1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi học tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌTRƯỜNG MẦM NON MINH QUANG B

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3- 4 TUỔI HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Lĩnh vực/Môn : Giáo dục mẫu giáo

Tên tác giả: Đặng Thị Linh

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Minh Quang B

Năm học: 2022 – 2023

Trang 2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNKính gửi: Ban giám khảo chấm SKKN

Họ và tênNgày thángnăm sinh

Nơi côngtác

Trình độchuyên

Tên sáng kiến

Đặng Thị Linh 05/12/1992

TrườngMNMinhQuang B

viên Đại học

“Một số biện phápgiúp trẻ 3- 4 tuổi họctốt hoạt động tạohình trong trườngMầm non”.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mẫu giáo

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

- Ngày dùng thử: 01/2/2023

- Mô tả bản chất của sáng kiến:

Đề tài SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi học tốt hoạt động tạohình trong trường Mầm non” trình bày đúng quy định văn bản Kết cấu gồm

03 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị) Việc áp dụng phương pháp, được tiến hành theo các biện pháp sau:

* Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tạo hình bằng nhiều loại nguyên liệukhác nhau.

* Biện pháp 2: Lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động tạo hình.

* Biện pháp 3: Xây dựng môi trường linh hoạt để trẻ tích cực tham giavào hoạt động tạo hình.

* Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động tạohình.

* Biện Pháp 5: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thời gian

Trang 3

kiến theo ý kiến của tác giả:

Lợi ích có được từ sáng kiến đó là:* Đối với giáo viên:

- Nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân về tổ chức hoạt động tạohình cũng như đổi mới hình thức tổ chức.

- Tiết kiệm kinh phí khi làm đồ dùng đồ chơi và giảm việc mua nhữngnguyên vật liệu cho trẻ trong hoạt động tạo hình.

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia cùng cô trong các hoạt động tạo hình.

* Đối với phụ huynh

- Phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về chương trình giáo dục mầm non.- Phụ huynh biết chia sẻ, tương tác cùng giáo viên trong công tác chămsóc và giáo dục trẻ.

* Đối với trẻ:

- Trẻ hoạt động tích cực hơn, bản thân trẻ được tự nhận xét, trao đổi, trẻtrở nên năng động, sáng tạo và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

- Hình thành và phát triển các kỹ năng tạo hình.

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầuhoặc áp dụng thử nếu có:

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiếnlần đầu (nếu có):

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thậtvà hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Minh Quang, ngày 6 tháng 4 năm 2023

Trang 4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 2

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

1.Cơ sở lý luận 2

2 Khảo sát thực trạng 3

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện: 4

4 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp chính) 4

5 Những biện pháp thực hiện: (Phương pháp từng phần) 5

5.1 Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tạo hình bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau 5

5.2 Biện pháp 2: Lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động tạo hình 6

5.3 Biện pháp: Xây dựng môi trường linh hoạt để trẻ tích cực tham gia vào hoạtđộng tạo hình 8

5.4 Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động tạo hình.105.5 Biện pháp 5: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ 10

6 Kết quả sau khi thực hiện đề tài 12

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14

1 Kết luận 14

2 Khuyến nghị 14

PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN V HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CÁC BIỆN PHÁP

Trang 5

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài:

Trong chương trình Giáo dục mầm non phát triển thẩm mỹ là một trongnăm lĩnh vực giúp trẻ phát triển toàn diện góp phần hình thành yếu tố đầu tiêncủa nhân cách Ở lứa tuổi mầm non tâm hồn của trẻ rất nhạy cảm với con ngườivà thế giới xung quanh trí tưởng tượng của trẻ cũng vô cùng phong phú vì vậynhững năng khiếu nghệ thuật của trẻ cũng bắt đầu nảy sinh

Hoạt động tạo hình chiếm một vị trí quan trọng giúp trẻ phát triển khảnăng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa tay và mắt,hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản “vẽ, nặn, xé dán…” và hoạt động tạo hìnhđược sử dụng mọi lúc mọi nơi như: các hoạt động học tập, các hoạt động vuichơi, các trò chơi dân gian khi trẻ ở trường mầm non Ngoài ra hoạt động tạohình còn hình thành ở trẻ những cảm xúc biết yêu thiên nhiên xung quanh, yêucái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp được thể hiện thông qua các sản phẩm màtrẻ tạo ra.

Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, ở đótrẻ sử dụng ngôn ngữ đặc trưng riêng của nó: Màu sắc, hình khối, đường nét, bốcục để phản ánh, miêu tả giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh Khi thamgia hoạt động tạo hình trẻ được thể hiện mình qua các tác phẩm mà trẻ tạo ra Từđó giúp trẻ tự tin hơn về bản thân Hoạt động tạo hình nằm trong chương trìnhgiáo dục mầm non và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặcbiệt đối với trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôinhận thấy, các phương pháp trong hoạt động tạo hình đang được sử dụng hiệnnay còn hạn chế như: đồ dùng nguyên vật liệu chưa phong phú, cách tổ chứchoạt động học chưa có nhiều đổi mới sáng tạo để lôi cuốn và hấp dẫn trẻ nênchưa phát huy hết được khả năng vốn có của trẻ dẫn đến việc trẻ chưa có nhiềukỹ năng trong hoạt động động tạo hình và chưa có nhiều sản phẩm đẹp Là mộtgiáo viên mầm non tôi luôn ý thức trách nhiệm bản thân mình phải thay đổi vềphương pháp, hình thức tổ chức đổi mới theo chuyên đề bồi dưỡng của phònggiáo dục để trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góp phần phát triển toàndiện trẻ về mọi mặt.

Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi học tốthoạt động tạo hình trong trường Mầm non” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 6

- Hình thành và phát triển kỹ năng tạo hình của trẻ.

3 Đối tượng nghiên cứu.

- Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi (Mẫu giáo bé) học tốt hoạt động tạohình trong trường mầm non

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm.

- Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi.- Số lượng trẻ: 13 trẻ

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quannhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu về phương pháp giúp trẻhứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình.

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động tạo hình của trẻ, qua đó đánhgiá được khả năng hoạt động của trẻ.

- Phương pháp toán học: Sử dụng phương pháp toán học để đánh giá kếtquả tính phần trăm.

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu.

- Tại lớp 3 tuổi C1- Trường mầm non Minh Quang B.- Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023.

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.1.Cơ sở lý luận.

Căn cứ Điều 22- Luật giáo dục, 2005 về mục tiêu giáo dục mầm non làgiúp trẻ em phát triển về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hìnhthành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.

Căn cứ kế hoạch số 51/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáodục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non

Trang 7

ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 của BộGiáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016.

Căn cứ kế hoạch số 1115/KH- GD&ĐT- MN ngày 8/9/2022 của phòngGD&ĐT Ba Vì về tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 cấp họcmầm non huyện Ba Vì.

Căn cứ hướng dẫn số 1116/KH- GD&ĐT- GDMN ngày 09/09/2022 củaPhòng GD$ĐT Ba Vì về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp họcmầm non năm học 2022- 2023.

Căn cứ kế hoạch số 20/KH- MNMQB ngày 12/09/2022 về việc tổ chứcthực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 của trường mầm non Minh Quang B.

Căn cứ vào tình hình thực tế về hoạt động tạo hình của trẻ lớp 3- 4 tuổiMẫu Giáo Bé 3C1.

2 Khảo sát thực trạng.

Thực trạng hoạt động tạo hình của trẻ Mẫu Giáo Bé lớp 3 tuổi C1: Trongquá trình giảng dạy tôi nhận thấy trẻ chưa hứng thú, tích cực tham gia vào cáchoạt động tạo hình nên kết quả đạt còn thấp vì vậy tôi muốn tìm ra một số biệnpháp giúp phát huy các khả năng của trẻ Khi thực hiện đề tài này tôi đã gặpnhững thuận lợi, khó khăn sau:

a Thuận lợi:

- Được tham gia các buổi tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo Dục tổ chức.- Ban Giám Hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn cơsở vật chất, đồ dùng và trang thiết bị dạy học đầy đủ, động viên sự sáng tạo củagiáo viên, khích lệ chị em ứng dựng công nghệ thông tin vào trong hoạt độngchăm sóc giáo dục trẻ

- Tổ chuyên môn và các đồng nghiệp luôn chia sẻ và trao đổi kinh nghiệmgóp ý cho đề tài.

- Khuôn viên nhà trường rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh, có vườnhoa, góp phần rất lớn trong việc làm giàu các biểu tượng cũng như là giàu cảmxúc tạo hình cho trẻ.

b Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên khi thực hiện đề tài này tôi cũng gặp phảimột số khó khăn sau:

Trang 8

- Trẻ ở độ tuổi này chưa tập trung chú ý, kiến thức, kỹ năng tạo hình cònhạn chế vì vậy trẻ chưa hứng thú khi tham gia hoạt động.

- Nhiều trẻ còn nhút nhát khi thể hiện ý tưởng của mình do trẻ mới đi họcnăm đầu.

- Một số phụ huynh do hoàn cảnh công tác xa thường xuyên nên trẻ phải ởvới ông bà do đó việc phối kết hợp giữa cha mẹ với cô giáo còn hạn chế.

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện:

- Để nắm được chính xác khả năng tạo hình của trẻ ngay từ đầu năm học2022 - 2023 tôi đã tiến hành khảo sát lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi C1 Kết quả đạtđược như sau:

Bảng khảo sát kết quả đầu năm học.

(Tổng số trẻ: 13 trẻ)

số trẻ

Số trẻđạt

Tỷ lệ.(%)

Số trẻchưa

Tỷ lệ.(%)

1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt

4 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp chính)

Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tạo hình bằng nhiều loại nguyên liệu khácnhau.

Biện pháp 2: Lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động tạo hình.

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường linh hoạt để trẻ tích cực tham gia vàohoạt động tạo hình.

Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động tạo hình.

Trang 9

Biện pháp 5: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.

5 Những biện pháp thực hiện: (Phương pháp từng phần)

5.1 Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tạo hình bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

Hiện nay trong các hoạt động tạo hình giáo viên chủ yếu sử dụng các hìnhthức cho trẻ hoạt động như: Vẽ tô màu, xé dán, nặn Tôi nhận thấy các hìnhthức tổ chức này chưa có nhiều đổi mới và mang tính rập khuôn vì vậy trẻkhông tích cực tham gia vào hoạt động nên kết quả chưa cao.

Trong khi đó tôi quan sát thấy tại địa phượng mình đang sinh sống có rấtnhiều các nguyên vật liệu khác nhau như: Vỏ lạc, bìa cattong, sỏi, cành cây khô,cánh hoa, lá cây để trẻ sử dụng trong các giờ hoạt động tạo hình Khi trẻ đượctiếp xúc với nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như vậy thì trẻ rất thích thú, tòmò khám phá từ đó hoạt động tạo hình sẽ trở nên mới lạ, hấp dẫn với trẻ và trẻkhông bị gò bó như các hoạt động tạo hình truyền thống.

Tôi sử dụng các nguyên vật đã sưu tầm các hoạt động tạo hình một cáchhợp lý.

- Cụ thể một số tiết học như sau: VD: Chủ đề: Gia đình.

- Đề tài: Tạo hình: Trang trí khung tranh.

+ Với những nguyên liệu dễ tìm như các loại hoa dại mọc xung quanhchúng ta như: hoa sài đất, hoa xuyến chi Và thêm những tấm bìa cattong cùngcuộn băng dính chúng ta tạo nên sản phẩm rất đơn giản nhưng trẻ cực kì hứngthú.

+ Cô và trẻ cùng làm khung của bức tranh

Hình ảnh 1: Trẻ trang trí khung tranh từ các loại hoa sài đất, xuyến chi.

*VD: Đề tài: Tạo hình những chú gà con ngộ nghĩnh.

+ Trong tiết học “Tạo hình những chú gà con ngộ nghĩng” Tôi đã chuẩn bịnhững nguyên liệu rất đơn giản và gần gũi như: Vỏ lạc, cành cây, bìa cattong, bútmàu.

+ Cách thực hiện: Cho trẻ xem video về đàn gà con, khơi gợi sự thích thúvà sáng tạo của trẻ.

Trang 10

+ Cô đưa ra một số câu hỏi: Các con có biết những chú gà được tạo hìnhnhư thế nào không? Trẻ có thể đưa ra một số đáp án như: Vẽ, xé, nặn những chúgà.

+ Cô đưa ra ý tưởng: Có rất nhiều cách khác nhau để tạo hình chú gà như:Vẽ, nặn hoặc xé dán các chú gà Nhưng cô có một ý tưởng rất thú vị từ những vỏlạc mà chúng mình hay bỏ đi đó Cô lấy vỏ lạc làm thân của chú gà và vẽ thêmmỏ, chân bằng các nét xiên sau đó cô trang trí thêm một số cây nhỏ xung quanhđể bức tranh thêm sinh động đấy Từ những nguyên liệu đơn giản mà hằng ngàychúng ta thường không dùng đến nhưng với những ý tưởng sáng tạo thì lại mangđến cho một kết quả thật là thú vị như bức tranh những chú gà ngộ nghĩnh này.

Hình ảnh 2: Trẻ tạo hình con gà từ vỏ lạc.

*VD: Chủ đề: Chào mừng ngày 20/11.

- Đề tài: Trang trí bưu thiếp tặng cô nhân ngày 20/11.

+ Tôi đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng để trẻ trang trí như: Lá cây, cánh hoahồng, nhũ óng ánh, cành cây khô, tăm bông …

+ Cách thực hiện: Cho trẻ xem các tấm bưu thiếp được trang trí từ cácnguyên liệu tự nhiên Cô giới thiệu các nguyên vật liệu, cách để trang trí tấm bưuthiếp.

+ Trẻ nhận xét về tấm bưu thiếp: Hình dạng, màu sắc, nguyên vật liệu,cách trang trí.

+ Trẻ nói được ý thích, ý tưởng sáng tạo tấm bưu thiếp mình sẽ trang trí.+ Trẻ về nhóm thực hiện trang trí bưu thiếp bằng nguyên vật liệu mà trẻ đãchọn.

+ Cô bao quát, hướng dẫn và gợi mở để sản phẩm của trẻ đẹp và phong phúhơn.

+ Trẻ treo và giới thiệu sản phẩm trang trí bưu thiếp của mình với cả lớp.

Hình ảnh 3: Trẻ trang trí bưu thiếp từ nhiều nguyên liệu.

*Kết quả sau khi áp dụng biện pháp.

Sau thời gian thực hiện biện pháp “Tổ chức hoạt động tạo hình bằngnhiều lại nguyên liệu khác nhau” tôi nhận thấy kết quả như sau:

- Trẻ hứng thú, say mê, sáng tạo trong giờ tạo hình, tạo ra nhiều sảnphẩm, thể hiện được ý tưởng và cảm xúc riêng của mình.

Trang 11

- Rèn sự khéo léo đôi tay của trẻ, hình thành thói quen làm việc có mụcđích và tính độc lập ở trẻ.

- Trẻ biết tiết kiệm, giữ vệ sinh môi trường và có ý thức bảo vệ thiên nhiênhơn.

5.2 Biện pháp 2: Lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động tạo hình.

Để trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình tôi luôn lấy trẻ làm trungtâm trong các hoạt động Luôn dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thếmạnh của từng trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp Khi tổ chức hoạtđộng tôi luôn để trẻ tự tin thể hiện, cô chỉ là người hướng cho trẻ, luôn tôn trọngcác ý kiến của trẻ Để cho trẻ thoải mái trong việc thể hiện ý tưởng của mình vàtạo ra sản phẩm mà trẻ muốn.

Hình ảnh 4: Trẻ tự tin thể hiện ý tưởng của mình với cô giáo và cả lớp.

Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hìnhkhác nhau Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo các đặctính riêng của mình Ngoài ra trong các hoạt động cô đưa ra các câu hỏi gợi ýgiúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt độngkhác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ.

Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để cảm nhận, dự đoán, kích thích trẻbộc lộ cảm xúc, ý tưởng sáng tạo nghệ thuật của bản thân, trẻ quyết định mìnhmuốn gì và thực hiện chúng như thế nào:

Ví dụ: Con có cảm xúc gì sau khi ngắm bức tranh của họa sĩ? - Theo con họa sĩ nên đặt tên cho bức tranh này là gì? - Con có thể đặt tên cho bức tranh này là gì? Tại sao? - Họa sĩ đã sử dụng chất liệu gì để tạo ra bức tranh? - Con có ý tưởng nào cho bức tranh của mình?

Tôi còn luôn lắng nghe, tôn trọng và chấp nhận ý tưởng, cách tạo ra sảnphẩm của trẻ Chủ yếu khuyến khích để trẻ tiếp tục sáng tạo và đưa ra ý tưởngmới Khơi gợi, khích lệ dành thời gian để trẻ quan sát, cảm nhận và bộc lộ cảmxúc của bản thân về cài đẹp bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với độtuổi

Khi tổ chức hoạt động tạo hình, tôi đã áp dụng hình thức đổi mới khigiảng dạy đó là thực hiện một bài trong khoảng thời gian chủ đề.

Trang 12

Ví dụ: Đề tài vẽ bức tranh cảnh biển Tiết 1: tôi cho trẻ tô màu nền bứctranh Tiết 2: Cho trẻ vẽ con thuyền cho bức tranh Tiết 3: Trẻ trang trí, hoànthiện bức tranh Như vậy trẻ hoàn thành bức tranh trong khoảng thời gian nhấtđịnh có chiều sâu về ý tưởng, nội dung của bức tranh.

Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càngít sử dụng vật mẫu sẽ càng khích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện.

Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đã có trướccủa trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, và các hoạt động cầnthiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt chước Nếu cótrường hợp yêu cầu làm mẫu, cô sẽ gợi ý chứ không làm mẫu ngay Bắt đầu gìtrước, lá cây vẽ như thế nào?, lá cây có dạng hình gì?, sau đó vẽ gì? Tạo tìnhhuống để trẻ làm giúp

Ví dụ: “Để vẽ được con gà con sẽ vẽ những bộ phận nào?.“Con vẽ bộ phận nào trước?”, “vẽ bộ phận đó bằng nét gì?”…

Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối với sản phẩm của trẻ cũng rấtquan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lầnsau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá tác phẩm nghệthuật trên bản thân trẻ Biết rõ điều đó trong các giờ tạo hình tôi luôn biết cáchđộng viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những hạn chế còn trêntrẻ để không làm trẻ tự thấy thoả mãn ở khả năng bản thân của mình để tiếp tụccố gắng hơn nữa.

Ngoài ra khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm tôi luôn chú trọngviệc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động để trẻ hứng thú hơn.

+ Thay đổi môi trường hoạt động để kích thích sự tìm tòi quan sát trẻ.+ Xây dựng các hoạt động mới lạ không gây nhàm chán

Hình ảnh 5: Trẻ tạo hình chiếc thuyền từ lá cây.

VD: Trước đây việc tổ chức hoạt động học cho trẻ thường chỉ ngồi theobàn trên ghế, hiện nay tôi có thể thay đổi cho trẻ hoạt động ngoài trời tận dụngkhu vực mát mẻ, rộng rãi, sạch sẽ Sau khi cho trẻ quan sát, nhặt những chiếc lákhô tôi cho trẻ ngồi thành vòng tròn xuống thảm cỏ và tổ chức làm chiếc thuyềnbằng lá cây.

Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp: Lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt

động tạo hình tôi nhận thấy trẻ được nêu ra ý kiến riêng của mình từ đó trẻ cókhả năng phát triển bản thân, hứng thú hơn trong hoạt động học tâp

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w