1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện nước tại lớp mẫu giáo 5 6 tuổi b khu trung tâm trường mầm non cao thịnh năm học 2023 2024

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện nước tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B khu trung tâm trường mầm non Cao Thịnh năm học 2023-2024
Tác giả Các Giáo Viên Trường Mầm Non Cao Thịnh
Trường học Trường Mầm Non Cao Thịnh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm Non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Bên cạnh đó thói quen sinh hoạt của cá nhân cũng như nhiều gia đình chưa ý thức được việc sử dụng điện,nước tiết kiệm như: Sử dụng đồng thời nhiều thiết bị sử dụng điện; ra khỏi phòng kh

Trang 1

1

MỤC LỤC

TT NỘI DUNG TRANG

1 MỞ ĐẦU 2

2.2 Thực trạng việc giáo dục sử dụng tiết kiệm điện, nước tại

trường mầm non Cao Thịnh

5

2.3 Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng điện, nước tiết kiệm

tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B khu trung tâm trường mầm non

2.3.1 Biện pháp 1: Giáo dục cho trẻ tầm quan trọng của điện, nước

đối với đời sống con người, động vật, thực vật 6 2.3.2 Biện pháp 2: Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước

thông qua hoạt động học và hoạt động mọi lúc mọi nơi 8 2.3.3 Biện pháp 3: Giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm thông

qua các trò chơi

9

2.3.4 Biện pháp 4: Làm tốt biện pháp làm gương, nêu gương đối

với các hành vi sử dụng tiết kiệm điện, nước

11

2.3.5 Biện pháp 5: Giáo dục sử dụng tiết kiệm điện, nước qua

tranh ảnh, tình huống

12

2.3.6 Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh

cùng tham gia vào giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm điện,

nước cho trẻ

13

(TÀI LIỆU THAM KHẢO)

Trang 2

2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Việt Nam ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh, trong khi khả năng cung cấp năng lượng trong nước có hạn, khả năng nhập khẩu hạn chế Chính vì thế, nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng đáng lo ngại và hiện hữu Đặc biệt là năng lượng điện và năng lượng nước là những năng lượng hàng ngày, hàng giờ mỗi con người, mỗi gia đình chúng ta đều cần đến và trực tiếp sử dụng Chúng ta hãy thử tưởng tượng nếu không có điện, không có nước thì cuộc sống xung quanh sẽ

ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết gìn giữ, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, thiếu nước,

ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người

Như chúng ta biết hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn về vấn đề sử dụng năng lượng nhất là năng lượng nước, điện Nhu cầu sử dụng điện, nước của con người ngày càng tăng Bên cạnh đó thói quen sinh hoạt của cá nhân cũng như nhiều gia đình chưa

ý thức được việc sử dụng điện,nước tiết kiệm như: Sử dụng đồng thời nhiều thiết

bị sử dụng điện; ra khỏi phòng không tắt quạt, điều hòa; không rút nguồn và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, vặn vòi nước quá to cho nước chảy lãng phí Cũng phần nào ảnh hưởng đến thói quen trong sinh hoạt của trẻ, khi ở nhà hay đến trường trẻ chưa biết thế nào là tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm để làm gì? Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ có nhận thức trong việc sử dụng điện, nước tiết kiệm hiệu quả ngay từ độ tuổi mầm non đang là vấn đề cần được quan tâm

Trẻ 5-6 tuổi đã có những kiến thức cơ bản về thế giới xung quanh, cơ bản

đã phát triển hoàn thiện về thể chất có thể giúp người lớn làm được một số công việc vừa sức cũng như tự phục vụ, chính vì thế trẻ thích khám phá với các đồ dùng mới lạ trong gia đình cũng như xung quanh trong đó có các thiết bị sử dụng điện, nước Độ tuổi này trẻ cũng đang hình thành nhân cách, các thói quen, hành vi chuẩn mực Đó là những hành vi đầu đời của trẻ và là giai đoạn nền tảng cho những “Nấc thang” hình thành ý thức, hành vi đúng đặn sau này

Trong những năm gần đây Bộ GD & ĐT có tài liệu hướng dẫn và tập huấn về việc lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non Sau khi được tiếp thu BGH nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp nội dung giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày phù hợp với chủ

đề, thông qua các hoạt động là cách tốt nhất hướng tới mục tiêu của giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả Nhưng thực tế việc lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả vào trong các hoạt động hàng ngày chưa thực sự đạt được hiệu quả, còn mang tính phong trào, hình thức nên chưa đạt hiệu quả cao Chính vì vậy mà làm thế nào để giáo dục trẻ có nhận thức trong việc sử dụng điện, nước tiết kiệm hiệu quả ngay từ độ tuổi mầm non đang

là vấn đề cần được quan tâm Mỗi đứa trẻ được giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm cũng có nghĩa là giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm đến được với mỗi gia đình Vì vậy vai trò quyết định của giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non

Trang 3

3

đối với giáo dục ý thức sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả phải được tiến hành ngay từ thời thơ ấu

Xuất phát từ những lý do trên, bản thân là giáo viên tôi hiểu được tầm quan trọng sự cần thiết phải đưa nội dung giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước tôi đã trăn trở và suy nghĩ nên có những biện pháp giáo dục như thế nào để giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước có ý thức và hành vi sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả, đây không phải là việc làm đơn giản nó cần những biện pháp, cách thức khoa học phù hợp với lứa tuổi và tâm lý của trẻ mầm non

để mang lại hiệu quả cao do đó tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B khu trung tâm trường mầm non Cao Thịnh năm học 2023-2024” làm đề tài nghiên cứu

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B khu trung tâm trường

mầm non Cao Thịnh năm học 2023-2024:

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B khu trung tâm trường mầm non Cao Thịnh năm học 2023-2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nhóm phương pháp quan sát

- Nhóm phương pháp đàm thoại

- Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm

Trang 4

4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lý luận:

“Năng lượng là một dạng tài nguyên thiên nhiên vật chất quý báu trên trái đất có nguồn gốc chủ yếu là mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng đất, giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Có 3 dạng năng lượng chủ yếu: Năng lượng không tái tạo (than, dầu mỏ, khí đốt), năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh học), năng lượng cơ năng (điện) Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý nhất là năng lượng điện, điện nhằm giảm mức tiêu thụ điện, điện giảm chi phí trong sinh hoạt”.[1]

Hiện nay, ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở, cơ quan, đèn quảng cáo., nhiều đường phố đèn cao

áp dày đặc chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều phòng làm việc buông rèm và bật điện, không tận dụng ánh sáng tự nhiên gây lãng phí điện Bên cạnh việc lãng phí nguồn điện thì nguồn nước sạch cũng đang bị con người làm ô nhiễm, sử dụng không có kế hoạch như bơm xả nước quá mức cần dùng Trong thực tế, năng lượng tiêu thụ phổ biến trong các nhà trường thường là năng lượng không tái tạo như: Điện, nước, than, ga Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế

xã hội Vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà đó là vấn đề toàn cầu, không bỗng dưng chúng ta có “Giờ trái đất” đó là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi người cần có ý thức tiết kiệm điện trong mọi hoạt động Điện, nước rất quan trọng đối với đời sống con người Vì vậy việc thực hiện việc tiết kiệm năng lượng điện, nước đối với giáo viên và tiến hành giáo dục trẻ mầm non biết tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện, nước sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược đào tạo con người, tạo ra một lớp người

có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề thực hành tiết kiệm Thực hiện tiết kiệm điện, nước sẽ góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, cải thiện tình trạng lãng phí nguồn điện, nước như hiện nay

Điện, nước có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, với sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước Sử dụng điện, nước một cách tiết kiệm, hiệu quả góp phần làm giảm chi phí cho gia đình và cộng đồng Nó là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong cộng đồng

Trong những năm gần đây bậc học mầm non đã có rất nhiều cố gắng trong việc tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ Nguồn điện, nước cũng là một phần tất yếu rất quan trọng trong môi trường sống của trẻ

thơ Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Đưa các nội dung giáo dục nước, điện tiết kiệm, hiệu quả vào hệ

thống giáo dục quốc dân” [2] Bậc học mầm non đã đưa nội dung giáo dục sử

Trang 5

5

dụng điện, nước tiết kiệm lồng ghép vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ bao gồm các nội dung đó là: Trẻ hiểu biết về : Điện, nước; Tìm hiểu về vai trò và lợi ích của điện, nước Tạo cho trẻ có thái độ tích cực với việc sử dụng điện, nước một cách tiết kiệm Mỗi học sinh được giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm hiệu quả đồng nghĩa việc sử dụng điện, nước tiết kiệm đến được với mỗi gia đình Giáo dục mầm non là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước Nếu được giáo dục tốt sẽ là lực lượng hùng mạnh nhất trong hoạt động giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội

2.2 Thực trạng việc giáo dục sử dụng tiết kiệm điện, nước tại trường mầm non Cao Thịnh:

Năm học 2023 - 2024 tôi được nhà trường phân công chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi B khu trung tâm với số trẻ là 20 cháu Trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm cho trẻ, tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

2.2.1 Thuận lợi :

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ lớp về mọi mặt, trang bị

cơ bản đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi theo thông tư 01/2015 về danh mục đồ dùng

đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non

Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhất là bồi dưỡng giáo

dục về các kỹ năng sống của trẻ

Bản thân là giáo viên, tôi luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, có tinh thần

học tập, thường xuyên tìm tòi và vận dụng những thí nghiệm để dạy trẻ Chính

vì vậy tổ chức các hoạt động và thu hút trẻ tích cực hoạt động có phần thuận lợi Hàng năm được tham gia đầy đủ các chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức

Trẻ đi học đều, đa số trẻ ngoan, có nề nếp trong học tập, có nhiều cháu mạnh dạn, hứng thú khi tham gia các hoạt động, khả năng ghi nhớ tốt

2.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những mặt thuận lợi tôi cũng gặp không ít khó khăn khi tổ chức

các hoạt động giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm nước cụ thể đó là: Trẻ chưa có kiến thức, kỹ năng cũng như ý thức về việc sử dụng tiết kiệm điện, nước…

Đa số trẻ chưa có hiểu biết về lợi ích của điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày

Đa số giáo viên chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục trẻ sử dụng tiết

kiệm điện, nước cũng có lồng ghép nhưng mới chỉ là nhắc đến đại khái chứ chưa

thực sự đi vào chiều sâu, chưa mạng lại hiệu quả cao

Công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc cùng tham gia vào giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước còn chưa thực sự gắn kết

2.2.3 Kết quả thực trạng

Từ thuận lợi và khó khăn trên để đạt kết quả tốt và có cơ sở đánh giá hiệu quả các biện pháp Tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ tại thời điểm tháng 9/2023 với số lượng trẻ là 20 trẻ và thu được kết quả như sau:

Trang 6

6

Bảng 1: Kết quả khảo sát việc giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm,

hiệu quả khi chưa áp dụng các biện pháp:

Số trẻ khảo sát

Kết quả khảo sát đầu tháng 9/2023 Đạt Chưa đạt

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

1 Trẻ thích tham gia hoạt động tiết

kiệm điện, nước

20

2 Hiểu được lợi ích, tầm quan trọng

3

Biết tắt các thiết bị điện, nước khi

4

Trẻ biết các hành vi đúng, sai khi

5

Trẻ biết nhắc nhở những người

không có ý thức tiết kiệm điện,

nước

Qua bảng khảo sát ta thấy rằng tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu ở tất cả các nội dung còn ít Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra các biện pháp giáo dục sử dụng tiết kiệm điện, nước cho trẻ như sau:

2.3 Một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B khu trung tâm trường mầm non Cao Thịnh năm học 2023-2024

2.3.1 Biện pháp 1: Giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của điện và nước đối với đời sống của con người của động vật, thực vật:

Đối với trẻ 5 - 6 tuổi chưa biết được bản chất của điện và nước, làm thế nào để tiết kiệm điện, nước Những lời giảng của cô chỉ mang tính lý thuyết Từ

đó dẫn đến kết quả sử dụng tiết kiệm điện, nước chưa thực sự hiệu quả Thực tế trẻ luôn tò mò và thích khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ Trẻ luôn đặt những câu hỏi hóm hỉnh và hóc búa như: Tại sao lại thế? Sao không thế này

mà lại thế kia? Thích được khám phá là đặc trưng của trẻ lứa tuổi này Bên cạnh

đó cần nhắc nhở trẻ điện và nước rất quan trọng và cần thiết trong đời sống nhưng cũng là mối nguy hiểm khi tiếp xúc không an toàn Khi trẻ được tìm hiểu khám phá sẽ dưới sự giám sát, nhắc nhở của người lớn trẻ sẽ tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn Điều đó sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc giảng suông và học vẹt

Do đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và phát minh ra những thí nghiệm vừa đơn giản vừa gần gũi vừa an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả khi giáo dục trẻ sử dụng điện, nước tiết kiệm

Trang 7

7

Ví dụ 1: Để trẻ biết được tầm quan trọng của nước tôi tiến hành cho trẻ được làm thí nghiệm

- Trước khi tiến hành thí nghiệm tôi đã trò chuyện với trẻ về tác dụng của

nước đối với cây cối

+ Nước có tác dụng gì?

+ Theo con nước cần thiết đối với cây cối như thế nào (Có cần thiết với

cây cối không?)

+ Con đã tưới nước cho cây bao giờ chưa?

+ Nếu không được tưới nước cây cối sẽ ra sao?

+ Để biết được tác dụng của nguồn nước đối với sự sống, hôm nay cô cùng các con tiến hành làm thí nghiệm với nguồn nước

- Tiến hành chơi thử nghiệm với nước:

Chậu cây thứ nhất tưới nước sạch

Chậu cây thứ 2 tưới nước nhiễm muối.

Chậu cây thứ 3 không tưới nước

Quan sát 3 chậu cây trước khi làm thí nghiệm

- Ba ngày sau cho trẻ quan sát kết quả:

Cho trẻ nhận xét đặc điểm của 3 chậu cây

rau:

- Kết quả: Chậu cây thứ nhất còn tươi, chậu

cây thứ 2, 3 bị héo

+ Cho trẻ nhận xét: Theo con, tại sao có 3

chậu cây mà 2 chậu cây héo và chỉ có 1 chậu

cây tươi

Quan sát 3 chậu cây sau 3 ngày

+ Trẻ trả lời được: Vì chậu thứ nhất được tưới nước sạch

+ Cô hỏi tiếp: Chậu thứ 2 cũng được tưới nước sao cũng vẫn bị héo? (Trẻ

trả lời được là do nước có muối?), chậu thứ 3 héo do không tưới nước

+ Hỏi trẻ: Nước có quan trọng với cây xanh không? Vì sao?

+ Kết luận: Các loại cây muốn lớn lên cần được tưới nước sạch Nước bẩn, ô nhiễm cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây Vậy phải làm gì để giữ gìn và sử dụng tiết kiệm nguồn nước? ( Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ nguồn nước)

Trang 8

8

- Cô mở rộng cho trẻ biết được ngoài tác dụng của nước đối với đời sống con người, cây cối, động vật xung quanh nước còn tạo ra điện để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày

Ví dụ 2: Để trẻ biết được tầm quan trọng của điện tôi trò chuyện cùng trẻ

và có thể thực hành ngay tại lớp:

+ Điện dùng để làm gì (Để thắp sáng, để nấu cơm điện, để cắm tủ lạnh, điều hòa, tivi, để bơm nước vv ? Trong gia đình, trường học con những vật dụng gì dùng bằng điện? (Quạt điện, tivi, nồi cơm điện, máy bơm nước, tủ lạnh,

loa blutus )

+ Khi thời tiết nóng bức mà không bật quạt thì sẽ như thế nào? (Nóng,

ngột ngạt, đổ mồ hôi )

+ Nếu buổi tối mà không có điện chuyện gì sẽ xảy ra? (Tối mù mịt, không thấy đường đi, không thấy vật dụng gì cả, tối đen như người bị mù mắt )

+ Trong giờ học âm nhạc mà mất điện không bật được tivi, loa nhạc thì tiết học sẽ như thế nào? (Buồn, nhàm chán, không được nghe nhạc, hát với nhạc.)

Từ việc cho trẻ trải nghiệm trẻ lớp tôi biết được điện và nước rất cần thiết

và gần gũi trong cuộc sống, có lợi ích to lớn đối với đời sống con người Cuộc sống của con người không thể tồn tại nếu thiếu điện, nước và sử dụng phải đi đôi với tiết kiệm Từ đó việc giáo dục trẻ sử dụng điện, nước tiết kiệm có hiệu quả hơn

2.3.2 Biện pháp 2: Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước thông qua hoạt động học và hoạt động mọi lúc mọi nơi

Môn học nào tôi cũng có thể lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục sử dụng điện, nước tiết kiệm Nhưng điều quan trọng không phải tiết học nào cũng lồng ghép sẽ gây nên sự cứng nhắc, dập khuôn, máy móc Vì vậy cần linh hoạt lựa chọn thế nào, dẫn dắt làm sao cho nhẹ nhàng mà vẫn mang lại hiệu quả

* Lồng ghép tích hợp qua hoạt động khám phá khoa học:

Ví dụ 1: Đề tài: “Tìm hiểu về đồ dùng sử dụng điện trong gia đình” ở chủ đề gia đình:

Trong quá trình cho trẻ tìm hiểu về những đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình, tôi kết hợp hỏi trẻ:

Khi sử dụng các đồ dùng này các con phải lưu ý điều gì?

Ngoài việc sử dụng nồi cơm điện còn có cách nào khác nấu cơm mà không cần phải sử dụng điện? (Nấu cơm bằng củi, rơm, rạ, than Để không lãng phí điện ) Khi sử dụng tủ lạnh các con phải lưu ý điều gì? (Mở cửa vừa phải )

Phải làm gì để tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị liên quan đến điện?

Sử dụng quạt điện để tiết kiệm điện các con phải làm gì? (Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, tắt bóng điện khi ra khỏi phòng, tắt tivi khi không xem nữa, lấy đồ trong tủ lạnh xong phải đóng lại ngay, nếu có thể nấu cơm, nấu nước bằng củi đốt thì nên nấu củi cơm vừa ngon, vừa tiết kiệm điện )

Ngoài ra có thể tổ chức cho trẻ kể về việc sử dụng điện ở nhà và ở trường như: Các con hãy kể những vật dụng nào sử dụng điện ở nhà, ở trường của bé? Hay đặt ra câu hỏi chúng ta có thể sử dụng điện vào những việc gì hàng ngày?

Trang 9

9

Từ đó giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện vì điện rất cần cho con người Nếu sử dụng bừa bãi không có chừng mực sẽ dẫn đến nguồn điện bị cạn kiệt, khi đó sẽ dẫn đến thiếu điện, yếu điện Giáo viên phải luôn nhắc nhở trẻ về vấn đề chú

ý an toàn khi tắt các thiết bị điện hoặc tránh xa các thiết bị điện nguy hiểm

Ví dụ 2: Đề tài:“Tìm hiểu về các nguồn nước” ở chủ đề nước và một số hiện tượng tự nhiên:

Mục đích: Trẻ biết về các nguồn nước, lợi ích của nước đối với cuộc sống của con người và các loài động thực vật, hình thành hành vi sử dụng tiết kiệm nước Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước

Quá trình tìm hiểu về nước tôi:

+ Trò chuyện với trẻ về lợi ích của nước

+ Đặc điểm tính chất của nước

+ Nước có tác dụng gì đối với con người?

+ Làm thí nghiệm với nước

+ Điều gì xảy ra nếu không có nước?

+ Chơi trò chơi nhận biết những hành vi đúng - sai khi sử dụng nước

Cô có thể cho trẻ biết ở các nước có khí hậu khô hanh, không đủ nước để sinh hoạt vì thế mà mắc rất nhiều các loại bệnh như: Ghẻ lở (vì không có nước

để tắm sinh bệnh ) Hiện nay Việt Nam cũng đang có nguy cơ nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt nếu ngay bây giờ chúng ta không sử dụng một cách hợp lý Vậy các con phải làm gì để bảo vệ nguồn nước? (Không vứt rác thải, phóng uế bừa bãi xuống sông, suối, ao, hồ, giếng )

Phải tiết kiệm nước như thế nào? (Vặn vòi nước vừa phải, đủ dùng sau khi dùng phải khóa van nước tránh để nước chảy lãng phí)

Từ đó giáo dục trẻ biết tiết kiệm nguồn nước sạch để đảm bảo đủ nước trong tương lai Bên cạnh đó giáo viên cũng phải nhắc nhở trẻ về việc chú ý an toàn không đến gần sông suối, ao hồ khi không có người lớn đi cùng, tránh bị đuối nước

2.3.3 Biện pháp 3: Giáo dục sử dụng tiết kiệm điện, nước thông qua các trò chơi

Trò chơi không thể thiếu trong giáo dục mầm non Chúng ta sử dụng trò chơi để giáo dục trẻ học tốt các hoạt động như: Làm quen với toán, văn học, tạo hình, KPKH Việc sử dụng trò chơi để giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường có tác dụng rất lớn đối với quá trình giáo dục trẻ biết sử dụng điện, nước tiết kiệm hiệu quả Bởi lẽ chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Trẻ “ Học bằng chơi - chơi mà học” Thiết kế hoạt động dưới dạng trò chơi phù hợp sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn gấp bội lần Do đó, tôi đã giáo dục trẻ biết sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả thông qua trò chơi

* Thông qua trò chơi củng cố trong các hoạt động học:

Mục đích: Thay đổi không khí trong quá trình học tập nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục cho trẻ

Ví dụ 1: Giáo dục trẻ tiết kiệm nước ở chủ đề “gia đình”

+ Đề tài: “Một số đồ dùng trong gia đình”

Thiết kế trò chơi: “Chuyển nước”

Trang 10

10

Mục đích:

- Trẻ nhận biết được các đồ dùng trong gia đình

- Trẻ biết sử dụng nước tiết kiệm

- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi, thi đua

trong quá trình chơi

Sau quá trình tìm hiểu về các đồ dùng

trong gia đình cô cho trẻ chơi trò chơi

“Chuyển nước”

Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội mỗi đội

6 bạn xếp hàng ngang, khi có hiệu lện

„Chuyển nước‟, bạn đầu hàng chuyển nước Trò chơi: Chuyển nước

lần lượt cho bạn bên cạnh Đi đến đích đổ nước vào một chiếc bình khác của đội mình Sao cho đội nào chuyển được nhiều nước sang bình bên kia và không bị rơi vãi nước là đội đó thắng Thông qua đó giáo dục trẻ khi lấy nước lấy vừa không lấy quá đầy sẽ tràn nước khi vận chuyển

* Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề:

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hình thức độc đáo của trẻ mẫu giáo,

là hoạt động chủ đạo chiếm vị trí trung tâm ở lứa tuổi này Chơi đối với trẻ thường gợi ra nhiều hứng thú và say mê, vì trò chơi tác động mạnh vào trẻ Do vậy trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh lĩnh hội được những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, của người lớn một cách tự nhiên

Vì vậy mà tôi không thể quên việc lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng nước, điện tiết kiệm khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề thông qua góc chơi

Ví dục: Giáo dục trẻ tiết kiệm điện ở chủ đề: Trường mầm non: Góc xây

dựng:

Tôi gợi ý cho trẻ xây dựng mô hình trường mầm non Tôi cho trẻ thảo luận để thiết kế mô hình trường mầm non, lớp học có nhiều cửa sổ, sân chơi có nhiều cây xanh nhằm mục đích giáo dục trẻ tiết kiệm điện và xây dựng môi trường trong lành

Khi cho các nhóm đến tham quan mô hình, các cô chú công nhân giới thiệu về mô hình mình thiết kế.Tôi có thể tiến hành hỏi trẻ: Vì sao các lớp học lại có nhiều cửa sổ thế? Sân trường có nhiều cây xanh thế? ( Trẻ biết nhiều cửa

sổ để tận dụng ánh sáng từ thiên nhiên) Nhiều cây xanh để tạo bóng mát, làm cho không khí luôn trong lành mát mẻ, tiết kiệm điện làm mát …

Ví dụ: Ở chủ đề: “Gia đình”: Góc phân vai: Tôi cho trẻ chơi đóng vai

“ Gia đình” Trong khi chơi, bố mẹ dặn con “Khi rót nước uống con phải

rót từ từ, rót đủ để uống, không để vãi ra ngoài, không để thừa nước sẽ rất lãng phí” hoặc “khi đang sử dụng quạt, ti vi nếu ra khỏi phòng con phải tắt quạt và ti

vi trước để không làm tốn điện” Bố mẹ cũng phải luôn gương mẫu trong việc

sử dụng tiết kiệm nguồn điện, nước, giáo dục con cái biết tắt điện, tắt quạt, tắt bớt bóng khi ra khỏi phòng hoặc không sử dụng nữa Khi xem ti vi xong biết tắt trực tiếp qua công tắc điện, không dùng điều khiển để tắt ti vi Nhắc nhở con cái không được sờ vào các thiết bị điện khi chân tay ướt, đi chân đất

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng tiết kiệm điện Khác
[4]. Trích lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh Khác
5. Giáo dục trẻ mẫu giáo sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả. NXB GD Việt nam Khác
6. Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050 của thủ trướng chính phủ Khác
7. Giáo dục sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình (Tài liệu dành cho cha mẹ trẻ) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w