Phương hướng phát triển nguồn lực con người ở tỉnhVĩnh Phúc giai đoạn 2010

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83)

2000 2005 2010 1 Dân số trung bình (người) 1.110.111 1.172.000 1.240

2.3.1. Phương hướng phát triển nguồn lực con người ở tỉnhVĩnh Phúc giai đoạn 2010

ngƣời ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015

2.3.1. Phương hướng phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015 Phúc giai đoạn 2010 - 2015

- Phát triển nguồn nhân lực: Mũi đột phá để Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp

Trong những năm qua, cùng với việc ban hành nhiều nghị quyết về ưu đãi đầu tư nhằm thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại tỉnh, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực, để đáp ứng kịp thời cho các nhà đầu tư. Đến hết năm 2010, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 19 khu công nghiệp (KCN), với trên 100.000 lao động. Hiện nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn bình quân vào khoảng hơn 22.000 người mỗi năm. Đến khi hai doanh nghiệp có vốn FDI lớn là Compal và Honghai cùng một số doanh nghiệp khác đi vào hoạt động thì số lao động cần tuyển dự tính sẽ là trên 30.000 người mỗi năm. Thực tế này đang tạo áp lực rất lớn về nguồn lao động có chất lượng của Vĩnh Phúc. Trước mắt, tỉnh đang chuẩn bị nguồn lao động có tay nghề cao cung cấp cho hai tập đoàn lớn tại Vĩnh Phúc là Compal và Honghai tại Khu công nghiệp Bá Thiện, Bá Hiến thuộc huyện Bình Xuyên.

Để đáp ứng nhu cầu này, trong những năm qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm, tìm kiếm việc làm mới cho doanh nghiệp phù hợp với trình độ đào tạo của người lao động. Cụ thể, là các công việc như:

- Phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, chế độ lao động, tiền lương, tiền công, đặc biệt là chế độ

cho người lao động theo quy định của Luật Lao động, để người lao động biết trước khi đăng ký việc làm.

- Phối hợp với UBND các thành phố, huyện, thị xã, thị trấn, các xã, phường, các cơ sở dạy nghề, các trường chuyên nghiệp trên địa bàn để đăng tin thông báo tuyển dụng lao động.

- Mở phiên giao dịch việc làm vào ngày 10 hàng tháng, tạo điều kiện để DN và người lao động có điều kiện gặp gỡ, trao đổi. Qua đó, người lao động tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của DN và hiểu biết hơn về DN mà họ có nguyện vọng xin vào làm việc.

Nhờ có các hoạt động này mà đến nay, về cơ bản, tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp và 90% công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp là người Vĩnh Phúc. Việc phối hợp với các tỉnh trong khu vực để tuyển thêm lao động về làm việc tại tỉnh.

Mặt khác việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đào tạo và tuyển dụng lao động, theo Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐ về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn Vĩnh Phúc và Quyết định số 2475/2002/QĐ- UB ngày 9/7/2002 quy định ưu đãi đầu tư tại địa bàn Vĩnh Phúc, các dự án được hưởng ưu đãi là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc thì sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/người. Trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã được đào tạo nghề ở mức cơ bản thì doanh nghiệp được hỗ trợ 200.000 đồng/người.

Phát triển nguồn nhân lực luôn là chiến lược, là nhiệm vụ cấp thiết để Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trong tương lai gần. Do đó định hướng, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới là: đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá luôn được lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm và xác định là mũi đột phá quan trọng để xây dựng tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp.

Ngày 22/7/2005, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐND về dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010.

Ngày 4/7/2007, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010.

Ngày 15/12/2008, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 đến năm 2010. Đối chiếu với các quy định trên, người tham gia học nghề ở cả 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề đều được hỗ trợ học phí, tuỳ theo đối tượng. Mức hỗ trợ cao nhất đến 300.000 đồng/tháng. Riêng đối với người lao động thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 100% học phí và được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại mỗi tháng (bằng 50% mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ).

Hiện nay, thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc được UBND tỉnh giao tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng về đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới ba tháng cho lao động nông thôn, nhằm cung ứng nguồn lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp, với mục tiêu từ 70 đến 80% đối tượng học nghề được giải quyết việc làm. Mục tiêu đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ đạt trên 28.000 người/năm.

Từ nay đến năm 2015, tỉnh sẽ đào tạo nghề cho trên 150.000 người và tập trung đào tạo đối với nhóm nghề công nghiệp - xây dựng (chiếm 60% tổng số). Về cơ cấu, trình độ cao đẳng nghề chiếm 11,0%; trung cấp nghề chiếm 26,0%; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 63%; theo đúng mục

tiêu tại Quyết định số 7/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/10/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt “Quy hoạch Phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

Tuy đã có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung, nguồn nhân lực có trình độ cao còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Vì vậy phương hướng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao là bài toán khó với tất cả các tỉnh, đòi hỏi sự quan tâm đồng bộ của các bộ, ngành ở cấp Trung ương và các cấp, các ngành ở tỉnh cũng như sự nỗ lực của các cơ sở dạy nghề. Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc tập trung chỉ đạo theo các phương hướng sau:

Thứ nhất, yêu cầu các cơ sở dạy nghề rà soát số lượng, chất lượng thiết bị dạy nghề và khả năng đáp ứng nhu cầu thực hành của thiết bị. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đầu tư hoàn thiện thiết bị dạy nghề để đảm bảo trình độ tay nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

Thứ hai, phối hợp với mạng lưới các cơ sở dạy nghề khác trên địa bàn để khai thác tối đa công suất của thiết bị dạy nghề đã được đầu tư.

Thứ ba, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đưa học sinh đến thực tập ngay tại doanh nghiệp, nhằm giúp học sinh tiếp cận với tác phong lao động công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc cũng đặt ra phương án chính sách thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao làm việc tại Vĩnh Phúc, UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương bình và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện tốt chính sách thu hút, ưu đãi người lao động có chuyên môn cao, thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương và của tỉnh.

Trên cơ sở bám sát Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh đến năm 2020, dự thảo đã đánh giá, phân tích hiện trạng nguồn nhân lực Vĩnh Phúc; từ đó chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế, thời cơ, thách thức cho việc xây dựng định hướng phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh. Phương hướng phát triể nguồn lực con người được đề ra mục tiêu đến năm 2020 trên cơ sở dự báo cung cầu lao động của tỉnh đến năm 2020. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm triển khai phương hướng: xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực; nâng cao thể lực, kỹ năng nhân lực; đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực; mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác trong phát triển nhân lực; dự báo nhu cầu vốn và huy động vốn cho phát triển nhân lực..

Dự thảo Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020 cho rằng: Quy hoạch nguồn nhân lực là một bài toán khó có nhiều luồng ý kiến và nhận thức khác nhau nên tìm ra được một quyết sách và cách thức tổ chức thực hiện là một vấn đề lớn. Là lần đầu thông qua qui hoạch, nên cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và tổ công tác cần tiếp tục bổ sung qui hoạch, làm rõ tính đặc thù, “màu sắc” của nhân lực Vĩnh Phúc, từ đó tìm ra bước đột phá cho phát triển nhân lực tỉnh nhà. Đồng thời cũng yêu cầu số liệu đánh giá phải thống nhất, con số dự báo phải chính xác trên cơ sở căn cứ khoa học, pháp lý và thực tiễn. Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến tham gia của Ban Chỉ đạo và các sở, ban, ngành, trên cơ sở đó tổng hợp, chính sửa và hoàn thiện Báo cáo Quy hoạch nguồn nhân lực để trình Thường trực UBND tỉnh và Thưởng trực Tỉnh ủy. Nghị quyết 06 (2008) của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; và các đề án khác của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 06, hệ thống, mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn tỉnh được quy hoạch hoàn chỉnh, phủ kín các vùng miền, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và có chất lượng của con em nhân dân. Toàn tỉnh có 556 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo với trên 247.000 học sinh, sinh viên. Bằng nguồn ngân sách của địa phương và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, toàn tỉnh xây dựng mới được 1.226 phòng học kiên cố, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố hiện nay ở bậc tiểu học đạt 86,7%, THCS đạt 94%, bậc THPT và Trung tâm giáo dục thường xuyên đạt 97,4%. Chất lượng giáo dục toàn diện được coi trọng và nâng cao rõ rệt. Năm 2010, gần 8.000 học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng. Năm học 2010- 2011, tỉnh xếp thứ nhất cả nước về tỷ lệ học sinh dự thi học sinh giỏi đạt giải.

Công tác dạy nghề chất lượng cao bước đầu khẳng định được vị trí, vai trò đối với việc phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đổi mới toàn diện trên các mặt như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phân cấp quản lý, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển, tuyển dụng, bổ nhiệm đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy định.

Mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH.

- Đầu tư mạnh để phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục toàn diện từ Mầm non đến Phổ thông làm nền tảng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú ý đảm bảo chất lượng chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, đặc biệt là phẩm chất đạo đức và tác phong, kỷ luật lao động.

- Đầu tư phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề; tích cực đẩy nhanh thực hiện phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Thực hiện chuẩn đào tạo nghề cả về

phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng, có khả năng thích ứng với thị trường lao động và chuyển đổi nghề nghiệp. Phát triển cơ cấu, đa dạng loại hình đào tạo, đặc biệt là hình thành các cơ sở đào tạo có quy mô lớn, chất lượng cao.

Tăng mạnh đào tạo nghề bậc cao, đào tạo theo địa chỉ.

- Nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức. Đề cao năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ. Sớm xây dựng, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi, trình độ cao trong mỗi lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Phương hướng mục tiêu đến năm 2015:

- Xây dựng chiến lược nhân tài nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho Tỉnh.

Vĩnh Phúc hiện nay đang cần rất nhiều nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực có tay nghề và nguồn nhân lực có trình độ cao. Muốn vậy, Tỉnh cần tập trung mọi nguồn nhân lực đủ khả năng thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội mà Tỉnh đã đề ra. Chiến lược nhân tài của tỉnh cần được xây dựng một cách đồng bộ, liên hoàn từ khâu phát triển, tuyển chọn đến khâu đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ, sao cho phát huy một cách có hiệu quả nhất tài năng sáng tạo của mỗi người vào quá trình phát triển.

+ Nâng tỉ lệ 180 sinh viên/ 1 vạn dân hiện nay lên khoảng 220 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và trên 300 sinh viên/ 1 vạn dân năm 2015.

+ Mỗi năm cử khoảng 50 đến 70 cán bộ công chức, viên chức đi đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ; triển khai từng bước cử cán bộ đi bồi dưỡng chuyên môn và đi đào tạo ở tỉnh ngoài, nước ngoài trên cơ sở cần gì học nấy. Phấn đấu đến năm 2015, tất cả các ngành sản xuất, các lĩnh vực kinh tế, xã hội đều có và có các cán bộ chuyên môn giỏi. một bộ phận cán bộ có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp, làm việc với người nước ngoài Chú trọng đào tạo:

- Kỹ sư giỏi trong các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp; các nghệ nhân trong các làng nghề.

- Chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

- Chuyên gia trong hoạch định chiến lược, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, kiến thức.

- Cán bộ quản lý kinh tế, xã hội, quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường giỏi.

- Bác sĩ giỏi trong các chuyên khoa.

- Giáo viên phổ thông giỏi trong từng cấp học, môn học; giáo viên TCCN, dạy nghề giỏi; các trường Cao đẳng có bộ phận giảng viên trình độ tiến sĩ.

- Các nghệ sĩ, vận động viên, huấn luyện viên thể thao.

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động chuyên môn giỏi phải gắn với mục đích, nhu cầu sử dụng; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy năng lực của đội ngũ này phục vụ thiết thực yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuẩn về trình độ đào tạo, có năng lực, trách nhiệm thực thi công việc.

+ Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ cần thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy trình thực hiện; chú ý đến cả chuẩn về đào

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)