Giải pháp cơ bản phát triển nguồn lực con người ở tỉnhVĩnh Phúc giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92 - 112)

2000 2005 2010 1 Dân số trung bình (người) 1.110.111 1.172.000 1.240

2.3.2. Giải pháp cơ bản phát triển nguồn lực con người ở tỉnhVĩnh Phúc giai đoạn 2010-

Phúc giai đoạn 2010-2015

Các nhóm giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một là, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH làm xuất hiện nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực cao ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền… Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [26, tr.75]. Trong sự nghiệp CNH,HĐH, tỉnh Vĩnh Phúc được xác định là một tỉnh nằm trong những khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc đất nước ta. Đây là thời cơ và cũng là thách thức nặng nề đối với tỉnh trung du miền núi này. Cùng với cả nước, tỉnh bắt tay vào CNH, HĐH từ một nguồn

nhân lực cũng nhiều bất cập với yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Song cần thấy rằng yêu cầu cấp bách cũng tạo ra sự thúc đẩy để cho sự phát triển nguồn nhân lực. Vĩnh Phúc cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp: Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư, cùng với nó là chuyển dịch cơ cấu lao động.

Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến cơ cấu lao động và đào tạo lao động kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật là sự tác động khách quan và ràng buộc lẫn nhau. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh có cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp chuyển dần theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thực chất là quá trình chuyển từ nền kinh tế truyền thống ở trình độ thấp, dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế hiện đại, trình độ cao. Những ngành, nghề truyền thống không phù hợp sẽ dần mất đi, xuất hiện những ngành nghề mới. Cơ cấu ngành nghề trong quá trình CNH, HĐH của tỉnh thay đổi, tác động mạnh đến việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, số lao động đó được đào tạo theo ngành, nghề cũ cần được đào tạo lại, đào tạo bổ sung kỹ năng theo yêu cầu của ngành nghề mới, đã xuất hiện và đang phát triển trong thực tế lao động sản xuất.

Trong những năm qua sở dĩ tỉnh Vĩnh Phúc có những bước tăng trưởng nhanh chóng vượt bậc, bởi lẽ Tỉnh đã có những chính sách “trải thảm đỏ” nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà nước ngoài vào đầu tư và làm ăn tại Tỉnh. Về mặt thực tế mà nói chủ trương này đã tạo nên một bước đột phá lớn trong việc phát triển kinh tế nói chung và sự cuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng. Nhận thức rõ về tầm quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai những chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm xuất hiện những nhu cầu

thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cao nói chung nhằm đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh nhà.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng trong tỉnh sẽ làm thay đổi cơ cấu lực lượng lao động và đặt ra yêu cầu mới trong đào tạo nguồn nhân lực và nhất là đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật tại chỗ. Yếu tố này tác động đến đào tạo nguồn nhân lực không chỉ về mặt phát triển số lượng mà cũng đặt ra yêu cầu phải quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo, nhất là những trường đào tạo nghề trọng điểm có quy mô thích hợp trong tỉnh, để cung ứng kịp thời tại chỗ lao động kỹ thuật và lao động kỹ thuật trình độ cao... phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của các huyện. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng kinh tế nhằm phát huy cao nhất tiềm năng con người.

Hai là, nhóm giải pháp phát triển cơ cấu xã hội nghề nghiệp hợp lý:

Những thành tựu bước đầu tỉnh Vĩnh Phúc đạt được trong quá trình CNH, HĐH đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, kích thích sự tương hỗ phát triển hoạt động kinh tế - xã hội giữa các vùng trong tỉnh, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu xã hội, nghề nghiệp làm thay đổi cơ cấu thành phần giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

Thực tiễn cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu sử dụng lao động của các ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ của tỉnh đó dẫn đến sự tăng nhanh đội ngũ lao động và công nhân kỹ thuật, công nhân kỹ thuật trình độ cao, lực lượng lao động dịch vụ, làm cho giai cấp công nhân Vĩnh Phúc ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Đồng thời, CNH, HĐH cũng làm cho tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm đi nhưng theo hướng chất lượng của lực lượng này ngày càng nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nhóm ngành, nghề nông, lâm, ngư nghiệp tăng. Đây chính là sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tỉnh cần đặc biệt chú trọng xây dựng các cơ sở đào tạo nghề chăn nuôi, phát triển nuôi trồng, nghiên cứu và vận dụng công nghệ sinh học, các loại giống và cây trồng mới có năng xuất và sản lượng cao; kết hợp về mặt nâng cao dân trí, trình độ của người nông dân trong tiến hành sản xuất, gắn với mô hình kết cấu của nền kinh tế thị trường.

Thực tế trong quá trình phát triển CNH, HĐH kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại Vĩnh Phúc đã có nhiều những bài học đắt giá. Cụ thể đó là việc triển khai những dự án lớn: dự án bò sữa tại huyện Yên Lạc - Vĩnh Tường, dự án Thanh hao hoa vàng… đã không mang lại hiệu quả, thậm chí là phải trả giá về thiệt hại kinh tế. Điều này chứng minh rằng trong quá trình thực hiện sự chuyển dịch về cơ cấu ngành, sự chuyển dịch trong nội bộ ngành không đúng hướng, thậm chí bất hợp lý. Điều đó xuất phát từ tâm lý người lao động muốn mau chóng có lợi ích kinh tế, “ăn xổi ở thì” do vậy đã nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nguồn nhân lực lao động nông nghiệp chưa nhận thức đầy đủ và tầm quan trọng của kết cấu kinh tế vận động trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy vấn đề đặt ra đó là cần có sự nhận thức đầy đủ trong tính toàn diện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và gắn liền với nó chính là việc chuyển dịch và phát triển cơ cấu xã hội nghề nghiệp hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân một cách hợp lý.

Chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp cần hướng tới đáp ứng và phát huy các thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo phương pháp hiện đại, đạt năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Ba là, nhóm giải pháp về xác lập cơ chế chính sách xã hội đồng bộ, thoả đáng đối với nguồn nhân lực.

Trong tổng thể các giải pháp, đây là giải pháp nhằm tác động trực tiếp để phát huy tối đa những năng lực, phẩm chất của nguồn nhân lực. Muốn thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển, cần phải tạo ra lực đẩy thông qua việc xác lập hệ thống cơ chế và chính sách đồng bộ thoả đáng.

Cơ chế phát triển nguồn nhân lực bao quát nhiều lĩnh vực: Cơ chế quản lý, tổ chức các hoạt động trí tuệ sáng tạo của người lao động, cơ chế đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi chủ thể tham gia vào quá trình này, cơ chế phát huy mọi tiềm năng, năng lực trí tuệ của mỗi cá nhân, của mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng nhằm sáng tạo ra những cái mới nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc từ đó góp phần nâng cao chấy lượng cuộc sống. Đó cũng là cơ chế dân chủ trong hoạt động sáng tạo, cơ chế bảo đảm phân phối công bằng... những cơ chế này được cụ thể hoá thông qua những chính sách chủ yếu sau:

Thứ nhất: Có chính sách phối hợp trong tuyển chọn và sử dụng nhân lực: việc tuyển chọn và sử dụng nhân lực phải lấy hiệu quả công việc làm trung tâm, phải tuân thủ nguyên tắc: dùng đúng người, đúng việc và đúng lúc. Dùng đúng người, đúng việc là phải dựa vào năng lực trí tuệ trình độ chuyên môn và nguyện vọng của từng cá nhân mà giao việc cho phù hợp. Dùng người đúng lúc là trong quá trình sử dụng lao động, người quản lý phải tính đến thời điểm nào người lao động đạt được hiệu năng sáng tạo cao nhất để xem xét, đề bạt, giao việc cho phù hợp nhằm phát huy tốt khả năng sáng tạo của họ. Việc sử dụng lao động không đúng sẽ không tạo ra được động lực kích thích sự say mê sáng tạo và cũng là lãng phí “chất xám”.

Thứ hai, chính sách việc làm cho người lao động. Việc làm luôn là nhu cầu hàng đầu của mỗi cá nhân, việc làm ổn định, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn và nguyện vọng của người lao động, sẽ làm cho họ yên tâm, dồn hết năng lực, tâm huyết của mình vào quá trình lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học. Ngược lại, nếu không có việc làm hoặc việc làm không

ổn định sẽ làm triệt tiêu tính năng động sáng tạo của người lao động. Do đó, cần có chính sáng tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho mọi đối tượng, phát huy được khả năng lao động, sáng tạo của mỗi người lao động từ nhiều nguồn khác nhau đến việc làm tại tỉnh. Để thực hiện tốt chính sách này, tỉnh cần quan tâm phát triển thị trường lao động có trình độ và xã hội hoá nhu cầu về lao động với mọi đối tượng có trình độ cao ở địa phương khác nhau.

Thứ ba, có cơ chế chính sách phân phối tiền lương và khen thưởng đãi ngộ hợp lý đối với nguồn nhân lực có chất lượng. Theo C. Mác, đó là “Lao động phức tạp” có giá trị là bội số của “lao động giản đơn”. Với ý nghĩa ấy, nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng phải được hưởng mức lương hợp lý và chế độ khen thưởng đãi ngộ thoả đáng. Có như vậy, mới thực sự tạo động lực về mặt lợi ích thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển.

Ở nước ta hiện nay, Nhà nước đó có nhiều cố gắng thực hiện chế độ tiền lương theo quy luật giá trị. Nhưng trên thực tế, chế độ tiền lương đối với người lao động nhất là nhân lực có trình độ cao vẫn chưa phù hợp với những giá trị lao động mà họ đã cống hiến. Do đó, chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ phải đảm bảo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, theo giá trị sáng tạo của lao động phức tạp.

Chính sách tiền lương và chính sách đãi ngộ phải đảm bảo thu nhập của người lao động, nhất là nhân lực có trình độ cao, không những chỉ đủ mức tối tiểu để tái sản xuất sức lao động, mà còn đủ để người lao động thường xuyên tái sản xuất sức lao động, mà cũng đủ để người lao động thường xuyên tái sản xuất mở rộng, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn sản xuất. Để giải quyết tốt vấn đề này, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra một nghị quyết về những chế độ cho công tác khen thưởng và chế độ đãi ngộ với nhân lực theo hướng thu hút, trọng đãi người tài. Tỉnh cũng cần xây dựng những chỉ tiêu cụ thể tôn vinh người lao động, đặc biệt là nhân lực có trình độ và chất lượng cao bằng

những danh hiệu cao quý như chuyên gia giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề với những danh hiệu tương xứng.

Những lợi ích về vật chất và tinh thần sẽ tạo ra động lực từ bên trong, kích thích sự phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi toàn xã hội đồng thời tạo động lực để khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nhân lực hướng vào phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.

Bốn là, nhóm giải pháp phát triển mạng lưới hệ thống giáo dục - đào tạo đặc biệt là hệ thống mạng đào tạo nghề; đề cao chính sách bồi dưỡng nhân tài.

- Phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc

Muốn xây dựng thành công CNXH và đẩy mạnh CNH, HĐH, giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải được trang bị học vấn cao. V.I.Lênin đã vạch ra: chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản chỉ là một nguyện vọng mà thôi. Giáo dục và đào tạo là phương tiện đắc lực nhất để nâng cao trình độ dân trí, trang bị kỹ năng nghề nghiệp, năng lực lao động sáng tạo cho người lao động. Vĩnh Phúc hiện nay cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất. Về đối tượng ưu tiên giáo dục và đào tạo.

Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Tỉnh cần tập trung vào các đối tượng là: bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia khoa học và công nghệ, các nhà doanh nghiệp thuộc mọi thành phần của nền kinh tế, công nhân kỹ thuật lành nghề và nông dân sản xuất giỏi. Hiện nay, ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhiều vấn đề bất cập trong giáo dục và đào tạo các đối tượng này. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch cụ thể ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo trên.

- Tiếp tục đầu tư toàn diện để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông.

- Tăng cường đầu tư điều kiện đảm bảo để giáo dục Mầm non trở thành ngành học hoàn chỉnh, có chất lượng đào tạo khá.

- Tăng cường đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. - Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữ cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng lao động, thực hiện đào tạo nghề theo yêu cầu của thị trường lao động.

- Tập trung đào tạo các nghề: cơ chế tạo, động lực; xây dựng; dịch vụ tin học, điện tử; sản xuất vật liệu xây dựng; may mặc, giầy da; chế biến nông tin học, điện tử; sản xuất vật liệu xây dựng; may mặc, giầy da; chế biến nông sản thực phẩm; dịch vụ chăm súc sức khoẻ, sắc đẹp, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch.

- Quan tâm đến đối tượng đào tạo nghề là lao động nhằm đáp ứng quá trình phát triển của các Khu công nghiệp, đặc biệt là khi Khu công nghiệp Bá Thiện, Bá Hiến với hai tập đoàn lớn: Compac, Honghai với dự tính theo kế hoạch mỗi năm thu hút 30.000 lao động cần làm việc. Do vậy đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn và cấp bách đối với công tác đào tạo nghề lao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)