1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé học tốt hoạt động khám phá trong trường mầm non

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé học tốt hoạt động khám phá trong trường mầm non
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Phòng Giáo Dục Đào Tạo Huyện Ba Vì
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2018-2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TÀO HUYỆN BA VÌ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé học tốt hoạt động khám phá trong trường mầm non Lĩn

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TÀO HUYỆN BA VÌ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé học tốt hoạt động khám phá trong trường mầm non

Lĩnh vực phát triển nhận thức Cấp học: Mầm non

Năm học: 2018-2019

MỤC LỤC DANH MỤC - TRANG PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài ……… 3

2 Mục đích của đề tài……… 5

3 Đối tượng nghiên cứu……… 5

4 Phương pháp nghiên cứu……… 5

5 Phạm vi của đề tài……… 5

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I Quá trình thực hiện đề……….……… ….6

1 Đặc điểm tình hình……… 6

2 Thực trạng trước khi thực hiện đề tài……… 7

II: Những biện pháp thực hiện……… 9

1 Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 9

2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo.………9

3 Biện pháp 3: Xây dựng góc khám phá 11

4 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ khám phá mọi lúc mọi nơi……… 12

5 Biện pháp 5: Cho trẻ quan sát trải nghiệm với đồ vật thật……….14

7 Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy……….16

8 Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối hợp cùng phụ huynh ………16

III: Kết quả thực hiện:….………17

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM I KẾT LUẬN……… … 19

II BÀI HỌC KINH NGHIỆM……… …19

III KIẾN NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI……….19

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 20

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Cơ sở lý luận

Trang 3

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc Việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình

Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và mục đích chung của Giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ

sở ban đầu về nhân cách con người Sự hùng mạnh của các nước là do tiềm năng trí tuệ quyết định trước tiên Giáo dục năng lực trí tuệ đang là một trong những

xu hướng xây dựng chiến lược giáo dục của nhiều nước trên thế giới Giáo dục mầm non đặt nền móng ban đầu cho cả quá trình phát triển sau này của con người, trong đó có sự phát triển trí tuệ nhằm chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phổ thông và trở thành chủ nhân tương lai của đất nước

Tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình phát triển nhận

thức của trẻ em là hình ảnh thu nhỏ của quá trình nhận thức loài người Muốn trẻ

em trở thành những con người có ích, những con người mới thì nhất định phải

có sự tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời mà nội dung giáo dục chủ yếu được rút ra từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội gần gũi với trẻ Từ những cái mà trẻ có thể cảm nhận, sờ thấy, trông thấy, nghe thấy…nhằm kích thích sự phát triển cao độ những tiềm năng tiềm ẩn trong đứa trẻ và làm hạn chế sự phát triển của những yếu tố bất lợi

Trẻ em vốn thích tò mò ham hiểu biết và luôn có nhu cầu tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh mình với chương trình giáo dục mầm non ngày một đổi mới thì phương phát dạy học rất quan trọng.Hoạt động khám phá giúp trẻ hình thành thao tác tư duy và năng lực trí tuệ Thông qua hoạt động khám phá trẻ được trau dồi óc quan sát, khả năng phân loại, phán đoán, suy luận

và chú ý Từ đó trẻ hiểu và có biểu tượng sâu sắc về thế giới xung quanh mình Đây là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động hình thành nhân cách trẻ em

Trẻ ở lứa tuổi 3 – 4 tuổi là giai đoạn trẻ bước sang một bước ngoặt mới đó

là “ Sự khủng hoảng của tuổi lên 3” ở giai đoạn này nhu cầu tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh của trẻ được mở rộng Ở lứa tuổi này tư duy của trẻ đang ở ranh giới giữa trực quan hành động và bắt đầu chuyển sang trực quan hình tượng Trẻ đã có khả năng phân tích, tổng hợp, chúng nhìn nhận sự vật hiện tượng theo lối trực giác tổng thể Khi tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng trẻ đã

có thể phân biệt được các sự vật, hiện tượng bằng những dấu hiệu bên ngoài tiêu biểu và hấp dẫn Trẻ đã nhận ra cái này, cái kia, ở chỗ nào Trong giao tiếp, trẻ

đã nhận ra vị trí của mình trong gia đình, ở trường mầm non Trẻ đã có ý thức trong cuộc sống, có nề nếp và tổ chức Trẻ nhận biết được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt, giao tiếp ở gia đình cũng như ở trường học Trẻ tỏ ra rất thích thú khi được quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, thích bắt chước những vận động, hoạt động ngộ nghĩnh, mới lạ Điều này thể hiện một bước phát triển quan trọng trong nhận thức của trẻ Muốn trẻ có được sự nhận biết về những đối tượng xung quanh trẻ thì người giáo viên cần phải dạy và giáo

Trang 4

dục trẻ thật tốt, đặc biệt qua môn khám phá trẻ sẽ được phát triển về mọi mặt, trẻ

có thể nhận thức được vật thể, các mối quan hệ xã hội một cách chính xác và hiệu quả nhất

1 2 Cơ sở thực tiễn

Trong các hoạt động ở trường mầm non thì hoạt động cho trẻ khám phá thế giới xung quanh là không thể thiếu Thế giới xung quanh trẻ có tác dụng giáo dục về mọi mặt cho trẻ, giúp trẻ có được sự hiểu biết sơ đẳng về tất cả những sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh trẻ Hình thành ở trẻ những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng đó, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản về thế giới xung quanh Bên cạnh đó môi trường xung quanh trẻ góp phần quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức, tình cảm đạo đức đặc biệt là phát triển ngôn ngữ, cảm giác, tri giác cho trẻ Đây chính là cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội các nội dung giáo dục của các hoạt động khác như vui chơi, lao động, học tập…Chính vì vậy sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh chúng càng phát triển bao nhiêu thì sự nhận thức cũng như ngôn ngữ càng phát triển bấy nhiêu

Thế giới xung quanh trẻ biết bao điều kì diệu, mới lạ, hấp dẫn và đó cũng

là phương tiện để giao tiếp, giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ đồng thời cũng là công cụ của tư duy Nhưng trên thực tế tôi thấy khi cho trẻ 3 – 4 tuổi tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh trẻ còn rất

mơ hồ, thiếu chính xác, kiến thức mà trẻ nhận được thông qua các hoạt động của giáo viên còn chưa cao Bởi các hoạt động còn rất tẻ nhạt, hình thức tổ chức nội dung khám phá đơn điệu, kém hấp dẫn, cách thức tổ chức khám phá chưa thực

sự phát huy tính tích cực của trẻ nên trẻ không tập chung chú ý vào bài học dẫn đến sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn mơ hồ, thiếu chính xác Vì vậy, tôi nhận thấy để cho những thế hệ tương lai của đất nước được phát triển một cách toàn diện nhất thì việc cho trẻ được tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh chúng là vô cùng cấp thiết và quan trọng

Đặc biệt trong những năm học gần đây cấp học mầm non đã thực hiện chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày; Phát động phong trào giáo viên làm đồ dùng

đồ chơi tự tạo, sáng tạo, sử dụng hiệu quả; Xây dựng môi trường học tập an toàn, phù hợp với độ tuổi, phát huy tính tích cực ở trẻ

Từ những lý do trên tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu những biện pháp hiệu quả nhất nhằm giúp trẻ mẫu giáo

bé học tôt môn khám phá trong trường mầm non

2 Mục đích của đề tài.

- Nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ mẫu giáo bé

Trang 5

- Nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của bản thân đưa ra một số kinh nghiệm giáo dục nhằm phát triển nhận thức cho trẻ đạt hiệu quả cao

- Tạo cho các con một tâm thế tự tin

3 Đối tượng nghiên cứu.

- Trẻ lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi lớp tôi phụ trách

4 Phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phương pháp quan sát

Quan sát và ghi chép một cách có mục đích và có kế hoạch về những biểu hiện nhận thức của trẻ 3-4 tuổi

4.2 Phương pháp thực nghiệm đối chứng.

Tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối chứng để đảm bảo tính khoa học, đầy đủ thông tin và cơ sở thực tiễn cho đề tài Các số liệu trong đề tài được thu thập thành 2 lần

+ Lần 1: Tháng 9/ 2018 để lấy số liệu thực trạng trước khi triển khai đề tài

+ Lần 2: Tháng 4/ 2019 lấy số liệu đối chứng sau khi thực hiện đề tài

4.3 Phương pháp toán thống kê, phân tích.

Là phương pháp được dùng để thu thập thông tin, trả lời cho các tiêu chí được mô tả Để lấy số liệu đầu vào của trẻ trước khi triển khai các biện pháp trong đề tài Số liệu thu về được sử dụng và phân tích tính cấp thiết của đề tài Giúp cho việc đánh giá kết quả của đề tài rõ ràng, cụ thể hơn

5 Phạm vi của để tài.

Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019

Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi

PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I Quá trình thực hiện đề tài.

Trang 6

1 Đặc điểm tình hình.

Trường mầm non nơi tôi công tác là một ngôi trường được xây dựng khang trang, trường được chia làm 3 khu: 1 khu trung tâm và 2 khu lẻ, đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt huyết với nghề Trường có 20 nhóm lớp, quang cảnh trường xanh, sạch, đẹp Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết để phục

vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tại các nhóm lớp nhà trường đã trang bị các tài liệu và đồ dùng để giáo viên có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Lớp tôi phụ trách được bố trí ở tầng 2 lớp học thoáng mát, sạch sẽ.

- Tổng số học sinh của lớp là 22 trẻ

- Số giáo viên = 2 cô

+ Trình độ Đại học = 2 cô tỷ lệ 100%

Trong quá trình giảng dạy tôi thấy khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ còn hạn chế Vì vậy tôi thường xuyên chú trọng tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu và phát triển khả năng tư duy Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi

đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:

a Thuận lợi

Cơ sở vật chất: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, lớp học rộng rãi thoáng mát, 100% nhóm lớp được trang bị đầy đủ

đồ dùng, trang thiết bị học tập theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT, đồ dùng dạy học được trang bị ngày càng phong phú hơn Các lớp đều có tivi, đầu đĩa, đĩa

CD hình phục vụ cho hoạt động dạy và học có hiệu quả

Chuyên môn: Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn tổ chức lại cho 100 % giáo viên được tiếp thu các chuyên đề do phòng tổ chức, chuyên đề của trường,

dự giờ đồng nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng được học tập, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và cùng nhau rút kinh nghiệm

Ban giám hiệu bám sát phiên chế của phòng giáo dục để chỉ đạo chuyên môn, từ đó giáo viên có kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học

Các giáo viên trong trường luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

Trẻ đến lớp đều, nề nếp tương đối tốt Phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc giáo dục trẻ

Bản thân tôi luôn cố gắng học tập để trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Luôn tận dụng những nguồn vật liệu phế thải để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức

Trang 7

Phụ huynh rất quan tâm đến trẻ, phần lớn trẻ là con em nông dân nên trẻ cũng đã có một vốn hiểu biết về vạn vật thế giới xung quanh gần gũi, quen thuộc với trẻ nhưng vẫn còn hạn chế

b Khó khăn

- Một số trẻ hiếu động và nghịch ngợm nên cũng gây ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp khi tham gia hoạt động

- Khả năng nhận thức và tư duy của trẻ không đồng đều Nhiều cháu còn nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp với cô và các bạn

- Phụ huynh đa số làm nghề nông nghiệp, họ quá bận rộn với công việc cộng thêm sự hiểu biết về việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ còn lệch lạc, môi trường giáo dục cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ Chính những yếu tố trên khiến cho vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh bị hạn chế

- Góc thiên nhiên của bé còn nghèo nàn, đồ dùng đồ chơi cho trẻ khám phá chưa phong phú

- Kinh phí mua vật thật cho trẻ quan sát trải nghiệm không có

2 Thực trạng khi thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ trong lớp

Trước khi thực hiện đề tài tôi đã xây dựng một số hoạt động khám phá cho trẻ, cả về khám phá khoa học lẫn khám phá xã hội như khám phá về các loại rau củ, con vật, các nghề trong xã hội…Tôi thấy vốn biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ còn ít, mơ hồ, thiếu chính xác đặc biệt trẻ rất hay nhầm lẫn giữa vật nọ và vật kia khi chúng có dấu hiệu cơ bản giống nhau như quả cam – quả quýt, con gà con – con vịt con hay mặt trời – mặt trăng…Bên cạnh đó trẻ còn gọi tên vật đó chưa chính xác như hoa hồng có màu đỏ, trẻ hay gọi là hoa

đỏ Vì vậy, tôi đã tổng hợp được một số số liệu như sau:

* Về trẻ:

Số lượng trẻ ra lớp đầu năm là: 22 trẻ

Trong đó số lượng trẻ nam là 12 cháu, trẻ nữ là 10 cháu

*Về đồ dùng đồ chơi:

Có đầy đủ các loại rau củ quả, ô tô, xe máy, máy bay, tàu hỏa

Phương tiện hiện đại được nhà trường mua sắm đảm bảo cho trẻ đầy đủ điều kiện học tập tốt như tivi, đầu đĩa…

Tuy nhiên đồ dùng sáng tạo còn ít, chưa phong phú

* Khảo sát khả năng nhận thức của trẻ

Số lượng: 22 trẻ

Bảng tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát học sinh trước khi thực hiện đề tài: Tháng 9/ 2018

Trang 8

Phân loại khả

năng

Mức độ xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Khả năng gọi

tên, nhận biết

đối tượng 4 18 5 23 9 41 4 18 Khả năng

nghe hiểu lời

Khả năng

quan sát và

trải nghiệm 4 18 5 23 10 45 3 14

Kĩ năng thực

hành 3 14 4 18 10 45 5 23

Dựa trên những số liệu khảo sát tôi thấy được những hạn chế của trẻ trong việc tiếp thu kiến thức Tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm sao để cho trẻ học tốt môn khám phá đạt hiệu quả cao hơn Từ đó cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ và làm phong phú biểu tượng về thế giới xung quanh trong mỗi trẻ Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, đặc điểm tình hình của lớp học, qua thực tế khảo sát trên tôi đã lựa chọn “Một số một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé học tốt hoạt động khám phá trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2018- 2019

II NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

Trang 9

Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, rèn luyện, học hỏi kinh

nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trẻ em trong độ tuổi mầm non ngoài gia đình thì cô giáo có thể xem như

là “người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin, học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức, các kỹ năng đầu tiên cho trẻ trong môi trường lớp học, chính vì vậy mà người giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ra một thế hệ mầm non tương lai cho đất nước

Việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với giáo viên Muốn thực hiện được điều đó mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi cho bản thân

Bản thân tôi luôn cho rằng, chúng ta cần phải nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ được tốt hơn, tránh không

để trẻ nhàm chán, im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ

Luôn tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do phòng giáo dục, trường tổ chức Ngoài ra tôi còn tranh thủ nghiên cứu sách báo, sưu tầm các loại tranh ảnh, truy cập mạng để có vốn kiến thức đầy đủ và phong phú hơn Luôn có ý thức học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ trước, dự giờ, tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học điều hay, điều mới lạ để có nhiều phương pháp dạy trẻ có hiệu quả nhất

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, làm đồ

dùng đồ chơi sáng tạo.

Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng để tạo ra một môi trường sáng, xanh sạch, đẹp, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp, thuận tiện, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo

Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” trong mọi hoạt động, tôi luôn tạo cho trẻ một không gian ấm áp, thoải mái, luôn tạo điều kiện để cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học học

mà chơi” Vì vậy, mỗi tháng tôi luôn thay đổi không gian trong lớp, tạo nhiều góc mở cho trẻ tự khám phá dưới sự hướng dẫn của cô, tăng cường thêm nhiều

đồ dùng đồ chơi mới lạ, hấp dẫn Cho trẻ tham gia vào các hoạt động một cách thoải mái, tự nguyện, không gò ép trẻ Tôi thấy trẻ rất tích cực đến lớp, tham gia vào các hoạt động rất tích cực, tôi cảm nhận được trẻ mỗi ngày đến trường là

Trang 10

một niềm vui, bởi chúng cảm nhận được ở trường cũng giống như ở nhà vậy an toàn, ấm áp

Bên cạnh đầu tư trang trí phù hợp với chủ đề, bản thân tôi cũng chú trọng đến việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở các góc và sắp xếp sao cho thu hút trẻ, vừa tạo cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua hoạt động góc

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi Đồ dùng đồ chơi góp phần rất quan trọng trong các hoạt động của trẻ Vì vậy, trước và trong khi thực hiện đề tài này tôi đã làm một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo để trẻ tham gia vào các hoạt động đạt hiệu quả cao Tuy chỉ là những

đồ dùng, đồ chơi mô phỏng nhưng phần nào tôi cũng đã cung cấp được cho trẻ một số kiến thức căn bản về sự vật, hiện tượng đó nhằm giúp trẻ kích thích tư duy, phát triển ngôn ngữ từ đó nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh đạt hiệu quả cao nhất

Hình ảnh mô hình giao thông Với nguyên liệu là vỏ hộp cát tông, vỏ thạch, xốp, vỏ sữa, vỏ sò, giấy màu, xốp màu tôi đã làm nên mô hình giao thông Với hai mô hình này tôi có thể dùng trong rất nhiều hoạt động như trò chuyện, trong tiết học, hoạt động góc, dạo chơi ngoài trời, điều đặc biệt tôi có thể dùng những mô hình này để thay đổi cho các chủ đề sự kiện khác

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w