Chủ trƣơng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnhVĩnh Phúc đến năm 2015, tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 71 - 83)

2000 2005 2010 1 Dân số trung bình (người) 1.110.111 1.172.000 1.240

2.2. Chủ trƣơng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnhVĩnh Phúc đến năm 2015, tầm nhìn đến năm

đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện những nhiệm vụ và những giải pháp đặt ra, trong đó một trong những nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện chủ trương lớn là CNH, HĐH.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp: “lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để kích thích các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo thêm nhiều việc làm mới... tăng thu ngân sách, tăng khả năng tích luỹ để tái đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ cho nông dân và các vùng khó khăn. Chỉ đạo từng bước nâng cao các lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao. Quan tâm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn. Tích cực xúc tiến đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển” [89, tr.78-79]. Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 25/02/2008 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó quán triệt quan điểm chỉ đạo chiến lược là: “Lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng, lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công sự nghiệp

CNH-HĐH”. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh xây dựng một số cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, về thu hút nhân tài.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV (năm 2010) đã đưa ra mục tiêu tổng quát: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa- xã hội. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội; từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập, về đời sống giữa các vùng, các khu vực và giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, kiềm chế và đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông; giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội để tập trung phát triển kinh tế.

Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, cùng hướng tới mục tiêu vì sự nghiệp phát triển của tỉnh.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với chủ trương CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong 10 năm tới.

Tại Hội thảo “Việt Nam hướng tới thập niên mới và giai đoạn xa hơn” tổ chức tại Hà Nội ngày 19/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã nêu chủ đề chính là tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững; xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN. Thủ

tướng cũng nêu vắn tắt một số nội dung chính của Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; theo đó, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng vững chắc để phát triển cao hơn; đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD; thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010.

Để thực hiện được những mục tiêu đó, Thủ tướng cho biết 5 quan điểm phát triển của Việt Nam là phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, trong đó phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;

Dự thảo cũng xác định ba đột phá phát triển của Việt Nam giai đoạn phát triển 2011 - 2020 là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Tiếp thu những quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa vô cùng to lớn của Trung ương, cũng như những yêu cầu đối với Vĩnh Phúc. Điều đó được khẳng định trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV trình bày tại Đại hội ngày 13/10/2010 cho thấy, 5 năm qua (2006 -

2010), kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 17,4%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản; Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng, gấp 3,45 lần so với năm 2005. Đánh giá cao kết quả mà nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đạt được, Đại hội cũng chỉ rõ một số tồn tại cần khắc phục trong nhiệm kỳ tới như tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng chưa thực sự bền vững, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm địa phương còn thấp; Tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo chưa cao; chênh lệch về phát triển giữa các vùng, về đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng tăng… Trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Vĩnh Phúc cần làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm là chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; khai thác mọi tiềm lực hiện có, đi đôi với tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ; tiếp tục phát triển công nghiệp làm nền tảng cho nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy các ngành kinh tế khác tuy nhiên phải chú trọng đến yếu tố bền vững, hài hòa giữa công nghiệp và môi trường [92, tr.23].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn nhiều tồn tại và những khó khăn, thách thức phải đối mặt, cần tập trung ngay vào giải quyết, tháo gỡ. Đó là còn nhiều vướng mắc trong giải quyết mặt bằng đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội; cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn còn bất cập; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và cải cách hành chính chưa theo kịp với yêu cầu; đời sống của bộ phận nhân dân miền núi của tỉnh còn nhiều khó khăn; vấn đề môi trường đang bức xúc...

Vĩnh Phúc phấn đấu sẽ là tỉnh công nghiệp. Những định hướng/kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó có phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Vĩnh Phúc là sự cụ thể hoá Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2010). Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Tỉnh sẽ có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, có hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc trên bản đồ Việt Nam; đến năm 2020, là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, có những khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ này.

Để mục tiêu, định hướng, kế hoạch trên trở thành hiện thực, định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2015 là phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp như phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như ngành công nghiệp có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng nhiều lao động, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu, nhất là sản phẩm điện tử công nghệ cao. Phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và các ngành phụ trợ. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là các loại gạch ceramic, gạch ốp lát; nhất là vật liệu nhẹ. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành chế biến đồ uống, nông lâm sản, thực phẩm...

Định hướng và giải pháp phát triển gồm: tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào, suất đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu như: phát triển ngành công nghiệp cơ khí nhằm sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí thay thế nhập khẩu, thiết bị đồng bộ cho các nhà máy; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng khả năng cung cấp nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép, chi tiết phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo; tiếp tục duy trì phát triển ngành dệt may, giày dép để trở thành ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu... hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng.

Với định hướng và giải pháp phát triển trên, tỉnh Vĩnh Phúc tin tưởng sẽ đạt mục tiêu có đủ yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015, tiến tới trở thành tỉnh công nghiệp sớm hơn so với cả nước.

Đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.284 ha. Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh sẽ có 20 khu công nghiệp, với tổng diện tích gần 6.000 ha. Sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 39,1% năm 2005 lên gần 57% năm 2010; ngành trồng trọt giảm từ 56% xuống 38%. Sản lượng lương thực có hạt giữ mức ổn định, bình quân đạt 35,2% vạn tấn/năm, tăng bình quân 1,9%/năm [96].

Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc-Tầm nhìn đến năm 2020 Quan điểm phát triển: Căn cứ vào mục tiêu định hướng của đất nước, căn cứ vào thực trạng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm phát triển tỉnh đến 2020 là:

1) Phát triển kinh tế xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020 được thực hiện theo hướng phấn đấu đạt tới các mục tiêu tương đương hoặc cao hơn mục tiêu định hướng của đất nước trong tầm nhìn đến năm 2020;

2) Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thực hiện trên quan điểm rút ngắn, gia tăng tốc độ phát triển để đạt tới và duy trì tốc độ phát triển cao hơn các tỉnh trong vùng nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;

3) Phát triển phải tuân thủ quan điểm hội nhập và dựa vào hội nhập, coi đó là mục tiêu và động lực để thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Hướng tới một nền kinh tế mở cửa, giao lưu văn hóa - xã hội. Phát triển theo hội nhập đòi hỏi phải lấy khoa học và công nghệ làm giải pháp thực hiện, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tránh được những biến động do môi trường quốc tế tác động.

4) Phát triển Vĩnh Phúc theo quan điểm đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

5) Phát triển Vĩnh Phúc phải đảm bảo tính bền vững, phòng ngừa các rủi ro, đảm bảo an ninh quốc gia, an sinh xã hội và an toàn môi trường;

Mục tiêu và định hướng phát triển:

1) Tỉnh phấn đấu về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 và có cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm từ 93-95% (nông nghiệp còn 7%).

2) Đến năm 2020 mức sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh Phúc phải đạt ít nhất tương đương với các chỉ tiêu định lượng của nền kinh tế cả nước. Cụ thể:

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh sẽ tăng từ 11.621 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 19.647 tỷ đồng vào năm 2015 và 32.344 tỷ đồng vào năm 2020 (giá ss 94), tương đương 22.236 tỷ đồng; 43.308,2 tỷ đồng và 80.712 tỷ đồng theo giá HH, ứng với các mốc trên;

GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 9,0 triệu đồng/người/năm, năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/năm, năm 2020 đạt khoảng 24 triệu đồng - theo giá 1994 (tương đương 3 mốc trên là 854 USD; 1.388 USD và 2.167 USD) hoặc 18,0 triệu đồng, 34 triệu đồng và 59 triệu đồng giá thực tế;

Đến năm 2020 lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng 65 -70%; lao động nông nghiệp còn 30 - 35% trong cơ cấu lao động của tỉnh;

Nâng mức chi tiêu cho giáo dục và y tế lên 4,5 - 5% GDP và đảm bảo cho người dân tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông với chất lượng cao;

Dân số trung bình đến 2020 đạt 1,360 triệu người. Số bác sỹ/1 vạn dân đạt 15 bác sỹ. Phổ cập phổ thông trung học. Tỷ lệ dân đô thị chiếm 55% tổng dân số. Số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%.

Bảng 2.4. Dự báo chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc (2011-2020) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Nhịp tăng 2011- 2015 Nhịp tăng 2016- 2020 1. GDP giá cố định 1994 5.935 11.621 19.647 32.344 11,1% 10,5 % - Nông, lâm, ngư nghiệp 1.353 1.689 2.105 2.623 4,5% 4,5% - Công nghiệp và xây dựng 3.066 7.084 11.937 17.949 11,0% 8,5%

- Dịch vụ 1.517 2.848 5.605 11.772 14,5%

16,0 % 2. GO - giá hiện hành 31.070 80.397 160.355 306.852 -Nông, lâm ngư nghiệp 3.210 4.993 7.940 12.625 - Công nghiệp và xây dựng 24.463 67.839 131.696 233.729

- Dịch vụ - TM 3.397 7.565 20.720 60.498

3.GDP - giá hiện hành 9.559 22.237 43.308 80.712 -Nông, lâm, ngư nghiệp 2.043 3.190 4.722 6.989 - Công nghiệp và xây dựng 4.819 12.995 26.006 48.884

- Dịch vụ-TM 2.697 6.052 12.580 24.839

4. Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

-Nông, lâm, ngư nghiệp 21,4 14,2 10,9 8,7

-Công nghiệp và xây dựng 50,4 58,4 60,0 60,6

-Dịch vụ-TM 28,2 27,4 29,0 30,8

5.Lao động theo ngành (người) 670.000 760.000 814.000 845.000 -Nông, lâm, ngư nghiệp 490.000 420.000 367.000 300.000 -Công nghiệp và xây dựng 81.000 190.000 260.000 335.000

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 71 - 83)