Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
LUẬNVĂN:Pháttriểnnguồnlựcconngườitrongsựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóaởtỉnhBếnTre MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước có nền kinh tế pháttriển đang diễn ra gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh này, phần chiến thắng sẽ thuộc về quốc gia có nguồnlựcconngười chất lượng cao, có khả năng sáng tạo và chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức khoa học tiên tiến. Vì vậy, pháttriển NLCN luôn được đặt ở vị trí trung tâm hàng đầu trong chiến lược pháttriển của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang tiến hành côngnghiệp hóa. Quá trình pháttriển kinh tế-xã hội nước ta diễn ra khi cuộc cách mạng khoa học- công nghệ trên thế giới đã đạt tới đỉnh cao. Điều kiện lịch sử này cho phép chúng ta có thể và cần phải vận dụng tiến bộ KH-CN để có cơ hội pháttriển nhanh CNH, HĐH đất nước theo con đường rút ngắn. Từ thực tế đó, khi bước vào thời kỳ CNH, HĐH, Đảng ta xác định: “Lấy việc phát huy nguồnlựcconngười làm yếu tố cơ bản cho sựpháttriển nhanh và bền vững” [17, tr.85]. Sựnghiệp CNH, HĐH ở nước ta không đơn giản chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm đưa xã hội pháttriển lên một trạng thái mới về chất, do đó, đòi hỏi phải có NLCN mạnh về số lượng, pháttriển cao về chất lượng, thật sự là động lực cho sựpháttriển nhanh và bền vững. Từ nhận thức đó, Đảng ta khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồnlực to lớn của conngười Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc côngnghiệphóa,hiệnđại hóa” [17, tr.21]. Hiện nay, pháttriển NLCN, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đang là một trong những hướng ưu tiên và là khâu đột phá để thực hiện thành côngsựnghiệp CNH, HĐH và đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. BếnTre là tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, được hợp thành bởi ba cù lao lớn. Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ngườiBếnTre đã “Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt Ngụy”. Nhưng trongcông cuộc xây dựng quê hương, mặc dù tiềm năng kinh tế, xã hội có thể nói không thua kém các tỉnh bạn bao nhiêu, nhưng nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của BếnTre vẫn chưa vươn lên ngang bằng với các tỉnhtrong khu vực. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ tỉnhBếnTre chỉ rõ: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế đối với tỉnh ta so với các tỉnhtrong khu vực đồng bằng sông Cửu Long là điều mà chúng ta quan tâm nhất” [22, tr.44]. Trong những năm gần đây, nhờ biết khai thác thế mạnh kinh tế thuỷ sản và kinh tế vườn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của BếnTre đã đạt mức tăng trưởng khá (giai đoạn 2000-2004, bình quân tăng 8,7%/năm). Tuy nhiên, so với các tỉnhtrong khu vực và cả nước, BếnTre vẫn là tỉnh có tốc độ pháttriển chậm, đặc biệt là quá trình CNH, HĐH diễn ra với quy mô nhỏ bé và chậm chạp. Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của mình, gần đây, BếnTre đã bắt đầu quan tâm pháttriển NLCN của tỉnh và đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu. Nhưng đến nay, nhiều tiềm năng to lớn, nhất là tiềm năng conngười của Bến Tre, vẫn chưa được khai thác có hiệu quả và chưa chuyển hóa thành nội lực cho sựpháttriển nhanh và bền vững, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của quá trình CNH, HĐH ởBến Tre. Đây là một trong những nguyên nhân chính cản trở sựpháttriển kinh tế-xã hội của tỉnh. Do đó, việc nghiên cứu khoa học nhằm “Phát triểnnguồnlựcconngườitrongsựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóaởtỉnhBến Tre” là vấn đề đang đặt ra cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với tiến trình pháttriển của BếnTretrong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, NLCN và pháttriển NLCN là vấn đề đã được đề cập nghiên cứu ở nhiều mức độ và góc độ khác nhau. Nhiều công trình đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về NLCN, về GD-ĐT, về nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả NLCN, đáng chú ý là những công trình sau: - “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu côngnghiệphóa,hiệnđạihóa đất nước” do PTS. Mai Quốc Chánh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. - “Phát triểnnguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của PGS. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện Kinh tế thế giới), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Quyển sách đã giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lựcở một số nước trên thế giới dưới tác động của GD-ĐT, đồng thời nêu bật vai trò của GD-ĐT trong việc pháttriểnnguồn nhân lựcở Việt Nam. - “Nguồn lực trí tuệ trongsựnghiệp đổi mới ở Việt Nam”, của TS. Bùi Thị Ngọc Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Tác giả đã phân tích rõ vị trí, vai trò, chức năng của nguồnlực trí tuệ - bộ phận trung tâm, làm nên chất lượng và sức mạnh ngày càng tăng của NLCN và là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồnlực trí tuệ Việt Nam trongcông cuộc đổi mới và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - “Sử dụng hiệu quả nguồnlựcconngườiở Việt Nam” của TS. Nguyễn Hữu Dũng, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội, 2003. Tác giả đã trình bày có tính hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố, sử dụng NLCN trongpháttriển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; đồng thời đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả NLCN trongpháttriển kinh tế-xã hội ở nước ta. Vấn đề conngười và NLCN cũng là đề tài nghiên cứu của một số luận văn, luận án, đáng chú ý như: Luận án tiến sĩ: “Nguồn lựcconngườitrong quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa đất nước” của tác giả Đoàn Văn Khái (2000); Luận án tiến sĩ: “Phát huy nguồnlực thanh niên trongsựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóaở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh (1999); Luận văn thạc sĩ: “Phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao trongsựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóaởtỉnh Quảng Ninh hiện nay” của tác giả Vũ Thị Phương Mai (2004) Nhìn chung, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu làm rõ các vấn đề về NLCN, nguồnlực thanh niên, nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của những nguồnlực này trongsựnghiệp CNH, HĐH. Qua phân tích thực trạng, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp để phát huy, pháttriển những nguồnlực này trong thời gian tới. Ngoài ra, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã có những công trình, bài viết về vấn đề NLCN và đã được đăng tải trên các tạp chí, các kỷ yếu khoa học… Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về pháttriển NLCN ởtỉnhBến Tre. Việc đánh giá đúng thực trạng NLCN làm cơ sở thực tiễn quan trọng để tìm ra những phương hướng, giải pháp pháttriển và sử dụng hữu hiệu NLCN vẫn là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, nhất là từ góc độ chính trị - xã hội và từ thực tiễn của một tỉnh như Bến Tre. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu Trên cơ sở làm rõ thực trạng NLCN của tỉnhBếnTre và xu hướng vận động cơ bản của nó, luận văn xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm pháttriển NLCN trongsựnghiệp CNH, HĐH ởtỉnhBếnTretrong thời gian tới. Nhiệm vụ - Làm rõ quan niệm về NLCN và tính tất yếu của việc pháttriển NLCN trong quá trình CNH, HĐH đất nước. - Khảo sát và phân tích thực trạng NLCN và pháttriển NLCN ởBếnTrehiện nay, trên cơ sở đó dự báo một số xu hướng vận động cơ bản của nguồnlực này trong thời gian tới. - Xây dựng hệ thống quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm pháttriển NLCN ởBếnTretrong thời kỳ CNH, HĐH. Phạm vi nghiên cứu Từ góc độ chính trị-xã hội, đề tài nghiên cứu quá trình pháttriển NLCN ởtỉnhBếnTre từ năm 1996 đến nay và tập trung chủ yếu ởlực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế thường xuyên) của tỉnh. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài Luận văn được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về conngười và NLCN, kết hợp với chủ trương, chính sách của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnhBến Tre… về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, những công trình nghiên cứu gần đây về vấn đề này được tác giả quan tâm, coi trọng nghiên cứu và kế thừa. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, lôgic lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê… để nghiên cứu vấn đề pháttriển NLCN ởtỉnhBếnTre dưới góc độ chính trị - xã hội. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thực trạng NLCN và pháttriển NLCN ởtỉnhBếnTretrongsựnghiệp CNH, HĐH hiện nay. - Luận văn đề xuất một hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm pháttriển NLCN phục vụ sựnghiệp CNH, HĐH ởBếnTretrong những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận của luận văn Những quan điểm, những kết luận và những kiến nghị của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề NLCN nói chung, cũng như vấn đề pháttriển NLCN ởtỉnhBếnTre nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Những kết quả đạt được của luận văn có thể là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để các cấp lãnh đạo, các ngành của tỉnhBếnTre tham khảo trong quá trình hoạch định các chủ trương, chính sách pháttriển NLCN của tỉnhtrongsựnghiệp CNH, HĐH. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 NGUỒNLỰCCONNGƯỜITRONGSỰNGHIỆPCÔNGNGHIỆPHÓA,HIỆNĐẠIHÓA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNGNGHIỆPHÓA,HIỆNĐẠIHÓAỞTỈNHBẾNTRE 1.1. NGUỒNLỰCCONNGƯỜI VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁTTRIỂNNGUỒNLỰCCONNGƯỜITRONGSỰNGHIỆPCÔNGNGHIỆPHÓA,HIỆNĐẠIHÓA ĐẤT NƯỚC 1.1.1. Quan niệm về nguồnlựcconngười và pháttriểnnguồnlựcconngười Quan niệm về nguồnlựcconngười “Nguồn lựccon người” hay “nguồn nhân lực” là một khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét nhân tố conngười với tư cách là nguồnlực cơ bản thúc đẩy pháttriển kinh tế-xã hội. Ngày nay, để pháttriển nhanh và bền vững, bất cứ quốc gia nào cũng cần phải xác định đúng đắn và huy động có hiệu quả tất cả các nguồn lực. Những thành tựu to lớn mà loài người đạt được trong quá trình pháttriển chính là do conngười biết khơi dậy và phát huy tổng hợp các nguồn lực. Trong toàn bộ các nguồnlực của pháttriển thì NLCN được xác định là quan trọng nhất, là nguồnlực của mọi nguồn lực. Trong vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề NLCN đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, những nghiên cứu về NLCN đã đạt những thành tựu đáng kể, đưa lại những quan niệm ngày càng đầy đủ và đúng đắn về NLCN. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy, quan niệm về NLCN khá đa dạng, được đề cập trên nhiều góc độ, theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Trong lý luận về lực lượng sản xuất, conngười được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và pháttriển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó, quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Trong lý luận về “vốn”, conngười được đề cập đến như một loại vốn (“vốn người”, “tư bản người”), một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Từ cách tiếp cận này, Ngân hàng Thế giới cho rằng: NLCN được hiểu là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất kinh doanh hay một hoạt động nào đó. Ở đây, NLCN được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác như tiền, tài nguyên thiên nhiên… Đầu tư cho conngười giữ vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở chắc chắn cho sựpháttriểnbền vững. Dựa trên cách tiếp cận này, Liên hợp quốc cho rằng NLCN là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của conngười có quan hệ tới sựpháttriển của đất nước. NLCN ở đây được xem xét chủ yếu ở chất lượng conngười và vai trò, sức mạnh của nó đối với sựpháttriển xã hội. Ở nước ta khái niệm NLCN được sử dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các Từ điển Tiếng Việt chưa thấy đưa ra định nghĩa “Nguồn lựccon người”. Dù vậy, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về NLCN, về nguồn nhân lực. Giáo sư Viện sĩ TS. Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nguồn lựcconngười là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất” [25, tr.328]. Giáo sư TS. Hoàng Chí Bảo cũng cho rằng: “Nguồn lựcconngười là sự kết hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng hiệu quả hoạt động và triển vọng mới pháttriển của con người” [4, tr.14]. Ngoài thể lực và trí lực, theo tác giả "cái làm nên nguồnlựcconngười là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tòi, sáng tạo” [4, tr.15]. Xét theo ý nghĩa đó, NLCN bao hàm trong đó toàn bộ sự phong phú, sự sâu sắc, đổi mới thường xuyên các năng lực trí tuệ, năng lực thực hành, tổ chức và quản lý… Trong quan niệm này, tác giả nhấn mạnh đến kết cấu bêntrong của NLCN. Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: Nguồnlựcconngười là quý báu nhất Nguồnlực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiệnđại [18, tr.9]. Quan niệm này nêu lên một cách toàn diện những yếu tố cần có của người lao động với tư cách là nguồn lao động - nguồnlực quan trọng nhất của quốc gia. Trong dịp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp, các nhà KH-CN các tỉnh, thành phố phía Bắc, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: “Nguồn lựcconngười bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta” [32, tr.2]. Từ một số cách tiếp cận và những nội dung đã dẫn trên, có thể hiểu: Nguồnlựcconngười là phạm trù dùng để chỉ số dân, cơ cấu dân số, đặc biệt là chất lượng người với tất cả những tiềm năng, năng lực và phẩm chất làm nên sức mạnh của nó trongsựpháttriển xã hội. Với cách hiểu này, khái niệm “nguồn lựccon người” có nội dung rộng, đề cập đến những mặt cơ bản sau: Thứ nhất, “nguồn lựccon người” được biểu hiện ra là người lao động, là lực lượng lao động (số ngườitrong độ tuổi lao động, có khả năng lao động), là nguồn lao động (đội ngũ lao động hiện có và sẽ có). Nói đến NLCN còn nói đến quy mô dân số và tốc độ tăng dân số trong một thời kỳ nhất định của một quốc gia, một địa phương. Thứ hai, “nguồn lựccon người” phản ánh cơ cấu dân cư, nhất là cơ cấu lao động trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế… Thứ ba, “nguồn lựccon người” chủ yếu nói lên chất lượng dân số, đặc biệt là chất lượng của lực lượng lao động tronghiện tại và tiềm năng trong tương lai. Thứ tư, “nguồn lựccon người” còn bao hàm cả sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố nội tại cấu thành nó cũng như sự tác động qua lại giữa NLCN với các nguồnlực khác và với môi trường xung quanh. Đồng thời, nó còn nói lên sự biến đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu dân cư và lực lượng lao động. Thứ năm, “nguồn lựccon người” còn chỉ ra rằng: conngười được xem xét với tư cách là một nguồn lực, nguồnlực nội tại, cơ bản trong hệ thống các nguồnlực của sựpháttriển xã hội. Sức mạnh của NLCN thể hiệnở sức mạnh của thể lực, trí lực, niềm tin, ý chí… ởsự thống nhất biện chứng giữa sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng, không chỉ có tronghiện tại mà cònở dạng tiềm năng. Như vậy, nói đến NLCN và vai trò của nó phải xem xét conngười với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình pháttriển kinh tế-xã hội. Là chủ thể bởi conngười khai thác, sử dụng các nguồnlực khác, hơn nữa còn tạo ra nguồnlực mới cho sự tồn tại và pháttriển xã hội. Là khách thể, conngười trở thành đối tượng được khai thác, cả về trí lực và thể lực cho mục tiêu pháttriển xã hội. Với ý nghĩa đó, conngười vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các quá trình pháttriển kinh tế-xã hội. Bên cạnh khái niệm “nguồn lựccon người”, các khái niệm “nguồn nhân lực”, “tài nguyên con người” cũng được sử dụng phổ biến. Theo một số tác giả thì đây là những khái niệm đều được dịch từ cụm từ Human Resources. Theo TS. Đoàn Văn Khái thì trong thực tế, khái niệm “nguồn nhân lực” ngoài nghĩa rộng được hiểu như “nguồn lựccon người”, thường còn hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động, có khi còn được hiểu là lực lượng lao động. Khái niệm “tài nguyên con người” được sử dụng với ý nhấn mạnh phương diện khách thể của con người, coi conngười như một nguồn tài nguyên, một loại của cải quý giá, cần được khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả, nhất là nguồn tiềm năng trí tuệ trong đó [10, tr.253]. Ngoài ra, còn có thể hiểu một cách đầy đủ hơn về NLCN thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa NLCN với các nguồnlực khác và cấu trúc của nguồnlực này. Mối quan hệ giữa nguồnlựcconngười với các nguồnlực khác Trong mối quan hệ với các nguồnlực khác, NLCN được xem như nguồnlực cơ bản và quyết định các nguồnlực khác cũng như quyết định đối với sựpháttriển kinh tế-xã hội. NLCN là nguồnlực của mọi nguồn lực. Khẳng định vai trò quyết định của NLCN đối với sựpháttriển kinh tế-xã hội, điều đó không có nghĩa là tách NLCN một cách biệt lập với các nguồnlực khác. Ngược lại, khi khẳng định NLCN đóng vai trò quyết định thì điều đó có nghĩa là đã đặt trên cơ sở và trong mối quan hệ với các nguồnlực khác. Sựpháttriển nhanh chóng của mỗi quốc gia, dân tộc, nhất là sự thành công của quá trình CNH, HĐH đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, cần phải có nhiều nguồn lực. Các nguồnlực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý thuận lợi… đều vô cùng quan trọng, thiếu chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng [...]... của tỉnhtrong những năm tới, trước hết cần phải xác định rõ đặc điểm của CNH, HĐH cũng như chỉ ra những yêu cầu cơ bản về pháttriển NLCN ởtỉnhBếnTrehiện nay 1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNGNGHIỆPHÓA,HIỆNĐẠIHÓAỞTỈNHBẾNTRE VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ PHÁTTRIỂNNGUỒNLỰCCONNGƯỜIBẾNTRE 1.2.1 Đặc điểm của côngnghiệphóa,hiệnđạihóaởtỉnhBếnTre Cũng như nhiều địa phương trong vùng, Bến Tre. .. về phát triểnnguồnlựcconngười trong sựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóaởtỉnhBếnTreCôngnghiệphóa,hiệnđạihóa tự bản thân nó luôn đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu và chất lượng NLCN với những năng lực và phẩm chất cần thiết Sựnghiệp CNH, HĐH ởBếnTretrong điều kiện còn nhiều khó khăn, trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô, tốc độ nhỏ bé, chậm chạp, vì thế, phát triển. .. của conngười Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc côngnghiệphóa,hiệnđạihóa [17, tr.21] Tổng kết thực tiễn 15 năm đổi mới và nghiên cứu lý luận, một lần nữa trong Nghị quyết Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: Conngười và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sựpháttriển đất nước trong thời kỳ côngnghiệphóa,hiệnđạihóa [19, tr.201] Vì vậy, Pháttriển mạnh nguồn lựccon người. .. pháttriểnconngười nhấn mạnh đến mục tiêu hơn là phương tiện của sựpháttriển Mục tiêu của sựpháttriển không chỉ là pháttriển xã hội mà chính là pháttriểnconngười Bởi vì, trong xã hội hiện đại, sựpháttriển xã hội chưa hẳn đã đồng nghĩa với sựpháttriểnconngười Thực tế cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, xã hội pháttriển cao nhưng conngười lại bị quên lãng, không được quan tâm Ở những... của pháttriển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép conngười được hưởng cuộc sống lâu dài, khoẻ mạnh và sáng tạo” [26, tr.140] Pháttriểnconngười - là quan điểm về phát triển, trong đó lấy conngười làm trung tâm Đó là pháttriển của con người, vì conngười và do conngườiPháttriển của conngười có nghĩa là đầu tư vào pháttriển tiềm năng của conngười như giáo dục, y tế, kỹ năng… để con. .. nhất, sựpháttriển của nông nghiệp có mối quan hệ tương hỗ với sựpháttriển của côngnghiệp và dịch vụ Trong mối quan hệ đó, côngnghiệp hỗ trợ đắc lực và phục vụ cho nông nghiệppháttriển theo hướng CNH, HĐH Đảng ta đã chỉ rõ: Pháttriểncông nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho côngnghiệphóa,hiệnđạihóa nông nghiệp, nông thôn” [20, tr.94] Trong những... conngườiTrongsựnghiệp đổi mới và thực hiện CNH, HĐH đất nước, quan niệm coi conngười là “vừa là mục tiêu,vừa là động lực của sựpháttriển kinh tế-xã hội đã trở thành quan niệm phổ biến Pháttriển NLCN được coi là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong chiến lược pháttriển kinh tế-xã hội của đất nước Bởi vì, conngười là động lực cơ bản của sựnghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay Động lực của sự nghiệp. .. khâu đột phá đưa BếnTre vượt qua nguy cơ tụt hậu hiện nay Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂNNGUỒNLỰCCONNGƯỜIỞTỈNHBẾNTRE VÀ NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NÓ Pháttriển NLCN là yêu cầu cấp bách trong quá trình CNH, HĐH ởtỉnhBếnTre Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế -xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa,conngườiBếnTre có những nét đặc thù riêng nên đã ảnh hưởng đến quy mô,... trong đó pháttriển NLCN thuộc phạm trù pháttriểnconngười Thuật ngữ phát triểnconngười được sử dụng từ lâu trong các ngôn ngữ khác nhau Nhưng phải đến năm 1990, khái niệm pháttriểnconngười (Human Development) mới xuất hiệntrong báo cáo về phát triểnconngười (HDR) được Chương trình pháttriển của Liên hợp quốc (UNDP) công bố Theo UNDP “Của cải đích thực của một quốc gia là conngười của... khác nhau Pháttriển NLCN hay pháttriểnnguồn nhân lực, hoặc pháttriểnnguồn tài nguyên người là những cách dịch khác nhau từ cụm từ Human Resources Development - HRD Khái niệm này hình thành và pháttriển từ những năm 70 của thế kỷ trước, dựa trên quan niệm mới của Liên hợp quốc về pháttriển và vị trí conngườitrongpháttriển Liên hợp quốc sử dụng khái niệm phát triểnnguồnlựcconngười theo . BẾN TRE 1.1. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1.1.1. Quan niệm về nguồn lực con người và phát. lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẾN. LUẬN VĂN: Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cuộc