1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở trường Mầm Non

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài

Bác Hồ kính yêu đã nói “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế vănhóa” sản phẩm của giáo dục chính là con người mà con người là mục tiêu độnglực của sự phát triển đất nước trong tương lai Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hìnhthành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này Trong chương trình chămsóc giáo dục trẻ mầm non hiện nay hoạt động tạo hình là một loại hình là mộtloại hình nghệ thật phản ánh xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạngphong phú và hấp dẫn đối với trẻ Cho trẻ học tạo hình ngay từ tuổi mầm non làhoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì đó là một trong những hoạt động hấp dẫnnhất đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cáchsinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻrung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực, từ đóbuộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc quan sát, trí nhớ, tưduy,tưởng tượng…Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng vàhệ thống hóa các chuẩn cảm giác về màu sắc, hình dạng, kích thước, tỷ lệ …Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả mà trẻ thường xuyên sử dụng tích cựccác chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết về các sự vậthiện tượng Mặt khác đối vởi trẻ mầm non hoạt động tạo hình là một hoạt độngcó đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển củatrẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹnăng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tíchcực, sáng tạo Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thànhở trẻ các phẩm chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cựcnhận thức và óc sáng tạo……Chính vì vậy bậc học mầm non giữ vai trò quantrọng đặt nền móng cho các bậc học sau này Hoạt động tạo hình là hoạt đônggiáo dục tích hợp và được ứng dụng ở mọi lúc mọi nơi như: Trò chơi dân gian,các hoạt động học tập và vui chơi khi trẻ ở trường mẫu giáo Qua hoạt động taohình trẻ phát triển khả năng quan sát, sang tạo và tưởng tượng, ngoài ra hoạtđộng tạo hình còn hình thành ở trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và mongmuốn được tạo ra cái đẹp và thể hiện thông qua các sản phẩm mà trẻ tạo nên.Theo tôi thấy, các phương pháp trong hoạt động tạo hình đang được sử dụnghiện nay vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết khả năng vốn có của trẻ, đồ dùngnguyên vật liệu còn hạn chế.Tôi cảm thấy ở trẻ lớp tôi không hào hứng, khôngtập trung vào bài học, còn chểnh mảng, không chú ý vào giờ hoạt động tạo hình.Để giúp trẻ lớp tôi có thể học tốt được hoạt động tạo hình, hiểu được điều này,làgiáo viên mầm non tôi luôn ý thức môn học tạo hình như là môn học yêu thíchvà phát triển toàn diện,phát huy hết khả năng,năng lực của mình.

Từ những nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tao hình nên tôi luônbăn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để tạo sự hứng thú trong hoạt động tạo hìnhcho trẻ ngày càng nhiều hơn để trẻ được mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên

tôi mạnh dạn chọn đề tài“ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt

Trang 2

động tạo hình ở trường Mầm Non ”Tại trường mầm non nơi tôi đang công tác

để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hìnhcho bản thân và bạn bè đồng nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

thức phát huy tính tích cực trong giờ học của trẻ

- Tìm ra được các phương pháp, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục phát triển ở trẻ cả 5 mặt giáo dục: Ngôn ngữ - tình cảm xã hội –nhận thức - thẩm mỹ - thể chất.

- Trẻ thích thú mỗi khi tham gia vào hoạt động hoc, trẻ thích chơi cùng cô vàcác bạn Làm cho trẻ yêu mến cô, yêu mến trường lớp và phối hợp với phụhuynh cùng quan tâm đến việc “học mà chơi –chơi mà học” của trẻ trong trườngmầm non.

Nhưng bên cạnh đó, một số các kỹ năng tạo hình còn kém, năng lực quan sát, tưduy, ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo còn hạn chế, Việc sử dụng bút màu, bútlông sử dụng màu nước, dùng giấy màu để xé dán, cách cầm bút, sắp xếp bố cụcbức tranh còn chưa thành thạo, lúng túng Hiện nay nhà trường thực hiện giáodục lấy trẻ làm trung tâm, toàn diện, tích hợp và trải nghiệm nhưng đối với trẻvà cô còn gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tạo hình, vì thế tôi đã

tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ởtrường Mầm Non” nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là giáo dục thẩm

3 Đối tượng nghiên cứu đề tài

Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ở trường MầmNon

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm

Khảo sát thực nghiệm trên trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại trường Mầm Non.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp trực quan - Nhóm phương pháp thực hành - Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Phương pháp động viên khuyên khích

Trang 3

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi nơi tôi đang công tác vớitổng số 23 học sinh và hai cô trực tiếp đứng lớp

* Thời gian nghiên cứu.

+ Từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2019: Khảo sát điều tra nắm được thựctrạng, tìm hiểu nguyên nhân

+ Tháng 11/ 2019: Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài

+ Từ tháng 12/ 2019 đến tháng 05/2020: Thực hiện các giải pháp + Tháng 6 /2020: Kiểm tra, tổng kết, viết đề tài

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lý luận.

Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình họctập của trẻ, chính vì thế là một giáo viên Mầm non tôi muốn được nâng cao nhậnthức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng caochất lượng của trẻ và phát triển toàn diện.

Hoạt động tạo hình là một bộ phận văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiếnthức, kỹ năng, kỹ sảo và thể hiện nghệ thuật, thông qua hoạt động tạo hình trẻ cócơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hìnhdung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng giúp tăng thêm vốn hiểubiết của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng Giúp giáo viên hiểurằng chương trình học chính khóa thường cho trẻ tiếp xúc từ với các kiến thứcvăn hóa trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếpcận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng tư duy tưởng tượng cảmxúc và xã hội

Thực hiện Chương Trình giáo dục mầm non, tăng cường các điều kiện để đổimới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”,tăng cường hoạt động vui chơi, đẩy mạnh tích hợp các hoạt động học xen kẽ cáchoạt động vui chơi Khi sinh ra không phải ai cũng có những năng khiếu bẩmsinh, nhất là trong lĩnh vực tao hình, những hoạt động tạo hình của trẻ do ngườilớn giáo dục và môi trường sống xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự pháttriển tài năng của trẻ Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo bé còn mang tính thụđộng, kỹ năng thực hiện các bài tập còn vụng về chưa chính xác.

Trẻ 3 tuổi khá đặc biệt, tâm sinh lí không ngừng biến đổi lúc thì ngoan ngoãn,lúc rất nghịch lúc không thích sẽ không chịu làm gì, xuất phát từ đặc điểm tâmsinh lý giai đoạn đầu lứa tuổi mẫu giáo vận động của trẻ ở mức độ thấp kỹ năngcầm bút, di màu, thao tác cắt, xé dán,…còn vụng) Mặt khác vốn từ của trẻ cònquá ít chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình chưa rõ ràng, mạch lạc, vì vậyhoạt động tạo hình chính là một hình thức để trẻ biểu lộ tình cảm với mọi ngườixung quanh và phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.

2 Khảo sát thực trạng

Trang 4

- Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Ba Vì hàng năm đã tổ chức

chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho các cán bộ giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn trong hoạt động tạo hình đặc biệt vào thời gian sinh hoạt tổ hàng tháng

- Các giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinhthần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.Tíchcực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sưphạm cho bản thân.

- Các cháu hồn nhiên, mạnh khỏe và rất thích đến lớp.Trẻ ở cùng một độ tuổinên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.Chính vì vậy việc dạy trẻ ở lớp cónhiều thuận lợi Bản thân đã trải qua nhiều năm được trải nghiệm thực tế trênlớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè đồngnghiệp nên cũng đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy - Trường có sân rộng rãi với sân cỏ nhân tạo, khung cảnh xanh- sạch – đẹp vàthân thiện với trẻ các phòng học thoáng mát, thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạtđộng tạo hình

- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của nhàtrường và của lớp

b Khó khăn

- Là một giáo viên có nhiều cố gắng trong quá trình công tác và đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn nhưng vì điều kiện trẻ ở miền núi nên trẻ tiếp thu còn chậm cơ sở vật chất trường lớp đã làm ảnh hưởng không ít đến quá trình giảng dạy

- Năm học trước vì dịch bệnh trẻ không được đến trường nên kỹ năng cầmbút, tô màu và vẽ chưa có

- Trẻ còn nhút nhát chưa chú ý vào giờ học tạo hình

- Trẻ chưa có kỹ năng cầm bút và tô vẽ; trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạtđộng; ngôn ngữ của trẻ cò hạn chế, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối vớingười khác.

- Phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng về hoạt động tạo hìnhcho trẻ 4 - 5 tuổi.

Trang 5

- Còn có nhiều phụ huynh chưa nhận thức đồng đều bố mẹ đi làm xa việctuyên truyền gặp nhiều khó khăn, chưa quan tâm đến con em trong các phongtrào của trường lớp đưa ra còn chưa thực hiện được.

(Bảng kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020 phụ lục I)3 Những biện pháp thực hiện:

3.1: Biện pháp thứ nhất: Tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học 3.2: Biện pháp thứ hai: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.

3.3: Biện pháp thứ ba: Phát triển không gian sáng tạo

3.4: Biện pháp thứ tư: Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi 3.5: Biện pháp thứ năm: Tích hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động

giáo dục khác.

3.6: Biện pháp thứ sáu: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 3.7: Biện pháp thứ bảy: Phối kết hợp với phụ huynh.

4 Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)

4.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.

Với trẻ 3 tuổi, khái niệm về hình ảnh còn chưa rõ nét và những hình ảnh

cần cụ thể, Việc xây dựng một không gian trong và ngoài lớp học thật đẹp là vôcùng quan trọng khi sống trong một môi trường "đẹp", trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ vàtiếp thu cái đẹp một cách tự nhiên.,Cô giáo có thể cùng trẻ sắp xếp, bố trí các đồdùng trong lớp sao cho ngăn nắp, có trật tự, có mỹ quan, và có tính nghệ thuật.Một không khí lớp học có cô luôn gần gũi và những người bạn tốt giúp trẻ cảmnhận được sự quan tâm và yêu thương giống của người thân, nó sẽ tạo nênnhững điều tốt đẹp cho trẻ, đi sâu vào tâm hồn trẻ một cách tự nhiên.

Vì thế, trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng chotrẻ về nghệ thuật tạo hình.Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấntượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớphọc của bé Vì vậy, tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ điểm, căn cứ vào cấu trúcphòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ tuổi 3 tuổi mà tạo môitrường nghệ thuật xung quanh trẻ.

Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm,các tiêu đề của các góc Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế cáchình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gầngũi với trẻ Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khichuyển chủ điểm ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới, tôi đã cùng trẻ thảoluận và đặt tên cho chủ điểm mới và tên của góc chơi của mình Nội dung củacác góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật đểtích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật, từ đó kíchthích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩmtrang trí lớp học của mình.

Trang 6

VD: Góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình của bé từcác hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường, tôi thường làm bằng nhựahoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làmtranh trang trí cho góc đó Các bức tranh, hoặc bản thiết kế được cô hướng dẫntrẻ tô màu từ góc tạo hình mang sang góc xây dựng để sử dụng

(Góc xây dựng - lắp ghép Phụ lục II)

VD: Ở mảng hoạt động tạo hình:

Tôi giới thiệu đây là khu triển lãm tranh của chúng mình, Chúng mình hãycùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé, nào ai có ý kiến cô gợi ý cáctên như sau: Bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí hon, góc tạo hình Cho trẻ thảo luận và lựachọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạtđộng.

(Sản phẩm của trẻ phụ luc II)

Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ điểm tiếnhành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phùhợp và phong phú về chủng loại.

Hay khi trẻ vào các góc chơi tôi gây hứng thú tạo tình huống cho trẻ bằngcách cô chia các nhóm sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sảnphẩm để trẻ tự chọn nhóm, sau đó cô đặt câu hỏi mở:

Ví dụ như: - Theo con, cô có bức tranh gì Các cách để tạo ra sản phẩm đólà gì vậy?

Con thích tạo ra sản phẩm đó từ cách nào? Vì sao con lại thích cách làm đó vậy?Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó cuối cùng cô khái quát về một số đặc điểmchung cơ bản của một số loại hoa đó và chất liệu cô đã sử dụng để làm, Cô chotrẻ về các nhóm mà mình chọn để tạo ra sản phẩm Với những nhóm trẻ chưa thểhiện được cô có thể hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ hơn về cách (Vẽ, nặn, xé,chấm màu ) hoặc cô kết hợp làm chung với trẻ về bức tranh đó kết hợp với lờiđộng viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn Như vậy với mỗi đề tài khigiáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo chotrẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâuhơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp hoặc củng cố cho trẻ sẽ dầndần được hình thành trong tâm trí của trẻ, Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng,kỹ năng về tạo hình

Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọnggóp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ

4.2 Biện pháp2: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.

Xuất phát từ thực tế cho thấy: Trẻ 3 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tưduy trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạohình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sử

Trang 7

dụng đường nét vụng về, trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nétthẳng, nét xiên để vẽ và tô màu.

Để phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp củaquá trình đổi mới là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động nhiều, tự dosáng tạo và sản phẩm của trẻ phải đa dạng, phong phú, sáng tạo,để giúp trẻ tạođược sản phẩm tôi áp dụng dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản về tạo hình

*Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật:

Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi

tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạtđộng đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng

VD: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ, Sau đó di màucác hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻtập vẽ nét cơ bản như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi (nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nétngang ) Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bứctranh, sáng tạo theo ý thích của trẻ.

(Trẻ tô màu trong giờ hoạt động tạo hình Phụ lục II )

* Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán:

Sau khi được giảng dạy trẻ 3 tuổi, tôi nhận thấy vận động tinh của trẻ phát triểnở mức độ thấp, vì vậy cần rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cơ bản sử dụng đấtđể tạo ra sản phẩm.

VD: Dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt lăn dọc.

Khi nặn tôi cho trẻ tập các thao tác nặn từ đơn giản đến phức tạp đó là: Chia đất,làm mềm đất, xoay tròn, lăn dọc, miết đất, ấn bẹt, Dạy trẻ kỹ năng miết ấn bẹt,đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi, vì vậy khi trẻ nặn cô dạy trẻ kỹ năng sắpxếp bố cục trước, cho trẻ chơi tự do với đất nặn cho trẻ ngồi về nhóm để tự tạora sản phẩm cho riêng mình thông qua học các kĩ năng nặn được cô hướng dẫn.Sau đó thực hiện các thao tác đơn giản cho đến phức tạp Làm như vậy trẻ dễthao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra nó.Tóm lại từ cácviệc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tănglên rõ rệt Dạy trẻ kỹ năng xé dán: khi xé dán tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đếnphức tạp đó là: xé thẳng, xé vụn …

- Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi, vì vậy khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau dạy trẻ phết hồ vào phía sau của giấy để dán, lam như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra nó.

Ví dụ: Chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” cô cho trẻ xé và dán mưa rào cô đặt câu hỏi đàm thoại: Bức tranh cô xe hạt mưa như thế nào? Hạt mưa có màu gì?

(Trẻ đang xé dán trong giờ hoạt động tạo hình phụ lục II)

Trang 8

4 3 Biện pháp thứ 3 : Phát triển không gian sáng tạo.

Phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi đòi hỏi cô giáo mầm non cần phải xây dựngvà phát triển không gian sáng tạo cho trẻ, những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ làthích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh mình Do đó để làm được nhữngviệc này, các giáo viên thiết kế nhiều hoạt động để cho trẻ được trải nghiệm vàsáng tạo, phát triển toàn diện về mọi mặt Công tác chuẩn bị luôn được chútrọng theo từng tháng, với riêng các con luôn được tạo không gian mở để pháttriển sự sáng tạo tới từng cá nhân Sự sáng tạo ở đây không chỉ trong những hoạtđộng tạo hình mà còn trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ Có khi làgiờ hoạt động ngoài trời, chỉ với việc đi sưu tầm lá cây, các bé sẽ nghĩ ra biếtbao hoạt động có thể làm với lá, này nhé, mình cùng in màu này, in gân lá, tếtthành thảm lá, phân loại lá, tìm hiểu xem đó là loại lá mọc cách hay mọc đốixứng, đếm số lá Hay không gian sáng tạo được chuẩn bị ở đó bé tự chọn chomình các hình thức tạo hình để tạo ra sản phẩm mà mình thích (vẽ, tô màu bằngbút màu sáp, bút lông, nặn,…) rồi mang về bàn để quan sát Hay chỉ là việcchơi cát, bé cũng có thể sáng tạo lâu đài cát, vẽ chữ hoặc số trên cát, hoặc xahơn sau này các con có thể vẽ tranh cát cũng là điều dễ hiểu.

Một giờ học thật là nhẹ nhàng khi vừa được ra ngoài trời để hoạt động, vừa đượcthỏa sức sáng tạo và trí tưởng tượng, phát triển thêm sự khéo léo cho các con

(Không gian sang tạo cho trẻ hoạt động tạo hình Phụ Lục II )

4 4 Biện pháp thứ 4 : Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi.

Để thực hiện tốt được môn học tạo hình cần phải tích cực đa dạng hóa cácnguyên vật liệu, chúng ta có thể sưu tầm, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễtìm ở địa phương, phế liệu bỏ của gia đình, hoặc vận động phụ huynh mang tớinhư: Sách báo cũ, len, vải vụn, hột hạt khô, vỏ chai, lọ, lá khô, rơm, bẹ chuối….Các nguyên liệu sẽ được sử dụng vào các chủ đề hơp lý.

Như chúng ta đã biết sản phẩm của hoạt động tạo hình là một dạng sản phẩmđặc biệt., trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó,nó còn là ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra.Tôi thấyrằng phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở trẻ Ví dụ: Từ các lá cây: Lá bàng, lá sung, làm con trâu; chai, lọ dán thêm mắt mũi,miệng để làm thành búp bê, các hạt đỗ, ngô làm 1 bức tranh đẹp,

Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình sẽ tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn,phát huy khả năng sáng tạo và tích cực hoạt động để trẻ được phát triển thẩm mĩmột cách tự nhiên.

(Nguyên phế liệu xung quanh bé Phụ Lục II)

VD: Hoặc việc tận dụng các hộp sữa đề làm ra các con vật phục vụ cho cáctiết học hay các góc chơi, các cây xanh theo sự sáng tạo của trẻ, cách làm này cótác dụng rất tích cực trong quán trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triểnngôn ngữ độc thoại của trẻ 3 tuổi.

Biện pháp này đã giúp trẻ ý thức quan sát sự vật xung quanh để sưu tầm hìnhảnh đẹp từ sách báo cũ, những vỏ hộp đẹp… trẻ để lại, các nguyên vật liệu phù

Trang 9

hợp với chủ điểm, cô và trẻ có các tư liệu đó làm sản phẩm tiếp theo để lựa chọnảnh đồ dùng về chủ điểm trong năm học nên trẻ rất thích.

Nói tóm lại để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viênphải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyênvật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạtđộng, có như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thuđược kết quả cao hơn.

4 5 Biện pháp thứ 5 : Tích hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động giáo

dục khác

Ngoài hoạt động tạo hình trong trường mầm non còn có những hoạt động khácnhư âm nhạc (hát, múa), toán, tìm hiểu môi trường xung quanh, kể chuyện…Những hoạt động này có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau.

*Tích hợp hoạt động tạo hình trong hoạt động âm nhạc

Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm là phương tiện để thực hiện những cảmxúc tinh tế của con người; là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thểthiếu được đối với đời sống; là ngôn ngữ của nhân loại.

Hoạt động tạo hình tạo ra môi trường thẩm mỹ cho hoạt động âm nhạc, đưa âmnhạc đến với không gian thật đang diễn ra (như không gian một câu truyện âmnhạc; không gian của mùa xuân với trang trí cành đào,…).Xây dựng cho trẻ khảnăng tạo hình theo âm nhạc: Khi trẻ lắng nghe một đoạn nhạc, trẻ có thể hìnhthành các ý tưởng và bức tranh theo con mắt trẻ thơ của mình, trẻ có thể vẽ, nặnnhững bức tranh theo cách mà âm nhạc tạo cảm xúc trong trẻ.

VD: Cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc “những chiếc bút nhảy múa”

Cô chuẩn bị những tấm bưu thiếp và những chiếc bút với rất nhiều màu sắckhác nhau, các con chú ý nghe nhạc, khi nhác nhanh thì những chiếc bút nhảymúa nhanh vui nhộn, nhác chậm những chiếc bút nhảy múa chậm nhẹ nhàng,nhác dừng thì những chiếc bút dừng nhảy múa

* Tích hợp hoạt động tạo hình trong hoạt động làm quen với tác phẩmvăn học.

Văn học là nghệ thuật phổ biến và có tác dụng giáo dục mạnh mẽ nhất đốivới trẻ mẫu giáo đặc biệt đối với trẻ 3 tuổi, hãy đọc và kể cho trẻ nghe nhữngcâu truyện cổ tích kèm theo những bức tranh minh họa sinh động để đưa trẻ vàothế giới bí ẩn đầy huyền thoại và giàu trí tưởng tượng, gợi lên ở trẻ những ướcmơ về cái đẹp, gợi lên cho trẻ những hình tượng để trẻ có thể vẽ, nặn các nhânvật theo trí tưởng tượng của mình

Hãy chuẩn bị trang phục phù hợp cho trẻ để trẻ được tự thể hiện cảm xúc tìnhcảm của mình qua hoạt động đóng kịch sắm vai khi thể hiện một câu truyện

* Tích hợp hoạt động tạo hình trong hoạt động làm quen với toán vàkhám phá khoa học.

Trang 10

Đây là hoạt động cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức về tự nhiện và xã hội, về cỏcây hoa lá các con vật, khi trẻ lớp tôi được khám phá và trải nghiệm về nhữngđiều mới lạ trong cuộc sống hoạt động tạo hình hướng trẻ nặn hay vẽ về quả, cáccon vật; các hình, khối hình học không chỉ để khắc sâu kiến thức mà còn pháttriển năng khiếu cho trẻ, Hoạt động tạo hình giúp trẻ làm quen với những hìnhkhối, kích thước khác nhau của vật, điều này giúp trẻ học môn toán một cách dễdàng hơn.

Ngoài ra khám phá khoa học tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sốngđộng xung quanh, đó là cách thức làm giầu cảm xúc cho trẻ nhanh chóng và hấpdẫn.Thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, tổ chức cho trẻcách làm các loại hoa, quả, đồ dùng bằng đất nặn, xé dán, bồi giấy… mà trẻđược tri giác được (như: các loại cây, hoa, các loại quả, các loại đồ vật…); sosánh tìm tòi những đặc điểm chung của những con vật cùng nhóm, cùng loài;phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây, hoa, quả

(Trẻ chơi ở góc học tập phụ lục II)

*Tích hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động

+ Sử dụng củ quả làm dụng cụ in một cách sáng tạo Liên kết hoạt động in nàyvới hoạt động nấu ăn hoặc hoạt động nhận thức về môi trường khi trẻ khám phácác loại rau củ.

+ Sau khi trẻ đã quan sát và tìm hiểu về các loài hoa, các loài động vật và côntrùng, trẻ có thể tạo ra một bức tranh tường lớn về các loài hoa, động vật vàcông trùng bằng hoa, lá, thân cây, vỏ sò, vỏ ốc, cánh bướm…; tạo ra mô hìnhbằng đất nặn và các đồ tái sử dụng; tạo thêm các họa tiết trên những đồ vật sẵncó và tái hiện chúng qua các tác phẩm nghệ thuật của mình.

+ Quan sát những hình ảnh minh họa trong một quyển truyện tranh, thưởng thứcvà nói về chúng, sau đó yêu cầu trẻ tạo ra các mô hình minh họa phong cáchhoặc chủ đề đó, trẻ có thể được khuyến khích để tạo ra các quyển sách tranh củariêng mình.

Tóm lại có thể nói rằng để nâng cao chất lượng giờ học thì đòi hỏi người giáoviên phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ học tốt hơn

4 6 Biện pháp thứ 6 : Ứng dụng công nghệ thông tin

Trên thực tế có những bài giảng nội dung kiến thức khó, đòi hỏi phải có trực

quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi thăm quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu đột phá của nhân loại, là một công cụ hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực phong phú Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên mà trẻ khó có thể tự bắt gặp ở thực tế, thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sự dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp sống động được chuyền tới trẻ một cách nhẹ nhàng, góp phần hình thành cho trẻvề nhận thức về cái đẹp.

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w