1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của mối quan hệ người mua-nhà cung cấp đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng: Quan điểm của người mua trong ngành thép

129 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TP HCM, 11/2018

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng – Nhà máy 1, 2018)Ở cột thời gian sửa chữa, tác giả sử dụng năng suất lao động bình quân của 1 người/giờ PPH = 2,34 (tức là 1 người/giờ sẽ làm được 2,34 sản phẩm ở công đoạn may), định mức lao động 1 chuyền = 39 (số liệu được trích lấy từ SAP – MRP), từ đó tác giả sẽ tình được thời gian sửa chữa, cũng như thời gian làm lại như Bảng 4.4 Theo dữ liệu Bảng 4.4, trong 4 tháng (từ tháng 5 – 9/2018), tổng chi phí nhân công cho việc khắc phục sản phẩm bị lỗi là 8.580.249 đồng, chi phí bổ sung vật tư là

19.244.796 đồng (Xem chi tiết ở phụ lục C) Tổng chi phí chất lượng cho sản phẩm

bị lỗi của mã giày 68634 là 27.825.045 đồng, đây là quả thực là con số đáng quan

tâm hiện tại của Nhà máy, điều này vô tình gây ra những lãng phí cho Nhà máy, việc này không chỉ dừng lại ở việc phát sinh thêm chi phí mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho Nhà máy như việc hàng lỗi dẫn đến tình trạng giao trễ đơn hàng cho khách hàng dẫn đến ảnh hưởng uy tìn cũng như thương hiệu mà Nhà máy nói riêng cũng như Thái Bình nói chung đã xây dựng gần 30 năm nay

Chính vì vậy, điều quan trọng hiện tại là Nhà máy và ban lãnh đạo công ty cần phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty nói chung và mã giày 68634 nói riêng, tác giả có cơ hội cùng làm việc với phìa Nhà máy để cùng Nhà máy tìm ra ―lời giải‖ cho bài toán chất lượng này.XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY LỖIĐo lường và xác định các dạng lỗi xảy ra ở May 2

Qua phân tích tình hình chất lượng hiện tại của phân xưởng May 2, tác giả nhận được sự hỗ trợ và tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, nhân viên phòng Quản lý chất lượng Nhà máy 1 để tham gia vào quá trình kiểm soát chất lượng đối với mã giày 68634

Để xác định vấn đề, nhóm phân tích vấn đề được thành lập với mục tiêu theo dõi tiến trình sản xuất, đánh giá chất lượng và kiểm soát chất lượng đối với mã giày 68634 Tác giả sẽ sử dụng 5W1H để xây dựng nên nhóm phân tích vấn đề, cụ thể như sau:

Trang 2

Công trính được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Đỗ Thành Lưu

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Nguyễn Hoàng Dũng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 30 tháng 11 năm 2022

Thành phần Hội đồng đánh giá đề cương luận văn thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1 Chủ tịch: PGS.TS Lê Nguyễn Hậu

2 Thư ký: TS Phạm Ngọc Trâm Anh 3 Phản biện 1: TS Đỗ Thành Lưu

4 Phản biện 2: TS Nguyễn Hoàng Dũng 5 Ủy viên: TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

PGS.TS Lê Nguyễn Hậu

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Phạm Văn Tới MSHV: 1970342 Ngày, tháng, năm sinh: 27/07/1992 Nơi sinh: Tiền Giang Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101

I TÊN ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ NGƯỜI MUA – NHÀ CUNG CẤP ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUỖI CUNG ỨNG: QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI MUA TRONG NGÀNH THÉP

THE INFLUENCE OF BUYER-SUPPLIER RELATIONSHIP ON SUPPLY CHAIN PERFORMANCE: A BUYER'S PERSPECTIVE IN STEEL INDUSTRY NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

 Đo lường mức độ tác động của mối liên hệ giữa người mua - nhà cung cấp lên kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

 Đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 09/05/2022

III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/10/2022

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

Tp HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2022

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

(Họ tên và chữ ký)

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô thuộc khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Đại học Bách Khoa TP HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu cho tôi để tôi có thể hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp này

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều đến TS NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN, người Cô đã dành rất nhiều thời gian quý báu để tận tính hướng dẫn cho tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các bạn bè cùng lớp, đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, kiến thức trải nghiệm trong suốt quá trình tham gia lớp Cao học Quản trị Kinh doanh khóa 2019 - 2022

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đính đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi để tôi có thể hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp này

Một lần nữa, tôi xin được cảm ơn đến tất cả mọi người

Tp Hồ Chì Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2022 Người thực hiện luận văn

Phạm Văn Tới

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thép và nguyên liệu cho ngành thép không phải là các hàng hoá đặc biệt nên người mua có thể lựa chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, ngành công nghiệp thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn Các sản phẩm sau thép (hạ nguồn) như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu Hơn thế nữa, khách hàng tiêu thụ thép (ở hạ nguồn) là các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp, trong đó áp lực từ khách hàng cá nhân không lớn, ngược lại áp lực từ khách hàng doanh nghiệp khá cao Việc giảm áp lực với nhóm khách hàng này, tăng cường mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win relationship)sẽ mang khá nhiều lợi ích với doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu đã đề xuất mô hính để đo lường mức độ mức độ tác động từ các yếu tố lòng tin, giao tiếp, mối quan hệ giữa các cá nhân, hợp tác, sự phụ thuộc vào nhà cung cấpcủa mối liên hệ giữa người mua - nhà cung cấp lên kết quả thực hiện chuỗi cung ứng trong ngành thép

Nghiên cứu được thức hiện trong ngành thép trên địa bàn Việt Nam Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ (gồm nghiên cứu định tình sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ) nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát được tham khảo từ các nghiên cứu trước đó sao cho phù hợp với đối tượng, ngữ cảnh của Việt Nam Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương thức khảo sát các đối tượng có thực hiện giao dịch mua hàng trong ngành thép tại Việt Nam, với 38 biến quan sát được dùng để phân tích mô hình Dữ liệu thu thập từ 400 mẫu khảo sát hợp lệ được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua phương pháp phân tìch nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết từ mô hình nghiên cứu đề nghị đều được ủng hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa người mua-nhà cung cấp trong ngành thép có ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao kết quả thực hiện chuỗi cung ứng trong ngành thép

Trang 6

ABSTRACT

Steel and raw materials for the steel industry are not special goods, so buyers can choose one or more input suppliers for production Especially, in the period 2016-2021, the steel industry has had a rapid but unbalanced development between upstream and downstream development Finish products (downstream) such as galvanized sheet, steel pipe have good growth in production and export value Moreover, consumers used steel (downstream) are individuals, construction company and industrial machinery manufacturing company, in which the pressure from individual customers is not great but the pressure from corporate customers are quite high Reducing pressure on this group of customers, strengthening the win-win relationship will bring a lot of benefits to businesses, increasing their competitiveness

In that context, the study proposed a model to measure the impact of trust, communication, interpersonal relationship, cooperation, supplier - dependence in buyer - supplier relationship to supply chain performance

The research was conducted in the steel industry in Vietnam The research was conducted through two steps: preliminary research and formal research Preliminary research (including preliminary qualitative research and preliminary quantitative research) aims to adjust and supplement observed variables referenced from previous studies to suit the subject and context of the study in Vietnam The official quantitative research was conducted by surveying the subjects who buy steel in Vietnam The data collected from 400 valid survey samples was used to test the research model through exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA) and Structural Equation Modeling (SEM) Research results show that buyer-supplier relationships in the steel industry have a positive influence on supply chain performance

In addition, the thesis also proposes the meaning of management to improve supply chain performance in the steel industry

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do chình bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tất cả thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn này để có nguồn trích dẫn rõ ràng Các kết quả tính toán của nghiên cứu này chưa được ai công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt nội dung của luận văn do tôi thực hiện

Tp HCM, ngày 07 tháng 10 năm 2022 Người thực hiện luận văn

Phạm Văn Tới

Trang 8

1.2 MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU 4

1.3 ÝNGHĨANGHIÊNCỨU 5

1.4 PHẠMVIVÀĐỐITƯỢNGNGHIÊNCỨU 5

1.5 Đối tượng nghiên cứu: 5

1.5.1 Đơn vị phân tích và đối tượng khảo sát: 5

1.5.2 BỐCỤCĐỀTÀINGHIÊNCỨU 5

1.6CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

CHUỖICUNGỨNGVÀKẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 2.1(SUPPLY CHAIN PERFORMANCE) 7

MỐIQUANHỆNGƯỜIMUA–NHÀCUNGCẤP(BUYER–SUPPLIER2.2RELATIONSHIP) 8

Lòng tin (Trust) 9

2.2.1 Giao tiếp (Communication) 10

2.2.2 Mối quan hệ giữa các cá nhân (Interpersonal Relationship) 10

2.2.3 Hợp tác (Cooperation) 10

2.2.4 Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp (Supplier - dependence) 11

2.2.5 CÁCMÔHÌNHNGHIÊNCỨUTRƯỚC 12

2.3 Mô hình nghiên cứu của Hsiao và cộng sự (2002) 12

2.3.1 Mô hình nghiên cứu của Khan và cộng sự (2015) 13

2.3.2 Mô hình nghiên cứu của Luo và cộng sự (2013) 13

2.3.3 Mô hình của Ryu và cộng sự (2009) 14

2.3.4 MÔHÌNHNGHIÊNCỨUĐỀXUẤTVÀGIẢTHUYẾTNGHIÊNCỨU 16 2.4 Giả thuyết nghiên cứu 16

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19

2.4.2 TÓMTẮTCHƯƠNG2 19

2.5CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

QUYTRÌNHNGHIÊNCỨU 20

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.2 MẪUNGHIÊNCỨU 28 3.3

Trang 9

Kích thước mẫu 28

3.3.1 Phương pháp lấy mẫu 29

3.3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 30

3.4 Thống kê mô tả 30

3.4.1 Phân tích Cronbach’s Alpha 31

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 31

3.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 33

3.4.4 Phân tích mô hình cấu trúc SEM 35

3.4.5 TÓMTẮTCHƯƠNG3 37

3.5CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1 NGHIÊNCỨUSƠBỘ 38

4.1.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng 38

4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 38

4.2 NGHIÊNCỨUĐỊNHLƯỢNGCHÍNHTHỨC 38

4.2.1 Kết quả thu thập dữ liệu 38

4.2.2 Thống kê mẫu khảo sát 39

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo với Cronbach’s Alpha 43

4.2.4 Kiểm định các thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 46

4.2.5 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 50

4.2.6 Kiểm định thang đo bằng mô hình cấu trúc (SEM) 55

4.2 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

4.2.1 Kết quả về thang đo 58

4.2.2 Kết quả về mô hình nghiên cứu và các quan hệ 59

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

5.1 KẾT QUẢ CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU 62

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tổng hợp các đặc trưng mối quan hệ người mua-nhà cung cấp (Chen

2017) 15

Bảng 2: Bảng tổng hợp các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu 19

Bảng 3: Thang đo sơ bộ 20

Bảng 4: Tổng hợp số biến quan sát và các kiểu thang đo các khái niệm 28

Bảng 5: Danh sách các nhóm cộng đồng kinh doanh trong ngành thép 29

Bảng 6: Thông tin về thống kê mô tả mẫu khảo sát…… ……39

Bảng 7: Thống kê các biến định tính……… … 41

Bảng 8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha………… …50

Bảng 9: Phân tích nhân tố EFA cho từng thang đo………… ……52

Bảng 10: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo chung…… …54

Bảng 11: Kết quả phân tích CFA cho mô hình nghiên cứu…… …50

Bảng 12: Kết quả kiểm định thang đo – giá trị hội tụ và độ tin cậy 51

Bảng 13: Kết quả kiểm định độ phân biệt của thang đo nghiên cứu 53

Bảng 14: Bảng tổng hợp đánh giá độ phù hợp của mô hình 55

Bảng 15: Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình cấu trúc tuyến tính 56

Bảng 16: Kết quả đánh giá mô hính lý thuyết bằng Bootstrap với mẫu 1000 57

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Hsiao và cộng sự (2002) 12

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Khan và cộng sự (2015) 13

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Luo và cộng sự (2013) 13

Hình 2.4: Mô hình của Ryu và cộng sự (2009) 14

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu (Thọ, 2014) 20

Hình 4.1: Kết quả CFA trên mô hình đo lường 50

Hình 4.2: Kết quả SEM trên mô hình nghiên cứu 55

Hình 4.3: Kết quả mô hình nghiên cứu 59

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

TỔNG QUAN NGÀNH THÉP 1.1

Thép không chỉ là vật liệu xây dựng mà còn là lương thực của các ngành công nghiệp nặng và quốc phòng Ngành thép luôn được Nhà nước xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trong quá trình phát triển đất nước Sự tăng trưởng của ngành thép đi đôi với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và nền kinh tế

Trong những năm gần đây, ngành thép đã có sự phát triển mạnh mẽ về năng lực cũng như công nghệ Một số nhà máy thép có công suất lớn, chất lượng thép cao được đầu tư đi vào hoạt động như Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty CP Gang thép Nghi Sơn, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh… Tình đến năm 2021, năng lực sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp trong nước là 27 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm (Nghiep, 2022)

Với thép xây dựng, năng lực sản xuất trong nước khoảng 14 triệu tấn sẽ đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được một phần nhu cầu xuất khẩu Trong đó, có 42% sản xuất là được sử dụng từ phế liệu thép nhập khẩu; có 58% sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt Hay như thép phục vụ ngành cơ khì, chế tạo, Việt Nam cũng đã sản xuất và đáp ứng được một phần thép cuộn cán nóng HRC, khoảng 8 triệu tấn/năm (Nghiep, 2022)

Còn đối với các loại thép hợp kim, Việt Nam chưa sản xuất được các loại thép đặc biệt

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, ngành công nghiệp thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn Các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là HRC - nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khì chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn (Nghiep, 2022)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2021, sản lượng xuất khẩu sắt thép các loại đạt 13,096 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,795 tỷ USD, tăng 123,4% và nhập khẩu đạt 11,523 tỷ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2020; xuất siêu đạt 272 triệu USD Sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới Chỉ tính riêng xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 đã tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ của năm 2020 Một số thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu thép lớn trong năm 2021 gồm: ASEAN đạt 3,093 tỷ USD chiếm 26,2% tổng kim ngạch, EU đạt 1,866 tỷ USD chiếm 15,98%, Trung Quốc 1,666 tỷ USD chiếm 14,12%, Mỹ đạt 1,365 tỷ USD chiếm 11,57%

Trang 13

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 khiến cho thị trường bất động sản kém sôi động, k m theo đó là hoạt động xây dựng giảm sút, tình hình sản xuất, tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng do giãn cách xã hội, song sản xuất và bán hàng sản phẩm thép các loại vẫn tăng khá do kế thừa kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021 và sự sôi động trở lại ở thị trường xuất khẩu những tháng cuối năm Theo đó, sản xuất thép thô đạt khoảng 23 triệu tấn, tăng 16%; sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16% so cùng kỳ (Hoa, 2022)

Trái ngược với tính hính năm 2021 thí năm 2022, ngành thép đối mặt với nhiều khó khăn hơn Theo số liệu Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố, trong tháng 7/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,252 triệu tấn, giảm 6,19% so với tháng 6/2022 và giảm 12,5% so với cùng kỳ 2021; tiêu thụ thép các loại đạt 1,99 triệu tấn, giảm 11,48% so với tháng trước và giảm 12,1% so với cùng kỳ

Tính chung 7 tháng năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 18,825 triệu tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 17,1 triệu tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2021

Về tính hính xuất khẩu, số liệu cập nhật đến tháng 6/2022 cho thấy, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 860.000 tấn, tăng 15,79% so với tháng trước, nhưng giảm 15,05% so với cùng kí năm 2021 Trị giá xuất khẩu đạt 913 triệu USD, tăng 12,98% so với tháng 5/2022, nhưng giảm 1,08% so với cùng kỳ năm 2021

Tình chung 6 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 4,38 triệu tấn thép giảm 17,49% so với cùng kỳ năm trước Giá trị xuất khẩu đạt 5 tỷ USD tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2021 (Vy, 2022)

Trước những kết quả trái ngược của năm 2021 và 2022, để nắm bắt tốt cơ hội, hạn chế các rủi ro, doanh nghiệp ngành thép cần tiếp tục bám sát thị trường, đặc biệt là củng cố và giữ vững thị phần ở thị trường nội địa, có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện công tác quản trị, thiết lập các chuỗi giá trị để mở rộng ở các thị trường

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1.2

Thép và nguyên liệu cho ngành thép không phải là các hàng hoá đặc biệt nên người mua có thể lựa chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất Tuy nhiên với 50% phôi phải nhập khẩu thì khả năng đàm phán về giá của các doanh nghiệp Việt Nam cũng thấp, hầu như hoàn toàn chịu biến động của giá thị trường thế giới Như vậy có thể thấy áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam ở mức trung bình

Thép được coi là lương thực của mọi ngành công nghiệp Hiện nay chưa có nhiều nguồn tài nguyên hay chất liệu khác để thay thế thép trong xây dựng, chế tạo máy

Trang 14

móc công nghiệp hay trong quốc phòng Vì vậy áp lực về sản phẩm thay thế đối với ngành thép rất ít

Khả năng gia nhập ngành thép của các đối thủ tiềm ẩn cao do chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và những quy định pháp luật của Việt Nam chưa cao Việc tiếp nhận các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện, không có khả năng thẩm định về năng lực vốn cũng như chưa có các quy định rõ ràng về công nghệ và cam kết về môi trường với các dự án Điều này làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của ngành Các doanh nghiệp gia nhập về sau có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có lợi thế về vốn lớn và công nghệ Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn rất cao

Trong khi đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn thể hiện ở các điểm sau:

- Số lượng công ty ngày càng tăng, đặc biệt các công ty có quy mô công suất lớn sắp được thành lập

- Ngành thép là ngành có chi phí cố định cao, do đó các doanh nghiệp có thể tăng lợi thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ giảm được chi phí cố định/sản phẩm, giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác

- Rào cản ra khỏi ngành cao do việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp ngành không mang lại nhiều giá trị kinh tế Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả như trước, làm tăng tình cạnh tranh trong ngành

Hơn thế nữa, khách hàng tiêu thụ thép là các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp, trong đó áp lực từ khách hàng cá nhân không lớn do họ không có nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm và giá cả cũng như khả năng đàm phán giá thấp

Ngược lại, khách hàng doanh nghiệp tạo áp lực lớn do :

- Nguồn cung trên thị trường hiện đã dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2021, toàn ngành thép đã tiêu thụ được 23 triệu tấn thép, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020 Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% giúp Việt Nam giữ vững vị trí nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á (Viet, 2022)

- Họ có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, do đó khả năng đàm phán giá cao, cũng như việc lựa chọn và thay đổi nhà cung cấp dễ dàng

- Khối lượng đặt mua lớn và việc ký được hợp đồng cung cấp dài hạn với họ mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp

Như vậy sức mạnh của nhóm khách hàng này khá cao, tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán để có thể thu hút và giữ chân các khách hàng lớn và truyền thống Việc giảm áp lực với nhóm khách hàng này, tăng cường mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win

Trang 15

relationship) sẽ mang khá nhiều lợi ích với doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Quản lý chuỗi cung ứng là một yếu tố chiến lược quan trọng để tốt hơn đạt được các mục tiêu của tổ chức như khả năng cạnh tranh, dịch vụ khách hàng và tăng lợi nhuận (Gunasekaran và cộng sự, 2001) Nó là được coi là cần thiết cho việc tích hợp nhà cung cấp và khách hàng nhằm mục đìch nâng cao hiệu quả hoạt động (Fawcett và cộng sự, 2008) Hiểu rõ về kết quả thực hiện chuỗi cung ứng có thể giúp cải thiện năng lực kinh doanh tổng thể của cả cấp công ty và cấp ngành vì nó có thể nâng cao sự hiểu biết và hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (Shepherd và Gu¨nter, 2006).Vì vậy, việc phát triển các mô hính và phương pháp tiếp cận để hiểu rõ hơn về kết quả thực hiện chuỗi cung ứng và góp phần tối ưu hóa chuỗi cung ứng là một nhiệm vụ quan trọng và đầy thách thức (Chang và cộng sự, 2011)

Quản lý chuỗi cung ứng đã trở thành thông lệ phổ biến trong các ngành vì nó giải quyết sự hợp tác chiến lược lâu dài, mối quan hệ đối tác giữa nhà cung cấp và người mua, quản lý hậu cần giữa các tổ chức, lập kế hoạch chung và chia sẻ thông tin với nhau Và mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc cải thiện kết quả thực hiện chuỗi cung ứng Đây là một mối quan hệ phức tạp do việc sử dụng nhiều nhà cung cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, thường dẫn đến việc không thể kết nối với các nhà cung cấp nổi tiếng, quá trình giao hàng không hiệu quả (Singh, 2011) Mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp được duy trì khi có ít nhà cung cấp hơn để làm việc cùng (Hald và cộng sự, 2009) Thiết lập và quản lý các mối quan hệ hiệu quả tại mọi mắt xích trong chuỗi cung ứng đang trở thành điều kiện tiên quyết của sự thành công trong kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh ngành thép không thuận lợi

Theo Balfaqih và cộng sự (2016), có rất nhiều nghiên cứu đo lường kết quả thực hiện chuỗi cung ứng được thiết kế riêng cho rất nhiều ngành khác nhau trên thế giới Vì thế, trong nghiên cứu này mở rộng tài liệu đo lường kết quả thực hiện chuỗi cung ứng ngành thép ở Việt Nam

Vì thế, để nhận diện và kiểm chứng các tiền tố về mối liên hệ giữa người mua- nhà

cung cấp đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng ngành thép, đề tài ―Ảnh hưởng của mối liên hệ giữa người mua-nhà cung cấp đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng: Quan điểm của người mua trong ngành thép‖ được hình thành

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3

Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu:

 Đo lường mức độ tác động của mối liên hệ giữa người mua - nhà cung cấp lên kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

 Đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Trang 16

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 1.4

Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu khoa học về mối liên hệ

giữa người mua - nhà cung cấp và kết quả thực hiện chuỗi cung ứng trong ngành

thép

Ý nghĩa quản lý

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ làm tư liệu tham khảo cho các tổ chức, doanh nghiệp về mối liên hệ giữa người mua - nhà cung cấp và kết quả thực hiện chuỗi cung ứng Từ đó, các nhà quản lý sẽ có những chiến lược để nâng cao kết quả thực hiện chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp ngày càng phát triển và đứng vững trong thị trường

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.5

Đối tượng nghiên cứu: 1.5.1

Mối quan hệ giữa người mua - nhà cung cấp và kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Đơn vị phân tích và đối tượng khảo sát: 1.5.2

Đơn vị phân tích: các doanh nghiệp/đại lý/cửa hàng kinh doanh thép với các sản phẩm thép như: thép xây dựng, ống thép, tôn mạ, thép hình

Đối tượng khảo sát là người hiểu rõ các hoạt động giao dịch mua hàng với các công ty thép, cụ thể họ là chủ hay là nhân viên có thâm niên thường xuyên thực hiện các giao dịch mua hàng với các công ty thép

Các doanh nghiệp/đại lý/cửa hàng kinh doanh thường xuyên các sản phẩm của các công ty thép sau: Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á, Nam Kim, Pomina, Tôn Phương Nam, TVP, …

BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.6

Nghiên cứu có bố cục gồm 5 Chương với nội dung được tóm tắt như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương này trính bày lý do hính thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và và bố cục nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này trính bày các cơ sở lý thuyết như chuỗi cung ứng và kết quả thực hiện chuỗi cung ứng; mối quan hệ giữa người mua – nhà cung cấp bao gồm các yếu tố: lòng tin, sự hợp tác, mối quan hệ giữa các cá nhân, giao tiếp và sự phụ thuộc nhà

Trang 17

cung cấp, các khái niệm, tổng quan các mô hình nghiên cứu đi trước, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết tương ứng

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này trính bày quy trính nghiên cứu, thang đo của các khái niệm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp phân tìch dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này trính bày kết quả nghiên cứu định lượng để kiểm chứng thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương này tóm tắt các kết quả chính, những đóng góp và những hạn chế của đề tài nghiên cứu nhằm định hướng cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo

Trang 18

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 1 đã giới thiệu các vấn đề tổng quan về đề tài, lý do hình thành đề tài và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Chương 2 này sẽ giới thiệu về các khái niệm mối quan hệ người mua – nhà cung cấp bao gồm các khía cạnh lòng tin, giao tiếp,mối quan hệ giữa các cá nhân, hợp tác, sự phụ thuộc vào nhà cung cấp; kết quả thực hiện chuỗi cung ứng … Bên cạnh đó, dựa trên các nghiên cứu đã thực hiện, cơ sở lý thuyết của mô hình liên quan đến đề tài để đề xuất mô hình nghiên cứu.

CHUỖI CUNG ỨNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA CHUỖI CUNG 2.1

ỨNG (SUPPLY CHAIN PERFORMANCE)

Theo Asgari và cộng sự (2016) thì thuật ngữ chuỗi cung ứng lần đầu tiên được đặt ra vào năm 1982 Những năm về sau, vấn đề quản lý chuỗi cung ứng ngày càng được quan tâm nhiều hơn với rất nhiều các khía cạnh được tiến hành nghiên cứu và ứng dụng Chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống bao gồm người mua, nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối và người dùng cuối nơi hàng hóa / dịch vụ hoặc vật chất, tài chính và các luồng thông tin kết nối với nhau người tham gia theo cả hai hướng Chuỗi cung ứng tham gia vào toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm, từ thu mua nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, dịch vụ khách hàng và cuối cùng là tái chế và thải bỏ sản phẩm (Guide và cộng sự, 2003) Khái niệm chuỗi cung ứng đã nhận được sự quan tâm đáng kể khi các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau đã chứng kiến những giá trị được tạo ra thông qua sự tích hợp và điều phối cung, cầu và các mối quan hệ nhằm đáp ứng khách hàng trong cách cư xử hiệu quả và có lợi (Simatupang và cộng sự, 2004; Wong và cộng sự, 2005)

Người ta đã lập luận rằng việc đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng có thể tạo điều kiện để hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tích cực đến hành vi của các tác nhân và cải thiện hiệu suất tổng thể của nó (Cheng, 2004)

Kết quả thực hiện chuỗi cung ứng là một vấn đề quan trọng và có nhiều mặt trong quản lý chuỗi cung ứng Đo lường kết quả được định nghĩa là thông tin liên quan đến kết quả của quá trình và sản phẩm, cho phép đánh giá và so sánh liên quan đến mục tiêu, mẫu, kết quả trong quá khứ và với các quá trình và sản phẩm khác (Petrovic-Lazarevic và Sohal, 2002) Điều quan trọng là phải xác định những yếu tố quyết định thúc đẩy sự thành công của chuỗi cung ứng Để đạt được một chuỗi cung ứng hiệu quả, nhiều công ty đã nhận ra tầm quan trọng của việc đánh giá hoạt động và những biện pháp nào nên được sử dụng Các mục tiêu của đo lường kết quả là nâng cao hiệu quả và hiệu suất của chuỗi cung ứng (Beamon, 1999; Gunasekaran và cộng sự, 2001), đồng thời xem xét các mục tiêu tổng thể của chuỗi cung ứng và các thước đo sẽ được áp dụng (Gunasekaran và cộng sự, 2001)

Theo Gunasekaran và cộng sự (2001) các thang đo được xác định là tài chính và phi tài chình được dùng để đánh giá về kết thực hiện của hoạt động chuỗi cung ứng

Trang 19

Thang đo tài chình gồm: tỷ lệ tăng trưởng doanh số và khả năng sinh lời Tỷ lệ tăng trưởng doanh số và khả năng sinh lời, thường được sử dụng làm yếu tố dự báo hiệu quả tài chính (Bourne, 2000; Gales và Blackburn, 1990; Tan và cộng sự, 1999) Tỷ lệ tăng trưởng bán hàng được đo bằng phần trăm thay đổi doanh số hàng năm trong ba năm qua (Gales và Blackburn 1990; Tan và cộng sự, 1998; Tan và cộng sự, 1999) Khả năng sinh lời đề cập đến lợi nhuận bán lẻ trung bình mà nhà bán lẻ có thể kiếm được từ quần áo thể thao Nghiên cứu của Dollinger và Kolchin (1986) cho thấy có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa hoạt động mua hàng và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Thang đo phi tài tài chình: Các biện pháp phi tài chình đặc trưng cho bản chất của tính linh hoạt và dịch vụ khách hàng trong chuỗi cung ứng

Linh hoạt đề cập đến khả năng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn có để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng (Gunasekaran và cộng sự, 2001) Tính linh hoạt là thước đo chình để đánh giá hoạt động của chuỗi cung ứng và thường được coi là phản ứng đối với sự không chắc chắn của môi trường (Beamon, 1999; Suarey và cộng sự, 1991; Vickery và cộng sự, 1999)

Hiệu quả giao hàng: ngày nay, khách hàng đang nâng cao kỳ vọng về dịch vụ của họ liên quan đến thời gian giao hàng ngày càng ngắn (Fawcett và Marnan, 2001) Stewart (1995) kết luận rằng hiệu quả giao hàng là chía khóa đầu tiên cho sự xuất sắc của chuỗi cung ứng và là động lực của sự hài lòng của khách hàng trong quản lý chuỗi cung ứng

Mục đìch chình của dịch vụ khách hàng thước đo là để đo lường cách các nhà cung cấp đang phục vụ (hoặc không phục vụ) các khách hàng (Hausman, 2000)

Còn theo Lee (2007), tin cậy, hiệu quả và linh hoạt là 3 yếu tố để đánh giá kết thực hiện chuỗi cung ứng Hiệu quả và hiệu suất đã được sử dụng làm các chỉ số chính đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng (Beamon, 1999; Holmberg, 2000; Li và cộng sự, 2006; Tan và cộng sự, 1998) Hai chỉ số nổi tiếng là khả năng kiểm soát chi phí và cấu trúc độ tin cậy về kết quả Chỉ báo kiểm soát chi phí bao gồm các hoạt động như chi phì xuất nhập kho, chi phì lưu kho, chi phì lưu giữ hàng tồn kho và tăng vòng quay tài sản Chỉ báo độ tin cậy giải quyết các lĩnh vực như tỷ lệ hoàn thành đơn hàng, lượt hàng tồn kho, lượng hàng an toàn, lượng hàng tồn kho và số lượng yêu cầu bảo hành sản phẩm

MỐI QUAN HỆ NGƯỜI MUA – NHÀ CUNG CẤP (BUYER – 2.2

SUPPLIER RELATIONSHIP)

Quản lý chuỗi cung ứng đã trở thành thông lệ phổ biến trong các ngành vì nó giải quyết liên minh chiến lược lâu dài, quan hệ đối tác giữa nhà cung cấp và người mua, quản lý hậu cần giữa các tổ chức, lập kế hoạch chung, kiểm soát hàng tồn kho và chia sẻ thông tin Và mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tích hợp chuỗi cung ứng Thiết lập và quản lý các mối quan hệ hiệu quả tại mọi mắt xích trong chuỗi cung ứng đang trở thành điều kiện tiên quyết của sự thành công trong kinh doanh Mặc

Trang 20

dù Reid và Plank (2000) cho rằng mối quan hệ mua hàng được coi là một chức năng không đáng kể trong một công ty trong nhiều năm, trong hai thập kỷ qua, người mua – nhà cung cấp mối quan hệ ngày càng được thừa nhận với là một yếu tố quan trọng của quan hệ đối tác chuỗi cung ứng (Fukukawa and Moon, 2004; Paulraj và cộng sự, 2008; Terpend và cộng sự, 2008) Cốt lõi của việc đạt được một chuỗi cung ứng thành công là thông qua việc quản lý hiệu quả các mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp Do đó, để người mua và nhà cung cấp đạt được mối quan hệ bền vững và thành công hơn, cả hai phải nhận ra lợi ích mà họ sẽ thu được từ việc quản lý mối quan hệ như vậy (Ambrose và cộng sự, 2010) Quản lý mối quan hệ đã được nhấn mạnh như một chiến lược để giải quyết các rủi ro tiềm ẩn và nâng cao giá trị giữa nhà cung cấp và khách hàng của họ (Slolecki, 2013; Zineldin, 2000) Theo Khan (2015), trong nghiên cứu ngành sản xuất công nghiệp sản xuất ở Trung Quốc, tác giả khái niệm mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp là mối quan hệ cùng có lợi giữa người mua và nhà cung cấp liên quan đến khía cạnh lòng tin, mối quan hệ cá nhân Năm khìa cạnh nổi bật của mối quan hệ người mua-nhà cung cấp: lòng tin, giao tiếp, mối quan hệ giữa các cá nhân (guanxi), hợp tác và phụ thuộc quyền lực đã được thảo luận trong nghiên cứu của Hsiao (2002) ở chuỗi cung ứng ở các điểm bán lẻ ở Đài Loan Theo Cheng và cộng sự (2017), các khía cạnh đặc trưng cho mối quan hệ người mua và nhà cung cấp trong ngành nhiên liệu sinh học của Mỹ bao gồm như: giao tiếp, lòng tin, sự cam kết, quyền lực

Lòng tin (Trust) 2.2.1

Lòng tin là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì mạng lưới kinh doanh phức tạp và đóng góp vào sự thành công của một công ty trong cộng đồng doanh nghiệp Lòng tin đã được điều tra rộng rãi trong nghiên cứu quản lý (McEvily và cộng sự, 2003; Capaldo, 2014) và một số định nghĩa và phân loại về lòng tin đã được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây (Seppänen và cộng sự, 2007) Sự tin tưởng có thể được định nghĩa là sự sẵn sàng của các đối tác trong quan hệ để nỗ lực, chấp nhận rủi ro và hy sinh một số quyền lực và quyền kiểm soát đối với đối tác khác cho sự thành công của mối quan hệ (Gullett và cộng sự, 2009; Kwon và Suh, 2005; Doney và Canon, 1997; Spekman và cộng sự, 1998; Morgan và Hunt, 1994) Lòng tin được mô tả là ―sự sẵn sàng của một bên dễ bị ảnh hưởng bởi các hành động của bên khác ‖ (Mayer và cộng sự, 1995) Lòng tin là một lực lượng rất mạnh có tác động như vậy về các quyết định, hành động và dẫn đến hiệu quả từ cả bên cung cấp và bên mua Nhiều nghiên cứu cho rằng các mối quan hệ hợp tác dựa trên các hình thức trao đổi quan hệ được đặc trưng bởi mức độ tin cậy cao (Vachon, 2008) Narayanan (2015) nói rằng tác động của sự hợp tác đối với kết quả trong mối quan hệ tìm nguồn cung ứng giữa người mua và nhà cung cấp có thể tích cực, tiêu cực hoặc trung tính tùy thuộc vào mức độ tin cậy Cụ thể, trong mối quan hệ người mua - nhà cung cấp, mức độ tin cậy cao sẽ tạo ra động lực để mở rộng giao tiếp và sẵn sàng chấp nhận rủi ro giữa các công ty đối tác

Trang 21

Giao tiếp (Communication) 2.2.2

Theo cả lý thuyết về chi phí giao dịch và trao đổi xã hội, giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao của mối quan hệ người mua - nhà cung cấp (Ambrose và cộng sự, 2010) Anderson và Narus (1990) định nghĩa giao tiếp là ―sự chia sẻ chính thức cũng như không chình thức thông tin có ý nghĩa và kịp thời giữa các công ty‖ Giao tiếp hiệu quả trong các mối quan hệ kênh có thể nâng cao mức độ phối hợp của các thành viên trong kênh, sự hài lòng, mức độ cam kết và hiệu quả (Goodman và Dion, 2001; Mohr và Nevin, 1990) Giao tiếp là rất quan trọng để duy trì mối quan hệ người mua lâu dài và đạt được hiệu quả cao (Mohr và Nevin, 1990; Morgan và Hunt, 1994) Giao tiếp là nền tảng của hợp tác và là yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện hợp tác chiến lược giữa doanh nghiệp và khách hàng (Seo và cộng sự, 2016) Kết quả cho thấy, ở góc độ ngành hay góc độ công ty ở hai doanh nghiệp tình thì giao tiếp hiệu quả đóng vai trò tăng sự hài lòng của khách hàng trong việc giúp làm giảm thời gian gián đoạn sản xuất khi xảy ra vấn đề Kết quả này chứng thực với công trình nghiên cứu của một số tác giả (Idrissi và cộng sự, 2020; Seo và cộng sự, 2016; Cao & Zhang, 2011; Mohr & Nevin, 1990; Tuten & Urban, 2001) Nghiên cứu của Cao và Zhang (2011) và Seo và cộng sự (2016) hỗ trợ các phát hiện về tần suất giao tiếp ở mức độ giao tiếp thường xuyên có tác động tìch cực đến hiệu quả doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa các cá nhân (Interpersonal Relationship) 2.2.3

Guanxi được định nghĩa là những mối liên hệ cá nhân đặc biệt được ràng buộc bởi một hợp đồng tâm lý ngầm để tuân theo các chuẩn mực xã hội liên quan như mối quan hệ lâu dài, cam kết, sự tin tưởng và nghĩa vụ lẫn nhau (Cheng, 2004; Wang, 2006) Từ "Guanxi" trong tiếng Trung là mô tả cách các cá nhân trong xã hội hình thành một mạng xã hội nơi họ có thể trao đổi các ưu đãi và dịch vụ giữa các đối tác ―Cái tôi‖ này có quan hệ mật thiết với những người khác, và những nhu cầu xã hội của ―cái tôi‖ chỉ có thể được đáp ứng trong mối quan hệ với những người khác và phù hợp với các chuẩn mực xã hội Mối quan hệ hợp tác này có thể là giữa hai cá nhân có địa vị xã hội khác nhau, trong đó người từ bỏ địa vị thấp hơn có thể hưởng lợi từ người kia ở địa vị cao hơn So với các nước phương Tây, Trung Quốc là một xã hội có tính xã hội hóa cao, có xu hướng thể hiện mình lớn hơn Wang Xun (2007) tin rằng trong bối cảnh mà chủ nghĩa cá nhân thịnh hành ở Trung Quốc, các mối quan hệ dày đặc giữa các cá nhân trong tổ chức có tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức

Hợp tác (Cooperation) 2.2.4

Hợp tác là một yếu tố trong đó người mua và nhà cung cấp thực hiện các hoạt động kinh doanh cùng với nhau như một tổ chức chẳng hạn như tính huống giải quyết vấn đề và công việc dự án Anderson và Narus (1990) định nghĩa hợp tác là ―các hành động phối hợp tương tự hoặc bổ sung được thực hiện bởi các công ty trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được các kết quả chung hoặc đơn lẻ với

Trang 22

sự tương hỗ mong đợi theo thời gian Trong quy trính này, người mua và nhà cung cấp chia sẻ các nguồn lực bên trong và bên ngoài về thông tin và nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh Trong trường hợp các công ty không có trụ sở hợp tác và hiểu biết, người mua và nhà cung cấp chỉ theo đuổi lợi nhuận của cá nhân Trên mặt khác, trong hợp tác kinh doanh, cả hai bên sẽ cân nhắc để duy trì mối quan hệ lâu dài cho việc kinh doanh trong tương lai Trong quản lý chuỗi cung ứng, hợp tác là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường Soosay (2008) định nghĩa hợp tác là các hoạt động mang lại lợi ìch đa dạng giữa nhà cung cấp và người mua Ngoài ra, anh ấy nói rằng hợp tác đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng cả hai bên bằng cách tạo ra lợi nhuận và hiệu quả tốt hơn của nguồn lực ban quản lý Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp (Supplier - dependence)

Các công ty thường phụ thuộc vào các đối tác thương mại của họ (Caniëls và Gelderman, 2005) Như đã đề cập bởi Cox (2001), tất cả các mối quan hệ người mua nhà cung cấp đều hoạt động trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp có thể được định nghĩa là mức độ mà nhà cung cấp phụ thuộc vào những người mua lớn về nguồn lực (Kim và Zhu, 2018), đồng thời cũng cho biết mức độ mà nhà cung cấp sẵn sàng thực hiện thay đổi đối với những người mua lớn (Caniels và cộng sự, 2018) Quyền lực đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và các nguồn quyền lực khác nhau có tác động khác nhau đến các mối quan hệ giữa các công ty và kết quả của toàn bộ chuỗi cung ứng (Maloni và Benton, 2000) Do đó, quyền lực của người mua càng lớn, sự phụ thuộc vào nhà cung cấp càng cao (Kim và Zhu, 2018; Caniels và cộng sự, 2018).

Theo Brown (1995) có ba nhân tố cấu thành quyền lực của nhà cung cấp là sức mạnh thông tin của nhà cung cấp, năng lực chuyên gia của nhà cung cấp và quyền năng khen thưởng của nhà cung cấp Sức mạnh thông tin của nhà cung cấp là khả năng nhà cung cấp có thể có được những thông tin hữu ìch, có tác động đến hiệu quả hoạt động của khách hàng (Brown, 1995) Năng lực chuyên gia của nhà cung cấp là nhận thức của khách hàng tin rằng nhà cung cấp sở hữu kiến thức, kỹ năng hoặc chuyên môn mà họ tin rằng sẽ có lợi cho họ (Zhao, Huo, Flynn & Yeung , 2008) Trong các tài liệu hiện có, quyền lực chuyên gia được coi là quyền lực không qua trung gian hoặc không ép buộc (Keith, Jackson & Crosby, 1990; Sahadev, 2005; Johnson, Sakano, Cote & Onzo, 1993; Zhao, Huo, Flynn & Yeung, 2008) Quyền năng khen thưởng thường liên quan đến việc cấp cho bên kia quyền truy cập vào các tài nguyên bổ sung những tài nguyên vượt ra khỏi mức hiện tại đã thoả thuận, chung hoặc dự kiến trong tương lai, để đổi lấy sự tuân thủ các yêu cầu hiện tại (Kaufmann, 2016).

Trang 23

CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.3

Mô hình nghiên cứu của Hsiao và cộng sự (2002) 2.3.1

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Hsiao và cộng sự (2002)

Nghiên cứu này làm rõ 2 mối quan hệ quan trọng: (1) Mối quan hệ giữa người nhà cung cấp với kết quả thực hiện chuỗi cung ứng, (2) Mối quan hệ giữa quá trình mua hàng với với kết quả thực hiện chuỗi cung ứng ở các cửa hàng tiện ích ở Đài Loan

Trang 24

mua-Mô hình nghiên cứu của Khan và cộng sự (2015) 2.3.2

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Khan và cộng sự (2015)

Nghiên cứu này cho thấy rằng cả quan hệ đối tác giữa người mua và nhà cung cấp và tích hợp thông tin đều quan trọng đối với hoạt động chuỗi cung ứng, có tác động đáng kể đến kết quả Đồng thời, thông tin chất lượng và thu thập thông tin theo thời gian thực là một nhiệm vụ khó khăn ví nó liên quan đến nhiều khía cạnh quản lý về cơ chế trao đổi thông tin để hỗ trợ các hoạt động của chuỗi cung ứng liên quan đến hàng hóa / dịch vụ, hàng tồn kho và dòng nguyên liệu vật chất giữa hai bên Những vấn đề phức tạp như vậy chỉ có thể được quản lý khi có mối quan hệ tốt hơn giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng

Mô hình nghiên cứu của Luo và cộng sự (2013) 2.3.3

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Luo và cộng sự (2013)

Trang 25

Nghiên cứu này chỉ ra rằng mối quan hệ người mua - nhà cung cấp có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động cung ứng của công ty Như các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vai trò của mối quan hệ liên hệ chặt chẽ giữa người mua và nhà cung cấp hoặc mối quan hệ đối tác và ảnh hưởng tích cực của nó đối với kết quả thực hiện chuỗi cung ứng trong ngành điện tử ở Hồng Kông Kết quả chỉ ra rằng nếu có mối quan hệ chặt chẽ giữa người mua và nhà cung cấp, thì hoạt động của nhà cung cấp có thể được cải thiện vì quan hệ đối tác chiến lược cho phép việc cung cấp tăng chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng hạn, giúp đạt được kết quả cao hơn

Mô hình của Ryu và cộng sự (2009) 2.3.4

Hình 2.4: Mô hình của Ryu và cộng sự (2009)

Nghiên cứu này đã xác định hai khía cạnh: cấp độ chiến lược và cấp độ vận hành Đầu tiên, thử nghiệm của tác giả đối với mô hình nghiên cứu cho thấy rằng mô hình hợp tác lòng tin - cam kết trong bối cảnh chuỗi cung ứng cũng quan trọng như các biến trung gian giữa tiền tố và kết quả thực hiện chuỗi cung ứng Thứ hai, cấp chiến lược và cấp vận hành ảnh hưởng khác nhau đến cam kết-lòng tin Do đó, nghiên cứu này ủng hộ một phần quan điểm rằng không chỉ một chiến lược hợp tác và các nguồn lực bổ sung, nhưng cũng như khả năng tương thìch về tổ chức, khuyến khích việc tạo niềm tin và thiện chí giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng

Trang 26

Bảng 1: Tổng hợp các đặc trưng mối quan hệ người mua - nhà cung cấp (Chen, 2017)

Các biến

Sự cam kết

- Động lực để ở lại với một nhà cung cấp hoặc khách hàng có giá trị;

- Sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức và nguồn lực cho mối quan hệ

Wilson (1995); Fontenot & Wilson (1997); Morgan & Hunt

Ruyter và cộng sự (2001); Gundlach và cộng sự (1995); Parsons (2002)

Giao tiếp

- Sự chia sẻ chính thức cũng như không chính thức thông tin có ý nghĩa và kịp thời giữa các công ty

Anderson & Narus (1990); Morgan & Hunt (1994); Mohr & Spekman(1994)

Sự hợp tác

- Phối hợp, nỗ lực chung để đạt được mục tiêu chung

Anderson & Narus (1990); Morgan & Hunt(1994);

Sự phụ thuộc quyền lực

- Một đối tác không thể có được các nguồn lực và kết quả giống nhau từ mối quan hệ thay thế; - Tương quan với quyền lực, là khả năng ảnh hưởng đến quyết định hoặc hành động của những người khác

Wilson (1997); De Ruyter và cộng sự (2001); Rinehart và cộng sự (2004)

Xung đột chức năng

Các cơ chế giải quyết xung đột của các đối tác quan hệ

Anderson & Narus (1990); De Ruyter và cộng sự (2001); Gundlach và cộng sự (1995); Mohr & Spekman (1994)

Lòng tin Niềm tin về độ tin cậy và tính chính trực của các đối tác quan hệ

Anderson & Narus (1990); Morgan & Hunt (1994); Ganesan (1994); Ganesan & Hess (1997);

Fontenot & Wilson (1997)

Chi phí Chi phí phát sinh khi một bên Fontenot & Wilson (1997);

Trang 27

chấm dứt mối quan hệ

chấm dứt hợp đồng tìm kiếm một mối quan hệ thay thế;

Morgan & Hunt (1994)

Giá trị được chia sẻ / mục tiêu chung

Mức độ mà các đối tác có chung niềm tin về tầm quan trọng, sự phù hợp của các hành vi, mục tiêu và chính sách nhất định

Wilson (1995); Fontenot & Wilson (1997); Morgan & Hunt (1994)

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.4

Giả thuyết nghiên cứu 2.4.1

Mối quan hệ người mua – nhà cung cấp

Mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tích hợp chuỗi cung ứng Thiết lập và quản lý các mối quan hệ hiệu quả tại mọi mắt xích trong chuỗi cung ứng đã và đang trở thành điều kiện tiên quyết của sự thành công trong kinh doanh

Theo Khan (2015), trong nghiên cứu ngành sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc, tác giả khái niệm mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp là mối quan hệ cùng có lợi giữa người mua và nhà cung cấp liên quan đến khía cạnh lòng tin, mối quan hệ cá nhân Năm khìa cạnh nổi bật của mối quan hệ người mua-nhà cung cấp: lòng tin, giao tiếp, mối quan hệ giữa các cá nhân (guanxi), hợp tác và phụ thuộc quyền lực đã được thảo luận trong nghiên cứu của Hsiao (2002) ở chuỗi cung ứng ở các điểm bán lẻ ở Đài Loan Theo Cheng và cộng sự (2017), các khía cạnh đặc trưng cho mối quan hệ người mua và nhà cung cấp trong ngành nhiên liệu sinh học của Mỹ bao gồm như: giao tiếp, lòng tin, sự cam kết, quyền lực

Văn hóa phương đông có những nét tương đồng Vì thế, nghiên cứu này sẽ tập trung vào các khía cạnh như lòng tin, giao tiếp, mối quan hệ cá nhân (guanxi), sự hợp tác và sự phụ thuộc vào nhà cung cấp cho mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp cho ngành thép ở Việt Nam

Lòng tin

Các tài liệu bổ sung đã nhấn mạnh rộng rãi rằng lòng tin có lợi cho quản lý chuỗi cung ứng và đã chỉ ra rằng niềm tin là một yếu tố dự báo quan trọng về kết quả hoạt động tích cực trong bối cảnh chuỗi cung ứng (Capaldo & Giannoccaro, 2015) Lòng tin đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa người mua và nhà cung cấp để kinh doanh lâu dài Khi một công ty có thể tin tưởng đối tác của mình, thì cả các cuộc đàm phán ban đầu cũng như các cuộc đàm phán về quan hệ hợp tác đang diễn ra đều được giảm bớt.Mối quan hệ tích cực giữa niềm tin và hiệu suất trong chuỗi cung ứng đã được ghi nhận trong một số ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm các ngành công nghiệp ô tô, nội thất, máy tính, in ấn,

Trang 28

linh kiện điện tử và điện như nghiên cứu của Giannoccaro và Capaldo (2015); Kwon (2005); Hsiao (2002); Gunasekara (2021); và đã chứng thực được việc giảm chi phí và cải thiện tính linh hoạt chuỗi cung ứng (Morash và cộng sự, 1996; Handfield và Bechtel, 2002; Laaksonen và cộng sự, 2009; Narasimhan và Nair, 2005) Hơn nữa, lòng tin làm tăng xác suất cho các tổ chức đối tác trao đổi thông tin và tài nguyên kiến thức, tham gia vào các quá trình học tập chung và chia sẻ chi phí phát hiện và khai thác các cơ hội mới, có tác động đáng kể đến hiệu suất (Giannoccaro & Capaldo, 2015) Theo Lin và cộng sự (2005) nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các liên doanh nên được thành lập trên tinh thần tin cậy và cam kết lẫn nhau, do đó tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức, đẩy nhanh các cuộc đàm phán hợp đồng và giảm chi phí giao dịch, do đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tín tin cậy và hiệu quả chuỗi cung ứng.Vì vậy, giả thuyết đề nghị:

H1: Lòng tin tác động tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Giao tiếp

Chia sẻ thông tin là vô cùng quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng, tuy nhiên nếu thông tin được chia sẻ bị sai lệch có thể gây ra xung đột và hiểu lầm giữa các tổ chức, được coi là nguyên nhân dẫn đến nhiều thất bại trong hợp tác (Tuten & Urban, 2001) Vì vậy, để chia sẻ thông tin một cách hiệu quả với khách hàng càng phải chú trọng vào việc giao tiếp qua lại Mohr và Nevin (1990) cho rằng giao tiếp là chất keo gắn kết các đối tác trong chuỗi cung ứng với nhau và là cách thức giúp chia sẻ thông tin hiệu quả Theo cả lý thuyết về chi phí giao dịch và trao đổi xã hội, giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao của mối quan hệ người mua - nhà cung cấp (Ambrose và cộng sự, 2010) Nó được phản ánh trong nhiều lĩnh vực như quản lý chuỗi cung ứng và văn học tiếp thị mối quan hệ như một tiền thân quan trọng cho sự tin tưởng trong bất kỳ mối quan hệ người mua - nhà cung cấp nào (Vijver và cộng sự, 2011) Mối quan hệ chặt chẽ giữa người mua và nhà cung cấp đòi hỏi mức độ giao tiếp thường xuyên và hiệu quả hơn (Chen & Paulra, 2004) để trao đổi thông tin tốt hơn Có rất nhiều công trình nghiên cứu khám phá tác động của yếu tố này đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng Hsiao (2002) đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho rằng giao tiếp có tác động tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng Mohr và Nevin (1990) cho rằng giao tiếp hợp tác có tần suất cao hơn, luồng hai chiều nhiều hơn, các phương thức không chính thức tốt hơn và ảnh hưởng gián tiếp được nâng cao Tần suất đề cập đến số lượng liên lạc giữa các đối tác Định hướng đề cập đến sự chuyển động của giao tiếp lên và xuống trong chuỗi cung ứng (Prahinski & Benton, 2004).Còn (Gunasekara 2021) thì giao tiếp có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Vì vậy, giả thuyết đề nghị:

 H2: Giao tiếp tác động tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Mối quan hệ giữa các cá nhân

Theo Davies và cộng sự (1995), báo cáo rằng những lợi ích rất quan trọng phát sinh từ guanxi chẳng hạn như làm trôi chảy các giao dịch kinh doanh, cung cấp thông tin

Trang 29

và thu thập tài nguyên Các mối quan hệ cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh châu Á và là tiền đề quan trọng để kinh doanh hiệu quả (Ambler và cộng sự, 1999; Yeung và Tung, 1996) Theo Hsiao (2002) cho rằng mối quan hệ cá nhân có tác động tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng Và theo Khan (2015), mối quan hệ giữa các cá nhân là một trong các yếu tố của mối quan hệ người mua – nhà cung cấp có ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng trong ngành sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc.

Vì vậy, giả thuyết đề nghị:

 H3: Mối quan hệ các cá nhân có tác động tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi

cung ứng

Sự hợp tác

Hợp tác giữa các bên trao đổi phản ánh kỳ vọng làm việc cùng nhau để cùng đạt được các mục tiêu chung và cá nhân (Cannon và Perreault, 1999) Theo Ambler và cộng sự (1999) nêu rõ rằng hợp tác tích cực đóng một vai trò trong việc tăng trưởng doanh số xuất khẩu Hsiao (2002) cho rằng hợp tác có tác động tích cực đến hiệu suất chuỗi cung ứng Narayanan (2015) nói rằng tác động của sự hợp tác đối với kết quả trong mối quan hệ tìm nguồn cung ứng giữa người mua và nhà cung cấp có thể tích cực, tiêu cực hoặc trung tính tùy thuộc vào mức độ tin cậy Còn (Gunasekara 2021) thì hợp tác có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Vì vậy, giả thuyết đề nghị:

 H4: Sự hợp tác có tác động tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp

Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp là một khái niệm chính trong mối quan hệ người mua - nhà cung cấp (Cox, 1999; Cox và cộng sự, 2001; Sancha và cộng sự, 2019) Theo Brown và cộng sự (1995) định nghĩa sức mạnh kênh tiếp thị là khả năng của một thành viên kênh (ví dụ nhà cung cấp) kiểm soát biến số quyết định trong chiến lược tiếp thị của một thành viên khác ở một cấp độ phân phối khác (ví dụ nhà bán lẻ) Quyền lực đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và các nguồn quyền lực khác nhau có tác động khác nhau đến các mối quan hệ giữa các công ty và hiệu suất của toàn bộ chuỗi cung ứng (Maloni và Benton, 2000) Theo Hsiao (2002) cho rằng sự phụ thuộc vào nhà cung cấp có tác động tích cực đến kết quả chuỗi cung ứng Còn Gunasekara (2021) thì sự phụ thuộc có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

Vì vậy, giả thuyết đề nghị:

 H5: Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp có tác động tích cực đến kết quả thực hiện

chuỗi cung ứng

Trang 30

Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4.2

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bảng 2: Bảng tổng hợp các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu

H1: Lòng tin có tác động tích cực lên kết quả thực hiện chuỗi cung ứng H2: Giao tiếp có tác động tích cực lên kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

H3: Mối quan hệ giữa các cá nhân có tác động tích cực lên kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

H4: Hợp tác có tác động tích cực lên kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

H5: Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp sẽ có tác động tích cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 2.5

Các khái niệm và cơ sở lý thuyết đã mô tả tổng quan về yếu tố lòng tin, giao tiếp, mối quan hệ giữa các cá nhân, hợp tác, sự phụ thuộc vào nhà cung cấp của mối liên hệ giữa người mua -nhà cung cấp Qua đó, xây dựng được mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết cho đề tài nghiên cứu Chương tiếp theo sẽ mô tả về phương pháp thực hiện nghiên cứu của nghiên cứu

Trang 31

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết Nội dung chính của Chương 3 gồm: quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo, thiết kế mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.1

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu (Thọ, 2014)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2

Nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

Trang 32

Nghiên cứu sơ bộ: nghiên cứu sơ bộ được tiến hành qua hai phương pháp là nghiên

cứu định tình sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định tính sơ bộ là bước nghiên cứu nhằm khám phá, bổ sung và điều

chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu định tình sơ bộ được thực hiện thông qua cách thức phỏng vấn sâu trên một dàn lập sẵn dựa trên các thang đo có sẵn và đã bổ sung, với số lượng tham gia phỏng vấn dự kiến là 10 người là những thành viên tham gia vào giao dịch mua hàng tại các công ty thép Nội dung phỏng vấn sẽ được giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung các biến quan sát, giúp hạn chế các sai sót về ngữ cảnh, cũng như từ ngữ phù hợp với mọi người

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và độ

giá trị của thang đo nhằm điều chỉnh bảng câu hỏi nếu cần trước khi nghiên cứu chính thức Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với số lượng mẫu dự kiến là 77 mẫu (Thọ, 2014)

3.3 THIẾT KẾ THANG ĐO

Các thang đo của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ―Ảnh hưởng của mối liên hệ giữa người mua-nhà cung cấp đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng ở ngành thép‖ đề xuất được kế thừa và hiệu chỉnh từ các thang đo của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây Cụ thể, khái niệm lòng tin từ Ganesan (1994); Noordewier cộng sự (1990);Doney và Cannon (1997); Liu and Wang (2000), Lui (1998), giao tiếp từ Johnson (2003); mối quan hệ giữa các cá nhân từ Ambler (1999), sự hợp tác từ Cannon (1999), phụ thuộc vào nhà cung cấp từ Brown (1995), kết quả thực hiện chuỗi cung ứng từ Koçoğlu và cộng sự (2011); Lee và cộng sự (2007).

Bảng 3: Thang đo sơ bộ

1.Lòng tin (Trust)

1 Decrease transaction costs in an exchange

Ganesan (1994); Noordewier và cộng

Khi có lòng tin với công ty X, doanh nghiệp/đại

Trang 33

relationship sự (1990) lý của tôi giảm được chi phí giao dịch

2 Reduce the risk of

opportunistic behavior Ganesan (1994)

Khi có lòng tin với công ty X, doanh nghiệp/đại lý của tôi giảm thiểu rủi ro của các hành vi cơ hội

5 Facilitate cooperative

Khi có lòng tin với công ty X, doanh nghiệp/đại lý của tôi và họ luôn tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch hợp tác

2.Giao tiếp (Communication)

6

The supplier keeps us informed of new developments (R&D)

Jonsson (2003)

Công ty X luôn thông

nghiệp/đại lý của tôi về những phát triển mới (R&D) của họ?

7

The supplier informs us about delivery problems as soon as they occur

Công ty X luôn thông

nghiệp/đại lý của tôi về các vấn đề giao hàng khi chúng xảy ra

8

The supplier’s sales personnel frequently visit our place of

Nhân viên kinh doanh của công ty X thường xuyên đến cửa hàng kinh

Trang 34

business doanh của doanh nghiệp/đại lý của tôi

9

The supplier frequently discusses new possibilities

with us

Công ty X thường xuyên thảo

luận về các khả năng mới với

doanh nghiệp/đại lý của tôi

10

The supplier give us opportunities to participate in goal setting to enhance performance

Công ty X cho doanh nghiệp/đại lý của tôi cơ hội tham gia vào việc thiết lập mục tiêu để nâng cao kết quả cung ứng

3 Mối quan hệ giữa các cá nhân (Interpersonal Relationship)

11

Prior to this new venture our company had a good working relationship with this local distributor

Ambler (1999)

Trước khi hợp tác với công ty X, tôi đã có mối quan hệ làm việc tốt công ty X

12

Prior to this new venture our company had worked with this distributor

Trước khi hợp tác với công ty X, tôi đã làm việc với công ty X

13

Prior to this new venture a key person in our firm had good connections with a key person at the distributor firm

Trước khi hợp tác với công ty X, một người chủ chốt trong doanh nghiệp/đại lý của tôi đã có mối quan hệ tốt với một người chủ chốt ở công ty X

4.Sự hợp tác (Cooperation)

14 No matter who is at

fault, problems are Cannon (1999)

Bất kể ai có lỗi, vấn đề là trách nhiệm chung của doanh nghiệp/đại lý của

Trang 35

joint responsibilities tôi và công ty X

15

One party will not take advantage of a strong bargaining position

Công ty X và doanh nghiệp/đại lý của tôi đều có vị thế thương lượng như nhau

16

Both sides are willing to make cooperative changes

Cả công ty X và doanh nghiệp/đại lý của tôi đều sẵn sàng thực hiện các thay đổi hợp tác

17 We must work together to be successful

Công ty X và doanh nghiệp/đại lý của tôi tôi phải làm việc cùng nhau để thành công

18

We do not mind blowing each other favors

Công ty X và doanh nghiệp/đại lý của tôi không ngại thổi phồng nhau

5 Phụ thuộc nhà cung cấp (Supplier - dependence) a Sức mạnh thông tin của nhà cung cấp

(Supplier’s Use of Information Power)

19

The information the manufacturer provided us made sense

Brown (1995)

Thông tin công ty X cung cấp cho doanh nghiệp/đại lý của tôi có ý nghĩa

20

The manufacturer often had more information than we did

Công ty X thường có nhiều thông tin hơn doanh nghiệp/đại lý của tôi

21

The manufacturer convinced us that it made sense to follow their suggestions

Công ty X đã thuyết phục doanh nghiệp/đại lý của tôi rằng việc làm theo đề xuất của họ là hoàn toàn hợp lý

Trang 36

22

We went along with what the manufacturer wanted last year

information they provided was very convincing

Doanh nghiệp/đại lý của tôi làm theo những gì công ty X vì thông tin họ cung cấp rất thuyết phục

b Sức mạnh chuyên gia của nhà cung cấp (Supplier’s Use of Expert Power)

23

We trusted the manufacturer’s

judgment

Brown (1995)

Doanh nghiệp/đại lý của tôi tin tưởng vào đánh giá của công ty X

24

The people in the manufacturer’s

organization knew what they were doing

Những người của công ty X

biết họ đang làm gí

25

We usually got good advice from the manufacturer

Doanh nghiệp/đại lý của tôi thường nhận được lời khuyên tốt từ công ty X

26

The manufacturer had specially trained people who really knew what had to be done

Công ty X đã có những đào tạo đặc biệt để mọi người thực sự biết phải làm gì

c Sức mạnh khen thưởng của nhà cung cấp ( Supplier’s Use of Reward Power)

27

We believed that we could get some needed help from the manufacturer by agreeing to their requests

Brown (1995)

Doanh nghiệp/đại lý của tôi có thể nhận được một số trợ giúp cần thiết từ công ty X khi đồng ý với yêu cầu của họ

28

We felt that by going along with the manufacturer, we

Doanh nghiệp/đại lý của tôi cảm thấy rằng nếu đồng hành cùng công ty

Trang 37

would have been favored on some other occasions

X, chúng tôi sẽ được ưu ái hơn trong một số trường hợp

29

By going along with the manufacturer’s requests, we avoided some of the problems other dealers face

Khi thực hiện theo yêu cầu của công ty X, doanh nghiệp/đại lý của tôi đã tránh được một số vấn đề mà các đại lý khác gặp phải

6 Kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng (Supply chain performance)

a.Kết quả thực hiện về tin cậy (Reliability Performance)

sự (2007)

Công ty X cung cấp các sản phẩm có độ tin cậy

nghiệp/đại lý của tôi

Công ty X cung cấp các sản phẩm có chất lượng

nghiệp/đại lý của tôi

32

Our firm and supply chain partners have helped each other to improve product quality

Công ty X và doanh nghiệp/đại lý của tôi đã giúp nhau cải thiện chất lượng sản phẩm

b.Kết quả thực hiện về hiệu quả (Efficiency Performance)

Koçoğlu và cộng sự (2011); Lee và cộng

sự (2007)

Khi hợp tác với công ty X, doanh nghiệp/đại lý của tôi giảm được chi phí vận chuyển (đầu vào và đầu ra)

34

Our firm with supply chain partners reduces warehousing

and inventory holding

Khi hợp tác với công ty X, doanh nghiệp/đại lý của tôi giảm được chi phì lưu kho và lưu giữ

Trang 38

costs hàng tồn kho

35

Our firm with supply chain partners meets on-time delivery requirements for all product

Công ty X luôn giao hàng đúng hạn cho doanh nghiệp/đại lý của tôi

c Kết quả thực hiện về linh hoạt (Flexibility Performance)

sự (2007)

Công ty X cung cấp cho doanh nghiệp/đại lý của tôi nhiều chủng loại sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả

37

Our firm with supply chain partners meets different customer volume requirements efficiently

Công ty X luôn cung cấp đủ số lượng sản phẩm khi doanh nghiệp/đại lý của tôi yêu cầu

38

Our firm with supply chain partners has short customer

response time as comparison to industry

Công ty X luôn phản hồi nhanh chóng các yêu cầu và khiếu nại của doanh nghiệp/đại lý của tôi Mô hình nghiên cứu hiện tại có 6 thang đo gồm 10 khái niệm và 38 biến quan sát:

Lòng tin (TR), Giao tiếp (CO), Mối quan hệ giữa các cá nhân (IR), Sự hợp tác (COO), Sức mạnh thông tin của nhà cung cấp (SIP), Năng lực chuyên gia của nhà cung cấp (SEP), Quyền năng khen thưởng của nhà cung cấp (SRP), Kết quả thực hiện về tin cậy (RP), Kết quả thực hiện về hiệu quả (EP), Kết quả thực hiện về linh hoạt (FP).

Nghiên cứu sơ bộ định tình được thực hiện phỏng vấn trực tiếp với 10 người có tham gia vào các hoạt động mua hàng tại các công ty thép Mục đìch nghiên cứu sơ bộ định tình là để kiểm tra lại thang đo có phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam cũng như người được khảo sát có hiểu hết ý nghĩa bảng câu hỏi để trả lời cho chính xác nhất

Như vậy tổng số biến từ thang đo ban đầu là 38 biến, sau quá trình phỏng vấn định tình sơ bộ tổng biến quan sát vẫn là 38 không có sự thay đổi Có 11 biến đã được

Trang 39

điều chỉnh, bổ sung về từ vựng để phù hợp với người khảo sát hơn Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính chi tiết ở phụ lục 3

Bảng 4: Tổng hợp số biến quan sát và các kiểu thang đo của các khái niệm

nhà cung

cung ứng

Kết quả thực hiện về tin cậy 3 Kết quả thực hiện về hiệu

Phương pháp phân tìch dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tìch nhân tố khám phá và phân tìch hồi quy Theo Hair và cộng sự (1998) thí quy luật tổng quát cho c mẫu tối thiểu trong phân tìch nhân tố khám phá (EFA) là gấp năm lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tìch hồi quy đa biến cũng gấp năm lần số biến quan sát Theo Hoelter (1983), kìch thước mẫu tới hạn phải là 2000 mẫu Theo phương pháp ước lượng ML (Maximum

Trang 40

Likelihood) thí kìch thước mẫu tối thiểu là 100 – 150 mẫu.Trong nghiên cứu này có 38 biến quan sát, vậy kìch thước mẫu ước lượng tối thiểu sẽ là N>= 5n =38*5 = 190 (trong đó: n là biến quan sát) Để kìch thước mẫu đủ lớn, và đảm bảo sai số trong nghiên cứu (c mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thí độ tin cậy của nghiên cứu càng cao), tác giả chọn c mẫu là 400 mẫu

Phương pháp lấy mẫu 3.3.2

Phương pháp được chọn là phương pháp lấy mẫu thuận tiện Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện, nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử mẫu nào mà họ tiếp cận được

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là các khách hàng kinh doanh thép tại Việt Nam (được liệt kê chi tiết theo Bảng bên dưới và có thể bổ sung thêm trong quá trình thu thập các bảng trả lời được phản hồi)

Bảng 5: Danh sách các nhóm cộng đồng kinh doanh trong ngành thép

STT Nhóm cộng đồng

https://www.facebook.com/groups/1257468047713845

3 Hiệp hội sắt thép Việt Nam

https://www.facebook.com/groups/278296456573880

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN