Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 120 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
120
Dung lượng
865,2 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRẦN VIẾT DƢƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRẦN VIẾT DƢƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÁI SƠN HÀ NỘI - 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15 1.1. Tính tất yếu của phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay 15 1.1.1. Một vài quan niệm về nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người 15 1.1.2. Tính tất yếu phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta 23 1.2. Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay 35 1.2.1. Dân số và cơ cấu độ tuổi lao động 35 1.2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 40 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƢỜI Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 46 2.1. Thực trạng phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc 46 2.1.1. Điều kiện lịch sử - tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc 46 2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 54 2.2. Chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 71 2.3. Phương hướng và giải pháp cơ bản phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015 83 2.3.1. Phương hướng phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015 83 2.3.2. Giải pháp cơ bản phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015 92 KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 3 BẢNG QUY ƢỚC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam ĐH, CĐ: Đại học, cao đẳng HĐND: Hội đồng nhân dân LLSX: Lực lượng sản xuất NQTU: Nghị quyết Tỉnh ủy NNL: Nguồn nhân lực TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TTGDTX: Trung tâm Giáo dục thường xuyên TW: Trung ương UBND: Uỷ ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Vấn đề con người, bản chất con người, nguồn lực con người luôn được các nhà tư tưởng trong lịch sử triết học quan tâm nghiên cứu. Trong triết học Mác- Lênin, vấn đề con người, bản chất con người và giải phóng con người được coi là đối tượng nghiên cứu trọng tâm. Việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để tạo cơ sở nền tảng lý luận cho phương pháp nhận thức và giải quyết vấn đề phát triển nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay nhằm thực hiện hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn có ý nghĩa to lớn cả về mặt thực tiễn. Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam những năm qua cho thấy, để có được sự tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững và ổn định thì tất yếu phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nói chung, lao động chuyên môn nói riêng. Việc phát triển nguồn lực con người là nhân tố quan trọng, là động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác, đây cũng là nhân tố tạo bước đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá sản xuất xã hội. Việc CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) khẳng định "Con người và nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Khẳng định lại và tiếp tục phát triển thêm, Đại hội Đảng lần thứ X (2006) yêu cầu "Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất nguồn lực của Nhà nước. Điều có ý nghĩa quyết định là phải có chính sách phù hợp để phát huy tối đa khả năng về vật chất, trí tuệ và tinh thần của mọi người dân, của các thành phần kinh tế, 5 đặc biệt là kinh tế tư nhân - một nguồn lực giàu tiềm năng của dân tộc ta - để góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội". Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) coi “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân ” [26, tr.76]. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn lực con người và sử dụng nguồn lực con người có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn là vấn đề gặp nhiều thách thức ở các cấp, các ngành. Vĩnh Phúc cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ việc đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp CNH, HĐH. Là địa phương có những bước chuyển mang tính đột phá trong phát triển CNH, HĐH hoá từng ngành và lĩnh vực; tuy nhiên trước sự mở rộng và phát triển ngày càng nhanh của CNH, HĐH, đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong đào tạo, sử dụng và quản lý nguồn lực con người; cản trở tới sự phát triển bền vững của Vĩnh Phúc hiện nay. Để góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận khoa học và tổng kết thực tiễn Vĩnh Phúc về phát triển nguồn lực con người, đồng thời trên cơ sở thực trạng với hoàn cảnh tự nhiên, dân cư v.v Vĩnh Phúc với những biểu hiện đặc thù trong việc phát triển nguồn lực con người. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế còn đang chập chững trên những bước chuyển đổi, của quá trình CNH, HĐH và giao thương kinh tế với nước ngoài đang diễn ra mạnh mẽ nên vấn đề phát triển nguồn lực con người ở Vĩnh Phúc cũng đang trải qua những thay đổi sâu sắc, đòi hỏi phải nắm bắt kịp thời để đưa ra những giải pháp khả thi. Một số khâu trong đào tạo nguồn lực con người đang bị buông lỏng hoặc biến đổi theo hướng tiêu cực dẫn đến chất lượng sản phẩm đầu ra sút giảm. Một số ban ngành ở địa phương vẫn chưa có chủ trương nhất quán trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của mình. Điều này đã và đang 6 gây ra ngáng trở không ít tới sự phát triển nguồn lực con người ở nước ta và ở Vĩnh Phúc nói riêng. Chính vì thế mà nghiên cứu tìm ra quy luật của mối quan hệ giữa thực hiện CNH, HĐH và phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bước đầu xây dựng cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Vĩnh Phúc đến năm 2015, tầm nhìn 2020 do Nghị quyết Tỉnh ủy lần thứ XIV, XV đề ra; chúng tôi chọn vấn đề Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đề tài luận văn Thạc sỹ Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của xã hội. Thực tiễn chứng minh rằng, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào đầu tư, khai thác có hiệu quả nguồn lực con người. Do đó vấn đề con người, nguồn nhân lực, phát triển nguồn lực con người là đối tượng thu hút quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học; đặc biệt là trong giai đoạn triển khai, đẩy mạnh và đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp CNH, HĐH. Có thể kể những công trình nghiên cứu trực tiếp về con người, nguồn lực con người đã được xã hội hóa thành công trình nghiên cứu khoa học, sách, bài viết đăng trên tạp chí và báo cũng như trong đề tài luận văn, luận án gần với đề tài luận văn này của chúng tôi. Ví dụ (xếp theo thứ tự thời gian): Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (1995): Con người và nguồn lực con người trong phát triển. Cuốn sách đã đã tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới bàn về vấn đề con người từ nhiều góc độ khác nhau; về động cơ hoạt động của con người; mô hình mới về sử dụng nguồn lực con người; trí tuệ hoá lao động và đào tạo chuyên môn; tiếp cận mới đối với chính sách việc làm, con người và môi trường. GS. Phạm Minh Hạc (1996): Về phát triển nhân lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH, Nxb. Chính trị Quốc gia. Tiến sĩ Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998): Phát 7 triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta. Cuốn sách đã khái quát những kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các nước phát triển trên thế giới và tập trung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục - đào tạo - yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực. Viện Phát triển Giáo dục (2002): Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách đã tập hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm, chính sách về phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, đề xuất một khung chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo. Tiến sĩ Vũ Bá Thể (2005): Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb. Lao động - Xã hội. Từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta, tác giả đã đưa ra những quan điểm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam; đồng thời, đưa ra định hướng và những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay. Tiến sĩ Đoàn Văn Khái (2005): Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb. Lý luận Chính trị. Tác giả cuốn sách đã trình bày một số vấn đề chung về CNH, HĐH trên thế giới và Việt Nam; vai trò của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH; thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH; những giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. Tiến sĩ Nguyễn Thanh (2005): Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia. Tác giả đã luận giải rõ phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời nêu lên một số thực trạng về phát triển nguồn nhân lực có chất 8 lượng, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng chủ yếu trong phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Vũ Bá Thể (2005): Phát triển nguồn nhân lực để CNH, HĐH - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn, Nxb. Lao động - Xã hội. Tiến sĩ Phạm Công Nhất (2008): Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận Chính trị (số 3) đã khái quát kết quả hơn 20 năm đổi mới và hơn 1 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam, đồng thời chỉ rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Luận án Tiến sĩ Triết học của nghiên cứu sinh Trần Kim Hải (Học viện An ninh, 1998): Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đã phân tích từ góc độ về hiện trạng, yêu cầu và những vấn đề đang đặt ra trong sử dụng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở nước ta. Theo đó, nguồn nhân lực hiện có còn chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH. Vì vậy, quá trình khai thác, sử dụng cần phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Phải coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung, một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho CNH, HĐH. Luận án khẳng định, những vấn đề bức xúc nhất của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta là mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hoá các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng CNH, HĐH, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Tất cả phải hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của thị trường sức lao động trong nước và quốc tế, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. GS.TS Trần Côn: Chủ nghĩa 9 Mác- Lênin và vấn đề con người, xây dựng con người mới. (Kỷ yếu Toạ đàm Khoa học -Trung tâm Đào tạo, Bồi dưõng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội). Giáo sư đã phân tích một cách khoa học bản chất con người dựa trên lý luận và lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin; về vị trí của vấn đề xây dựng con người mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển; về phương hướng xây dựng con người mới trong điều kiện của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. TS.Nguyễn Văn Thành (2008): Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Nguyễn Thị Tú Oanh (1999): Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH, luận án tiến sĩ. Trong luận án tác giả đã làm rõ vai trò của nguồn lực thanh niên trên cơ sở phân tích những yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH. Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy và phát triển nguồn nhân lực thanh niên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Kinh tế và Dự báo (04) - Ngoài ra, còn nhiều bài viết của các nhà khoa học đăng trên các báo và tạp chí bàn về những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực Việt Nam và trên thế giới trong thời gian gần đây. Các công trình nghiên trên đã đề cập tới vấn đề con người trong triết học Mác-Lênin, nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta; nội dung rộng, bao chứa nhiều lĩnh vực với phạm vi khái quát cao Ví dụ, TS. Đỗ Minh Cương, PGS.TS. Nguyễn Thị Doan (2001): Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia. GS.TS. Phạm Minh Hạc (1/2001): Giáo dục và nguồn nhân lực. Tạp chí Thông báo Khoa học. Bùi Thị Ngọc (2002): Nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. PGS. Bùi Thanh Quất (2005): Vai trò của đào tạo nhân lực quản lí trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Kỷ yếu Chính sách khoa học và giáo dục ở Việt Nam trong thời kì đổi mới). Nxb. Lao động - Xã hội. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội [...]... về nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 2 Thực trạng và phương hướng, giải pháp cơ bản phát triển nguồn lực con người ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015 13 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Tính tất yếu của phát triển nguồn lực con ngƣời trong quá trình công nghiệp. .. về nguồn lực con người Theo dõi quá trình nghiên cứu về nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người trong các công trình đó cho thấy, quan niệm về nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người khá đa dạng, được xem xét từ nhiều góc độ, theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp khác nhau Chủ nghĩa Mác-Lênin coi con người; người lao động; nguồn lực con người là một trong những yếu tố cấu thành của lực. .. nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay 1.1.1 Một vài quan niệm về nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người Nguồn nhân lực , nguồn lực con người , phát triển nguồn nhân lực là những khái niệm được hình thành trong quá trình xem xét, nghiên cứu con người với tính cách là nguồn lực cơ bản trong phương thức sản xuất, yếu tố chính trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Trong hội... sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu quá trình phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc + Về thời gian, luận văn nghiên cứu quá trình phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến nay + Về không gian, luận văn nghiên cứu quá trình phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp. .. trưởng và phát triển kinh tế, phát triển nguồn lực con người gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn lực con người, thể hiện ở việc nâng 19 cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khoẻ và thể lực cũng như ý thức hệ, đạo đức của người lao động Còn tăng trưởng nguồn lực con người gắn với việc tăng về số lượng trong lực lượng lao động Phát triển nguồn lực con người. .. dụng năng lực toàn diện của con người, vì sự phát triển về mặt kinh tế, tiến bộ về mặt xã hội và sự phát triển toàn diện của mỗi con người và mọi người Như vậy, phát triển nguồn lực con người với nội hàm trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn lực con người và khía cạnh xã hội của nguồn lực con người của mỗi quốc gia Nguồn lực con người chất lượng cao là khái niệm để chỉ một người lao... nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước Trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt'', một nguồn lực của sự phát triển (Văn kiện XI) Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực khác như: Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn... tỉnh Vĩnh Phúc 6 Đóng góp của luận văn - Luận văn tổng hợp lại cơ sở lý luận về xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển hợp lý nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH - Luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tách tỉnh (từ năm 1997) đến nay - Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực. .. dựng, phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc và tìm ra nguyên nhân của vấn đề trên + Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể giúp công tác dự báo, phát triển nguồn lực con người cho sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015 đạt hiệu quả cao hơn 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phát triển nguồn nhân lực trong sự. .. mục tiêu, kế hoạch của sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 như Nghị quyết Tỉnh ủy lần thứ XIV (2005) đề ra 10 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích của luận văn Trên cơ sở làm rõ những vấn dề lý luận chung về phát triển nguồn lực con người trong CNH, HĐH và phân tích thực trạng phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2009; . CHUNG VỀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Tính tất yếu của phát triển nguồn lực con ngƣời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại. MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15 1.1. Tính tất yếu của phát triển nguồn lực con người trong. hưởng đến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc 46 2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 54 2.2. Chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh