Điều kiện lịch sử tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 46 - 52)

Đặc điểm lịch sử - tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950, trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Vĩnh Yên (thành lập 29/12/1899) và Phúc Yên (thành lập 06/10/1901). Năm 1968, Vĩnh Phúc sát nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú; Từ ngày 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc tái lập và từ ngày 1/8/2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. Hiện nay Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231km2, dân số 1240,0 nghìn người (năm 2010); 9 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố (Vĩnh Yên), 1 thị xã (Phúc Yên) và 7 huyện (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc) với 137 đơn vị cấp xã (13 phường, 12 thị trấn và 112 xã); trong đó có 39 xã miền núi.

Vĩnh Phúc thuộc trung du Bắc bộ; phía Bắc giáp Tuyên Quang, Thái Nguyên; phía Tây giáp Phú Thọ; phía Nam và Đông giáp Hà Nội, được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế lớn. Núi Tam Đảo làm chủ cốt phía Bắc; Đông Bắc có sông Hồng, sông Lô bao bọc; phía Nam và Đông Nam có gò đồi nối tiếp xuống đồng bằng Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên cùng các điểm tụ thuỷ Đầm Vạc, Đầm Dưng, Vực Xanh, Đầm Và… tạo nên cảnh trí tự nhiên tươi đẹp, ổn định gắn với đa dạng sinh thái, cảnh quan.

Vĩnh Phúc nằm trên các trục đường giao thông đa dạng, gồm đường sắt (Hà Nội - Lào Cai), đường bộ quốc lộ 2 và đường thuỷ sông Hồng; gần sân bay quốc tế Nội Bài nên có vị trí cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cũng như các địa phương khác trong cả nước và trên thế giới. Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng; Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc và trong tương lai là đường vành đai IV của Hà Nội... đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp và các thành phố nằm trên các hành lang kinh tế đó. Ví trí tự nhiên như vậy tạo nhiều thuận lợi cho Vĩnh Phúc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập; đặc biệt là các vùng đất cao đồi núi của Vĩnh Phúc có lợi thế so sánh trong việc thu hút đầu tư phát triển các làng nghề, khu công nghiệp, chế xuất và thể thao cũng như phục hồi, tôn tạo các trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc như Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Tháp Bình Sơn...

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa; nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 - 25oC; lượng mưa 1200 - 1400ml; có ba vùng sinh thái rõ rệt là vùng núi (các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo) với tổng diện tích là 558,97km2, dân số là 276.813 người, mật độ trung bình 459 người/km2

. Vùng trung du (các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên) với tổng diện tích là 433,05km2, dân số là 361.160 người, mật độ dân số là 854 người/km2. Vùng đồng bằng (các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc)

với tổng diện tích là 389,49km2, dân số 516.819 người, mật độ dân số 1.326 người/km2. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn khoảng 16.000ha (chiếm 11% tổng diện tích) chưa được khai thác, sử dụng rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và đô thị. Môi trường địa lý như vậy tạo ưu thế của Vĩnh Phúc- so với các tỉnh xung quanh Hà Nội - là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt, thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng về cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi và phát triển kinh tế đồi rừng cũng như kinh tế du lịch và nghỉ dưỡng.

Do điều kiện tự nhiên, môi trường địa lý, dân số và chính sách ưu đãi hợp lý trong vị thế như vậy nên tháng 7/2003, Chính phủ đã phê duyệt Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Vào thời điểm tái lập (1997), xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc rất thấp; kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị GDP; tỷ trọng công nghiệp chỉ chiếm 12,8%; thu nhập bình quân đầu người là 155,58 USD; ngân sách chỉ thu được trên dưới 100 tỷ đồng. Trong những năm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa qua, nhờ định hướng phát triển đúng và cơ chế, chính sách phù hợp, kinh tế Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh và luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh (1994) tăng 19,76% và năm 2007 ước tăng 20,4%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 114 tỷ đồng (1997) lên 5.642 tỷ đồng (2007). Tỷ lệ huy động GDP và ngân sách tăng từ 5,1% (năm 1997) lên 31% (năm 2007). Chi ngân sách năm 2007 là 4.356 tỷ đồng. Từ năm 2004 tỉnh đã cân đối được thu - chi và đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách Trung ương.

Thu hút đầu tư tăng mạnh; chỉ trong hơn 10 năm (từ năm 1997 đến nay), tỉnh đã thu hút được trên 600 dự án, với tổng số vốn đăng ký lên gần 4 tỷ USD, trong đó có 170 dự án vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 2,8 tỷ

USD, 465 dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 30.700 tỷ VND. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 343,8 triệu USD, tăng 25 lần, kim ngạch nhập khẩu đạt 945,5 triệu USD, tăng 163 lần so với năm 1997.

Riêng năm 2008, mặc dù trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động phức tạp. Thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân... nhưng kinh tế tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. GDP tăng 17,77%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 20,02%; dịch vụ tăng 18,99%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,89%. GDP bình quân đầu người đạt 21,8 triệu đồng, tăng 38,9% so cùng kỳ (tương đương 1.323 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 82%, nông nghiệp chỉ còn hơn 18%. Thu ngân sách đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 9.147,3 tỷ đồng, tăng 55,86% so cùng kỳ, thu nội địa đạt 7.187,7 tỷ đồng (chiếm 78,6% tổng thu). Tổng chi ngân sách địa phương đạt 6.609,5 tỷ đồng, tăng 42,3% so cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 44,4%. Thu hút đầu tư ước đạt 535,3 triệu USD và gần 6.00 tỷ VND, nâng tổng số vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lên gần 2 tỷ USD, tổng vốn đầu tư trong nước lên 15,5 nghìn tỷ VND. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 10.287 tỷ VND, tăng 32% so cùng kỳ năm 2007.

Năm 2010, GDP toàn tỉnh tăng 19,1%, vượt cả thời điểm trước khủng hoảng. Khu vực dịch vụ, thương mại tăng cao nhất với 23,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%, khu vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 14,5%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 56%, dịch vụ chiếm 30%, ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản gần 14%.

Năm 2010, các nguồn vốn FDI và DDI (vốn đầu tư trong nước) tiếp tục đổ vào Vĩnh Phúc. Số dự án đầu tư mới tăng 44% so với năm 2009, gồm 15

dự án FDI với tổng vốn đăng ký 250 triệu USD và 145 dự án DDI với tổng vốn đăng ký hơn 6.700 tỷ đồng.

Lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt gần 1.000, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 42.681 tỷ đồng, riêng công nghiệp ước đạt 41.461 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2009. Trong số các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, chỉ có gạch ốp lát giảm 6,3% sản lượng, các sản phẩm khác đều tăng cao, riêng sản phẩm xe máy tăng tới 37,5%.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Trong đó, du lịch đặt doanh thu hơn 750 tỷ đồng, đón trên 1,9 triệu du khách, tăng 49% so với năm 2009. Tổng thu ngân sách năm 2010 ước đạt 14.505 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2009, trong đó thu nội địa ước đạt 10.300 tỷ đồng, gần bằng tổng thu ngân sách năm trước.

Trong năm qua, phát triển kinh tế của tỉnh cũng còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tiến độ triển khai các dự án chậm, số vốn thực hiện thấp. Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, chất lượng quy hoạch chưa cao. Tiến độ triển khai các công trình trọng tâm, trọng điểm chưa đạt kế hoạch đề ra; đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải…

Năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 14- 14,5%. Tổng thu ngân sách đạt 15.595 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 11.350 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 36,5 - 37 triệu đồng.

Hiện nay, cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trong công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu (%) các nhóm ngành kinh tế như sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu các nhóm ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Năm

Nhóm ngành 2001 2005 2006 2007 2008 2010

Nông - Lâm - Thuỷ sản 29,9 20,48 16,86 14,37 17,71 13,74 Công nghiệp - Xây dựng 40,0 52,44 57,12 59,93 58,34 56,03 Dịch vụ 30,1 27,08 26,02 25,70 23,95 30,23

Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội các năm 2001;2005;2006; 2007; 2008; 2010 của Ban tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Về đặc điểm xã hội, Vĩnh Phúc là vùng đất cổ, từ thời dựng nước, người Việt đã sớm đến định cư sinh sống ở đây và trở thành trung tâm của nước Văn Lang. Qua các di tích khảo cổ ở Lũng Hoà (Vĩnh Tường), Đồng Đậu (Yên Lạc) v.v..., có thể khẳng định từ 3.500 năm về trước, người Việt ở Vĩnh Phúc đã biết trồng lúa nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trước những biến động lớn về chính trị, xã hội, kinh tế… các luồng di cư đến Vĩnh Phúc ngày càng đông.

Năm 1997 khi tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc có dân số là 1.103.810 người, năm 2005 toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 1.169.067 người, tính đến 31/12/2008, tỉnh Vĩnh Phúc có 1.014.488 người và là tỉnh có mật độ dân số cao trong cả nước (khoảng 824 người/km2, gấp 3,2 lần mật độ dân số chung của cả nước), nữ chiếm 51,5% dân số. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc nhóm có mức sinh giảm khá trong vòng 15 năm qua và đạt - 0,03 vào năm 2005, tổng tỷ suất sinh (TFR - số con/1 phụ nữ) năm 1999 là 1,90, đến năm 2010 là 1,80. Với các chỉ số trên và với mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh bình quân giai đoạn 2006-2010 là 1,1% thì dự báo dân số tỉnh năm 2010 sẽ đạt 1240,0 nghìn người. Trong dự báo này, đến năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh sẽ là 830 nghìn người, chiếm 67,2% tổng dân số. Như vậy, dân số trong tuổi lao động và số

người già của huyện có xu hướng tăng lên và số trẻ em có xu hướng giảm xuống. Đi kèm với sự tăng số người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động cũng sẽ tăng với tốc độ 2,89%/năm trong thời kỳ 2006-2010.

Bảng 2.2. Dân số và lao động Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến năm 2010

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 46 - 52)