Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 46)

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực, chất lượng của lao động được đánh giá quá trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng của lao động cũng như sức khoẻ của họ. Điều này lại phụ thuộc vào hoạt động giáo dục đào tạo và các dịch vụ khác. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Đến nay, “nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, bằng hơn 70% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người, bằng gần 10% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người” [91].

Ở Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi nhân lực chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông. Không thể nói đến nhân lực có chất lượng khi chất lượng giáo dục đại học còn thấp. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%. Không thể nói đến chất lượng nhân lực cao khi số lượng tương đối lớn viên chức sử dụng thành thạo máy vi tính còn hạn chế, tỷ lệ không biết sử dụng ngoại ngữ rất cao, nhất là tiếng Anh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém.

Nhìn chung một trong những yếu tố to lớn ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực chính là vai trò của giáo dục đào tạo, chính giáo dục đào tạo có

ý nghĩa to lớn trong việc hình thành, và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Quá trình này đòi hỏi không chỉ trên phạm vi quốc gia, mà đối với Vĩnh Phúc một trong những tỉnh phát triển nhanh trên con đường CNH, HĐH cũng phải có tầm nhìn chiến lược và trước mắt trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực.

Đảng ta khẳng định vấn đề phát triển kinh tế thị trường là chủ trương nhất quán và lâu dài, theo định hướng XHCN. Trên cơ sở tồn tại nhiều hình thức sở hữu thì hình thành những thành phần kinh tế tương ứng. Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần đặt ra vấn đề phân bổ cơ cấu nguồn nhân lực thích ứng với trình độ phát triển của mỗi thành phần kinh tế. Những mặt tích cực cũng như những tồn tại trong cơ cấu ngành kinh tế, trong phát triển nguồn nhân lực đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. Bài toán thu hút các nguồn nhân lực như thế nào, phân bổ các nguồn nhân lực ra sao, lựa chọn lĩnh vực, dự án ưu tiên đầu tư nhằm mang lại nhiều lợi ích nhất cho quốc gia sẽ là một vấn đề quan trọng trong sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh phát triển nhanh trên con đường CNH, HĐH phát triển nguồn nhân lực cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong suốt mấy thập kỷ qua đã cho thấy, nước nào biết chăm lo, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, biết phát huy nhân tố con người thì nước đó có thể đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng mặc dù không giàu tài nguyên thiên nhiên và trình độ khoa học, kỹ thuật chưa phát triển. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... là những thí dụ minh chứng cho điều đó.

Trong điều kiện lực lượng sản xuất phát triển không ngừng hiện nay, trình độ quản lý và trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại, thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thực chất là nền kinh tế dựa trên động lực là sự sáng tạo cái mới về tri thức và sáng tạo cái mới về khoa học kỹ thuật. Như vậy, sự giàu có của quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ được xây dựng

chủ yếu trên nền tảng văn minh về trí tuệ của con người, khác với trước đây là dựa vào sự giàu có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn lực khác tuy là điều kiện quan trọng, nhưng không có sức cạnh tranh tự thân mà phải được kết hợp với nguồn nhân lực để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh. Vĩnh Phúc với vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước càng phải dựa vào tiềm lực con người- yếu tố nội sinh, chi phối và giữ vai trò quyết định trong sự phát triển.

Thực tế công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn 25 năm qua còn cho thấy Đảng, Nhà nước ta với nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực quan tâm phát huy nhân tố con người, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo, đã đưa đến những thành công bước đầu rất quan trọng cả về kinh tế và xã hội, đưa đất nước đi lên tầm cao mới của sự phát triển.

Quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước theo hướng CNH, HĐH càng đòi hỏi phải có lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề, có kỷ luật và trình độ văn hoá cao, có thể tiếp thu và sử dụng hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới. Nhận thức được yêu cầu tất yếu khách quan đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá VII đã nêu việc phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách và biện pháp nhằm thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước.

Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, một hệ thống các loại thị trường trong đó có thị trường sức lao động hình thành và ngày càng phát triển. Đây là một xu hướng tất yếu, có ảnh hưởng lớn tới việc đào tạo và sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam. Sự hình thành, phát triển thị trường sức lao động, quan hệ thuê mướn lao động bị chi phối bởi quy luật cung - cầu và các quy luật khác của thị trường sẽ làm thay đổi cơ bản và sâu sắc quan hệ lao động “biên chế” của cơ chế cũ. Thị trường sức lao động sẽ làm cho cả người lao động làm thuê cũng như người sử dụng sức lao động thuộc các thành phần kinh tế chủ động hơn, sáng tạo hơn, khai

thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động. Nhưng thị trường sức lao động cũng sẽ tất yếu đưa đến những mặt tiêu cực, tự phát, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả của Nhà nước. Cơ chế thị trường chỉ có thể vận hành tốt trên cơ sở có hệ thống các loại thị trường phát triển đầy đủ và đồng bộ, trong đó có thị trường sức lao động. Cơ chế thị trường càng phát triển càng đòi hỏi sự quản lý có hiệu lực của Nhà nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ... xuất hiện những dòng di dân lớn và liên tục từ nông thôn ra thành phố. Những người lao động này bổ sung thêm vào nguồn nhân lực thành phố nhưng gây thêm áp lực về vấn đề giải quyết việc làm ở các đô thị.

Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta phải sử dụng đúng nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất. Muốn sử dụng tốt nguồn lực này chúng ta phải hiểu rõ thực trạng và tiềm năng của nó. Khi đó chúng ta mới có thể khắc phục và phát triển nguồn nhân lực được.

Nhìn thực trạng nguồn lực con người nước ta hiện nay không thể không có những băn khoăn. Bên cạnh những ưu thế như, lực lượng lao động dồi dào (hơn 50 triệu lao động); cần cù chịu khó, thông minh và sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, thì những hạn chế về mặt chất lượng lao động, sự bất hợp lý về lao động được đào tạo trong các lĩnh vực sản xuất và những khó khăn trong phân bổ dân cư cũng không phải là nhỏ. Đại bộ phận lao động nước ta chưa được đào tạo đầy đủ, số người đào tạo mới chỉ chiếm tỷ lệ thấp, thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao. Mặt khác mặt bằng dân trí còn thấp, nạn tái mù chữ vẫn còn, chưa phổ cập được giáo dục tiểu học. Sự phát triển về phương diện sinh lý và thế lực của lao động Việt Nam chững lại; người lao động nước ta văn hoá còn kém, lao động theo kiểu sản xuất nhỏ và lao động giản đơn.

Do đó vấn đề đặt ra là cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực trạng đội ngũ cán bộ tri thức Việt Nam đặc biệt là tri thức cao đang đặt ra một vấn đề được giải quyết, sự già hoá của đội ngũ trí thức, trong các ngành khoa học trọng yếu tuổi bình quân của tiến sỹ là 52,8, giáo sư 59,5, phó giáo sư 56,4. Hiện nay Việt Nam có khoảng 14.000 tiến sỹ, 16.000 thạc sỹ.

Có một thực tế là một số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng không tìm được việc làm, cũng như không có khả năng đáp ứng ngay được những yêu cầu của công việc trước những yêu cầu của thực tế. Vấn đề chậm đổi mới giáo dục và nội dung đào tạo không theo kịp những đòi hỏi của người sử dụng đã dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư cho giáo dục, lực lượng lao động ở nước ta hiện nay rất hạn chế về chất lượng nhất là trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Thêm vào đó việc sử dụng và khai thác số lao động, đã được đào tạo, có trình độ lại kém hiệu quả. Vì vậy việc xây dựng và sử dụng nguồn lực lao động có ý nghĩa to lớn nhằm thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH. Do đó hiện nay đã có nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc cách mạng về con người mà thực chất là cách mạng về chất lượng lao động mỗi bước tiến của "cách mạng con người" sẽ đem lại những thành tựu to lớn cho quá trình CNH, HĐH. Như chúng ta đã biết "cách mạng con người" với CNH, HĐH là hai mặt của một quá trình phát triển thống nhất, giữa chúng có một quan hệ biện chứng lần nhau. Để tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng trong nguồn lực con người cần có hàng loạt những giải pháp thích ứng nhằm phát triển tốt yếu tố của con người trong sự nghiệp đi lên của đất nước. Chăm sóc đào tạo phát huy nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới vì CNH, HĐH tập trung thành vấn đề quan trọng bậc nhất trong "kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội" tức là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển xã hội.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là muốn có nguồn lực con người đáp ứng được CNH, HĐH. Giáo dục nhà trường cùng với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội phải làm tốt việc phát động một cao trào học tập trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm đào tạo nên những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vậy mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cần phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát triển nguồn lực con người.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 46)