

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

w