Dân số và cơ cấu độ tuổi lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35 - 40)

Dân số đông và độ tuổi dân số trẻ (dân số vàng) vừa là lợi thế (đáp ứng được khả năng nhiều người lao động cho các ngành trong sự phát triển CNH, HĐH), mặt khác vừa là là hạn chế (vấn đề việc làm - thất nghiệp). Vấn đề đặt ra là việc tận dụng lợi thế trong điều kiện thực tế dân số Việt Nam, giảm bớt hạn chế của dân số trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH, HĐH.

Dân số là toàn bộ những người cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định, được tính theo số liệu thống kê hàng năm và các đợt tổng điều tra. Dân số có mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển bền vững của đất nước. Sản xuất xã hội gồm ba mặt gắn bó hữu cơ với nhau là hoạt động có mục đích và sáng tạo của con người, sản xuất hàng hóa gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người. Ba mặt này có mối tương quan mật thiết, tác động lẫn nhau trong sự thống nhất biện chứng. Trong đó, sản xuất vật chất là cơ sở của tái sản xuất con người; ngược lại, tái sản xuất con người lại là tiền đề của sản xuất vật chất. Không có tái sản xuất con người thì không có sự thay thế, đổi mới hoặc tăng cường lực lượng lao động. Sự phát triển sản xuất vật chất tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển dân số cả về số lượng và chất lượng; ngược lại, sự phát triển về số lượng và chất lượng của dân số một cách hợp lý lại thúc đẩy sự phát triển sản xuất vật chất đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, bao gồm nam 42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; nữ 43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Dân số khu vực thành thị 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức 97,7 nam/100 nữ (năm 2009 tỷ lệ này là 97,6/100). Lực lượng lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27% (năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là

2,9%; 4,6%; 2,25%). Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,50%, trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47% (năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 5,61%; 3,33%; 6,51%). Số liệu trên cho thấy, dân số Việt Nam tăng nhanh, nhóm người trong độ tuổi lao động cũng tăng và tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng nhẹ; báo hiệu tuổi thọ tăng lên và xu hướng già hoá dân số đang diễn ra. Sự biến đổi của các chỉ tiêu dân số như vậy đã và đang tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam theo cả hai chiều là tạo ra cơ hội và nảy sinh những thách thức lớn [97].

Cơ cấu dân số theo tuổi là sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi. Bảng 1 dưới đây mô tả cơ cấu dân số của nước ta theo nhóm tuổi với các khoảng cách là 10 năm, tại các thời điểm điều tra 1979; 1989; 1999; 2009.

Bảng 1.1: Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam 1979-2009 (%)

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 0-4 14,62 14,0 9,52 8,5 5-9 14,58 13,3 12,00 8,0 10 - 14 13,35 11,7 11,96 8,5 15 - 19 11,40 10,5 10,77 10,2 20 - 24 9,26 9,5 8,86 9,2 25 - 29 7,05 8,8 8,48 8,9 30 - 34 4,72 7,3 7,86 7,9 35 - 39 4,04 5,1 7,27 7,6 40 - 44 3,80 3,4 5,91 7,0 45 - 49 4,00 3,1 4,07 6,4 50 - 54 3,27 2,9 2,80 5,3 55 - 59 2,95 3,0 2,36 3,6 60 - 64 2,28 2,4 2,31 2,3 65 - 69 1,90 1,9 2,20 6,6 70 - 74 1,34 1,2 1,58 75 - 79 0,90 0,8 1,09 80 - 84 0,38 0,4 0,55 85+ 0,16 0,3 0,38 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0

Số liệu bảng trên cho thấy, cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi nhanh chóng: tỷ lệ dân số của các nhóm tuổi đều tăng lên hoặc giảm đi một cách rõ rệt. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em ở nhóm (0 - 4) tuổi, năm 2007 so với năm 1979 chỉ còn khoảng gần 1/2. Ngược lại, trong 20 năm, tỷ lệ nhóm tuổi từ 5 trở lên đó tăng tới hơn hai lần: từ 0,16% năm 1979 tăng lên 0,38 % năm 2009. Điều này báo hiệu tuổi thọ tăng lên và xu hướng già hoá dân số đang diễn ra. Sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã và đang tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta theo cả hai chiều: tạo ra cơ hội và nảy sinh những thách thức lớn. Có thể thấy rõ những cơ hội và thách thức này khi phân tích dân số theo từng nhóm tuổi cụ thể sau:

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cả số tuyệt đối và số tương đối. Sự phát triển của đất nước, trước hết phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động, cả số lượng và chất lượng. Để nghiên cứu nguồn lao động có thể xét các nhóm dân số “trong độ tuổi lao động” và “ngoài độ tuổi lao động”, như: (0 - 14); (15 - 59) và nhóm 60 tuổi trở lên. Người ta thường tính tỷ lệ dân số của các nhóm tuổi nói trên trong tổng dân số. Các tỷ lệ này ở nước ta từ năm 1979 đến 2007 đó biến đổi nhanh chóng, thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi phản ảnh khả năng lao động

Năm Tỷ trọng từng nhóm tuổi trong tổng số dân (%) Tổng số

0-14 15-59 60+ 1979 1989 1999 2009 42,55 39,00 33,48 29,4 50,49 54,00 58,41 65 6,96 7,00 8,11 5,6 100 100 100 100

Nguồn: tính toán từ số liệu bảng 1.1

Như vậy, sau 30 năm, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã tăng từ khoảng 50% lên 65%, nghĩa là tăng thêm 15%. Nói khác đi, so với

năm 1979, số người ở độ tuổi lao động trong 100 người dân, năm 2009 đã tăng thêm 15 người. Năm 2005, ở các nước phát triển, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là 63%, các nước đang phát triển khoảng 61,1% còn các nước kém phát triển nhất chỉ có 52,6%.

Quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định số lượng người "trong độ tuổi lao động". Ở Việt Nam, không chỉ quy mô dân số tăng lên không ngừng mà cả “Tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi" cũng tăng nhanh. Do vậy, số người trong độ tuổi lao động tăng lên với tốc độ thường cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số (xem bảng 1.3).

Bảng 1.3: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 59 ở Việt Nam

Chỉ tiêu 1979 1989 1999 2007 2020

Tổng số dân (triệu) 52,742 64,375 76,325 85,1549 99,003

P15-59* (triệu) 26,63 34,76 44,58 55,38 64,543

Tỷ lệ gia tăng P (%) 2,0 1,7 1,37 1,16 -

Tỷ lệ gia tăng P15-59 (%) 2,66 2,49 2,71 1,18 -

Nguồn: Tính toán kết quả tổng điều tra dân số 1979; 1989; 1999;

2009. Tổng cục Thống kê. Kết quả Điều tra biến động dân số - kế hoạch hoá gia đình 2007. Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em. Dự báo Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2025. Hà Nội, 6/2006.

Như vậy, ở nước ta cơ cấu độ tuổi trong lao động chiếm một tỷ lệ cao và tăng nhanh, điều này luôn có tính hai mặt của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Một mặt điều đó chính là một trong những nguồn lực dồi đào và to lớn bổ xung tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho đời sống xã hội, trên cơ sở đó chính là những lợi thế to lớn trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH, HĐH.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra đó chính là chất lượng nguồn lao động còn nhiều mặt hạn chế, do đó cần phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển sao cho phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35 - 40)