1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của văn hóa số, lãnh đạo số, năng lực số, và sự nhanh nhẹn của tổ chức đến chuyển đổi số: Một nghiên cứu thực nghiệm ở các DNVVN Việt Nam

131 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MAI ANH KIỆT

IMPACT OF DIGITAL CULTURE, DIGITAL LEADERSHIP, DIGITAL COMPETENCE, AND ORGANIZATIONAL AGILITY ON DIGITAL TRANSFORMATION: AN EMPIRICAL STUDY IN

VIETNAMESE SMES

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA SỐ, LÃNH ĐẠO SỐ, NĂNG LỰC SỐ, VÀ SỰ NHANH NHẸN CỦA TỔ CHỨC ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC DNVVN VIỆT

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Quốc Trung Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS Phạm Ngọc Thúy Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Lê Hoành Sử

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 15 tháng 06 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: Chủ tịch: PGS TS Nguyễn Mạnh Tuân

Thư ký: TS Mai Thị Mỹ Quyên

Phản biện 1: PGS TS Phạm Ngọc Thúy Phản biện 2: TS Lê Hoành Sử

Ủy viên: PGS TS Phạm Quốc Trung

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 3

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày, tháng, năm sinh: 25/09/1999 Nơi sinh: Kiên Giang Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101

I TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của văn hóa số, lãnh đạo số, năng lực số, và sự nhanh nhẹn của tổ chức đến chuyển đổi số: một nghiên cứu thực nghiệm ở các DNVVN Việt Nam/ Impact of digital culture, digital leadership, digital competence, and organizational agility on digital transformation: an empirical study in Vietnamese SMEs

II nhiệm vụ và nội dung

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Chuyển đổi số tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đã được xác định, kiểm tra tác động của văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo, năng lực số và sự nhanh nhẹn của tổ chức đối với chuyển đổi số tại doanh nghiệp vừa và nhỏ và mối tác động qua lại giữa các yếu tố - Cung cấp các hiểu biết, kiến thức sâu sắc về chuyển đổi số, đề từ đó đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 28/11/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/05/2023

V HỌ VÀ TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS Phạm Quốc Trung

Tp HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 4

i

LỜI CẢM ƠN

Thời gian tuyệt đẹp của tác đã gắn liền dưới mái nhà SIM – Khoa Quản lý Công nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh Nơi đây không chỉ trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trên giảng đường, còn là nơi đầy ắp những tình cảm đáng trân quý từ Thầy Cô, Bạn bè Từ những ngày còn lạ lẫm bước vào môi trường Cao học, làm quen được nhiều bạn bè cũng như các anh chị học viên khác cùng đồn hành trong suốt quãng thời gian dài cùng nhau trao dồi, chia sẽ kiến thức trong đa lĩnh vực, ngành nghề Giờ đây khi đã đi đến gần cuối chặng đường, hoàn thành được luận văn này, không chỉ có sự nỗ lực của bản thân, mà còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ và động viên rất nhiệt tình từ Thầy Cô, Gia đình và Bạn bè Tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã luôn bên cạnh trong suốt thời gian qua

Kế đến, xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường ĐH Bách Khoa và Khoa Quản lý Công nghiệp đã tạo điều kiện học tập về cơ sở vật chất, cung cấp những kiến thức quý báu để tác giả có thể tích lũy và nâng cao hiểu biết của mình Những chương trình bổ ích cũng giúp nâng cao kỹ năng của bản thân, làm hành trang vững chắc cho hành trình sau này Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy trực tiếp hướng dẫn tác giả trong thời gian thực hiện đề tài, là thầy PGS.TS Phạm Quốc Trung – Giảng viên bộ môn Hệ thống Thông tin Quản lý Tác giả rất biết ơn vì thầy đã luôn đồng hành, giúp đỡ, tâm huyết, và định hướng cho đề tài, bằng những nhận xét, góp ý đầy giá trị

Tác giả đồng thời xin cảm ơn các anh, chị, bạn và các cá nhân, các Doanh nghiệp đã dành thời gian quý báu, tạo điều kiện để giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, giúp tác giả có thể thu thập đầy đủ các dữ liệu giá trị

Tác giả xin gửi sự biết ơn chân thành đến Gia Đình và Người Thân đã luôn là điểm tựa và nguồn hỗ trợ sức mạnh tinh thần vô cùng lớn lao cho tác giả

Cuối cùng, tác giả kính chúc tất cả các Cá Nhân, Nhà Trường, Doanh Nghiệp, Thầy Cô luôn hạnh phúc và thành công

Trang 5

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang có khoảng 800.000 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ trên 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước đang đóng góp khoảng 40% GDP và tạo ra gần 60% việc làm (Báo Lao Động, 03/2022) Tuy nhiên, hiện nay, các DNVVN tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi số, bao gồm sự thiếu kiến thức về công nghệ, nguồn lực hạn chế, và sự chậm chạp trong việc thay đổi tư duy và quản trị Do đó, cần có sự hỗ trợ và định hướng đúng đắn và sự am hiểu sâu sắc để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số Thông qua các lý thuyết nền và nghiên cứu đi trước cùng chủ đề, mô hình nghiên cứu dự kiến được đã kế thừa được những yếu tố phù hợp và xây dựng nên mô hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu này Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm yếu tố: Văn hóa số; Lãnh đạo số; Năng lực số; Sự nhanh nhẹn của tổ chức Thang đo được kế thừa từ các tác giả AlNuaimi và cộng sự (2022), Bartolome và cộng sự (2018) và Saputra và Reni (2021)

Sau khi có được mô hình dự kiến và thang đo gốc, nghiên cứu tiến hành qua hai giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ, (2) Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành nhằm lấy ý kiến của chuyên gia và các đối tượng khảo sát về mô hình và thang đo Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ 56 mẫu đáp viên là Chủ doanh nghiệp, Quản lý cấp trung/cao, một số biến quan sát của các yếu tố được chỉnh sửa câu chữ cho phù hợp với bối cảnh và gộp biến, thêm những nội dung nhằm củng cố thêm sự tác động của yếu tố đó đến kết quả thực hiện chuyển đổi số tại DNVVN

Trong nghiên cứu chính thức, phiếu khảo sát được phát online hoặc khảo sát giấy thông qua mối quan hệ cá nhân từ các khách hàng kinh doanh, đối tác hoặc được bạn bè, người thân, thầy cô, đồng nghiệp và cả người thực hiện khảo sát giới thiệu, tiếp cận trực tiếp thành viên trên diễn đàn chuyên về khởi nghiệp, các nhà quản lý, hỗ trợ DNVVN trên địa bàn Thành phố Hồ Chính Minh với số phiếu thu được 300, trong đó có 250 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích dữ liệu Các bước phân tích dữ liệu, gồm thống kê mô tả dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA giúp thu gọn thang đo, phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và kiểm định Bootstrap cùng với kiểm định giả thuyết mô hình

nghiên cứu Kết quả phân tích cho thấy cả 4 nhân tố Văn hóa số, Năng lực số, Lãnh đạo số,

sự nhanh nhẹn của tổ chức đều có ý nghĩa tác động đến Chuyển đổi số Nhân tố Lãnh đạo số có tác động tích cực đến hai nhân tố Năng lực số và Sự nhanh nhẹn của tổ chức Tương

tự, nhân tố Văn hóa số có tác động tích cực đến 2 yếu tố Năng lực số và Sự Nhanh nhẹn

của tổ chức Riêng chỉ có mối tương quan nhân tố Văn hóa số lên yếu tố Lãnh đạo số đối

với nghiên cứu này không cho ra kết quả tích cực Cuối cùng, tác gỉa cũng đưa ra một số hàm ý quản trị giúp hiểu rõ và góp phần nâng cao khả năng thành công của quá trình Chuyển đổi số tại doanh nghiệp đồng thời cũng nêu ra một số hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 6

iii

ABSTRACT

Digital transformation plays an important role in enhancing productivity and competitiveness for SMEs in Vietnam Currently, there are about 800,000 enterprises, accounting for over 98% of the total number of businesses operating across the country, contributing about 40% of GDP and creating nearly 60% of jobs (Lao Dong Newspaper, March 2022) However, at present, SMEs in Vietnam still face many difficulties in implementing digital transformation, including lack of technological knowledge, limited resources, and slowness in changing mindsets and administration Therefore, it is necessary to have the right support and direction and deep understanding to accelerate the digital transformation process Through the background theories and previous research on the same topic, the proposed research model has inherited the appropriate factors and built the proposed research model for this study The proposed research model includes the following elements: Digital culture; Digital leadership; Digital capacity; Organizational agility The scale is inherited from the authors AlNuaimi et al (2022), Bartolome et al (2018) and Saputra and Reni (2021)

After obtaining the expected model and the original scale, the research proceeds through two main stages: (1) Preliminary research, (2) Formal research Preliminary research was conducted to collect opinions of experts and survey subjects about the model and scale After preliminary qualitative research and preliminary quantitative research of 56 sample respondents who are Business Owners, Middle/High-Level Managers, a number of observed variables of the elements were edited to suit context and pooling variables, adding content to reinforce the impact of that factor on the results of digital transformation in SMEs

In formal research, questionnaires are distributed online or through paper surveys through personal relationships from business customers, partners, or by friends, relatives, teachers, colleagues and even people survey to introduce, directly approach members on the forum specializing in startups, managers and support SMEs in Ho Chi Minh City with 300 votes, of which 250 valid votes were received included in data analysis Data analysis steps, including descriptive statistics, checking the reliability of the scale through the Cronbach Alpha coefficient, exploratory factor analysis EFA to help narrow the scale, confirmatory factor analysis CFA), linear structural model analysis (SEM) and Bootstrap test along with hypothesis testing of the research model The analysis results show that all four factors Digital Culture, Digital Competence, Digital Leadership, and organizational agility have significant impacts on Digital Transformation Factor Digital Leadership has a positive impact on two factors Digital Competence and Agility of the organization Similarly, the Digital Culture factor has a positive impact on the two factors Digital Competence and Agility of the organization Particularly, only the correlation between Digital Culture and Digital Leadership factors for this study did not give positive results Finally, the author also provides some managerial implications to help understand and contribute to the success of the Digital Transformation process at enterprises, and also points out some limitations of the research and research directions next rescue

Trang 7

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn: “Ảnh hưởng của văn hóa số, lãnh đạo số, năng lực số, và sự nhanh nhẹn của tổ chức đến chuyển đổi số: một nghiên cứu thực nghiệm ở các DNVVN Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng

dẫn của PSG TS Phạm Quốc Trung và không sao chép kết quả từ các nghiên cứu khác

TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 07 năm 2023 Tác giả luận văn

MAI ANH KIỆT

Trang 8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 5

2.2 CHUYỂN ĐỔI SỐ (DIGITAL TRANSFORMATION), SỐ HÓA DỮ LIỆU (DIGITISATION), SỐ HÓA QUY TRÌNH (DIGITALISATION) 7

2.3 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 8

2.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ… 8

2.5 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DNVVN VIỆT NAM 9

2.6 CÁC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ… 10

2.7 TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC 11

2.7.1 Làm chủ chuyển đổi số: Mối liên hệ giữa khả năng lãnh đạo, sự nhanh nhẹn và chiến lược số của AlNuaimi và cộng sự (2022) 11

2.7.2 Nghiên cứu về các yếu tố thành công và cơ chế ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tác giả Xin Zhang, Yaoyu Xu và Liang Ma (2022) ….13

Trang 9

vi

2.7.3 Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số thành công của nhóm tác giả Ntandoyethu,

Jeff và Peter (2019) 15

2.7.4 Tóm tắt và so sánh các trường phái nghiên cứu 16

2.7.5 Tóm tắt các nghiên cứu đi trước theo trường phái NIT 18

2.8 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 19

2.8.1 Chuyển đổi số (Digital Transformation) 19

2.8.2 Văn hóa số (Digital Culture) 19

2.8.3 Lãnh đạo số (Digital Leadership) 21

2.8.4 Năng lực số (Digital competence) 22

2.8.5 Sự nhanh nhẹn của tổ chức (Organizational Agility) 23

2.8.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết 25

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 27

3.2 NHU CẦU THÔNG TIN CẦN THIẾT 29

3.2.1 Thông tin thứ cấp 29

3.2.2 Thông tin sơ cấp 29

3.3 THANG ĐO NGHIÊN CỨU 29

3.4 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 33

3.4.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ 33

3.6.6 Kiểm định tính đơn hướng của nhân tố 42

3.6.7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha 42

Trang 10

vii

3.6.8 Kiểm định độ giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (Exploratory

Factor Analysis – EFA) 43

3.6.9 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 44

3.6.10 Phân tích mô hình cầu trúc SEM 46

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 48

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 48

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu 48

4.1.2 Thống kê mô tả biến định lượng 52

4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH ALPHA 55

4.3 KIỂM ĐỊNH ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS – EFA) 57

4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA 60

4.4.1 Kiểm định độ giá trị hội tụ và độ tin cậy tổng hợp 63

4.4.2 Kiểm định giá trị phân biệt 64

4.5 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC SEM 65

4.5.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM 65

4.5.2 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 67

4.5.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu 68

4.6 KIỂM ĐỊNH ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT BẰNG BOOTSTRAP 69

4.7 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 70

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU 76

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ 77

5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 91

PHỤ LỤC A-1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ 91

PHỤ LỤC A-2: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 93

PHỤ LỤC B: PHIẾU KHẢO SÁT CHÍNH THỨC 98

PHỤ LỤC C: 102

Trang 11

viii

C - 1: KẾT QUẢ MODEL FIT TRONG PHÂN TÍCH CFA 102

C - 2: GIÁ TRỊ STANDARDIZED REGRESSION WEIGHTS (HỆ SỐ HỒI QUY CHƯA CHUẨN HÓA) 103

C - 3: BẢNG HỆ SỐ HỒI QUY CHƯA CHUẨN HÓA 104

C - 4: BẢNG HỆ SỐ HỒI QUY CHUẨN HÓA 106

PHỤ LỤC D: KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP 108

PHỤ LỤC D - 1: HỆ SỐ HỒI QUY CHƯA CHUẨN HÓA 108

PHỤ LỤC D - 2: HỆ SỐ HỒI QUY CHUẨN HÓA 111

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 117

Trang 12

ix

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hoạt động chuyển đổi số 6

Hình 2.2 Chuyển đổi số từ số hóa dữ liệu, số hóa quy trình và chuyển đổi số 8

Hình 2.3 Mô hình liên hệ giữa khả năng lãnh đạo, sự nhanh nhẹn và chiến lược số 12

Hình 2.4 Mô hình các yếu tố thành công và cơ chế ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ 14

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất 27

Hình 4.1 Kết quả CFA trên mô hình đo lường 62

Hình 4.2 Kết quả SEM trên mô hình nghiên cứu 66

Trang 13

x

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng các trường phái nghiên cứu về chuyển đổi số 16

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu đi trước 18

Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu đề xuất 29

Bảng 3.2 Danh sách chuyên gia được lựa chọn để phỏng vấn 34

Bảng 3.3 Thang đo chính thức 36

Bảng 3.4 Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu 39

Bảng 4.1 Thống kê số lượng mẫu tương ứng với cách thức thu thập 48

Bảng 4.2 Vai trò của đáp viên tại Doanh Nghiệp 49

Bảng 4.3 Giới tính của đáp viên 49

Bảng 4.4 Độ tuổi của các đáp viên trong nghiên cứu 50

Bảng 4.5 Trình độ học vấn của cấp quản lý Trung/Cao trong nghiên cứu 50

Bảng 4.6 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 51

Bảng 4.7 Bộ phận đang công tác của các đáp viên trong nghiên cứu 52

Bảng 4.8 Thâm niên làm việc tại Doanh nghiệp của đáp viên trong nghiên cứu 52

Bảng 4.9 Thống kê mô tả biến định lượng trong nghiên cứu 52

Bảng 4.10 Kết quả phân tích Cronbach Alpha lần 1 55

Bảng 4.11 Kết quả phân tích Cronbach Alpha lần 2 cho biến CDS 57

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định KMO – Bartlett của các biến quan sát 58

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Total Variance Explained 58

Bảng 4.14 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 59

Bảng 4.15 Kết quả phân tích CFA cho mô hình nghiên cứu 61

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định thang đo - Hệ số tải chuẩn hóa 63

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định thang đo - Tổng phương sai trính và độ tin cậy tổng hợp 64

Bảng 4.18 Kết quả kiểm định độ phân biệt của thang đo nghiên cứu 65

Bảng 4.19 Bảng tổng hợp đánh giá độ phù hợp của mô hình 66

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình cấu trúc tuyến tính 67

Bảng 4.21 Hệ số R bình phương của mô hình 69

Trang 14

xi

DANH SÁCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

CNTT Công nghệ thông tin

NIT New institutional theory - Thuyết viện chức mới

TOE Thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá

CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định

SEM Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính

Trang 15

1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

Trong chương đầu tiên này, tác giả sẽ trình bày lý do hình thành đề tài “ẢNH HƯỞNG

CỦA VĂN HÓA SỐ, LÃNH ĐẠO SỐ, NĂNG LỰC SỐ, VÀ SỰ NHANH NHẸN CỦA TỔ CHỨC ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC DNVVN VIỆT NAM” cùng với mục tiêu của đề tài Đồng thời tác giả cũng trình bày ý

nghĩa thực tiễn của đề tài đối với các doanh nghiệp và đối với bản thân tác giả Và sau cùng, quá trình thực hiện đề tài cùng với những thông tin, kế hoạch thực hiện đề tài và phương pháp thu thập thông tin mà tác giả sẽ trình bày cụ thể, chi tiết trong những chương sau

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Chuyển đổi số là rất cần thiết trong thời đại kỷ nguyên số bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho con người Chuyển đổi số tác động đến nhiều lĩnh vực xã hội, đặc biệt là sự phát triển của doanh nghiệp Theo Berman, S.J (2012), chuyển đổi số tạo ra những mô hình kinh doanh mới Chuyển đổi số đề cập đến “những thay đổi liên quan đến việc áp dụng công nghệ số trong mọi khía cạnh của xã hội loài người” (Baker, Mark, 2014) Là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở cấp độ cao hơn số hóa Quá trình này mô tả những chuyển đổi vô cùng lớn ở quy mô doanh nghiệp hay thậm chí là thị trường, xã hội (Khan, Shahyan, 2017) Chuyển đổi số là việc sử dụng kết hợp các công nghệ như công nghệ đám mây, cảm biến, dữ liệu lớn… để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới (Matzler và cộng sự, 2016) Ứng dụng chuyển đổi số có thể giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược phân khúc khách hàng, định vị và định giá thành sản phẩm, dịch vụ (Santos và cộng sự, 2017), từ đó tạo ra giá trị, phân phối cho khách hàng, nhà cung cấp và đối tác Chuyển đổi số cũng có thể tăng cường phát triển sản phẩm và thiết kế các hệ thống sản phẩm, dịch vụ và mở rộng các đề xuất định hướng kết quả trong sản xuất (Kraus và cộng sự, 2020)

Còn trên thực tiễn, hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới đề cập đến khả năng số hóa thông tin (chuyển tất cả thông tin sang dạng số), khả năng số hóa tổ chức (sử dụng thông tin đã được số hóa để áp dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp) và khả năng chuyển đổi số (thay đổi toàn diện về tư duy lãnh đạo, văn hóa, mô hình hoạt động, mô hình kinh doanh…) Các hình thức này đều hướng đến tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Sommarberg và Makinen, 2019) Ngày nay, khi khái niệm về công nghệ mới và chuyển đổi số dần được chấp nhận và thâm nhập sâu vào tổ chức hình thành nên các khái niệm mới liên quan Vì thế doanh nghiệp cần thực sự hiểu rõ bản chất của chuyển đổi số cũng như các thành tố cấu thành hơn nữa Đồng thời, với sự tích hợp của Internet, blockchain, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ liên quan, động lực thay đổi của nhu cầu khách hàng và những xáo trộn bắt nguồn từ COVID-19 trên toàn thế giới khiến hoạt động kinh doanh, sản xuất có vấn đề làm tăng khả năng nhận thức về tầm quan trọng của khả năng bắt kịp với các đổi mới số của các doanh nghiệp (Abhari và cộng sự, 2021) Do đó, để đối phó với sự thay đổi, cường độ cạnh tranh cao và môi trường năng động, các tổ chức tốt hơn nên

Trang 16

Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn còn rất mới đối với đại đa số doanh nghiệp, do đó, hiện rất ít doanh nghiệp đã trải qua quá trình chuyển đổi số thành công Việc áp dụng công nghệ số tại doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang ở mức trung bình (N Đ Phong và cộng sự, 2021) Những rào cản tài chính và công nghệ tạo ra những thách thức cơ bản cho việc chuyển đổi số (Cameron và cộng sự, 2019) Những hiểu biết về những động cơ thúc đẩy chuyển đổi số tại các đơn vị sản xuất Việt Nam còn rất hạn chế như thiếu tầm nhìn về chuyển đổi số, khả năng sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp còn thấp, tư duy ngại thay đổi, hạn chế về năng lực đội ngũ, hạn chế thời gian và ngân sách, thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số, chưa có sự đồng bộ và liên tục trong kế hoạch chuyển đổi số (N Đ Phong và cộng sự, 2021) Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay đang đổ xô đầu tư vào chuyển đổi số quy mô lớn, triệt để và hy vọng những điều tốt nhất (McGrath và McManus, 2020) Những thất bại trong chuyển đổi số đắt đỏ này dẫn đến việc các cấp quản lý từ bỏ, sa thải và chiến lược trở lại cơ bản ban đầu, trong đó các nỗ lực chuyển đổi số bị phủ nhận (Siebel, 2019) Nguyên nhân hàng đầu của điều này là sự mất kết nối ngày càng tăng giữa lý thuyết và thực tế, đi kèm với khoảng cách chiến lược - thực thi đang diễn ra (Li, 2020) Nhiều nghiên cứu có sẵn có thể cho phép các tổ chức theo đuổi chuyển đổi số và đổi mới quy trình để tạo ra nhiều lợi ích Tuy nhiên, để các tổ chức tiếp tục thành công và tồn tại trong môi trường thị trường đầy biến động ngày nay, họ phải giải quyết những thách thức mà chuyển đổi số, đổi mới và các công nghệ mới đang phát triển nhanh chóng khác đặt ra (Scuotto và cộng sự, 2022) Đồng thời, nhiều tổ chức thất bại với chuyển đổi số vì họ bắt đầu với những thay đổi công nghệ mà không xây dựng kế hoạch tổng thể và chiến lược số chặt chẽ (Stefanova và Kabakchieva, 2019) Các nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng tổ chức của họ phát triển tư duy số và sự nhanh nhẹn cần thiết để ứng phó với những gián đoạn liên quan đến công nghệ số (Vial, 2019)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn được xem là xương sống của nền kinh tế cho cả các nước phát triển và đang phát triển (Mittal và cộng sự, 2018) Riêng Việt Nam, đang có khoảng 800.000 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ trên 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước đang đóng góp khoảng 40% GDP và tạo ra gần 60% việc làm (Lao Động, 03/2022) Tuy nhiên, các DNVVN thường không có các nguồn lực công nghệ thông tin (CNTT) chuyên dụng, chẳng hạn như: Bộ phận CNTT, quy trình chuyển đổi số, hệ thống hỗ trợ, quản trị chuyển đổi số Và do đó, DNVVN gặp khó khăn với các bước ban đầu thực hiện chuyển đổi số và họ thường không biết nên bắt đầu từ đâu, thực hiện và quản trị như thế nào Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) thực hiện với 352 cơ quan và doanh nghiệp vào năm 2019 thì có 30,7% đơn vị

Trang 17

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài được hình thành với mục tiêu như sau:

1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Chuyển đổi số tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

2 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đã được xác định Nghiên cứu này cố gắng kiểm tra tác động của văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo, năng lực số và sự nhanh nhẹn của tổ chức đối với chuyển đổi số tại doanh nghiệp vừa và nhỏ và mối tác động qua lại giữa các yếu tố

3 Cung cấp các hiểu biết, kiến thức sâu sắc về chuyển đổi số, đề từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện nhằm mang lại những ý nghĩa cụ thể cho các nhà quản lý, nhà phát triển chiến lược, các chủ sở hữu doanh nghiệp và cho bản thân người thực hiện như sau: - Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết quả của nghiên cứu giúp xác định được đâu là

động lực quan trọng và tác động nhiều nhất đến chuyển đổi số thành công Thông qua kết quả đó, các nhà quản lý, nhà chiến lược hay chủ doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin, cơ sở để dựa vào đó có những dự án phát triển, cải tiến nền tảng để tăng chất lượng của chiến dịch, xây dựng cho doanh nghiệp các năng lực, văn hóa số Tập trung những nỗ lực cá nhân để trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo số, dẫn dắt doanh nghiệp hướng đến mục tiêu là một tổ chức thích ứng nhanh, dễ dàng chuyển đổi số thành công và tạo được năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay - Đối với bản thân người làm nghiên cứu, đề tài này mở ra cơ hội khám phá được các tác nhân chính cấu thành nên chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó có cơ hội hiểu hơn về lĩnh vực này – một phạm trù không còn quá mới mẻ nhưng đang được đặc biệt được doanh nghiệp, nhà nước đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây khi phong trào công nghệ 4.0 được len lỏi và hình thành nhận thức trong đời sống hằng ngày Trong quá trình làm nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn, đề tài này giúp tác giả tiếp cận được những nhà điều nhà quản trị cấp trung, cấp cao trong doanh nghiệp, là những người có khả năng nhạy bén với những xu hướng đang thịnh hành để học hỏi được kinh nghiệm cũng như cách để theo dõi bắt kịp xu hướng – một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện được các kế hoạch chuyển đổi số được hiệu quả Và ngoài ra, quá trình nghiên cứu tạo điều kiện cho tác giả áp dụng được những kiến thức,

Trang 18

4

kỹ năng, sử dụng những công cụ phù hợp để phân tích dữ liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu

1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

- Đối tượng nghiên cứu: Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ đang thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi nghiên cứu: Cụ thể là tại các doanh nghiệp khởi nghiệp, các công ty dịch vụ,

Agency, các xí nghiệp nhỏ tại địa bàn Tp Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện luận văn là từ 28/11/2022 đến 04/05/2023

1.5 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Chương 1 - Mở đầu: Chương này trình bày về lý do hình thành đề tài, nêu lên các mục

tiêu nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và phạm vi thực hiện đề tài.

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: Chương này trình bày các lý thuyết liên quan đến đề tài

nghiên cứu bao gồm: Bối cảnh của nghiên cứu, Định nghĩa về chuyển đổi số và các định nghĩa liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và giới thiệu sơ lược về các công nghệ đang được áp dụng vào trong thực tiễn doanh nghiệp số ngày nay Cũng trong chương này, các nghiên cứu đi trước có cùng hướng nghiên cứu về chuyển đổi số cũng được tóm tắt để làm nền tảng cho việc tổng hợp, chọn lọc, định nghĩa các yếu tố, xây dựng mô hình và hình thành các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài của tác giả

Chương 3 - Thiết kế nghiên cứu: Chương này trình bày quy trình nghiên cứu dự kiến,

thiết kế mẫu, kế thừa và hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh và đối tượng nghiên cứu, trình bày các phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày kết quả nghiên cứu gồm kết quả

kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy tuyến tính, phân tích phương sai và thảo luận về kết quả nghiên cứu này

Chương 5 – Kết luận và kiến nghị: Chương này đưa ra kết luận và các kiến nghị nhằm

nâng cao các tác động của các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Song song, chương này sẽ chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

Trang 19

5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nội dung nghiên cứu của đề tài là “ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA SỐ, LÃNH ĐẠO SỐ,

NĂNG LỰC SỐ, VÀ SỰ NHANH NHẸN CỦA TỔ CHỨC ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC DNVVN VIỆT NAM” Do đó, tác giả sẽ

trình bày các lý thuyết liên quan để làm nền tảng và cơ sở cho việc nghiên cứu này về: Khái quát về chuyển đổi số, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mối liên hê giữa DNVVN và chuyển đổi số, Thực trạng chuyển đổi số của các DNVVN tại Việt Nam, Các công nghệ được sử dụng phổ biến trong chuyển đổi số, Tổng quan nghiên cứu trước, Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số, khái niệm này có thể hiểu rằng chuyển đổi số là một sự tiến triển (evolutionary) trong quá trình tận dụng các năng lực số (digital capabilities) và những công, nghệ nhằm đưa các mô hình, các quá trình hoạt động, và trải nghiệm của khách hàng để tạo ra giá trị (Morakanyane, 2017) Chuyển đổi số cũng được mô tả bằng những, thay đổi được tiến hành bằng công nghệ thông tin như một phương tiện để tự động hóa (toàn phần hoặc một phần) các nhiệm vụ trong tổ chức (Legner và cộng sự, 2017) Quan niệm này còn có thể hiểu là quá trình nhằm cải thiện thực tế bằng cách tiến hành những thay đổi đáng kể trong thuộc tính thông qua công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông, và các công nghệ kết nối (Vial, 2019)

Chuyển đổi số phát triển cùng với một quá trình chuyển đổi liên tục các thông tin tương tự (analog) sang số cho toàn bộ chính sách, những quy trình hiện tại, nhu cầu của người dùng dẫn đến việc sửa đổi hoàn chỉnh những thứ hiện có và tạo ra những dịch vụ số mới Kết quả đầu ra (outcome) của những nỗ lực chuyển đổi số tập trung vào thỏa mãn nhu cầu người dùng, những cách thức mới trong cung cấp dịch vụ, mở rộng cơ sở người sử dụng dịch vụ (Mergel, Edelmann và Haug, 2019)

Trang 20

6

Hình 2.1 Hoạt động chuyển đổi số

(Nguồn: Mergel, Edelmann và Haug, 2019)

Theo kết quả nghiên cứu của Mergel, Edelmann và Haug (2019), đã khái quát hóa hoạt động chuyển đổi số (Hình 2.1) bao gồm bốn thành tố là: (1) Những lý do chuyển đổi số; (2) Đối tượng thực hiện chuyển đổi số; (3) Quá trình chuyển đổi: và (4) Giá trị của hoạt động chuyển đổi

Dựa trên đề xuất của Mergel, Edelmann và Haug (2019) hoạt động chuyển đổi số trong khu vực công diễn ra khi các tổ chức nhận ra những áp lực đến từ bên trong và bên ngoài của tổ chức Áp lực rõ nét nhất từ các nhân tố bên ngoài có thể nhận thấy được chính là tốc độ thay đổi về mặt công nghệ - một đặc trưng trong thời kỳ chuyển đổi số (Nadkarni & Prigl, 2021) dẫn đến sự thay đổi trong thói quen sử dụng dịch vụ của người dân Ngoài ra, trong thực tiễn hoạt động quản lý ngày nay thì những hiểu biết về công nghệ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia (Antonelli & Feder, 2020) Tương ứng những dạng áp lực khác nhau (bên ngoài và bên trong), các tổ chức từ đó có thể tập trung xác định những đối tượng thực hiện số hóa (digitization) là những hồ sơ quản lý, các biểu mẫu (hiện vật) hay các quy trình hoạt động Những yếu tố như văn hóa quan liêu (bureaucratic culture) hay tổ chức cũng thuộc những đối tượng cần “chuyển đổi” nhằm xây dựng những cách nghĩ, cách làm mới, xây dựng những năng lực phù hợp sau khi thực hiện chuyển đổi Cuối cùng, giá trị của hoạt động chuyển đổi số được đo lường thông qua những đầu ra ngắn hạn đến từ hoạt động số hóa và những kết quả dài hạn hơn khi thay đổi được văn hóa làm việc của tổ chức, những lợi ích này không chỉ không chỉ mang lại cho bản thân tổ chức mà còn tác động sâu rộng đến các bên liên quan (Mergel, Edelmann và Haug, 2019)

Trang 21

Chuyển đổi số được đặc trưng bởi những thay đổi có kế hoạch được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến (Bresciani và cộng sự, 2021) Và khi công nghệ số lan tỏa vào các ngành công nghiệp, nền kinh tế và xã hội, các nhà nghiên cứu và ứng dụng đã tiến hành phân biệt sự khác nhau giữa số hóa dữ liệu (digitisation), số hóa quy trình (digitalisation) và chuyển đổi số (digital transformation) Các thuật ngữ số như chuyển đổi số, số hóa dữ liệu và số hóa quy trình thường bị sử dụng thay thế lẫn nhau trong một số văn bản Tuy nhiên, những thuật ngữ trên có sự khác biệt đáng kể về mặt ý nghĩa cần được phân biệt rõ ràng

 Số hóa dữ liệu (Digitization): Số hóa đề cập đến việc mã hóa những thông tin tương tự (analog information) sang thông tin số để lưu trữ và truyền tải thông tin (Verhoef và cộng sự, 2021)

 Số hóa quy trình (Digitalization): Số hóa quy trình nhấn mạnh vào ứng dụng những công nghệ mới vào quy trình hoạt động của tổ chức nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tăng hiệu quả quản lý (Pagani, 2015)

 Chuyển đổi số (Digital transformation): Chuyển đổi số nhấn mạnh hơn vào những thay đổi trong văn hóa, tổ chức, những mối quan hệ của tổ chức (Mergel, Edelmann và Haug, 2019) Có thể thấy, chuyển đổi số chi phối và làm thay đổi cách thức vận hành một tổ chức, vượt lên trên những hoạt động số hóa đơn thuần (Verhoef và cộng sự, 2021)

Các dữ liệu hoặc thông tin được số hóa là nguyên liệu đầu vào của số hóa quy trình Để chuyển đổi số được diễn ra, cần có số hóa quy trình Từ số hóa dữ liệu đến số hóa quy trình, và từ số hóa quy trình đến chuyển đổi số được xem là các bậc thang trong quá trình hoàn thành số đầy đủ Nếu không có số hóa dữ liệu thì không có việc số hóa quy trình, nếu chưa số hóa quy trình thì không thể chuyển đổi số Số hóa quy trình là một thành phần cấu thành bắt buộc trong chuyển đổi số (Verhoef và cộng sự, 2021)

Theo Matzler và cộng sự (2016), các tổ chức có thể sẽ cần phải trải qua số hóa dữ liệu và số hóa quy trình đáng kể để chuyển đổi số thành công Mối quan hệ cấp bậc của số hóa dữ liệu đến chuyển đổi số được thể hiện trong Hình 2.2

Trang 22

8

Hình 2.2 Chuyển đổi số từ số hóa dữ liệu, số hóa quy trình và chuyển đổi số

(Nguồn: Matzler và cộng sự, 2016)

2.3 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

DNVVN được phân loại dựa trên quy mô về lao động hoặc vốn của các doanh nghiệp Ở mỗi quốc gia có sự phân biệt khác nhau trong khái niệm DNVVN tùy vào mức lượng hóa theo các tiêu chí Theo Nghị quyết số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 thì Việt Nam quy định DNVVN là doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn (dưới 100 tỷ VNĐ), lao động (dưới 200 người) (Chính phủ, 2021) Trong khi đó, theo quy định của Ủy ban châu Âu năm 2015 thì DNVVN có tối đa 249 nhân viên và tổng doanh thu hằng năm dưới 50 triệu Euro (Truvé và cộng sự, 2019) Nhìn chung, DNVVN là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2019 thì 90% các công ty trên thế giới là DNVVN (Pierenkemper & Gausemeier, 2021)

So với các doanh nghiệp lớn, rõ ràng DNVVN có nhiều hạn chế về nguồn lực, công nghệ cũng như các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Tuy nhiên, DNVVN có cấu trúc tổ chức linh động và tinh gọn hơn, dễ chấp nhận rủi ro lớn hơn, giao tiếp được sắp xếp hợp lý với tốc độ nhanh hơn, cũng như nhanh nhẹn hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu

2.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tác động của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được nghiên cứu rộng rãi trong các tài liệu Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số có nhiều khả năng đạt được mức năng suất, đổi

Trang 23

9

mới và khả năng cạnh tranh cao hơn (Wang và cộng sự, 2018) Ví dụ, trong một nghiên cứu của Wang và cộng sự (2018) cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng các công nghệ số như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và thương mại điện tử có vị thế tốt hơn Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào năng lực số, chẳng hạn như đào tạo kỹ năng số cho nhân viên và chiến lược tiếp thị số, có nhiều khả năng để đạt được tăng trưởng bền vững và thành công trong nền kinh tế số ngày nay Những phát hiện này nêu bật vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh trong môi trường kinh doanh ngày càng số hóa (Wang và cộng sự, 2018) Tuy nhiên cũng có các nghiên cứu cho thấy rằng các DNVVN, không nắm bắt hết tiềm năng của chuyển đổi số Các DNVVN thường áp dụng các chiến lược không chính thức và có xu hướng phản ứng thay vì chủ động (Aminzoui & Knapp, 2020) Chìa khóa thành công chuyển đổi số của các doanh nghiệp là sự tận tâm, niềm tin và sự hiểu biết về lợi ích tiềm năng của các công cụ chuyển đổi số từ cấp quản lý đến nhân viên nhưng đối với DNVVN việc chuyển đổi số thường bị hạn chế bởi các nhà quản lý/ chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công cụ số hóa (Li và cộng sự, 2018)

2.5 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DNVVN VIỆT NAM

Việt Nam đang có khoảng 800.000 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ trên 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước (Lao Động, 03/2022) Phần lớn đều đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ hai đến ba thế hệ (VTV Digital, 11/2021) Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thay đổi mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ số trên quy mô rộng hơn và chịu áp lực về thời gian lớn Các thách thức khác nhau mà các DNVVN phải đối mặt bao gồm: Giảm sức mua của khách hàng, hạn chế về tương tác và giờ làm việc, tình trạng thiếu nguyên liệu thô, hủy đơn đặt hàng, khó khăn về dòng tiền và gián đoạn chuỗi cung ứng Ngoài ra, nhân viên làm việc từ xa đã tăng nhu cầu các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện chuyển đổi số, nếu không, các doanh nghiệp không thể hoạt động được (Nguyễn Đông Phong và cộng sự, 2021) Tính năng động, không chắc chắn và phức tạp của môi trường kinh doanh bao gồm cả sự gián đoạn thay đổi do đại dịch COVID-19 gây ra, tất cả đều có thể là tác nhân chính gây ra sự biến đổi hướng tới các mô hình kinh doanh chuyển đổi số (Priyono và cộng sự, 2020)

Gần đây, DNVVN phải được coi là trung tâm của quá chuyển đổi số tại Việt Nam vì DNVVN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động và huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế Tuy nhiên các quỹ nhà nước hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển đổi số cho các DNVVN chưa phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam (Nguyễn Đông Phong và cộng sự, 2021)

Xem xét những hạn chế này, các DNVVN tại Việt Nam cần được hướng dẫn để phát triển một chiến lược chuyển đổi số tổng thể và có hệ thống để tác động đến toàn bộ doanh nghiệp và do đó, duy trì tính cạnh tranh hoặc thậm chí tham gia vào các thị trường mới

Trang 24

10

2.6 CÁC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ.

- Công nghệ đám mây (Cloud Computing): Công nghệ đám mây cho phép doanh

nghiệp lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu và ứng dụng trên internet thay vì trên máy tính cá nhân hay máy chủ trong doanh nghiệp Điều này giúp tăng tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí, và nhanh chóng triển khai các dịch vụ và ứng dụng mới Công nghệ đám mây là một công cụ quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của DNVVN, giúp tăng tính linh hoạt và nhanh chóng triển khai các dịch vụ và ứng dụng mới trong hoạt động kinh doanh của họ (Valverde và cộng sự, 2018)

- Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI): AI là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng

dụng của máy tính nhằm mô phỏng khả năng thông minh của con người Trong hoạt động kinh doanh, AI có thể được sử dụng để tự động hóa quy trình sản xuất, dự đoán xu hướng thị trường, tăng cường dịch vụ khách hàng, và nâng cao trải nghiệm người dùng AI đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất, giúp tăng cường độ tự động hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, và giảm thiểu lỗi do yếu tố con người (Davenport và Ronanki, 2018)

- Internet of Things (IoT): Internet vạn vật là mạng lưới của các đối tượng có khả năng

kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau qua internet Công nghệ này cho phép doanh nghiệp thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu từ các thiết bị kết nối để đưa ra quyết định thông minh và cải thiện hoạt động kinh doanh IoT là một công nghệ quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, giúp cải thiện quy trình sản xuất, dịch vụ khách hàng, và tăng cường khả năng dự đoán và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế (Bughin và cộng sự, 2017) Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ IoT trong quy trình sản xuất giúp giám sát và kiểm soát hoạt động sản xuất một cách thông minh, từ đó nâng cao tính chính xác, độ tin cậy và hiệu quả của quy trình sản xuất (Yoo và cộng sự, 2019)

- Blockchain: Blockchain là một công nghệ cho phép ghi nhận, quản lý và chia sẻ dữ liệu

một cách an toàn và đáng tin cậy Nó có thể được sử dụng để đẩy nhanh quy trình giao dịch, tăng tính minh bạch và độ tin cậy trong các hoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp có thể ứng dụng của blockchain trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh vai trò của công nghệ này trong việc tăng cường tính minh bạch, đáng tin cậy và bảo mật của các hoạt động kinh doanh (Swan, 2015)

- Công nghệ dựa trên dữ liệu (Data-driven technologies): Công nghệ dựa trên dữ liệu,

bao gồm khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu, và học máy, đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh Sử dụng công nghệ dựa trên dữ liệu, đặc biệt là phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), đã có tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng doanh số bán hàng, nâng cao năng suất lao động, và tối ưu hóa quản lý nguồn lực (M Samiee và cộng sự, 2018) Ngoài ra còn có các Nghiên cứu khác đưa ra kết luận rằng sử dụng công nghệ dựa trên dữ liệu giúp DNVVN đạt được tính cạnh tranh

Trang 25

11

cao hơn, cải thiện khả năng dự đoán, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, và nâng cao khả năng thích ứng với thị trường thay đổi (P de Vries và cộng sự, 2019)

2.7 TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC

2.7.1 Làm chủ chuyển đổi số: Mối liên hệ giữa khả năng lãnh đạo, sự nhanh nhẹn và chiến lược số của AlNuaimi và cộng sự (2022)

Thuyết New institutional theory - NIT là một quan điểm nổi bật trong nghiên cứu tổ chức đương đại Nó bao gồm một khối lượng lớn các công việc lý thuyết và thực nghiệm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết về văn hóa và những kỳ vọng được chia sẻ (David và Bitektine, 2009) NIT cũng giải thích cách các tổ chức tương tác với môi trường của họ để tồn tại và thành công trong bối cảnh cạnh tranh và thách thức NIT nêu bật ba lực lượng cơ bản hình thành tổ chức Đầu tiên là áp lực cưỡng chế, thường xuất phát từ các cơ quan được chính phủ tài trợ, yêu cầu của các tổ chức có quyền lực hoặc kiểm soát nguồn lực Thứ hai là áp lực bắt chước, do sự phụ thuộc của người ra quyết định vào hành vi của các tổ chức khác để hướng dẫn tổ chức của họ Thứ ba là áp lực quy chuẩn, tức là những kỳ vọng của xã hội được tạo ra thông qua những nỗ lực ngầm hoặc rõ ràng của các chuyên gia và các tác nhân khác về việc áp dụng các chính sách và thông lệ cụ thể (Meyer và Rowan, 1977)

NIT thường được sử dụng để hiểu sự thay đổi tổ chức liên quan đến việc triển khai công nghệ tiên tiến bằng cách điều tra các áp lực/yếu tố bên ngoài đối với thực tiễn và văn hóa của tổ chức (Dubey và cộng sự, 2019) Những sự đổi mới đã được giải thích trong NIT bằng cách nhấn mạnh các khía cạnh văn hóa xã hội của việc tổ chức bằng hai cách tiếp cận: (1) xem xét mối quan hệ giữa trì trệ và thay đổi, xem tính liên tục và đồng nhất cũng như sự thay đổi và không đồng nhất giữa các tổ chức (Greenwood và cộng sự, 2017); và (2) nhận thức sự trì trệ và thay đổi là kết quả của việc lập kế hoạch, cấu trúc, hoạt động và hành động ở nhiều cấp độ phân tích, bao gồm cấp độ xã hội, lĩnh vực, tổ chức và cá nhân (Scott, 2013) Nghiên cứu này đã lựa chọn sử dụng hai phương pháp tiếp cận NIT này để khám phá chuyển đổi số như một sự thay đổi phức tạp và mang tính cưỡng chế triệt để trong tổ chức khu vực công, nhấn mạnh khả năng lãnh đạo, chiến lược và quan trọng hơn là sự nhanh nhẹn của tổ chức

Dựa trên lý thuyết NIT, nhóm tác giả đã phát triển và thử nghiệm một mô hình về cách thức lãnh đạo chuyển đổi số và sự nhanh nhạy của tổ chức ảnh hưởng đến chuyển đổi số với chiến lược số trong tư cách là người điều hành Nhóm tác giả nhận thấy rằng khả năng lãnh đạo trong chuyển đổi số và sự nhanh nhạy của tổ chức ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển đổi số và sự lãnh đạo trong chuyển đổi số cũng ảnh hưởng đến sự nhanh nhẹn của tổ chức Phát hiện của nghiên cứu của Bader và các cộng sự cũng chỉ ra sự nhanh nhạy của tổ chức trong việc làm trung gian cho mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi số và chuyển đổi số Phát hiện của nhóm tác giả cung cấp sự hiểu biết nâng cao về tác động của sự lãnh đạo chuyển đổi và sự nhanh nhạy của tổ chức đối với chuyển đổi số và vai trò của chiến

Trang 26

12

lược số Các phát hiện trong nghiên cứu giải quyết các câu hỏi quan trọng về cách thức phong cách lãnh đạo và thúc đẩy sự nhanh nhạy của tổ chức trong khu vực công có thể tăng cường chuyển đổi số

Nghiên cứu này nhằm mục đích kết hợp một số yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong khu vực công để hiểu được các tương tác và đóng góp của chúng đối với sự nhanh chóng của tổ chức Do đó, nhiệm vụ của nghiên cứu bao gồm (1) kiểm tra mối quan hệ giữa sự nhanh nhạy của tổ chức và khả năng lãnh đạo trong chuyển đổi số, bao gồm ảnh hưởng của mối quan hệ này đối với chuyển đổi số; và (2) xác định xem có tồn tại bất kỳ tác động điều tiết tích cực nào của chiến lược số đối với sự nhanh nhạy của tổ chức, khả năng lãnh đạo chuyển đổi số và chuyển đổi số hay không Nhóm tác giả dựa trên lý thuyết INT (Greenwood và cộng sự, 2017) và lý thuyết mới NIT (Greenwood, Oliver, Sahlin, & Suddaby, 2008) để xem xét và tìm câu trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu này Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy rằng chiến lược số không có ảnh hưởng đáng kể đến chuyển đổi số, thay vào đó là: (1) lãnh đạo số và (2) sự nhanh nhẹn của tổ chức

Hình 2.3 Mô hình liên hệ giữa khả năng lãnh đạo, sự nhanh nhẹn và chiến lược số

(Nguồn: AlNuaimi và cộng sự 2022)

Mặc dù bài báo này đã tạo ra một số kết quả đáng công nhận Song, nó vẫn còn tồn đọng một số hạn chế Đầu tiên, nghiên cứu này được thực hiện trên quy mô mẫu nhỏ trong các tổ chức công của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất Các nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp cận số lượng mẫu lớn hơn được lấy riêng từ nhiều ngành nghề khác Thứ hai, sẽ rất đáng giá khi điều tra các biến số khác được thảo luận gần đây khác nhưng lại không có trong bài báo này chẳng hạn như văn hóa số, quản lý tri thức, và đổi mới Hạn chế thứ ba là dữ liệu cho nghiên cứu này chỉ được thu thập ở một quốc gia Nghiên cứu trong tương

Trang 27

Do hạn chế về nguồn lực và khả năng, quá trình số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ diễn ra tương đối chậm, do đó, điều quan trọng là phải xác định rõ các yếu tố và con đường chính ảnh hưởng đến sự thành công của chuyển đổi số cho các DNVVN để tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về chuyển đổi số của các DNVVN Để đáp ứng khoảng trống nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố chính của chuyển đổi số trong các DNVVN và khám phá sự tương quan giữa các biến Nghiên cứu này lấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, khung phân tích TOE (công nghệ - tổ chức - môi trường) được lựa chọn để xác định các yếu tố quan trọng đối với sự thành công của chuyển đổi số ở các DNVVN và phân tích thực nghiệm cơ chế ảnh hưởng của chúng đối với chuyển đổi số bằng cách sử dụng các mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Nghiên cứu cho thấy sự thành công của chuyển đổi số là kết quả của sự tương tác của các yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường Nguồn lực CNTT (cơ sở hạ tầng CNTT và khả năng quản lý CNTT) và hỗ trợ môi trường kinh doanh (hỗ trợ của chính phủ và quan hệ đối tác) có tác động tích cực gián tiếp đến chuyển đổi số thông qua cải thiện năng lực tổ chức (chiến lược kỹ thuật số và quản lý) Hơn nữa, kỹ năng của nhân viên điều chỉnh tích cực mối quan hệ giữa năng lực tổ chức và chuyển đổi số, điều này giải thích phần nào việc tạo ra giá trị khác biệt Nghiên cứu này làm phong phú và mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực chuyển đổi số, giúp đào sâu kiến thức và hiểu biết về các DNVVN để thúc đẩy sự thành công của chuyển đổi số bằng cách ưu tiên phân bổ các nguồn lực quan trọng Đồng thời, nó cung cấp cho các nhà quản lý DNVVN một phương pháp luận về chuyển đổi số và hướng dẫn chiến lược cho việc thực hành quản lý của các doanh nghiệp

Quan điểm dựa trên nguồn lực (resource-based view) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến từ sự kết hợp của các nguồn lực và khả năng có giá trị, sự hiếm có, sự không thể thay thế được và sự không thể thay thế nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp (Barney và cộng sự, 2001) Các lập luận lý thuyết của dựa trên nguồn lực nhấn mạnh việc quản lý các nguồn lực của công ty như là đơn vị phân tích cơ bản và chỉ ra rằng sự không đồng nhất về nguồn lực giữa các công ty là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động khác biệt Ví dụ, Verhoef và cộng sự (2021) nêu rõ rằng chuyển đổi số vốn có tính đa lĩnh vực, vì nó liên quan đến những thay đổi trong chiến lược, tổ chức, công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng và tiếp thị, và mỗi giai đoạn của chuyển đổi số có các nguồn lực, cấu trúc, chiến lược tăng trưởng, số liệu và mục tiêu tương ứng Một sự đồng thuận chung tồn tại rằng chuyển đổi số yêu cầu sự kết hợp của nhiều nguồn bổ sung Do đó, quan điểm dựa trên

Trang 28

Tóm lại, Quan điểm dựa trên nguồn lực liên quan đến khái niệm nguồn lực bên trong, và Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên liên quan đến các yếu tố bên ngoài (Tehseen và cộng sự, 2021) Thông qua tổng hợp lý thuyết, nó có thể được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa các nguồn lực và kết quả hoạt động của chuyển đổi số từ góc độ tổng thể

Hình 2.4 Mô hình các yếu tố thành công và cơ chế ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số

ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ

(Nguồn: Xin Zhang, Yaoyu Xu và Liang Ma, 2022)

Trang 29

15

Kết quả cho thấy các yếu tố công nghệ và môi trường có tác động tích cực đến năng lực tổ chức, từ đó thúc đẩy sự thành công của chuyển đổi số của các DNVVN Khả năng tổ chức đóng vai trò trung gian trong ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ và môi trường đến chuyển đổi số Ngoài ra, các kỹ năng của nhân viên tác động tích cực đến mối quan hệ giữa khả năng tổ chức và sự thành công của chuyển đổi số Nghiên cứu này đóng góp vào khung khái niệm và ý nghĩa quản lý trong lĩnh vực chuyển đổi số Nghiên cứu của nhóm tác giả cung cấp những hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi số của doanh nghiệp và gợi ý rằng các doanh nghiệp coi trọng việc nâng cao năng lực tổ chức, sử dụng chiến lược và nhân tài như những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sự thành công của chuyển đổi số doanh nghiệp Về mặt hạn chế, Nghiên cứu này chỉ khám phá các mối quan hệ tác động giữa sáu yếu tố quan trọng, do đó làm giảm mức độ phức tạp của chuyển đổi số Nghiên cứu trong tương lai nên bao gồm các yếu tố bổ sung vào mô hình Ví dụ, đổi mới công nghệ, năng lực số, sự nhanh nhẹn của tổ chức, văn hóa và cấu trúc doanh nghiệp

2.7.3 Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số thành công của nhóm tác giả Ntandoyethu, Jeff và Peter (2019)

Nghiên cứu cho thấy rằng các cách giải thích tương phản của các nhà lãnh đạo về chuyển đổi số thường có liên quan đến năng lực chuyên môn khác nhau của họ (Westerman và cộng sự 2014) Theo nghiên cứu của Gerth và Peppard (2016), sự thất bại của các sáng kiến chuyển đổi số trong tổ chức thường được đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo CNTT, những người thiếu hiểu biết rộng hơn về các yếu tố chính ảnh hưởng đến các chủ trương lớn như vậy Các lãnh đạo cấp cao phụ trách bộ phận CNTT thường là những nhà công nghệ thuần túy, những người tập trung nhiều hơn vào công nghệ hơn là nhu cầu của khách hàng; trong khi các lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm về các bộ phận không liên quan đến CNTT đóng vai trò là nhà chiến lược kinh doanh và coi công nghệ như một phương tiện để đạt được mục đích lớn hơn (Singh và Hess, 2017) Một giám đốc điều hành CNTT có thể hiểu chuyển đổi kỹ thuật số là việc áp dụng các công nghệ đám mây, trong khi một nhà lãnh đạo tiếp thị có thể coi đó là một động thái hướng tới thương mại điện tử hoặc phương tiện truyền thông xã hội và một nhà lãnh đạo tài chính có thể giải thích nó như một nền tảng thanh toán mới hoặc phân tích dữ liệu (Westerman và cộng sự, 2011) Sự khác nhau như vậy làm giảm tỷ lệ thành công của các sáng kiến công nghệ thông tin, chuyển đổi số

Ngược lại, một nghiên cứu của Economist Intelligence Unit (2016) cho thấy rằng các nhà điều hành gốc CNTT và nhà điều hành không có gốc là CNTT có những hiểu biết tương tự về vai trò của các sáng kiến chuyển đổi số và các yếu tố thúc đẩy thành công của chúng Do đó, mặc dù có một loạt nghiên cứu cho thấy lập trường trái ngược giữa các nhà lãnh đạo gốc CNTT và nhà lãnh đạo không có gốc CNTT về các yếu tố cơ bản tạo nên các sáng kiến chuyển đổi số thành công, nhưng đây vẫn chưa phải là một hiện tượng đã được công nhận Vì thế, nghiên cứu này được hình thành nhằm:

 Xác định các yếu tố bên trong của các sáng kiến chuyển đổi số tại doanh nghiệp và

Trang 30

Dựa trên kết quả của nghiên cứu cho thấy, đã xác định bốn loại nhân tố của một sáng kiến chuyển đổi số thành công: (1) lấy khách hàng làm trung tâm, (2) quản trị (3) đổi mới và (4) quản trị nguồn lực Hơn nữa, phân tích cho thấy rằng các nhà quản lý gốc CNTT và không phải gốc CNTT có nhận thức giống nhau về các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của chuyển đổi số trong tổ chức nói chung

2.7.4 Tóm tắt và so sánh các trường phái nghiên cứu

Ba nghiên cứu trên cũng là đại diện cho ba nhóm trường phái nghiên cứu chính trong lĩnh vực chuyển đổi số tại doanh nghiệp Mỗi trường phái đều đặc trưng cho một lý thuyết và ý nghĩa khoa học, thực tiễn khác nhau đã được kiểm chứng Dưới đây là bảng tóm tắt về ba trường phái

Bảng 2.1 Bảng các trường phái nghiên cứu về chuyển đổi số Tác giả Trường phái

nghiên cứu

Mục đích chính Ưu điểm Nhược điểm

AlNuaimi và cộng sự (2022)

NIT - New institutional theory

Cho rằng các tổ chức phải thích nghi với môi trường xã hội của họ, và điều này bao gồm việc thích nghi với các công nghệ số Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp đòi hỏi không chỉ là sự thay đổi công nghệ, mà còn là sự thay đổi các thực hành, thói quen và văn hóa tổ chức

Đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đa dạng nghiên cứu không chỉ riêng chuyển đổi số

Chưa khám phá các khía cạnh khác như văn hóa, kiến thức, năng lực số

Trang 31

17 Xin Zhang,

Yaoyu Xu và Liang Ma (2022)

TOE - Technology, Organization, Environment

Trường phái này mở rộng góc nhìn của nhà quản lý hướng đến việc tối ưu nguồn lực cả bên trong và bên ngoài tổ chức

Được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong lĩnh vực

chuyển đổi số Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu áp dụng mô hình này

Chỉ khám phá các mối quan hệ tác động giữa ba yếu tố quan trọng, do đó làm giảm mức độ phức tạp của chuyển đổi số Chưa bao gồm các yếu tố quan trọng khác như đổi mới công nghệ, năng lực số, sự nhanh nhẹn của tổ chức, văn hóa và cấu trúc doanh nghiệp Ntandoyethu,

Jeff và Peter (2019)

CNTT Nhấn mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp và một quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào trong tổ chức Đồng thời, việc nhấn mạnh sự chênh lệch giữa nhà lãnh đạo có năng lực công nghệ thông tin và nhà lãnh đạo không có năng lực công nghệ thông tin sẽ tác động đến việc chuyển đổi số tại doanh nghiệp

Tối ưu khía cạnh công nghệ trong tổ chức

So với hai trường phái trên, trường phái CNTT quá xoáy sâu vào một khía cạnh và hầu như đánh giá thấp các khía cạnh còn lại trong tổ chức

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dựa vào các thông tin trên, nghiên cứu này sẽ dựa vào trường phái NIT làm cơ sở nghiên cứu vì các lý do Thứ nhất, xét về mặt ý nghĩa khoa học và thực tiễn, lý thuyết NIT và TOE mang nhiều giá trị hơn khi so sánh với thuyết dựa trên CNTT vì hai trường phái này quan tâm nhiều đến các khía cạnh khác nhau của tổ chức Thứ hai, khung lý thuyết NIT và TOE

Trang 32

18

đều được áp dụng nghiên cứu rộng rãi trên thế giới Song, so với khung TOE, thuyết NIT mở ra cho nhà nghiên cứu nhiều hướng đi hơn hay nói cách khác trường phái NIT là một khung nghiên cứu mở chứ không gò bó nhà nghiên cứu lại trong ba tác nhân cấu thành là công nghệ, tổ chức và môi trường như TOE Thứ ba, Khung phân tích TOE hiện tại đã được áp dụng và nghiên cứu rộng rãi tại nhiều trường học và cơ sở nghiên cứu khoa học, vì thế không còn tính mới mẻ và độc đáo của nghiên cứu khoa học

2.7.5 Tóm tắt các nghiên cứu đi trước theo trường phái NIT

Từ các nghiên cứu nền đi trước, việc nghiên cứu các nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu và khám phá ra được các yếu tố gì đã dẫn đến kết quả thực hiện chuyển đổi số tại DNVVN tại Việt Nam Và điểm chung của các nghiên cứu đều được dựa theo cách tiếp cận của thuyết NIT Vì đặc điểm của mỗi doanh nghiệp và mục đích của nghiên cứu được tiến hành có sự khác biệt nhau nên những nhân tố nhìn chung có sự khác biệt Các nhân tố được khám phá cho mỗi nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu đi trước

Tác giả Nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Yếu tố tác động

Nabil, Fakhrul và

Murad (2020)

Cải thiện mức độ sẵn sàng của công ty cho một quy trình chuyển đổi số thành công

Khảo sát định lượng 260 các quản lý cấp trung làm

việc tại các công ty viễn thông

Lãnh đạo số, Sự nhanh nhẹn của tổ

chức, Văn hóa số Saputra và

Reni (2021)

Nhằm hiểu biết sâu sắc về các nhân tố dẫn đến chuyển đổi số trong tổ

chức

Khảo sát định lượng 321 nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước trong ngành dược

Lãnh đạo số, Năng lực số, Tư duy số,

Văn hóa số Shin,

Mollah và Choi (2022)

Tìm hiểu về tầm quan trọng của lãnh đạo số

đến chuyển đổi số

Khảo sát định lượng 149 nhân viên đa lĩnh vực tại

Hàn Quốc

Lãnh đạo số, Năng lực số, Văn hóa số

AlNuaimi và cộng sự

(2022)

Tìm hiểu về một số yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong tổ chức

Khảo sát định lượng 513 nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp công

Lãnh đạo số, Sự nhanh nhẹn của tổ chức, Chiến lược số

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trang 33

2.8.2 Văn hóa số (Digital Culture)

Thuật ngữ văn hóa tổ chức đã đi vào lĩnh vực nghiên cứu hàn lâm ở Mỹ năm 1979 Đến nay, khái niệm văn hóa tổ chức đã trở thành một khái niệm còn tranh cãi cả trong lý thuyết và thực tiễn (Hofstede và cộng sự, 1990) Văn hóa tổ chức là chỉ đến những giá trị bên dưới, niềm tin và quy tắc ứng xử của một tổ chức và các thành viên trong tổ chức Những phong tục, nghi lễ, sự tự định hình của mỗi thành viên… những thứ khiến tổ chức khác biệt với các tổ chức khác, gọi chung là văn hóa tổ chức (Kimiz, 2005)

Ngày nay, khi khái niệm về công nghệ mới và chuyển đổi số dần được chấp nhận và thâm nhập sâu vào tổ chức hình thành nên các khái niệm mới liên quan Các nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm mạnh mẽ trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa và công nghệ thông tin (Duerr và cộng sự, 2018) Trong nghiên cứu này, văn hóa của các tổ chức được xem là các khía cạnh quan trọng và mạnh mẽ ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số Các tổ chức phải xem xét các khía cạnh mới cho văn hóa của họ có liên quan đến văn hóa số hơn và biến đổi cấu trúc, giá trị và giả định của chúng trong quá trình chuyển đổi số sao cho phù hợp với chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp (Kane và cộng sự, 2017) Cần phải điều chỉnh cách thức tham gia thông qua các kỹ năng lãnh đạo số, các nền tảng học tập khác nhau và công nghệ mới, tư duy số và phong cách đạo đức mới làm việc trong công ty (Vial, 2019)

H1: Văn hóa số tác động tích cực đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Nếu năng lực số được nhìn nhận dưới góc độ hành vi của tổ chức, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau đó là cá nhân, nhóm và tổ chức Văn hóa doanh nghiệp với tư cách là nền tảng của tổ chức có tác động ảnh hưởng đến năng lực số (Saputra và Aldy, 2020) Văn hóa doanh nghiệp như một hệ thống giá trị với một bộ tiêu chuẩn là khác nhau, duy

Trang 34

20

nhất cho mỗi tổ chức và có thể dẫn đến sự hiểu biết bản thân và sự tương tác lẫn nhau của mọi người trong tổ chức (Saputra và Reni, 2021) Văn hóa số là văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ việc sử dụng công nghệ số để hướng tới thành công trong kinh doanh (Rudito & Sinaga, 2017) Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng văn hóa tác động đến sự phát triển kỹ năng, năng lực tổ chức Kiến thức về văn hóa rất quan trọng đối với các lãnh đạo trong bối cảnh chuyển đổi số, đặc biệt khi quản lý một lực lượng lao động đa dạng quan điểm văn hóa khác nhau trong phạm vi tổ chức Dựa trên những phát triển từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng:

H2: Văn hóa số tác động tích cực đến năng lực số trong doanh nghiệp

Trong nghiên cứu của Shin, Mollah và Choi (2022), văn hóa số chịu tác động từ nhân tố lãnh đạo số trong tổ chức Tuy nhiên, cũng có rất nhiều các nghiên cứu trước đây cũng giải thích rằng văn hóa và sự lãnh đạo ảnh hưởng lẫn nhau Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng thuận rằng văn hóa có ảnh hưởng tới sự lãnh đạo nhanh hơn là lãnh đạo đối với văn hóa (Saputra và Aldy, 2020) Văn hóa doanh nghiệp là sự kết hợp giữa các phương pháp lãnh đạo mang tính giao dịch và chuyển đổi (Sarros, Gray và Densten, 2002) Văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò điều tiết đối trong bối cảnh tác động của sự thay đổi phía lãnh đạo khi thay đổi tổ chức (Rahman & Hadi, 2019) Văn hóa rất quan trọng đối với sự lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi số, điều này đặc biệt đúng trong việc quản lý nhân viên với nhiều quan điểm và sự đa dạng về văn hóa (Phiraya và cộng sự, 2022) Trong khuôn khổ tổ chức, đây là một công cụ quan trọng để dẫn đầu thành công trong thế giới số (Rüth & Netzer, 2020) Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này hình thành giả thuyết rằng:

H3: Văn hóa số tác động tích cực đến lãnh đạo số trong doanh nghiệp

Các tài liệu về sự nhanh nhẹn của tổ chức thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa tổ chức như một yếu tố quyết định, chẳng hạn như học hỏi, khả năng phục hồi, khả năng tái tổ chức và các khả năng khác cho phép doanh nghiệp phản ứng, đổi mới một cách nhanh nhẹn (Schein, 2017) Văn hóa là những niềm tin, giá trị, chuẩn mực được chia sẻ trong tổ chức dẫn đến một hành vi nhất định cho phép các cá nhân có thể phát triển năng lực đổi mới (Schein, 2017) Văn hóa là bộ điều khiển và điều hành đối với hoạt động của tổ chức trên cơ sở các giá trị và niềm tin được chia sẻ, để nó trở thành chuẩn mực công việc nhóm, và trong hoạt động nó được gọi là văn hóa làm việc vì nó là kim chỉ nam và định hướng cho hành vi làm việc của nhân viên (Chatab, 2007) Do đó, vấn đề làm thế nào để xây dựng một văn hóa công việc có thể cung cấp bản sắc và định hướng cho sự nhanh nhẹn của tổ chức là nhiệm vụ rất cần thiết Đây cũng có thể là một động lực mạnh mẽ cho sự ổn định, vì các phương pháp quen thuộc được củng cố theo thời gian và trở thành thói quen và thói quen duy trì hiện trạng phục vụ tốt cho công việc kinh doanh của tổ chức (Holbeche, 2018)

H4: Văn hóa số tác động tích cực đến sự nhanh nhẹn của tổ chức

Trang 35

21

2.8.3 Lãnh đạo số (Digital Leadership)

Từ quan điểm của thuyết NIT, chuyển đổi số thể hiện sự thay đổi về mặt tổ chức trong các sắp xếp thể chế doanh nghiệp để phục vụ cho việc hỗ trợ chuyển đổi số, lan tỏa qua các bộ phận trên khắp tổ chức Chuyển đổi số phải đạt được tính hợp pháp thông qua hệ thống niềm tin của tổ chức để thành công (Hinings và cộng sự, 2018) Cũng theo thuyết NIT, lãnh đạo được coi là yếu tố cơ bản của hệ thống giá trị và niềm tin trong tổ chức; khi tổ chức thay đổi theo thời gian, lãnh đạo cũng phải thay đổi và thích ứng (Biggart và Hamilton, 1987) Các tổ chức thực hiện chuyển đổi số bằng cách thay đổi hiện trạng doanh nghiệp, nguyên tắc vận hành và cung cấp sản phẩm/dịch vụ bằng cách thúc đẩy văn hóa số phát triển mạnh mẽ (Bresciani, Ferraris, Romano và Santoro, 2021) Sẽ không thể thực hiện chuyển đổi số được nếu không có các nhà lãnh đạo hỗ trợ trong việc tạo ra nền tảng và thúc đẩy các bên liên quan cùng hành động (Sainger, 2018)

Các nhà lãnh đạo có thể giúp các công ty thành công trong thời đại chuyển đổi số thông qua ba thói quen: (1) tuân theo các xu hướng của công nghệ mới; (2) xác định hướng thay đổi số và chiến lược đầu tư; (3) dẫn dắt nhóm thay đổi nhanh chóng và chính xác (Swift và Lange, 2018) Các nhà lãnh đạo có tư duy chuyển đổi số, còn được gọi là “nhà lãnh đạo số”, có thể xây dựng các tổ chức hợp tác được liên kết và tìm ra năng lực số (Frankowska và Rzeczycki, 2020) Các nhà lãnh đạo chuyển đổi số tạo ra sự tin tưởng, tìm cách phát triển khả năng lãnh đạo ở những người khác, thể hiện sự hy sinh bản thân như một phần đạo đức, trách nhiệm, tập trung cả bản thân và những người theo dõi họ vào những mục tiêu vượt lên trên nhu cầu trước mắt của nhóm (Avolio, 2004) Do đó, lãnh đạo chuyển đổi số được coi là sự kết hợp giữa phong cách lãnh đạo và hỗ trợ việc ứng dụng các công nghệ số (De Waal và cộng sự, 2016)

Chuyển đổi số thành công phụ thuộc nhiều hơn vào một nhà lãnh đạo có đủ kỹ năng và kiến thức về chuyển đổi số hay nói cách khác một nhà lãnh đạo là thành phần quan trọng để thành công, không phải công nghệ không chỉ riêng trong bối cảnh chuyển đổi số (Promsri, 2019) Dựa vào các khám phá trên, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết:

H5: Lãnh đạo số có ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi số trong tổ chức

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chứng minh rằng khả năng lãnh đạo và năng lực có sự ảnh hưởng lẫn nhau (Saputra và Aldy, 2020) Trong bối cảnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực lãnh đạo chuyển đổi số, kỹ thuật và kinh nghiệm của người quản lý chủ sở hữu có tác động tích cực và đáng kể đến sự thành công của doanh nghiệp (Ng, Kee, & Ramayah, 2016) Có rất nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa lãnh đạo số và năng lực số đặc biệt là trong ngành giáo dục Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến cam kết công việc và ý thức về năng lực (Adeokin & Kazeem, 2017) Khả năng lãnh đạo của các nhà điều hành là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về kỹ năng hợp tác dựa trên các công nghệ số của nhân viên (Blau, Shamir-Inbval, & Hadad, 2020) Dựa trên những dữ kiện của các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

Trang 36

22

H6: Lãnh đạo số có ảnh hưởng tích cực đến năng lực số trong doanh nghiệp

Từ quan điểm của thuyết NIT, để một tổ chức tiến tới một sự thay đổi mới về thể chế, cần phải có một mức độ cao về năng lực tổ chức liên quan đến các kỹ năng và nguồn lực này trong tổ chức và sự hỗ trợ cộng tác của tổ chức (Greenwood và Hinings, 1996) Hỗ trợ cộng tác, theo nghĩa này, là một hành động của lãnh đạo với mục đích kêu gọi, huy động các thành viên trong nhóm, tổ chức cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số Thuyết NIT cũng cho rằng các tổ chức nên cải thiện và bảo vệ tính hợp lý khi đề xuất bất kỳ thay đổi nào bằng cách áp dụng các thông lệ, quy chuẩn để tổ chức và tìm kiếm các nhà lãnh đạo có phẩm chất như kỳ vọng (Meyer và Rowan, 1977) Trong khi đó, các doanh nghiệp thích ứng nhanh phải cần thiết có năm đặc tính của nhân viên nhanh nhẹn đó là (1) rèn luyện hướng đến mục đích chung; (2) chia sẻ các giá trị cốt lõi; (3) biết cách làm đa dạng công việc; (4) thúc đẩy sự phát triển cá nhân; (5) mang lại giá trị, lợi ích tương xứng (Shafer và cộng sự, 2001) Với những đặc tính của nhân viên và khả năng lãnh đạo phù hợp, các doanh nghiệp có thể trở nên linh hoạt và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi bằng cách thực hiện những thay đổi cần thiết đối với cơ cấu tổ chức (AlNuaimi và cộng sự, 2022) Do đó, có thể dễ dàng giả định rằng phong cách lãnh đạo được sử dụng trong một tổ chức có thể ảnh hưởng đến sự nhanh nhạy của tổ chức Khả năng lãnh đạo rất quan trọng để cải thiện sự nhanh nhạy trong tổ chức của các công ty thông qua khả năng của các nhà lãnh đạo trong việc thay đổi các tình huống kinh doanh và sự sẵn sàng của tổ chức để đảo ngược các quyết định chiến lược không thành công (Ahammad và cộng sự, 2020)

Trong bối cảnh của nghiên cứu này, lãnh đạo được đề cập rằng có ảnh hưởng đến việc cải thiện sự nhanh nhạy của tổ chức (AlNuaimi và cộng sự, 2022) Ngoài ra, lãnh đạo số ảnh hưởng đến sự sáng tạo của tổ chức (Veiseh và Eghbali, 2014), đổi mới tổ chức (Pirayesh và Pourrezay, 2019) và hiệu suất của các dự án đổi mới (Oliveira và cộng sự, 2012) Lãnh đạo số cũng có thể cải thiện các định hướng học tập của tổ chức để đạt được mức độ cao hơn về tính năng động của tổ chức, thể hiện sự nhanh nhẹn của tổ chức (Ojha và cộng sự, 2018) Do đó, dựa trên các lý thuyết đã được đề cập, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau:

H7: Lãnh đạo số có ảnh hưởng tích cực đến sự nhanh nhẹn của tổ chức 2.8.4 Năng lực số (Digital competence)

Năng lực số là khái niệm gần đây mô tả các kỹ năng liên quan đến công nghệ Trong những năm gần đây, một số thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả các kỹ năng và năng lực sử dụng công nghệ số, chẳng hạn như, kỹ năng công nghệ, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng thế kỷ 21, hiểu biết thông tin, kiến thức số và kỹ năng số Những thuật ngữ này cũng thường được sử dụng như từ đồng nghĩa ví dụ như năng lực số (Digital competence) và kiến thức số (Digital literacy) (Adeyemon, 2009) Đôi khi các thuật ngữ này hẹp, ví dụ: kỹ năng Internet, chỉ đề cập đến một lĩnh vực hạn chế của công nghệ số và một số thuật ngữ mở rộng nội dung thành phương tiện truyền thông và khả năng đọc viết, ví dụ, kỹ năng đọc viết trên phương tiện truyền thông hoặc kiến thức số

Trang 37

23

Trong các nghiên cứu gần đây, thuật ngữ năng lực (competence) được sử dụng nhiều hơn là kỹ năng (skills), phản ánh nhu cầu về nội dung rộng hơn và sâu sắc hơn của các khái niệm Năng lực không chỉ là kiến thức và kỹ năng Nó liên quan đến khả năng đáp ứng các nhu cầu phức tạp, bằng cách thu hút và huy động các nguồn lực tâm lý xã hội (bao gồm cả kỹ năng và thái độ) trong một bối cảnh cụ thể (Ilomaki & Lakkala, 2011) Trong khi đó, số hóa đưa ra các yêu cầu mới liên quan đến năng lực của lực lượng lao động và phạm vi nhiệm vụ và kỹ năng mới không chỉ liên quan đến cấp bậc quản lý doanh nghiệp mà còn ở các bậc nhân viên, công nhân thấp hơn (Monika và cộng sự, 2021) Năng lực đảm bảo độ tin cậy trong công việc của các nhân sự khác cũng trở nên quan trọng không kém (Kozlov và cộng sự, 2019) Việc xác định khái niệm năng lực số trở nên quan trọng, tùy thuộc vào bối cảnh tổ chức, năng lực số bao gồm khả năng thích ứng và sử dụng công nghệ thông tin mới hoặc hiện có để phân tích, lựa chọn và đánh giá kỹ thuật số thông tin để điều tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc và phát triển một khối tri thức hợp tác đồng thời tham gia vào các hoạt động thực hành của tổ chức trong một bối cảnh cụ thể của tổ chức (Vieru, 2015) Từ đây, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết:

H8: Năng lực số có ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp 2.8.5 Sự nhanh nhẹn của tổ chức (Organizational Agility)

Những thay đổi về môi trường có tác động đến mức độ cạnh tranh cao trong hoạt động kinh doanh, điều này làm cho tổ chức trở nên năng động Do đó, để đối phó với sự thay đổi, cường độ cạnh tranh cao và môi trường năng động, các tổ chức tốt hơn nên áp dụng một cách tiếp cận mới như một giải pháp, đó là sự thích ứng nhanh (Seta, Bambang & Mombang, 2022) Sự thích ứng nhanh được định nghĩa là khả năng tồn tại và thành công trong một môi trường cạnh tranh thay đổi liên tục và không thể đoán trước bằng cách phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với sự thay đổi của thị trường bằng cách kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ hiện có (Gunasekaran, 1999) Hay nói cách khác rằng các tổ chức có khả năng thích ứng nhanh sẽ có hiệu quả trong việc ứng phó với những thay đổi của môi trường (Huang, 1999) Tổ chức thích ứng nhanh được biểu hiện bằng các yếu tố như cải tiến liên tục, phân phối liên tục, giao tiếp, sự trưởng thành của nhóm và tính linh hoạt của nhân sự (Oliveira và cộng sự, 2012) Kết luận lại, tính nhanh nhạy đề cập đến khả năng của hệ thống trong việc đáp ứng các nhu cầu thay đổi nhanh chóng và các kích thích bên ngoài khác với chi phí hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của hệ thống (Ganguly và cộng sự, 2009)

Nhanh nhẹn hay linh hoạt là một trong những khả năng cần thiết để cạnh tranh trên thị trường Năng lực số rất quan trọng đối với sự phát triển và đổi mới sản phẩm mới cũng như việc áp dụng các công nghệ mới (Kohli và Grover, 2008) Theo nghĩa này, sự nhanh nhẹn của tổ chức là một khả năng bao gồm sự linh hoạt, thực hiện nhanh các thay đổi trong hoạt động và số hóa các quy trình bằng cách sử dụng và cấu hình lại các nguồn lực nội bộ, do đó đạt được lợi thế cạnh tranh trong quá trình này (Zitkiene và Deksnys, 2018) Từ một quan điểm khác, sự nhanh nhẹn có thể được giải thích bằng cách nhấn mạnh khái niệm về

Trang 38

24

các yếu tố nhận thức (DiMaggio, 1991) Cụ thể, các tổ chức linh hoạt nên tập trung vào việc trình bày, sử dụng và phát triển nội dung và cấu trúc của cấu trúc tri thức để giải quyết các cam kết giá trị và tạo điều kiện cho năng lực hành động trong các môi trường thay đổi (Walsh, 1995) Do đó, sự nhanh nhẹn là một năng lực hỗ trợ các năng lực số khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các công nghệ số mới (Busra và Levent, 2021)

Kanteen (2017) nói rằng sự nhanh nhẹn của tổ chức đòi hỏi khả năng quản lý tri thức hiệu quả, khả năng học hỏi, ra quyết định hiệu quả và các giải pháp nhanh chóng để đáp ứng với các điều kiện thay đổi Để duy trì các điều kiện cần thiết cho phép thích ứng với thế giới kinh doanh, các tổ chức phải thiết kế kiến trúc của họ với công nghệ, quy trình, chiến lược và nhân viên có trình độ Thành công trong việc hiện thực hóa sự nhanh nhạy của tổ chức đòi hỏi những thay đổi dựa trên văn hóa và giá trị của tổ chức (Seta, Bambang & Mombang, 2022)

Nói tóm lại, sự nhanh nhẹn đề cập đến khả năng của hệ thống trong việc đáp ứng các nhu cầu thay đổi nhanh chóng và các kích thích bên ngoài khác với chi phí sao cho hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của hệ thống (Ganguly và cộng sự, 2009) Nó cho phép các công ty thay thế các quy trình hiện có bằng cách áp dụng các thủ tục và nguồn lực mới, đồng thời là công cụ thiết kế lại cấu trúc tổ chức dựa trên các điều kiện mới (Ferraris và cộng sự, 2022) Từ quan điểm của thuyết NIT, sự nhanh nhẹn có thể được giải thích bằng cách nhấn mạnh khái niệm về các yếu tố nhận thức (DiMaggio, 1991) Cụ thể, các thể chế nhanh nhạy nên tập trung vào việc trình bày, sử dụng và phát triển nội dung và cấu trúc của cấu trúc tri thức vừa để giải quyết các cam kết giá trị vừa tạo điều kiện cho năng lực hành động trong các môi trường thay đổi (Walsh, 1995) Dựa vào đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết:

H9: Sự nhanh nhẹn của tổ chức có tác động tích cực đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Trang 39

25

2.8.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Các giả thuyết cho nghiên cứu:

H1: Văn hóa số tác động tích cực đến chuyển đổi số trong tổ chức H2: Văn hóa số tác động tích cực đến năng lực số trong tổ chức H3: Văn hóa số tác động tích cực đến lãnh đạo số trong tổ chức H4: Văn hóa số tác động tích cực đến sự nhanh nhẹn của tổ chức H5: Lãnh đạo số có ảnh hưởng tích cực chuyển đổi số trong tổ chức H6: Lãnh đạo số có ảnh hưởng tích cực đến năng lực số trong tổ chức H7: Lãnh đạo số có ảnh hưởng tích cực đến sự nhanh nhẹn trong tổ chức H8: Năng lực số có ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi số trong tổ chức H9: Sự nhanh nhẹn của tổ chức có tác động tích cực đến chuyển đổi số

Tóm tắt chương 2: Chương này đã trình bày các định nghĩa, lý thuyết liên quan đến các

yếu tố tác động đến Chuyển đổi số trong DNVVN tại Việt Nam Bên cạnh đó, từ việc tìm hiểu các nghiên cứu đi trước, tác giả đã kế thừa được những yếu tố phù hợp và xây dựng nên mô hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu này Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm yếu tố: Văn hóa số; Lãnh đạo số; Năng lực số; Sự nhanh nhẹn của tổ chức và Chuyển đổi số

Trang 40

26

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 2 Xác định được quy trình nghiên cứu đề xuất để thực hiện đề tài, xác định được nhu cầu thông tin cần thiết cho nghiên cứu Đồng thời xây dựng được thang đo đề xuất dựa trên việc kế thừa mô hình nghiên cứu và thang đo của các nghiên cứu đi trước

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN