Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnhVĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54)

2000 2005 2010 1 Dân số trung bình (người) 1.110.111 1.172.000 1.240

2.1.2.Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnhVĩnh Phúc hiện nay

2.1.2.1. Mục tiêu phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015:

Hầu hết thanh niên từ 15 - 18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục vào trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; 100% học sinh tiểu học, 50% học sinh trung học cơ sở được học tập và hoạt động cả ngày ở trường; đa số các trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia. 100% trường tiểu học dạy tiếng nước ngoài, dạy tin học; 100% học sinh trung học cơ sở được học tiếng nước ngoài, học tin học có chất lượng. Đạt trên 350 sinh viên/1 vạn dân; trên 65% lao động được qua đào tạo. 100% cán bộ quản lý, cán bộ hành chính, sự nghiệp, cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn theo qui định. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 09 bác sỹ/1 vạn dân; 700-800 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực chủ yếu. Có khoảng 500 - 600 cán bộ quản lý, công chức có trình độ ngoại ngữ có thể làm việc trực tiếp với người nước ngoài.

Định hướng đến năm 2020: Có sự thay đổi căn bản và toàn diện về chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế tri thức. Tất cả học sinh được học tập và hoạt động cả ngày ở trường, các trường đều đạt chuẩn theo qui định của Nhà nước. Đạt tỷ lệ 11 bác sỹ/1 vạn dân. Cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc, giao tiếp với người nước ngoài. Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi ở tất cả các lĩnh vực. Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành được đào tạo cơ bản, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.1.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực công nhân Vĩnh Phúc

Về số lượng, lao động công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc là 94.105 người, chiếm 22% trong tổng số cơ cấu nguồn lực lao động. Trong đó, lực lượng

công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm, lực lượng công nhân các doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Số công nhân đã qua đào tạo nghề cao; trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân thấp; công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung;công nhân có trình độ cao đẳng, đại học chiếm số lượng rất nhỏ so với đội ngũ công nhân nói chung của Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, tình trạng này đang dần được khắc phục.

Trên thực tế vì đồng lương còn thấp, do đó đời sống vật chất xoay quanh công nhân còn nhiều thiếu thốn, đời sống văn hoá tinh thần vẫn còn nghèo nàn. Trong các ngành nghề công nghiệp, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng tương đối cao; công nhân trong lĩnh may mặc chiếm tỷ lệ lớn; công nhân trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Với tình hình đó, công nhân Vĩnh Phúc cần phải không ngừng nỗ lực hơn nữa nhằm đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh. Về mặt chính trị, công nhân Vĩnh Phúc chưa có địa vị bằng công chức, viên chức... rất khó vươn lên vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh; lại càng khó đạt tới được vị trí người lãnh đạo CNH, HĐH.

Về chất lượng, nguồn công nhân Vĩnh Phúc hiện nay là vấn đề đang thách thức của quá trình phát triển. Cùng với sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn đầu tư nước ngoài và xu thế phát triển của các doanh nghiệp trong nước, đội ngũ công nhân Vĩnh Phúc đang bộc lộ dấu hiệu hụt hẫng và bất cập. Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao và các chức danh quản lý có trình độ đang là hiện thực. Số liệu khảo sát cho thấy, 72,55% công nhân lao động trong các doanh nghiệp có độ tuổi từ 18 - 35. Tuyệt đại bộ phận đều là học sinh phổ thông và xuất thân từ nông thôn, trong đó lao động phổ thông chiếm đến 43%; 27% có tay nghề đáp ứng được yêu cầu của công việc đang đảm nhận nhưng đại đa số chưa qua đào tạo và không có bằng cấp. Số đã qua đào tạo có bằng cấp chỉ chiếm 30%, trong số đã được đào tạo, tỷ lệ có tay nghề

cao cũng rất ít. Bậc 1- 3 chiếm tỷ lệ 66,51%, bậc 4 - 5 chiếm tỷ lệ 25,01%, bậc 6 và 7 chiếm chỉ có 6,88%. Không cần phải cảnh báo, với tốc độ thu hút FDI và xu thế phát triển như 5 năm gần đây, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề sẽ càng trở nên trầm trọng. Đặc biệt đối với Vĩnh Phúc khi Khu công nghiệp cao Bá Thiện - Bá Hiến huyện Bình Xuyên (Tập đoàn Hồng Hải - Dự án máy tính) đi vào hoạt động, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao; trong khi đó nguồn nhân lực của tỉnh còn hạn chế. Điều này chắc chắc sẽ gặp những khó khăn nhất định nhằm đáp ứng cho nhu cầu nguồn nhân lực trên. Công nhân Vĩnh Phúc không những bất cập so với yêu cầu phát triển chung của thời đại mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu phát triển của bản thân sự nghiệp CNH, HĐH Vĩnh Phúc hiện nay.

Về ý thức giai cấp và phẩm chất chính trị, công nhân Vĩnh Phúc về cơ bản là tốt. Bên cạnh những đóng góp chung cho sự phát triển, nhưng trước mặt trái của cơ chế thị trường và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhiều công nhân lao động có biểu hiện không quan tâm nhiều về chính trị, bộ phận lớn chỉ lo nhiều đến những vấn đề thiết thực trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề lâu dài có tính chiến lược như vai trò, vị trí của giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng. Hầu hết công nhân hiện nay chủ yếu là quan tâm đến việc làm và thu nhập. Tỷ lệ công nhân là đảng viên rất thấp, các tổ chức công đoàn, các hội đoàn thể hoạt động chủ yếu mang tính hình thức. Rõ ràng, nếu bản thân người công nhân chưa giác ngộ về mục tiêu lý tưởng, non yếu về bản lĩnh chính trị cộng với trách nhiệm của các cấp và công tác đào tạo như hiện nay, thì rất khó vượt qua được áp lực của toàn cầu hóa và hội nhập trong quá trình CNH, HĐH.

Về cường độ làm việc của công nhân tại các doanh nghiệp lớn, hầu hết các doanh nghiệp đều tăng ca để bảo đảm thu nhập. Trong nhiều doanh nghiệp, công nhân phải làm việc thêm giờ nhằm tăng thêm đồng lương, bởi hầu hết các doanh nghiệp hiện nay trả lương cho công nhân là trả theo mức

lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Trên thực tế không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt siêu lợi nhuận, nhưng công nhân Vĩnh Phúc chỉ nhận được những đồng lương theo quy định. Như vậy, nếu so với đóng góp chung và với cường độ lao động hiện nay, cộng với sự tăng lên của giá cả và các loại dịch vụ, đời sống của công nhân lao động trực tiếp sản xuất vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Về điều kiện sống, làm việc và tinh thần cho công nhân còn đáng lo ngại hơn. Chỉ khoảng 2% công nhân thuê được nhà ở do doanh nghiệp xây dựng (hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chủ trương hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây nhà ở cho công nhân, nhưng trên thực tế tuyệt đại đa số đều phải thuê nhà trọ của người dân và hiện nay việc xây nhà ở cho công nhân mới đang được xây dựng tại khu công nghiệp Khai Quang, khu công nghiệp Bình Xuyên), bộ phận còn lại phải ở trong những điều kiện chật chội và điều kiện an sinh tối thiểu về văn hóa, thẩm mỹ và môi trường sống. Người lao động phải làm việc trong môi trường ô nhiễm đã tác động xấu đến sức khỏe mà hậu quả là bệnh nghề nghiệp gia tăng và diễn biến phức tạp dẫn đến tuổi nghề của người công nhân đang có khuynh hướng rút ngắn đáng kể. Chưa có công trình và điều kiện bảo đảm sinh hoạt văn hóa cho công nhân. Theo một kết quả điều tra xã hội học, có đến 71,8% công nhân không hề đến rạp chiếu phim, 95,3% chưa từng sinh hoạt tại các câu lạc bộ, 91,8% không bao giờ đến các nhà văn hóa tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa tinh thần, 89% giải trí bằng vô tuyến, 82,4% bằng nghe đài, chỉ có 1,2% sử dụng Internet. Nguyên nhân của tình hình trên đều do công nhân không có đủ thời gian và bản thân các khu công nghiệp cũng không có đủ cơ sở vật chất để đáp ứng. Thực trạng trên đây đã dồn nén và xảy ra một số cuộc đình công nhỏ ở Vĩnh Phúc trong những năm qua.

Cùng với CNH, HĐH, số lượng công nhân Vĩnh Phúc có sự trưởng thành vượt bậc về số lượng, nhưng công tác phát triển Đảng và vai trò của

Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, tổ chức Đảng Khối doanh nghiệp, Tổ chức đoàn thuộc Khối doanh nghiệp chưa thực sự phát huy được vai trò xung kích trong công nhân Vĩnh Phúc chưa tương xứng, thậm chí có hoạt động nhưng rất mờ nhạt. Hình thức tổ chức và tập hợp thanh niên công nhân của Đảng, Đoàn, Hội chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với cuộc sống và nhu cầu của tuổi trẻ trước những đổi thay phong phú, đa dạng của đời sống thực tiễn. Nếu Đảng, Đoàn và Hội không là người tiên phong bảo vệ lợi ích chính đáng, không là chỗ dựa vững chắc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, là nơi gửi gắm tình cảm, niềm tin, đoàn và hội sẽ không tập hợp và tổ chức được thanh niên.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công nhân Vĩnh Phúc còn yếu, chưa có chính sách hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân mạnh về tổ chức, giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đủ sức làm chủ quá trình đổi mới; CNH, HĐH, chủ động và tích cực hội nhập trong toàn cầu hóa.

Thực trạng nguồn nhân lực nông nhân Vĩnh Phúc. Tính đến năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc có 219.200 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 66.781 ha, chiếm 48,69%; diện tích đất lâm nghiệp là 30.433 ha, chiếm 22,18%; diện tích đất chuyên dùng là 18.693 ha, chiếm 13,63%; diện tích đất ở là 5.158 ha, chiếm 3,76%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 16.071 ha, chiếm 11,71%.

Số liệu từ phản ánh một thực tế là nông dân trên chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Tuy nhiên, tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh tính theo giá trị thực tế theo thành phần và ngành kinh tế là 3.739.627 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm ngành nông - lâm - thủy sản là 1.161.968 triệu đồng. So với trước 2010, nông thôn Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực.

Tính đến ngày 31/12/2010, Vĩnh Phúc càn 243 hợp tác xã nông nghiê ̣p , chiếm 56% trong các hợp tác xã trên toàn tỉnh . Nhưng những yếu kém của

chúng đã bô ̣c lô ̣ rõ : Hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các hợp tác xã hiê ̣n nay chưa cao , các hoạt động kinh doanh chưa phong phú ; doanh thu , lợi nhuâ ̣n sau thuế thấp. Cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t của hợp tác xã nghèo nàn, chưa đầu tư , đổi mới công nghê ̣ để có thể phát triển sản xuất kinh doanh di ̣ch vụ theo nền kinh tế thị trường . Hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã còn khó khăn quy mô và doanh số còn nhỏ… Hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên hộ nông dân mới chủ yếu dừng la ̣i ở di ̣ch vụ đầu vào mô ̣t số khâu thiết yếu . Chất lượng dịch vụ ở một số hợp tác xã nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của xã viên . Nhìn chun g hiê ̣u quả sản xuất - kinh doanh , dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp còn thấp , chưa xứng với tiềm năng phát triển ki nh tế trong thời gian qua. Hợp tác xã nông nghiệp chưa đủ sức ca ̣nh tranh trên thi ̣ trường , chưa có sức hấp dẫn lôi cuốn xã viên và nguồn lao đô ̣ng gắn bó xây dựng hợp tác xã .

Nguồn nhân lực trong nông thôn ở Vĩnh Phúc vẫn chưa được khai thác, tổ chức, chưa có những chính sách cụ thể cho nên dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp mang tính độc canh cây lúa theo kiểu truyền thống. Nhìn chung, hiện tại phần lớn lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đã dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp Vĩnh Phúc vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) vẫn chỉ là hình thức.

Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác sử dụng, đào tạo hợp lý, nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không thể có được việc làm ở các khu công nghiệp, công trường, đô thị. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều. Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Vĩnh Phúc đang rất đáng lo ngại. Nguyên nhân dẫn

đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng.

Thực trạng nguồn nhân lực dịch vụ của Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc xác định phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp đòi hỏi Vĩnh Phúc không ngừng nâng cao chất lượng đối với sự phát triển ngành dịch vụ: tài chính, tín dụng, ngân hàng, bệnh viện, bưu chính viễn thông...nói chung và đào tạo, sử dụng, phân bổ nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Nguồn nhân lực từ các ngành dịch vụ thực sự vẫn chưa đáp ứng thực sự xứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Mặt khác Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng như: Vườn quốc gia Tam Đảo với khu du lịch Tam Đảo I và khả năng phát triển mở rộng sang Tam Đảo II; khu du lịch sinh thái hồ Đại Lải; vườn cò Hải Lựu, núi Sáng Sơn, hồ Bò Lạc (Lập Thạch); đầm Vạc (Vĩnh Yên); thác Bản Long, hồ Thanh Lanh (Bình Xuyên); đầm Dưng (Vĩnh Tường); hồ làng Hà (Tam Đảo), Thiền viện Tây thiên v.v. Bên cạnh đó, hệ thống các con sông lớn nhỏ chảy qua địa bàn cũng mở ra triển vọng phát triển loại hình du lịch đường sông mà hiện nay mới chỉ có một vài công ty du lịch lữ hành khai thác.

Do tỉnh chưa nhận thức được được đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của nguồn lực con người trong phát triển dịch vụ, du lịch nên chưa có các chính sách, giải pháp kịp thời, chưa đầu tư đúng về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển nguồn nhân lực dịch vụ, du lịch. Dịch vụ Vĩnh Phúc bước đầu mới hình thành được mạng lưới hệ thống dịch vụ, du lịch dần đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh, cũng như nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, tuy nhiên thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vẫn chưa thực sự đáp ứng được với những yêu cầu của thực tế, cũng như những tiềm năng phát triển của ngành.

Để đưa dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc thực sự trở thành một ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54)