1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT

18 225 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 869,92 KB

Nội dung

Hiện tượng học sinh đánh nhau, đánh hội đồng vì một lý do nào đó không can ngăn mà còn quay clip tung lên mạng với sự hả hê thích thú, cho đến việc lôi kéo người thân bạn bè đánh đối phư

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

-ooO

oo -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm

1

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu……… Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài……… 2

1.2 Mục đích nghiên cứu ……… 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 3

1.5 Thời gian thực hiện……… 3

1.6 Những điểm mới của SKKN……… 3

2 Nội dung ……… 4

2.1 Cơ sở lí luận ……… 4

2.2 Thực trạng ……… 5

2.3 Các biện pháp ……… 6 - 16 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 17 3 Kết luận……… `17

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đã và đang xảy ra trên phạm vi rộng với nhiều lứa tuổi, đối tượng hoàn cảnh khác nhau: từ nông thôn tới thành thị, từ mầm non tới THPT, từ những đứa con trong gia đình khó khăn đến gia đình giàu có đều

có thể mắc phải Hiện tượng học sinh đánh nhau, đánh hội đồng vì một lý do nào

đó không can ngăn mà còn quay clip tung lên mạng với sự hả hê thích thú, cho đến việc lôi kéo người thân bạn bè đánh đối phương hoặc như việc cô giáo tát học sinh vài chục cái, thầy giáo ấu dâm học sinh không còn là chuyện hiếm

Trước thực trạng này nghị quyết Trung Ương 8 khóa IX về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã ra đời Trong đó quan điểm chỉ đạo của đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giáo dục

Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả, ngành giáo dục không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn thay đổi quan niệm nhận thức hành vi trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện pháp kỷ luật tích cực

Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường giao nhiệm vụ chủ nhiệm một lớp học sinh liên tục trong hai năm từ lớp 11 đến lớp 12 nên việc giải quyết các tình huống trong và ngoài nhà trường liên quan đến các em là điều không hề dễ trong hoàn cảnh hiện nay, bên cạnh đó tài liệu để học tập, nghiên cứu, áp dụng cũng rất

ít, tìm hiểu trên mạng thì phần lớn là những clip phản cảm nhố nhăng, không có tính giáo dục mà chỉ gây tò mò ăn theo, lôi kéo một bộ phận không nhỏ trong giới học sinh từ những em ngoan đến những em chưa ngoan đi theo để áp dụng trên chính cơ thể của mình như: cắt tóc, cạo tóc, mặc quần áo giống một nhân vật mà mình gọi là thần tượng mặc dù thần tượng đó không có gì tốt đẹp về đạo đức, hình thức, thậm chí là vi phạm pháp luật mà gần đây nhất là nhân vật Khá Bảnh… Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn nêu sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT”

để giải quyết các tình huống trên lớp học,giúp các em có định hướng rõ ràng hơn trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân cũng như trong việc rèn luyện đạo đức, học tập để các em có hành trang đầy đủ hơn trong lứa tuổi học sinh sắp trưởng thành

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm phát huy tính kỷ luật, tự giác của học sinh trong giới hạn và những quy tắc phải tuân thủ để hoàn thiện bản thân

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp chủ nhiệm trong hai năm từ lớp 11 đến lớp 12

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của kỷ luật tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các phương tiên thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet

- Phương pháp quan sát:

Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh

- Phương pháp điều tra

Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh, bạn

bè, hàng xóm của học sinh

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường + Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn

+ Tham khảo những kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường

- Phương pháp thử nghiệm

Thử áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực ở lớp 12A2 năm học từ

2018 - 2019 trường THPT Đặng Thai Mai - Quảng Xương Thanh Hóa

1.5.Thời gian thực hiện:

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2018 đến 15 tháng 5 năm 2019

1.6 Những điểm mới của SKKN

- Thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục kỷ luật như: sũy nghĩ sâu sắc

về nghề dạy học, quan tâm chăm sóc bản thân, luôn tạo niềm vui cho bản thân, suy ngẫm về những điều mình đã trải qua tự đặt mình

- Thay đổi cách cư xử trong lớp học, quy tắc nhất quán, khuyến khích động viên, áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng, quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh, giám sát nội quy lớp học, xây dựng tập thể thân thiện, gắn bó

Trang 5

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trong thời kì hội nhập, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 Sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế xã hội, nhu cầu kết bạn, giao lưu, ảnh hưởng theo trào lưu văn hóa ngày càng đa dạng, phức tạp nhưng việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ cá nhân ngày càng khó khăn nên nảy sinh nhiều bất đồng về quan điểm, cách sống cũng như sự kết nối tập thể và giữa các tập thể không giống nhau nên các em học sinh nhất là lưa tuổi trung học phổ thông có xu thế tự khẳng định mình mà phá bỏ mọi không gian giới hạn cho phép để phát triển theo nhiều hướng khác nhau dẫn đến một số học sinh nếu không ngăn chặn kịp thời và đúng cách sẽ xảy ra mâu thuẫn đánh nhau vi phạm pháp luật và cao nhất là tự tử ở cả đối tượng học sinh ngoan học giỏi, con nhà gia giáo nề nếp, có điều kiện kinh tế

Xuất phát từ thực tế đó, bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về giáo dục kỷ luật tích cực trong khuôn khổ dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn II năm 2018, qua thực tế tôi đã có cơ sở nghiên cứu áp dụng một cách khoa học, linh hoạt nhất trong lớp chủ nhiệm suốt những năm học qua Trong giáo dục kỷ luật tích cực chúng ta phải thấy được sự cần thiết của các biện pháp đó là: hiểu được tâm, sinh lý của học sinh, việc phát triển thể chất, trí tuệ nhân cách thông qua các hoạt động giao tiếp, sự hình thành thế giới quan trong mỗi

cá nhân Thấy được nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể, xúc phạm tinh thần của học sinh từ đó đặt ra yêu cầu đối với giáo viên trong việc thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực

Vậy giáo dục kỷ luật tích cực là gì? Là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác, tinh thần của các học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh

Giáo dục kỷ luật tích cực: là các biện pháp kỹ thuật không mang tính bạo lực, tôn trọng học sinh, cung cấp cho học sinh những thông tin biết để không vi phạm, chấp hành ý thức tự giác, giúp các em có sự tự tin khi đến trường học tập và rèn luyện Giáo dục kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục giúp học sinh tiến bộ hơn trên cơ sở học sinh tự tìm, tự nhận ra và tự sữa chữa những khuyết điểm của mình

Trang 6

Ý nghĩa của giáo dục kỉ luật tích cực: Học sinh phát huy được tính tính cực, phát triển ưu điểm của mỗi cá nhân, giáo dục học sinh bằng tình thương, ý thức trách nhiệm và sự công bằng

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng

Vào đầu năm học 2018 – 2019, tôi tiếp tục được phân công chủ nhiệm lớp 12A2

- trường THPT Đặng Thai Mai – Quảng Xương – Thanh Hóa Đây là lớp học mà năm trước (2017- 2018) tôi cũng đã được nhà trường phân công chủ nhiệm, bên cạnh những thuận lợi tôi cũng gặp những khó khăn

2.2.1 Thuận lợi

Bản thân tôi đã có nhiều năm công tác trong nghành và cũng có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp Vì vậy tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp Có long yêu nghề, mến học sinh và luôn học hỏi những đồng nghiệp để đưa các mặt chất lượng của lớp lên cao và quan trọng nhất là kết nói để tạo nên một tập thể đoàn kết, chia sẻ,giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau

- Bản thân tôi đã chủ nhiệm năm lớp 11 nên năm học này giữa giáo viên và học sinh đã phần nào hiểu nhau

- Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức

- Học sinh trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp

- Giữa Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục

2.2.2 Khó khăn

- Trường Đặng Thai Mai khi mới thành lập là một trường bán công và sau khi trở thành trường công lập cho đến nay đã có nhiều thành tích đáng kể trong công tác dạy - học nhưng trong tiềm thức của một số phụ huynh, học sinh vẫn là trường chưa phải là lựa chọn của đại bộ phận học sinh khá, giỏi trên địa bàn toàn huyện

Trong lớp học đa số là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (như Mai Ngọc Đạt, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Khắc Trí), một số có bố, mẹ

đi làm ăn xa nhiều năm không về mà gửi con cho người thân chăm nom (em Nguyễn Hữu Dân, em Nguyễn Khắc Trí), không có bố, mẹ lập gia đình mới,

ở với bà ngoại từ bé đến giờ em Lê Nhật Hạ), em bị khuyết tật về mắt( Lê Trung Kiên), bố mẹ ly hôn ở với bố trong hoàn cảnh nghèo túng(em Nguyễn Văn Dũng)

- Có nhiều học sinh sống ở địa bàn xa trường tới 13km (em Nguyễn Văn Dũng), 14 km (em Phạm Văn Trung)

Trang 7

- Vào đầu năm lớp 11 đã có nhiều cuộc gây gỗ đánh nhau trong lớp do chưa quen chưa hiểu tính nết của nhau, cái tôi cá nhân quá cao (em Lê Đình Chiến, Lê Văn Trường) tinh thần tập thể yếu, thụ động ( em Mai Ngọc Đạt, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Khắc Trí, Nguyễn Văn Sỹ, Lê Thị Nhung, Phạm Thị Ngọc), công việc tập thể chưa hoàn thành đúng kế hoạch,

thường xuyên vi phạm (em Lê Tú Hoàng) …

- Tuy phụ huynh có quan tâm đến con em mình về việc học tập, nền nếp song vì bận đồng ruộng … nên nhiều gia đình không có thời gian kèm cặp con em mình tốt

2.3.Biện pháp thực hiện

2.3.1 Thay đổi cách cư xử trong lớp

2.3.1.1 Cơ sở:

Thay đổi cách cư xử trong lớp học phải dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc học sinh có hành vi, thái

độ cư xử đúng đắn

2.3.1.2 Cách tiến hành:

Xây dựng những quy tắc, rõ ràng và nhất quán:

- Mục đích:

+ Đảm bảo tính công bằng và bình đẳng giữa các học sinh với nhau, đảm bảo đúng luật đã thống nhất từ đó chủ động thực hiện có ý thức đảm bảo giảm căng thẳng , tập trung và dễ theo dõi

- Lưu ý:

+ Không đề ra quá nhiều quy tắc vì nếu quá nhiều sẽ giảm tập trung,

gò bó, rối, chọn các quy tắc quan trọng

+ Quy tắc cần cân bằng giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân

+ Đề cập đến những giá trị cơ bản: an toàn, tôn trọng, lẫn nhau, lòng nhân ái và trung thực

- Ví dụ: Họp lớp thống nhất nội quy chi Đoàn

+ Cả lớp cùng hát bài: nối vòng tay lớn

+ Chọn thư kí: bạn Phạm Thị Hương ( chuyên trách giữ sổ đầu bài) + Chủ tọa: lớp trưởng

+Các phát biểu và đóng góp ý kiến sau đó thống nhất nội quy chung:

* Xếp hạnh kiểm theo tổng điểm thi đua được xây dựng theo 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu

Trang 8

* Phân chia tổ, cử tổ trưởng theo dõi, ghi chép rõ rang cuối tuần báo cáo kết quả và thống nhất điều chỉnh hợp lí những điều chưa phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh xảy ra

+ Đi học chậm, sai đồng phục, vắng học có phép trừ :2 điểm

+ Nghỉ học không lí do, mặc sai đồng phục, không học bài cũ, làm trực nhật muộn, không làm đủ bài tập về nhà trừ 5 điểm

+ Nếu vi phạm 2 lần trở lên phải viết bản kiểm điểm và cam kết có ý kiến của gia đình

+ Đánh bạn, gây gổ làm mất đoàn kết, ăn trộm tiền mặt, đồ đạc trừ 20 điểm

+ Làm việc tốt như nhặt được của rơi trả lại người mất được cộng 20 điểm

+ Giúp đỡ bạn khi gặp hoàn cảnh khó khăn: 20 điểm

+ Vô lễ với thầy cô giáo, xúc phạm nhân phẩm của người giáo viên: họp xét

kỉ luật trên lớp và đưa ra hội đồng kỉ luật của nhà trường

+ Tham gia tích cực các phong trào thể dục, thể thao, văn nghê, văn hóa của lớp, trường và đoàn trường tổ chức: 10 điểm

+ Mỗi tổ có một sổ theo dõi riêng và tổng hợp xếp loại vào tiết sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng và cuối kỳ

*Xếp loại hạnh kiểm hàng tháng theo căn cứ điểm theo dõi:

Điểm Dưới 5 điểm Từ 5 – 10 điểm Trên 10 điểm( có xem

xét)

Trên 20 điểm

Khuyến khích, động viên tích cực

- Mục đích: côngnhận về những gì mà bạn nào đó đã làm được, tạo

động lực cho việc tiếp tục những hành vi tương tự từ đó giảm việc phải dùng đến những hình thức kỉ luật hình phạt để ngăn chặn những hành vi tiêu cực

- Lưu ý:

+ Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: một nụ cười, một lời khen, động viên trước lớp, tặng phiếu khen, thư khen gửi về gia đình, cá nhân hoặc huy động mạnh thường quân là một phụ huynh trong lớp để khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc, nổi bật

+ Khen ngợi đối với học sinh cá biệt là đặc biệt quan trọng dù là một việc làm nhỏ nhưng tạo ra giá trị lớn

Trang 9

- Ví dụ: Khen thưởng học sinh tiêu biểu của tuần:

+ Em Nguyễn Khắc Trí ở xã Quảng Khê thường xuyên đi muộn do bố,

mẹ đi làm ăn xa chỉ có hai anh em tự bao ban nhausau đó lớp họp lại và thống nhất đề xuất là cử một bạn gần nhà, có thói quen dậy sớm, rất nhanh nhẹn là

em Nguyễn Thị Duyên đến rủ bạn đi cùng giúp Trí đỡ tủi thân và khắc phục được thói quen đi học muộn

+ Cuối tuần sinh hoạt lớp tuyên dương bạn Duyên vì tinh thần đồng đội

và bạn Trí hết đi học muộn bằng một tràng pháo tay thật to của các bạn trong cho đôi bạn cùng tiến

Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán

- Mục đích: Cho học sinh thấy được ảnh hưởng không tốt khi không

tuân thủ nội quy lớp học

- Lưu ý:

+ Các hình phạt nhằm mục đích dạy các em biết cách cư xử chứ không nhằm đưa ra lời nhận xét về các em

+ Tuyệt đối không đưa ra hình phạt mang tính bạo lực

+ Cần công bằng, khoan dung, tránh căng thẳng, đối đầu

+ Cần tìm hiểu nguyên nhân và phải xem xét bối cảnh, không phạt học sinh vì những điều chưa quy định

- Ví dụ:Xin lỗi những người bị xúc phạm sau khi được giáo viên gặp gỡ riêng sau giờ học để giải thích về nguyên nhân sai phạm và biện pháp sữa chữa

+ Khi em Lê Văn Trường và Lê Đình Chiến có đánh nhau vì Trường báo cáo cô giáo về việc Chiến đi chậm thì bạn ấy cho là mách lẻo sau đó lời qua tiếng lại đến mức cả hai bạn đều không đủ kiên nhẫn và xông vào đánh nhau mặc dù các bạn đã can ngăn

+Cả lớp chứng kiến và sau khi nghe lớp trưởng báo cáo tình hình, tôi phải phân xử ngay lập tức trên lớp sau giờ học, hai em vẫn không xin lỗi nhau, tôi tiếp tục phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người và tâm lí lứa tuổi học đường Cuối cùng cả hai bạn đã bắt tay xin lỗi giảng hòa

+ Vì phạm lỗi đánh nhau nên cả hai đều tự nhận hạnh kiểm yếu của tháng đồng thời vui vẻ nhận phạt trực nhật một tuần

Trang 10

+ Từ đó đến nay, trong lớp có công việc là cả hai bạn đều tham gia rất tích cực, chủ động đề xuất các giải pháp xử lý trong lớp khi có vướng mắc và nhận được sự ủng hộ của đại đa số các bạn, trong giờ ra chơi, các em vui vẻ, hòa động chọc cười nhau thoải mái

Ảnh: Vui đùa sau giờ học của các bạn: Chiến, Trường, Dương, Sỹ

2.3.2 Quan tâm đến hoàn cảnh và những khó khăn của học sinh

2.3.2.1.Cơ sở:

Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lý để giáo viên hiểu và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp từ đó giúp học sinh cân bằng, vui vẻ, hòa nhập với các thành viên trong lớp để tạo động lực học tập, long tự tin về bản thân, kĩ năng xã họi của học sinh và đặc biệt là có cảm xúc khi được quan tâm

2.3.2.2.Cách tiến hành:

* Tìm hiểu những khác biệt trong môi trường gia đình, những trải nghiệm tiêu cực mà học sinh có thể đã phải chịu đựng

* Tìm hiểu những khác biệt về thể chất, năng khiếu, sở thích

* Lưu ý: Nên lắng nghe tích cực biểu lộ sự thông cảm thông qua nét măt, cử chỉ, tránh quan liêu hồ đồ khi chưa tìm hiểu kĩ mà nhanh chóng đưa ra lời chỉ trích Có thể chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía nhà trường

* Ví dụ: Tronglớp có những em học sinh đặc biệt là em Mai Ngọc Đạt, Lê Trung Kiên, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Khắc Trí

Ngày đăng: 21/10/2019, 19:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w