1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp giáo dục cảm xúc tích cực và phát triển tình cảm xã hội giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển toàn diện

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CẢM XÚC TÍCH CỰC VÀ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN”

Người thực hiện: Ngô Thị Giang Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

SKKN thuộc lĩnh vực: Phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

TTNỘI DUNGTRANG

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập tích cực cho trẻ 52.3.3

Biện pháp 3: Thông qua các hoạt động trong ngày nhằmgíup trẻ giải phóng, kiểm soát cảm xúc, thể hiện bảnthân và tình cảm phát triển cảm xúc tích cực, tình cảmxã hội cho trẻ

Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục cảm xúc cho trẻ 162.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Nhà giáo Đặng Lệ Thủy đã nói: “Trẻ em như những hạt mầm chứađựng bên trong bao nhiêu tiềm năng, sức mạnh và khát khao vươn lên.Hãy tạo cho hạt mầm đó mảnh đất tốt lành, mạch nguồn và ánh sáng!Đó là công việc của tất cả mọi người chúng ta” Quả thật, trẻ em được

sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chínhcuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vàonhững tâm hồn non nớt đó Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủnghĩa vật chất có thể biến trẻ thành người nhút nhát, thụ động, khôngchịu giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh, có những hành độngvà lời nói mất chuẩn mực đạo đức, vì vậy phát triển cảm xúc tích cực sẽlà nền tảng để trẻ trở thành những người có nhân cách tốt trong tươnglai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.

Với khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em là hạnh phúccủa mỗi gia đình, là mầm non tương lai của đất nước Để có một đất nước luôntrên đà phát triển, thì giáo dục mầm non là khâu đặt nền móng đầu tiên trong quátrình đào tạo nhân cách con người mới Vì vậy, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ làmột hoạt động hết sức quan trọng và cũng là một trong những nội dung gópphần xây dựng mục tiêu giáo dục mầm non Tuy nhiên, xã hội ngày càng pháttriển, công nghệ ngày càng hiện đại, cha mẹ có xu hướng tập trung vào pháttriển trí tuệ của trẻ trên nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ,… mà quên mất rằnggiáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ đặc biệt là trẻ mầm non là điều rất quan trọng.Việc giúp trẻ nhận biết cảm xúc tích cực của mình chính là một trong nhữngbước đầu tiên để phát triển kỹ năng tình cảm xã hội Giáo dục cảm xúc tích cựccho trẻ mầm non là một phần quan trọng trong hành trình học cách kiểm soátcảm xúc và thấu hiểu được những người xung quanh giúp trẻ kiểm soát đượchành vi một cách đúng mực.

Trong chương trình giáo dục mầm non, lĩnh vực giáo dục tình cảmkỹ năng xã hội, đặc biệt là giáo dục cảm xúc cho trẻ là lĩnh vực chưa thựcsự được quan tâm trong việc khai thác nội dung, để thiết kế hoạt động màchỉ mang tính tích hợp, định hướng chuyên môn trong lĩnh vực phát triểntình cảm và kỹ năng xã hội, đặc biệt là nội dung giáo dục cảm xúc chưacó chiều sâu Mặt khác, một số cán bộ giáo viên chưa thật sự quan tâmđến khai thác nội dung đó trong chuyên môn, chưa thật sự gần gũi, quantâm đến phát triển cảm xúc cho trẻ.

Từ những bất cập đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện phápgiáo dục cảm xúc tích cực và phát triển tình cảm xã hội giúp trẻ 4 – 5 tuổiphát triển toàn diện".

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm ra các biện pháp để phát triển cảm xúc tích cực và tình cảm xã hội cho trẻ

4-5 tuổi để phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

- Giúp bồi dưỡng, phát triển cảm xúc tích cực, tình cảm cho trẻ

- Giúp cho trẻ biết đối mặt và kiểm soát cảm xúc, từ đó biết cách ứng xử, xử lýphù hợp.

- Nhận ra tầm quan trọng của phát triển cảm xúc tích cực, tình cảm xã hội

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Một số biện pháp giáo dục cảm xúc tích cực và phát triển tình cảm xã hội cho

trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lý luận: Nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế.- Phương pháp quan sát, trải nghiệm

- Phương pháp thu thập thông tin- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

- Thay đổi cảm xúc tích cực của trẻ bằng việc thay đổi suy nghĩ và cảm xúc củacô theo cảm xúc tích cực.

- Giúp trẻ phát triển cảm xúc tích cực, tình cảm xã hội thông qua việc tạo môitrường, ngoài việc tạo các môi trường trang trí trong và ngoài lớp học thì còn tạomôi trường tâm lý xã hội.

- Sáng kiến còn đưa ra các hoạt động giúp phát triển cảm xúc tích cực, tình cảmxã hội cho trẻ.

- Thông qua các biện pháp, dạy trẻ cách kiểm soát, giữ cảm xúc ổn định và biếtđiều chỉnh cảm xúc và phát huy được các cảm xúc tích cực, từ đó biết thể hiệntình cảm với mọi người.

- Phát huy tối đa các biện pháp để phối hợp với phụ huynh trong quá trình giáodục, phát huy cảm xúc, tình cảm cho trẻ.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động củayếu tố ngoại cảnh Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trường vàbộ não sẽ phải diễn giải nó Nếu vấn đề được coi là một mối đe dọa, não sẽ tiếtra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol Những điều nàysẽ dẫn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và khó chịu hoặc tức giận Nếu não diễngiải tình huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hormone khiến ta cảm thấy tốtnhư oxytocin, dopamine và serotonin giúp con người cảm thấy những cảm xúcnhư hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú hoặc kích thích Vậy cảm xúc tích cực là gì?

Trang 5

Đó là cá nhân mỗi người sẽ hướng đến những cảm xúc tốt đẹp, mang chiềuhướng phát triển đi lên, nó góp phần hình thành nên một cá nhân với nhân cáchtốt đẹp Như vậy, cảm xúc tích cực hoàn toàn đối lập với cảm xúc tiêu cực đó làhình thành nên nhân cách với những đức tính xấu xa, vì vậy, cảm xúc ảnh hưởngtrực tiếp tới tâm trạng, tính cách và tương lai của mỗi đứa trẻ, trẻ có cảm xúc tốt,tình cảm tốt thì nhận thức, hành vi, ứng xử của trẻ sẽ tốt và ngược lại.

Giai đoạn mầm non là giai đoạn đầu đời, là nền móng phát triển, dođó việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non góp phần to lớn trong sự pháttriển toàn diện của trẻ như:

- Giúp trẻ nhận biết và định hình cảm xúc: trong độ tuổi này, trẻthường chưa biết cách diễn đạt cảm xúc của mình, nên việc hướng dẫn trẻphân biệt các cảm xúc và quản lý cảm xúc là rất quan trọng.

- Bên cạnh đó, còn giúp trẻ phát triển kỹ năng, tình cảm xã hội: trẻmầm non thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác với ngườikhác Qua việc phát triển cảm xúc, trẻ được học cách lắng nghe, nhìn nhậnvà thể hiện tình cảm của mình một cách tốt hơn Đồng thời, trẻ cũng họccách chia sẻ, hợp tác và xây dựng quan hệ tốt với bạn bè và mọi người xungquanh, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp, sự đồng cảm và mở rộng thêmnhiều mối quan hệ xung quanh trẻ.

- Ngoài ra, phát triển cảm xúc tích cực còn giúp trẻ phát triển khảnăng tự tin: khi trẻ được khuyến khích và hỗ trợ trong việc tự biểu đạt vàchia sẻ cảm xúc của mình, trẻ sẽ tự tin hơn và nhìn nhận bản thân mìnhmột cách tích cực Điều này giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và sự yêuthương bản thân, từ đó phát triển một cách toàn diện về mặt tâm lý và tìnhcảm.

Tuy nhiên, hoạt động phát triển cảm xúc tích cực trong trường mầmnon lại chưa thực sự được quan tâm và chú trọng, chưa có nhiều tài liệuvà hoạt động nghiên cứu sâu về vấn đề này Vậy làm thế nào để có địnhhướng và giáo dục cho trẻ các cảm xúc tích cực đó là điều mà tôi luôn bănkhoăn, trăn trở và tôi đã lựa chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục cảm

xúc tích cực và phát triển tình cảm xã hội giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triểntoàn diện" để nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2023-2024.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2023 – 2024, tôi được nhà trường phân công phụ tráchlớp mẫu giáo nhỡ B1 4-5 tuổi, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặpnhững thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi

Trang 6

- Được sự quan tâm của các ngành, các cấp về bồi dưỡng về chuyên môn quacác buổi học chuyên đề, được cung cấp tài liệu hướng dẫn, đầu tư cơ sở vật chất.Môi trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn và thân thiện.

- Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, hộithi, sinh hoạt chuyên môn cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm.- Trường có các điểm tại địa bàn Thị Trấn Lam Sơn, đa số phụ huynh đều quantâm con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đìnhvà nhà trường.

- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, đã tốt nghiệp chuyên ngành mầm non, đượctham gia học tập kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ các kỹ năng, giá trịsống trong đó có các chuyên đề liên quan đến quản trị cảm xúc cá nhân, chuyênđề phát triển tình cảm xã hội, cảm xúc tích cực

* Khó khăn

- Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội đã được quan tâm ở những năm họcgần đây, song việc phát triển cảm xúc tích cực, tình cảm xã hội cho trẻ chưathực sự được chú trọng, bên cạnh đó còn gặp một số khó khăn như sau:

+ Nằm trong khu vực thị trấn nên đa số phụ huynh là công nhân vìvậy không có nhiều thời gian cho con, giao phó việc chăm sóc và giáo dụccon cho ông bà, nhà trường Nhiều phụ huynh nhờ ông bà, người giúp việcđưa đón con nên việc trao đổi thống nhất quan điểm giáo dục trẻ giữa cô vàphụ huynh còn gặp khó khăn.

+ Một số trẻ rất hiếu động, hay nghịch nên khả năng tập chung của

trẻ chưa tốt, trẻ có tính cách khác nhau, sự nhận thức và phát triển khôngđồng đều Trẻ chưa mạnh dạn, chưa chủ động chia sẻ cảm xúc, mongmuốn, nhu cầu với cô, ngôn ngữ giao tiếp còn hạn chế.

+ Nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ còn nghèo nàn.

Từ những thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ và thuđược kết quả như sau:

STTNội dung khảo sátsố trẻTổng

Số trẻ đạtSố trẻ chưađạtSố

Tỉ lệ

(%)Số trẻ

Tỉ lệ(%)

1 Trẻ chủ động, nhanh nhẹn 33 12 36 21 642 Trẻ tự tin giao tiếp 33 10 30 23 70

Trang 7

3 Trẻ đoàn kết, chia sẻ, lắng nghe, biết giúp đỡ bạn 33 16 48 17 52

Trẻ có nhiều cảm xúc tích cực, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc

Bảng 1: Khảo sát đầu năm học 2023 (tháng 9/2023)

Nhìn vào bảng khảo sát, tôi nhận thấy trẻ chưa thực sự tự tin giaotiếp và số trẻ đạt nội dung khảo sát là rất thấp Nguyên nhân do trẻ còn rụtrè, cảnh giác, chưa tự tin, chưa mở lòng, chưa dám thể hiện; mặt kháchình thức dạy và học còn cứng nhắc, trẻ bị gò bó, chưa kiểm soát đượccảm xúc, chưa biết cách ổn định, kiềm soát cảm xúc hay chưa kích thíchđược sự cởi mở, hứng thú và sự thể hiện của trẻ Xuất phát từ thực tế trên,tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác giáo dụccảm xúc tích cực và phát triển tình cảm xã hội cho trẻ

Để trẻ có cảm xúc tích cực, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp và chi phốiđến cảm xúc của trẻ đó chính là giáo viên, mà cụ thể là cảm xúc của giáo viên,trước tiên, người giáo viên cần phải có cảm xúc tích cực, vì giáo viên là ngườitrực tiếp giảng dạy, truyền đạt và lan tỏa cảm xúc đến người học, như vậy, nhậnthức của giáo viên là vô cùng quan trọng đối với việc phát triển cảm xúc tíchcực ở trẻ Để được như vậy, người giáo viên cần làm gì?

Trước hết tôi cố gắng tự tạo ra, tự tìm ra những điều tích cực trong côngviệc, luôn tìm ra các trò chơi, phương pháp giáo dục qua các phương tiện xã hội,mạng thông tin xã hội như Youtobe, zalo, Facebook, báo xã hội, …để thực hiệncùng trẻ mỗi ngày; tôi luôn tìm tòi, học hỏi, chịu khó lắng nghe những điều tíchcực trong cuộc sống, những suy nghĩ đẹp trong cuộc sống như trên radio nói,hay qua các buổi tập huấn online mà các cấp, Phòng giáo dục tổ chức… Tôikhông ngừng trau dồi bản thân bằng những suy nghĩ tích cực mỗi khi đếntrường, khi dạy trẻ và tiếp xúc với trẻ Tôi luôn cố gắng kiềm chế cảm xúc củamình khi chăm sóc trẻ, khi trẻ không thực hiện được đúng như mong muốn củatôi, mỗi khi trẻ mắc lỗi, tôi điều chỉnh bằng cách hít thở thật sâu khi bực dọc vàmất kiểm soát cảm xúc, tôi tự nói trong đầu với mình rằng: Trẻ không hoàn hảo,trẻ cũng giống như mình, có thể mắc phải những lỗi nhỏ, những sai lầm, trẻ cầnđược lắng nghe, cần được trao cơ hội … Trước những tình huống sư phạm xảyra trong lớp, tôi luôn chủ động điều chỉnh cảm xúc của mình và cố gắng ứng xửnhẹ nhàng với trẻ.

Trang 8

Vậy khi giáo viên nâng cao nhận thức, giáo viên sẽ giữ được những chuẩnmực khi chăm sóc, giáo dục trẻ, dạy dỗ trẻ, sẽ biết kiểm soát cảm xúc của mình,khi cô có những hành vi và thái độ tích cực, sẽ mang đến những đứa trẻ tích cực,biết yêu bạn bè, yêu mến mọi người, biết cư xử lịch sự văn minh, biết lễ phépvới người khác, đứa trẻ sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và có nhữnghành vi tốt đẹp.

2.3.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập tích cực cho trẻ2.3.2.1.Môi trường trong lớp

Môi trường lớp học là yếu tố trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ, là yếu tốkhuyến khích trẻ tích cực, yêu thích việc đến trường cũng như phát triển sự sángtạo và trí tưởng tượng của trẻ, môi trường tốt còn giúp trẻ phát triển tình cảm xãhội tốt hơn Chính vì vậy trang trí môi trường lớp học luôn được tôi quan tâmhàng đầu

Ví dụ 1: Ngay từ cửa ra vào, tôi đã trang trí theo chủ đề “Lớp họchạnh phúc” với dòng chữ “chào mừng bé đến lớp”, với những hình ảnhcon vật, hoa quả đáng yêu gần gũi tạo sự bắt mắt, cảm giác hứng thú Bêncạnh đó có khẩu hiệu “đoàn kết - yêu thương” như một tiêu chí để trẻ luônbiết thể hiện tình cảm với cô với bạn, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác;luôn biết hợp tác với bạn, cùng nhau tham gia các hoạt động một cách tíchcực, vui vẻ Ngoài ra để thay đổi sự nhàm chán và uể oải của buổi sáng tớilớp, tôi đã thiết kế các hình “đập tay”, “cụng tay”, “Vẫy tay”, “ôm”, “bắttay”, “âm nhạc” để trẻ lựa chọn và thực hiện mỗi khi đến lớp và ra về, trẻđược tự do lựa chọn biểu cảm theo ý thích, trẻ vừa làm vừa như chơi,không gò bó mà rất thoải mái, những hành động này làm cùng cô giúp trẻcảm thấy được sự thoải mái gần gũi từ cô, từ đó trẻ có tâm trạng nhẹnhàng, vui tươi, mang lại cảm giác tích cực cho trẻ với một khởi đầu ngàymới vui tươi Sau khi thực hiện trẻ lớp tôi rất hào hứng và thích thú.

Hình ảnh trang trí “Lớp học hạnh phúc”

Bên trong lớp, tôi đã thiết kế môi trường theo chương trình STEAMvới chất liệu thùng catong, các góc được thiết kế phù hợp với các chủ đề,đơn giản nhưng đầy đủ nội dung, hình ảnh gần gũi, quen thuộc Đồ dùng,đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kích thích trẻ hứng thú hoạt động, trẻ cóthể tự do lựa chọn và dễ dàng tháo lắp, luôn đảm bảo tính thuận tiện, tínhthẩm mĩ, chính xác.

Ví dụ 2: tôi thiết kế cây cảm xúc giúp trẻ chia sẻ những xảm xúc khó nói

hằng ngày bằng cách thể hiện thầm kín Tôi cho trẻ chọn thẻ ký hiệu treo vàocành có cảm xúc tương ứng với cảm xúc của mình, sau mỗi giờ trả trẻ, tôi sẽ

Trang 9

nhìn vào các cành biểu cảm và thẻ ký hiệu để biết những trẻ nào vui, trẻ nàobuồn…Từ đó tôi cũng dễ dàng theo dõi và nắm bắt tâm lý cảm xúc của trẻ mỗingày để có thể kịp thời điều chỉnh cho phù hợp đồng thời tìm hiểu nguyên nhân,điều chỉnh, xử lý kịp thời những cảm xúc của trẻ một cách khéo léo để trẻ thayđổi, giải phóng những cảm xúc tiêu cực của trẻ để trẻ có những cảm xúc tíchcực, từ đó biết thể hiện tình cảm với cô với bạn, biết yêu thương, chia sẻ với mọingười xung quanh

Hình ảnh cây cảm xúc

2.3.2.2.Môi trường bên ngoài

Không những chú trọng trang trí lớp học mà môi trường ngoài lớp họccũng được tôi quan tâm, tôi đã đề xuất và phối hợp cùng nhà trường để tạo rakhông gian giúp trẻ vui chơi, trải ngiệm được thoải mái, vui vẻ và hứng thú hơn.Ví dụ: Từ những tấm mex trắng vô hồn, tôi cùng các cô giáo đã sửdụng màu, tô, vẽ tạo nên những hình ảnh gần gũi như cây hoa nhiều màuhay chú thỏ tinh nghịch, sau mỗi buổi học trẻ được thỏa sức thể hiện biểucảm của mình cùng bố mẹ, sau khi “checkin” trẻ được nhìn ngắm lại biểucảm của mình Từ việc trẻ quan sát thấy gương mặt kèm biểu cảm củamình trên bông hoa trẻ sẽ nhìn nhận được các hình thái biểu cảm củagương mặt mình, cảm thấy thích thú và biết điều chỉnh biểu cảm sao chophù hợp với bông hoa

Hình ảnh bông hoa nhiều màu Hình ảnh chú thỏ tinh nghịch

Ví dụ 2: Ở ngoài sân trường, ngay cạnh khu nhà hiệu bộ, dưới những gốccây to, tôi đã phối hợp cùng nhà trường thiết kế và trang trí góc chữ cái vớikhông gian nhẹ nhàng, gốc cây được tôi dùng màu nước vẽ như những bức tranhvới những cây nhỏ nhắn nhiều màu trông rất xinh xắn và bắt mắt, bên trên đượctreo những chiếc lồng đèn, những chiếc ô màu sắc thả dây trông rất nhẹ nhàng;bên dưới tôi dùng những viên đá, sỏi to tạo thành những cánh hoa tím đựng đồdùng chữ cái Ngoài ra, tôi đã tạo những bụi sương rồng với màu nước, giúp gốccây trở nên sống động hơn, tạo ra không gian vô cùng lý tưởng cho trẻ hoạtđộng.

Với việc tạo môi trường như vậy trẻ được tiếp cận trực tiếp, khám phábiểu cảm, trải nghiệm cảm xúc, cho trẻ cảm giác thích thú Từ đó mang đến trẻnhững cảm xúc tích cực giúp trẻ ham thích học tập và đến trường, trẻ sẽ cảmthấy thích thú, yêu quý trường lớp và thích đến trường hơn mỗi ngày.

2.3.2.3 Môi trường tâm lý xã hội

Trang 10

Môi trường tâm lý thân thiện, giàu tình yêu thương, sự ấm áp giữacô và trẻ, giữa trẻ và môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ đượctương tác, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động với bạn bè, sống trongbầu không khí tâm lý thoải mái, dễ chịu trẻ sẽ dễ dàng hòa đồng, cởi mởchia sẻ cảm xúc của mình cùng cô và các bạn Lớp học phải mang đếnnhững niềm vui, niềm hạnh phúc, trẻ được tôn trọng được là chính mìnhthì trẻ mới cảm thấy an toàn, muốn đến, thích thú, tích cực Trẻ đến lớpphải được thoải mái, vui vẻ như khi trẻ ở nhà Vì vậy để trẻ có những cảmxúc tích cực và tình cảm xã hội, tôi đã xây dựng lớp học với các tiêu chícủa một lớp học hạnh phúc như sau

* Yêu thương, chia sẻ, đoàn kết

Yêu thương là khởi nguồn của mọi cảm xúc tích cực Vì vậy tôi đã dành những cử chỉ gần gũi, nhẹ nhàng, sự lắng nghe, chia sẻ sẽ tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái và an toàn, mọi trễ cảm thấy được đối xử công bằng và đượccô yêu thương, từ đó phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa cô và trẻ, sẽ mang đến tâmthế thoải mái, trẻ trở nên thích thú, vui vẻ và tích cực hơn

Ví dụ 1: Tôi hỏi han và trao cho trẻ một cái ôm nhẹ nhàng khi trẻkhóc đòi mẹ những ngày đầu tới lớp để tạo tâm lý tin cậy, mong muốnđược chia sẻ, gần gũi của trẻ, phần nào xoa dịu cảm xúc trong trẻ Haymỗi khi buộc tóc, thay quần áo cho trẻ, tôi vừa làm vừa trò chuyện với trẻđể từ đó rút ngắn khoảng cách của trẻ với cô, tạo sự gần gũi, yên tâm vàgiúp trẻ tự tin hơn tích cực trong suy nghĩ và tham gia các hoạt động …

Không những thế, tôi dạy trẻ biết yêu thương nhau và thể hiện tìnhcảm với nhau từ những lời nói đến cử chỉ hành động Tôi cho trẻ ngồi nóichuyện, chia sẻ với nhau vào mỗi sáng thứ 2 đầu tuần để trẻ biết chia sẻ,cởi mở, thân thiện với nhau, hiểu nhau hơn và biết thể hiện tình cảm, yêuthương mọi người xung quanh, góp phần hoàn thiện nhân cách tích cực

cho trẻ Không những thế, tôi dạy trẻ biết giúp nhau trong học tập, cùng

nhau làm bài, hay lấy ghế giúp bạn khi ăn, cùng tham gia hoạt động chơitại các góc, trẻ biết chơi vui vẻ, đoàn kết với bạn và biết chia sẻ đồ chơicho bạn Những hành động và việc làm tuy nhỏ như vậy nhưng đã gắn kếttrẻ trong lớp tôi, giúp chúng biết chia sẻ, nhường nhịn và yêu thươngnhau, từ đó hoàn thiện nhân cách của trẻ và biết yêu thương thể hiện tìnhcảm với mọi người xung quanh.

Mỗi trẻ có đặc điểm, tính cách khác nhau Có trẻ rất hiếu động, tinhnghịch nhưng có trẻ lại nhút nhát, ít nói ngại giao tiếp với bạn bè Chính

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w