1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp hay giúp trẻ 4 5 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng con số và phép đếm

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp hay giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm
Tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Trường học Trường Mầm Non Minh Quang B
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 12,8 MB

Nội dung

Và mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non .Ở trường mầm non các co

Trang 1

A.PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Lúc sinh

thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt Với bác, trẻ em là những mầm non, những chủ

nhân tương lai của đất nước Bác nói: “ Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì quả mới tốt, trẻ con có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” Và mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành

những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non Ở trường mầm non các con được chăm sóc từ miếng ăn giấc ngủ, được vui chơi và các con còn được trang bị những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và các môn học như làm quen môi trường xung quanh, làm quen với hoạt động tạo hình, văn học, âm nhạc, chữ cái, thể dục, và làm quen với toán sơ đẳng, thông qua các hoạt động các con được học mà chơi chơi mà học Qua đó giúp hình thành bước đầu của phẩm chất đạo đức, nhân cách cho trẻ khuyến khích trẻ làm chủ những kiến thức Và đặc biệt trẻ biết tìm hiểu về các con số, phép đếm, biết suy đoán, phân tích và nêu kết quả theo suy nghĩ thì chúng ta sẽ nhận thấy toán học ở mầm non không phải là cái gì đó quá khó và xa vời với trẻ

Hoạt động làm quen với toán, cho trẻ mầm non là hoạt động thiết thực.Việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học ngay từ những năm tháng đầu tiên khi ở trường mầm non sẽ là tiền đề quan trong cho việc giáo dục phát triển toàn diện trên 5 lĩnh vực: đức – trí- thể mỹ-lao động cho trẻ.Thông qua các hoạt động trẻ nhận biết được các đồ vật, các đối tượng, các sự vật, các sự việc, các hiện tượng, về số lượng cụ thể trên từng nhóm….có trong cuộc sống xung quanh trẻ Đối với trẻ 4-5 tuổi những biểu tượng tập hợp của trẻ được phát triển và mở rộng, trẻ có khả năng nhận biết tập hợp ngay cả khi phần tử của chúng là những vật không giống nhau.Và trẻ đã có có kĩ năng phân tích từng phần tử của tập hợp, biết đánh giá độ lớn của chúng theo số lượng các phần tử của tập hợp Giúp trẻ nắm vững những kiến thức trong hoạt động làm quen với toán và đó là nền tảng giúp trẻ học tốt môn toán sau này

Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán còn rất hạn chế Một mặt do quá trình thực hiện còn chưa sáng tạo, chưa thực gây hứng thú, lôi cuốn trẻ, Phương pháp dạy còn áp đặt , tẻ nhạt, chưa thực phong phú

Trang 2

Từ những lý do trên, tôi đã quyết định tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn đề tài :

“một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

- Hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ 4 tuổi

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- “Một số biện pháp hay giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm”.

IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM.

- 24 học sinh lớp 4 tuổi B2 trường mầm non Minh Quang B

V PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.

Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 và những năm tiếp theo

VI PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU.

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực hành

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

B PHẦN II : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trẻ nhỏ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của những sự vật và hiện tượng đa dạng.Việc hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phếp đếm giúp bé làm quen với thế giới xung quanh, giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn với ngôn ngữ nói.Đồng thời giúp bé phát triển trí tuệ, tư duy, rèn các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khát quát hóa, góp phần phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ về các biểu tượng cho trẻ.Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ,ý thức lao động ngay

từ khi còn bé ở trẻ

Mặt khác trẻ lĩnh hội số lượng, con số, của chúng bằng các giác quan khác nhau như: thị giác, thính giác.Vì vậy quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo là điều cần thiết Góp phần quan trọng cho việc hình thành và phát triển của trẻ, nên việc dạy học và giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cùng với việc tiếp thu lĩnh hội tri thức của trẻ, vì thế để đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và hình thành được các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ là một hoạt động thiết thực và quan trọng của việc giáo dục trẻ mầm non.Điều đó có tác dụng thúc đẩy và góp phần tích cực vào việc giáo dục và truyền thụ tri thức giúp cho trẻ phát triển được đầy đủ hơn

và toàn diện hơn

Trang 3

Chính vì thế năm học 2020 -2021 tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp hay giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm” để nghiên cứu với mong muốn sẽ hình thành được những biểu tượng toán sở đẳng đầu tiên.Từ đó tạo nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng với hoạt động làm quen với toán cho trẻ

II Cơ sở thực tiễn

Toán học là một môn học khó, nội dung thì đa dạng đòi hỏi trẻ phải có

tư duy và trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận tốt thì mới nắm bắt được tất cả các kiến thức và kỹ năng của từng loại hình, từng nội dung của toán học.Các tiết học toán đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về

số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 3, 4, 5, 10, nếu ta chỉ tập chung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ Điều đó đòi hỏi cô giáo phải nắng vững nội dung và phương pháp của hoạt động làm quen với toán, đặc biệt là hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm.Thực tế thì đa số các giáo viên khi tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ còn rất lung túng, không biết cách vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức khiến cho trẻ không có hứng thú với các hoạt động toán học.Chính vì thế mà hoạt động làm quen với toán luôn bị bỏ lửng, lãng quên hoặc tổ chức qua loa, giáo viên thường cảm thấy rất ngại khi phải tổ chức dạy các hoạt động toán cho trẻ Trước thực tế đó khiến tôi băn khoăn trăn trở và tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp hay giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm” để nghiên cứu và áp dụng

II KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

1 Thuận lợi:

- Nhà trường luôn bổ sung về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đảm bảo

- Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn sát sao chỉ đạo về chuyên môn, thường xuyên thăm lớp dự giờ để đóng góp, rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau

- Nhà trường có kết nối mạng wifi internet để giáo viên có điều kiện học hỏi, tìm tòi sưu tầm tranh ảnh, bài hát,… để các hoạt động thêm sinh động và hấp dẫn

- Đa số trẻ đi học đều,hứng thú học toán, phụ huynh tín nhiệm tin yêu

2 Khó khăn:

- Đa số trẻ là dân tộc thiểu số nên nhận thức, lối sống văn hóa, lễ giáo còn nhiều khó khăn

- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp nhiều khó khăn, một số trẻ còn chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động của lớp

Trang 4

- Khả năng tạo các nhóm vật, so sánh số lượng và diễn đạt kết quả so sánh bằng lời (1-nhiều, ít…) của trẻ 4 tuổi còn kém

- Khả năng nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt của trẻ chưa đạt kết quả cao -Trẻ thường bị phân tán khi tạo các nhóm đồ vật, so sánh số lượng thiếu chính xác

- Khả năng tri giác của trẻ về con số và phép đếm để nhận biết những dấu hiệu chung của nhóm còn hạn chế

- Khả năng tìm một và nhiều vật trong môi trường xung quanh cũng hạn chế do

sự sắp xếp chưa hợp các nhóm đồ vật trong lớp.Phần lớn các cháu lớp tôi chưa quen nề nếp, còn nhút nhát thụ động chưa quen hoạt động học tập, hoạt động tập thể

=> Nên trẻ chưa đạt được các yêu cầu đã đề ra, số liệu cụ thể được tổng hợp trong bảng sau: -Tổng số: 24 Cháu

Bảng khảo sát đầu năm: (Tổng số: 24 Cháu).

số trẻ

Kết Quả

đạt

%

1

Khả năng tạo các nhóm vật, so sánh

số lượng và diễn đạt kết quả so sánh

bằng lời (1-nhiều, ít…)

2

Khả năng tri giác và so sánh số

lượng, con số và phép đếm nhóm vật

nhận biết những dấu hiệu chung của

nhóm

3 Kĩ năng thực hành và thao tác trên

4 Tính tích cực, tập chung hứng thú và

Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:

-Giáo viên chưa chú ý đến việc xây dựng môi trường học tập, chưa làm nhiều dồ dùng,đồ chơi trực quan cho trẻ

- Giáo viên chưa tích hợp được các môn học khác vào hoạt động toán, tiết dạy khô khan trẻ không hứng thú Giáo viên còn thụ động, biện pháp dạy trong nhóm phương pháp thực hành đặc biệt là biện pháp thực hành luyện tập và biện pháp ôn tập

Trang 5

- Giáo viên chưa tìm hiểu, nắm bắt những thay đổi về phương pháp dạy học, chưa chịu tìm hòi học hỏi những kiến thứ trên tivi, sách báo, tập san, gây ra tình trạng trẻ nhàn chán, việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức không hiệu quả

- Về phía phụ huynh họ ít quan tâm đến việc trò chuyện, gợi hỏi, đố con mình…, giúp con tìm hiểu so sánh về số lượng, giải đáp thắc mắc cho con về các nhóm số lượng Do đó khả năng cảm nhận, đánh giá, ghi nhớ … các đối tượng khi tiếp xúc đếm, so sánh, nhận xét của trẻ còn hạn chế nhiều

- Việc sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động làm quen vơi toán được giáo viên thực hiện chưa thường xuyên, chưa hiệu quả

- Giáo viên chưa tự tin và chưa có nhiều sáng tạo khi dạy.Việc kết hợp đan xen, lồng ghép các hình thức trong việc tổ chức hoạt động làm quen với toán còn rời rạc, chưa biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để trẻ hứng thú hơn

- Giáo viên chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, mà luôn áp đặt trẻ theo cô.Chưa chú ý đến việc tạo nhóm cho trẻ hoạt động

=>Trước thực trạng đó, tôi rất băn khoăn, lo lắng làm thế nào để trẻ lớp tôi có những kỹ năng cơ bản tốt nhất trong hoạt động làm quen với toán Chính vì vậy

tôi đã dành thời gian nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng con số và phép đếm”.Hi vọng những biện

pháp tôi đưa ra sẽ đóng góp một chút kinh nghiệm nhỏ trong công tác giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

Trong quá trình thực hiện, tôi áp dụng các biện pháp sau để giúp trẻ hứng thú, tích cực học

1 Biện pháp1: Xây dựng môi trường góc mở tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động.

Việc tạo môi trường cho trẻ được tham gia vào hoạt động làm quen với toán một cách thuận lợi nhất là vô cùng cần thiết.Trước kia Tôi nghĩ rằng môi trường không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động làm quen với toán của trẻ.Tôi trang trí một cách sơ sài và thường không chú ý đến góc học toán cho trẻ Những hình ảnh, đồ dùng mà Tôi trang trí và chuẩn bị lên góc không được phong phú và đẹp mắt, đồ dùng của góc Tôi chưa biết cách sắp xếp một cách hợp lý và khoa học.Vì vậy trẻ chưa lấy được đồ dùng để hoạt động

Khi đứng trước thực trạng trên Tôi thấy rằng môi trường lớp học là một trong những yếu tố quan trọng, từ việc đặt và sắp xếp các đồ dùng cho trẻ thấy

rõ và dễ lấy, để trẻ thực hiện hoạt động làm quen với toán vào bất cứ lúc nào trẻ thích, là vô cùng quan trọng Vì vậy Tôi đã chú trọng hơn tới việc xây dựng môi trường góc mở tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động toán, cũng giống

Trang 6

như các góc khác trong lớp, Tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp và khoa học.những đồ dùng nhỏ, nhẹ để trên cao, đồ dùng to, nặng để dưới thấp, và mỗi loại đồ dùng tôi để một ngăn, để dễ dàng cho trẻ lấy mỗi khi hoạt động.Tích cực làm nhiều đồ dùng, đồ chơi, tìm nhiều bài tập toán, bài tập trắc nhiệm để phục vụ vào hoạt động toán.Và luôn có những góc mở để trẻ được hoạt động một cách dễ dàng và tích cực hơn

Tôi nhận thấy việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động thuận lợi, là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động làm quen với toán.Vì khi trẻ được hoạt động ở môi trường được sắp xếp khoa học hợp lý nhiều đồ dùng học tập thì cảm giác như là một thế giới riêng ở đây trẻ được tự do bộc lộ khả năng mãnh liệt, khi xung quanh trẻ đều là những hình ảnh, đồ dùng phong phú, hấp dẫn, gần gũi, và được làm ra với những nguyên liệu thiên nhiên, phế thải để sẵn ở góc, trẻ rất thích thú và muốn được tham gia vào hoạt động

Việc xây dựng môi trường góc mở tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động, Tôi nhận thấy trẻ hứng thú hơn rất nhiều, góp phần hình thành phẩm chất cho trẻ chủ động, tích cực, sáng tạo, kích thích tìm tòi, rèn kĩ năng tự phục vụ và cất dọn đồ dùng ngăn nắp

Tóm lại : Việc tạo môi trường cho trẻ được hoạt động thuận lợi rất quan trọng , kích thích trí tưởng tượng cho trẻ và hoạt động của trẻ được một cách dễ dàng, trẻ hứng thú

2 Biện pháp 2: Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ vào hoạt động toán.

Ở trường mầm non trẻ được học mà chơi chơi mà học.Nên việc làm dồ dùng,

đồ chơi tự tạo phục vụ vào hoạt động toán là rất cần thiết Những kiến thức toán học sơ đẳng trong trường mầm non cần dựa trên các hình ảnh và biểu tượng cụ thể Trước đây tôi cũng đã áp dụng biện pháp này trong hoạt động toán nhưng chưa đạt hiệu quả cao, do chưa đảm bảo tính giáo dục và thẩm mỹ, chưa phù hợp với từng nội dung của bài dạy và phức tạp dần theo nhận thức của trẻ, chưa phong phú, đa dạng nên trẻ cảm nhận chưa chính xác về các biểu tượng cụ thể, dẫn đến việc trẻ nhàm chán, không hứng thú khi học toán Từ đó tôi đã tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động toán Việc tạo ra những đồ dùng,

đồ chơi mang tích thẩm mỹ, gần giũ với trẻ đã thu hút được sự chú ý của trẻ

Trang 7

Đồng thời đồ dùng đồ chơi còn giúp trẻ nhận biết các đồ vật bằng các giác quan Chính vì thế khi lựa chọn đồ dùng đồ chơi tôi luôn chú ý đến sự phù hợp về hình dáng, kích thước, trọng lượng, phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất của địa phương Đồ chơi được thiết kế phải đảm bảo tính bền, đơn giản, thuận lợi khi sử dụng, an toàn, vệ sinh đối với trẻ

Nhằm tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: vỏ sò, nắp chai,hộp sữa, hộp giấy, hột hạt … để tạo ra những đồ dùng học tập đen lại sự hứng thú cho trẻ Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ học toán về số lượng từ đó sẽ hấp dẫn và lôi cuốn trẻ vào hoạt động

Tôi dùng muỗng nhữa làm chuồn chuồn,vỏ hộp sữa chua tạo ra con vịt

hoặc len quấn làm con gà, con vịt Từ việc nhận thức đúng về việc làm và sử

dụng đồ dùng, đồ chơi tôi đã thu được kết quả như sau:

Trẻ hứng thú hơn, khối lượng nhận biết độc lập của trẻ phát triển, kiến thức thu được qua hoạt động thực hành trở nên sâu sắc hơn.Đồ dùng đẹp, phù hợp với trẻ và nội dụng bài dạy cũng làm cho tiết dạy trẻ nên sinh động hơn, lôi cuốn hơn

Trẻ yêu quý và chân trọng những đồ dùng, đồ chơi tự tạo.Mở rộng và làm phong phú hơn những kinh nghiệm cảm nhận của trẻ, nó trở nên đầy đủ và chính xác hơn, phát triển óc quan sát, hình thành ở trẻ các thủ thuật, phương thức của hoạt động nhận thức và tư duy.Trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động cũng làm cho tôi trình bày nội dung bài học một cách dễ dàng hơn

3 Biện pháp 3: Đổi mới cách vào bài, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức.

Việc lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học, là một phương pháp rất

hữu hiệu trong việc giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán Trong hoạt động học thì thơ, truyện, trò chơi luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với trẻ mẫu giáo Khi tổ chức các hoạt động tôi đã sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm.Tạo được sự chú ý, thích thú cho trẻ dẫn dắt trẻ vào tiết học

Trang 8

một cách nhẹ nhàng mà không thụ động, giờ học đã đạt được hiệu quả tốt hơn Không những vậy để hoạt động làm quen với toán đạt hiệu quả cao trên trẻ,

trong quá trình dạy học tôi đã khéo léo lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen

với toán vào các hoạt động học khác một cách hợp lý nhất

- Ở HĐKP: trong giờ học khám phá tìm hiểu về các loại quả cô có thể đưa ra những câu hỏi hỏi trẻ như: Con hãy kể tên các loại quả trong tranh.Hãy đếm xem mỗi loại có bao nhiêu quả? Số lượng quả nào nhiều hơn? Vỏ của các loại quả có gì khác nhau? (quả táo vỏ nhẵn, quả vải vỏ xù xì) Hãy kể tên 3 loại quả

vỏ nhẵn, 2 loại quả vỏ xù xì

Dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và

để làm được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiển tra lẫn nhau, bày cho nhau cách độc, cách đếm, cách chơi

- HĐ làm quen với văn học: Khi trẻ nghe hay thuộc câu truyện, bài hát, tôi hướng sự chú ý của trẻ tới các yếu tố toán học có trong đó, như: “Trong câu truyện có mấy con vật, có mấy quả?” hay trong bài tập đếm thì một với một là mấy?, Hai với hai là mấy? Qua đó góp phần củng cố kiến thức cho trẻ

- Sử dụng truyện “Câu chuyện về gia đình chim” để dạy trẻ về biểu tượng số lượng

Câu chuyện như sau: “Một ngày nọ, có hai con chim không biết bay từ đâu đến,

đậu trên cành cây và làm tổ ở khu vườn nhà bé Bi Một con đi tìm rơm, còn con kia ở lại xây tổ Thấy vậy, bé Bi chạy ra sau nhà lấy mấy cọng rơm để xuống sân Con chim sẻ kia hình như hiểu ý Bi, nó bay xuống dùng mỏ để gắp những cọng rơm, rồi nghiêng cánh cảm ơn.Vài ngày sau, con chim sẻ nọ đẻ được ba quả trứng nho nhỏ Một tháng trôi qua, ba quả trứng nở thành hai chú chim non

đáng yêu.Gia đình chim sẻ trở nên đông vui và hạnh phúc.Một ngày nọ, sau khi

đi bay đi kiếm mồi cùng mẹ, một chú chim non vì mải chơi nên bị lạc.Cả nhà chim sẻ rất lo lắng.May sao đến tối chi non được bác Chào mào đưa về.Cả nhà vui mừng rối rít.Chim non hứa lần sau sẽ không mải chơi để bị lạc nữa.”

Sau khi kể cho trẻ nghe nội dung câu chuyện cô giáo có thể đưa những câu hỏi để trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện cũng như để trẻ học toán:

+ Có bao nhiêu con chim sẻ lớn?,Có bao nhiêu con chim sẻ con? Có tất cả bao nhiêu chú chim? Có mấy chú chim bị lạc mẹ? Trong tổ còn lại mấy chú chim non? Lúc này tôi có thể vẽ, hoặc sử dụng rối để trẻ học đếm

- Hoạt động âm nhạc: hoạt động âm nhạc luôn mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái, thư giãn khi học toán Giáo viên đàm thoại hoặc có thể tạo ra các trò chơi

âm nhạc thú vị vừa để trẻ phát triển tai nghe âm nhạc vừa giúp trẻ hình thành biểu tượng toán Chẳng hạn như sau khi trẻ học hát bài “Đố bạn” có thể hỏi trẻ

có bao nhiêu con vật được nhắc đến trong bài hát?

Trang 9

- Hoặc lắng nghe một đoạn nhạc và đếm xem có bao nhiêu loại nhạc cụ, có mấy tiếng trống, mấy tiếng mõ Hay trẻ có thể tạo ra số lượng âm thanh phát ra theo yêu cầu của giáo viên (Gõ 3 tiếng trống)

- Làm quen với toán thường được xem là hoạt động phát triển nhận thức, trong

đó chủ yếu hoạt động tĩnh.Song nếu khéo léo lồng ghép các trò chơi vận động sẽ khiến hoạt động làm quen với toán trở nên sinh động và gây hứng thú cho trẻ Trò chơi “Bắt cua bỏ giỏ” để củng cố khả năng luyện đếm, nhận biết số lượng

và luyện khả năng khéo léo của cơ tay

Sau khi áp dụng biện pháp đổi mới cách vào bài, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức tôi thu được kết quả rất tốt Với cách vào bài linh hoạt, sáng tạo trẻ rất hứng thú, mạnh dạn, tự tin

4.Biện pháp 4:Thiết kế, tổ chức nhiều trò chơi cho trẻ hoạt động làm quen với toán

Ở trường mầm non, trẻ được học, được chơi dưới nhiều hình thức.Trẻ mẫu giáo rất nhanh nhớ và cũng rất chóng quên, việc ôn luyện cho trẻ là cần thiết.Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cần thường xuyên dưới nhiều hình thức lôi cuốn cuốn hút trẻ Để những bài ôn luyện đạt kết quả cao cần chuẩn bị chu đáo, tổ chức dưới nhiều dạng trò chơi, cuộc thi, giải câu đố, bởi vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non

Trò chơi là những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen với toán.Việc sử dụng linh hoạt và sáng tạo các trò chơi sẽ giúp giờ học toán không còn khô khan, trẻ vừa hấp dẫn, trẻ hoạt động thích thú tiếp thu tốt hơn, phù hợp với tâm lý của trẻ mầm non

Trẻ mầm non thông qua các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên nhẹ nhàng, không căng thẳng, không gò ép.Trẻ hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những sự bí ẩn , những hình ảnh, đồ dùng trực quan đẹp mắt phù hợp với hoạt động

Để đảm bảo tính xen kẽ tĩnh động giữa các hoạt động trong giờ học khi thiết

kế trò chơi tôi luôn quan tâm cả trò chơi tĩnh và trò chơi động

* Trò chơi tĩnh giúp tất cả trẻ đề được tham gia, củng cố vững chắc kiến thức cho trẻ như các trò chơi: Bù chỗ thiếu, phân biệt các hình, vòng quay đoán số, ghép đúng mảnh ghép

Ví dụ 1: Vòng quay đoán số

Trang 10

- Chuẩn bị: Các nắp chai các màu, thẻ số từ 1- 10, chiếc vòng quay kỳ diệu có các dãy số

- Cách tiến hành: Trẻ chơi theo các nhóm, mỗi nhóm sẽ cử đại diện quay vòng quay kỳ diệu có các ô số Trẻ quay vào ô số có chữ số nào( ví dụ: quay vào số 5) các bạn trong đội sẽ cùng xoay đúng số nắp chai vào hàng có dãy số đó với đúng

số tương ứng quay đến.(Ví dụ: Trẻ quay vòng quay vào ô số 5, các bạn xoay đúng 5 nắp chai tương ứng vào hàng số 5 và xoay đúng 5 nắp chai.)

Trò chơi này trẻ rất hứng thú tham gia học trẻ vừa được chơi, vừa được đếm

số, nhận biết con số, và củng cố ôn các số lượng cho trẻ

Ví dụ 2: Ghép đúng mảnh ghép

- Chuẩn bị: Các mảnh ghép có số và chấm tròn tương ứng bằng chất liệu từ đĩa nhựa, giấy màu, bìa cứng, rổ đựng các mảnh ghép đã có số, chấm tròn tương ứng

- Cách tiến hành: Trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm 1 rổ trong đó đã chuản bị các mảnh ghép có số, và mảnh ghép có chấm tròn tương ứng, yêu cầu trẻ chọn mảnh ghép và ghép đúng miếng ghép với nhau.( Ví dụ: Trẻ chọn miếng ghép có số 3, trẻ tìm đúng miếng ghép có 3 chấm tròn tương ứng ghép vào nhau sẽ được 1 mảnh ghép đúng.)

* Trò chơi động luôn thu hút trẻ hơn, giờ học cùng chơi nên sôi động hơn, trò chơi động tôi cũng rất quan tâm và thiết kế một số trò chơi như: Chiếc túi kỳ diêu, con đường khám phá, thi ai nhanh, cùng nhảy nào, ai nhanh nhất,, thi ai nhanh

Ví dụ : Trò chơi: Ai nhanh nhất

- Cách chơi: Cô cho cả lớp chơi trẻ đi quanh lớp vừa đi vừa hát khi nghe tiếng xắc xô rung, lăng nghe cô yêu cầu tạo nhóm có số lượng là 3 (vd: là 3) trẻ tạo nhóm có số lượng là 3 Sau đó kiểm tra kết quả chơi, cho trẻ cùng nhận xét

- Luật chơi: Bạn nào chọn không đúng sẽ nhảy lò cò quanh lớp

Và sử dụng các trò chơi có tích hợp nội dung về toán lồng ghép vào các hoạt động khác: Trò chơi âm nhạc , hoạt động ngoài trời, trò chơi vận động Và yêu cầu trò chơi phải được nâng dần qua các lần chơi mới phát huy tính tích cực,

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cuốn “ Lí luận và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” của tác giả Đỗ Thị Minh Liên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học sơđẳng cho trẻ mầm non
2. Cuốn “ Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm non” của tác giả Đinh Thị Nhung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻmầm non
3. Cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non” của NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non
Nhà XB: NXBĐHSP Hà Nội
4. Cuốn “Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Trâm, Trần Lan Hương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo
5. Cuốn “ Sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” của tác giả Đỗ Thị Minh Liên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán học sơđẳng cho trẻ mầm non
6. Tài liệu hướng dẫn “Tổ chức thực hiện chương trình GDMN- Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi” theo chương trình đổi mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức thực hiện chương trình GDMN- Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w